Tham dư Đại hội Cư u Thiê u Sinh Quân Tại PháP năm 1997 và Đê vinh danh AET. Anh Tư Ky Nhật ky cu a CTSQ Chu Văn Ha i Ban Biên Tập Đă c San NTD biên s

Tài liệu tương tự
... anh đã nă m yên trong lòng đất nơi quê hương thứ hai của anh, nghĩa trang Arlington, trong vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn Hoa Kỳ... CTSQ Nguyễn Hữu Vịn

T rước năm 1975 một bài Du Ca của Nguyễn đức Quang có mấy câu: Khi chúng ta quay lưng im hơi, khi chúng ta không buông thành lơ i. Loài dân mình bị dẫ

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì


Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Phần 1

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

bendoiquanhiu_2019JUL20_sat

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Chuyện trò với Đạo diễn Đỗ Tiến Đức Trùng Dương Điện Ảnh Miền Nam trước 1975 & việc thực hiện phim Yêu dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu T

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Document

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Oai đức câu niệm Phật

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

BẢN TIN MỤC VỤ y, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm St. Vincent Liem s Parish 241

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Người con dâu của nước Mỹ Người Con Dâu Của Nước Mỹ Lưu Hồng Phúc *** Tác giả, theo bài viết, là quả phụ của một sĩ quan VNCH. Bài viết về nước Mỹ đầu

Document

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Tướng Ngô Quang Trưởng

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Hai muoi nam mi?n Nam 1955

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

thacmacveTL_2019MAY06_mon

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

No tile

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Phần 1

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Vung Tau ngay thang cu

1 HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG Huyền Lam Đã đăng trên Thư Viện Hoa Sen Cội tùng cheo leo bên vực thẳm trong vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ - Ảnh: H.L Si

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

CHƯƠNG 1

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

TRANG 102 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Tháng Tư Nhớ Bạn T (Đặc biệt tặng các bạn Khóa 18 Thủ Đức) rước những ngày Tháng Tư buồn, tôi lại nhận thêm một tin buồn:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

VINCENT VAN GOGH

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Bao giờ em trở lại

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nghĩ về người thân

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PICNIC HÈ 2014 TÂY NINH ĐỒNG HƯƠNG HỘI BẮC CALIFORNIA Bài viết: Lê Bình - Duy Văn :ảnh layout Có lẽ đây là là hội đồng hương non trẻ nhất của cộng đồn

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Truyện ngắn QUẢ PHỤ HOÀNG SA Kính tặng tất cả Quả Phụ Hoàng Sa ĐIỆP MỸ LINH Vừa đẩy cửa bước vào, Bằng hơi khựng lại, vì tiếng đàn và giọ

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

Bà Duras thời còn trẻ. Hậu Người Tình" L'Amant Nhiều người đã đọc tiểu thuyết Người tình (L Amant, tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nữ văn sĩ người

SỐ 3 Bản tin ĐA NĂNG THÁNG 9 NĂM 2012 GIA ĐÌNH HỌC VIỆN CSQG VÙNG TÂY BẮC THÔNG TIN - SINH HOẠT - TƯƠNG TRỢ - VĂN HÓA - KHOA HỌC Lễ Khánh Thành Kỳ Đài

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Cúc cu

VuLan 2011 ChuyệnVãng Sanh Cực Lạc Viễn Lưu

Viết thư gửi một người bạn ở xa

Bản ghi:

Tham dư Đại hội Cư u Thiê u Sinh Quân Tại PháP năm 1997 và Đê vinh danh AET. Anh Tư Ky Nhật ky cu a CTSQ Chu Văn Ha i Ban Biên Tập Đă c San NTD biên soạn Vào những ngày đầu của tháng 7 năm 2013 Tổng hội cựu TSQ/ VNCH Hải Ngoại đã phải ngậm ngùi chia tay với nỗi đau mất mát của một vài CTSQ lớn tuổi. Sinh Lão Bệnh Tử là lẽ vô thường của tạo hoá, nhưng bất cứ sự chia ly nào cũng để lại nỗi u buồn và thương xót trong lòng người. Trong bài thơ Khóc thương tôi viết cho sự mất mát của người thân trong gia đình, có hai câu thơ mà tôi đã cảm nhận về thân phận con người một cách trung thực nhất: Thân phận trăm năm chỉ là hạt bụi Cơn gió thoảng hạt bụi cũng bay đi. Đó cũng chỉ là một thoáng đau buồn trong đời sống hiện tại. Bài viết này tôi muốn nói đến một con người, đó là CTSQ Trần Văn Ký, tức anh Tư Ký, tên Pháp là MONLUC ROBERT Trước khi đi vào bài viết tôi xin nói rõ hơn. Ban biên tập đã nhận được bài viết của CTSQ Chu Văn Hải, anh gửi qua bưu điện cho chúng tôi một bài viết gồm 20 trang đánh máy, đây là một bài viết rất dài, anh viết nhiều về chuyến đi thăm viếng Paris. Kèm theo bài viết là một lá thư viết tay với lời nhắn của anh Anh Tư Ky mới qua đơ i bên Pháp! Để vinh danh anh, tôi xin gửi chú bài viết: Đại hội CTSQ Pháp 1997. Xin chú viết lơ i tòa soạn để giới thiệu. Tôi đọc hết 20 trang đánh máy, bài viết như một trang nhật ký ghi dấu từng ngày, với đầy ấp những niềm vui và sự kích thích (Exciting) vì đó là một giấc mơ, đã trở thành hiện thực, khi anh chị Chu văn Hải đặt chân đến Paris. Xuaân Giaùp Ngoï 2014 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG 147

Đọc lại bài viết này thêm lần nữa và tôi đã nhận ra, ở bên trong bài viết có ẩn chứa một tư liệu mang tính cách lịch sử cận đại, một tài liệu sẽ được lưu giữ lại, cho những ai muốn tìm hiểu thêm về lịch sử và những con người CTSQ/VNCH. Từ suy nghĩ này tôi đã đọc và viết lại cho súc tích hơn, tôi cố gắng giữ lại nguyên văn của tác giả, nhưng cũng để phù hợp với lời văn ngắn gọn, do đó tôi phải dựa trên bài viết của anh Hải mà viết lại. Rất mong sự thông cảm của CTSQ Chu văn Hải, xin anh hãy bỏ qua cho ban biên tập chúng tôi nếu có gì sai sót. Vài nét về anh Tư Ký: Anh Tư Ký tên thật là Trần Văn Ký sinh năm 1930, nhập học trường TSQ Đông Dương năm 1944, ra trường năm 1948. Anh có biệt danh Tư Ký do sự xắp xếp của anh Là (Trung Tướng Nguyễn văn Là) theo tứ tự như sau: Chỉ huy phó Trường thiếu sinh quân lúc bấy giờ (thời Pháp) là trung úy Nguyễn văn Là, tức anh Hai Là. Năm 1937 người kế tiếp về trường làm huấn luyện viên quân sự sau anh Hai Là, là Thượng sĩ Lê văn Của (CTSQ) và được anh Hai gọi là anh Ba Của. (AET. Lê văn Của xuất thân từ trường E ET I - TSQ/Đông Dương). Người tiếp theo về trường là trung sĩ Trần văn Ký, tức tư Ký. Người thứ năm là trung sĩ Lý tòng Bá, được gọi là anh Năm (Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá), và người sau cùng là nhạc sĩ Đại Tá Nguyễn văn Đông, hay còn gọi là anh Sáu. Đó là thứ bậc mà anh Hai Là thường dùng để gọi các CTSQ huấn luyện viên tại trường TSQ/Đông Dương. Về sau này, anh Tư Ký được đề cử sang Pháp, theo học trường Võ Bị SAINT CYR quân trường đào tạo sĩ quan cho quân đội Pháp. Đây cũng là một trường võ bị nổi tiếng nhất Châu Âu. Chính vì anh Tư Ký xuất thân từ trường võ bị Saint Cyr, nên anh đã trở thành một sĩ quan trong quân đội Pháp, không trực thuộc QLVNCH. Sau này khi anh mất, trên quan tài của anh đã phủ lá cờ Pháp. Anh Tư Ký về hưu năm 67 tuổi (thời điểm năm 1997) nhưng vẫn sinh hoạt cho cộng đồng, anh đang giữ vai trò thủ quỹ (Trésorier Général), cho hội CTSQ Pháp (Association des AET), hội trưởng là một vị Đại tướng 4 sao người Pháp. Anh chị Tư Ký sống trong một căn chung cư rất khang trang, trên tầng lầu thứ 10 của một tòa nhà trong một khu phố yên tĩng tại Paris, đây là căn chung cư do anh chị mua để ở. Chị Tư Ký là một người phụ nữ Việt Nam, dáng người nhỏ nhắn, rất vui tính và trẻ 148 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG Cô quan ngoân luaän cuûa THCTSQ Vieät Nam Haûi Ngoaïi

trung, mặc dù chị đã 64 tuổi (theo thời điểm 1997). Chị có một tâm hồn rất Việt Nam, chị luôn nhớ vế quê hương, có một lần trong bữa tiệc vui, nhắc lại hình ảnh Ông Đồ Già, chị Tư Ký đã ngẫu hứng đọc thuộc lòng bài thơ Ông Đồ Già của Nguyễn Đình Liên. Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bầy mư c tầu giấy đỏ Bên phố đông ngươ i qua. Chị đọc thuộc lòng cả một bài thơ dài, với một cảm xúc mãnh liệt, như chị đang hồi tưởng lại ngày xưa còn bé, sống ở một vùng làng quê Việt Nam. Người con trai lớn của anh chị 37 tuổi (thời điểm 1997), là trung tá trong binh chủng Hải Quân Pháp. Trước đây anh Tư Ký ít được CTSQ/VNCH biết đến, cho đến năm 1996 sau khi anh Tư Ký đi thăm nước Mỹ, và đến thăm một số bạn bè cùng lớp, cùng trường tại Vũng tầu. Anh đã quyết định đứng ra tổ chức Đại Hội CTSQ tại Pháp năm 1997. Từ đó tên tuổi của anh Tư Ký (Munluc Robert) được toàn thể CTSQ và gia đình trên toàn thế giới biết đến, với lòng kính mến, cảm phục và biết ơn. Đây chỉ là một vài nét để tưởng nhớ về CTSQ Trần văn Ký, anh đã trở về cát bụi, nhưng với chân tình đầy ắp những kỷ niệm mà anh để lại, đã tràn ngập trong lòng anh em AET. Xin gửi đến anh niềm thương tiếc khôn nguôi. Cùng lời chào vĩnh biệt anh Tư Ký. Anh Tư KÝ (Monluc Robert) TỨC TRầN văn KÝ TỪ gia co i TRầN ta i Paris. NGÀY 16 Juillet 2013. Tiếp theo nhật ký của AET Chu văn Hải: Ngày 2 tháng 9 năm 1997. Đặt chân lên đất Paris, kinh đô của ánh sáng, là niềm mơ ước đã ấp ủ trong tôi từ lâu, nay nó đã trở thành sự thật. Hai vợ chồng tôi nhanh chóng ra khỏi khu lấy hành lý, rất chật chội và mất trật tự, tôi đi đến khu vực đón người thân, tôi cố ý đi thật chậm và ngực áo tôi có đeo huy hiệu AET, để xem ai có nhận ra tôi không, không thấy ai tôi hơi lo tâm lý người đến xứ lạ tôi đi lần thứ hai cũng không thấy ai, tôi nghĩ cứ đứng vào chỗ đông mà chờ, đứng chưa được 1 phút, quay lại phía sau, tôi chợt nhìn thấy một ông gìa, dáng người Xuaân Giaùp Ngoï 2014 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG 149

Anh Tư Ky người đeo kính trắng (Pháp 1997) tại sân bay Roissy Chards d gaulle, đi đón Aet Pham văn hóa quắc thước, mắt tôi chợt nhìn thấy trên ngực áo của ông cũng đeo phù hiệu AET. Tôi mừng và đoán ngay là anh Tư Ký, tôi vội chào và xưng danh, mắt ông cũng đưa nhanh và nhận ra trên ngực áo của tôi cũng đeo phù hiệu AET. Thế là anh em nhận ra nhau, chỉ trong một thoáng chốc ngỡ ngàng lúc ban đầu, sau đó trở nên thân thiện, mặc dù trước đây anh và tôi chưa hề biết nhau, chiếc huy hiệu AET thật là linh thiêng cao quý thay! Gặp gỡ những người bạn đến tham dự đại hội CTSQ tại Pháp 1997: Người đầu tiên đến thăm vợ chồng tôi tại nhà anh Tư Ký là: Anh chị Đoàn Văn Linh, AET Cap (Vũng Tầu) anh ra trường năm 1956. Anh Linh thông thạo 3 thứ tiếng. Pháp Anh - Đức. Khi còn ở VN anh là phóng viên truyền thanh, truyền hình và báo chí Đức (Germany). Anh sang Pháp năm 1975, anh là người đầu tiên đấu tranh một cách quyết liệt với toà Đại Sứ Việt Cộng tại Pháp, phải cho vợ con anh qua Pháp, nếu không anh sẽ cương quyết tự thiêu có chứng kiến của báo chí truyền thanh và truyền hình quốc tế. Cuối cùng phần thắng thuộc về anh, vợ con anh được nhà nuớc Cộng Sản VN đưa lên máy bay một cách đàng hoàng để qua Pháp giao lại cho anh. (Đây là một trường hợp hy hữu, có một không hai) Tiếp theo là AET. Trần Đức Lai, xuất thân từ Móng Cái, năm 1947 anh Lai cùng với anh Lý Ngọc Dưỡng, là hai CTSQ xuất sắc được gửi lên Hà Nội, theo học tại trường Albert Sarreaux. Sau này ra đời anh Lý Ngọc Dưỡng là bác sĩ, anh Trần Đức Lai là thẩm phán 150 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG Cô quan ngoân luaän cuûa THCTSQ Vieät Nam Haûi Ngoaïi

tòa án. Anh Lai và tôi (Chu văn Hải) quen biết nhau vì chúng tôi, cùng là người quê hương Móng Cái. Ngày 3 tháng 9 năm 1997. Khoảng 8 giờ sáng, anh Tư Ký mở của đón khách đến thăm. AET. Đoàn Hữu Thản là người đưa anh em CTSQ từ Mỹ đến thăm, gồm có các anh: Anh chị Phạm Văn Nhàn (CTSQ/Bắc CA) Anh Trần hữu Bân (CTSQ/Bắc CA) Anh Nguyễn danh Lộc Anh Trần văn Bảo Anh Võ văn Ba (Paris) Anh Nguyễn văn Tý (Paris). Ngày 5 tháng 9 năm 1997. Đêm Dạ Hội Tổ chức tại nhà AET Đoàn hữu Thản, một căn nhà khang trang lịch lãm ở vùng ngoại ô Paris. Trong buổi tiệc với hương vị của chất rượu vang Pháp đã làm tăng thêm tình cảm nồng thắm của anh AET. Anh Trần Đức Lai đã ngẫu hứng, đứng lên biểu diễn múa hai bài Thái Cực Quyền rất đẹp mắt, anh Lai cho biết đã học Thái cực quyền từ một AET Trần Văn Bèo trong thời gian bị tù tại trại Suối Máu biên Hòa, anh còn cho biết thêm sau này anh đã sang tận Trung Hoa để học thêm Thái Cực Quyền tại nơi gốc. Ngày 6 tháng 9 năm 1997. Đại Hội CTSQ/Autun. Từ Paris đến Autum là khoảng cách 315 kilomet. Chiếc xe chở anh em đã rẽ vào Autun, và dừng lại trước cổng trường. Anh em Trung Tướng Trần Văn Trung đang phát biểu, ngồi bên trái là Đại tướng Blesbois Xuaân Giaùp Ngoï 2014 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG 151

Cô ng trường TSQ/Autun/Pháp Đại hội CTSQ 1997 chạy đến cổng trường để chụp hình, lưu giữ lại những kỷ niệm. Bên trong một số quan khách người Pháp đứng sẵn đón tiếp. Anh Tư mời phái đoàn vào trong, tại đây một số quan khách từ các tỉnh và bên Đức đã có mặt. Chúng tôi đã gặp lại một số CTSQ. Trong số này có AET Đinh văn Chi, đi Pháp năm 1955 có vợ đầm. AET Trần văn Qủa (Mỹ) và con gái là cháu Hồng Vân (sinh sống tại Pháp) Thành phần tham dự của Pháp gồm có: AET Đại Tướng 4 sao Bleshois, Tổng hội trưởng CTSQ/Pháp AET Đại Tướng 4 sao Dessendre chủ tịch danh dự (hồi hưu) Đại Tá Sommerer Chỉ Huy trưởng trường TSQ Autumn AET Ory Chirstian. Ông là Cựu Huấn luyện viên trường TSQ/ Đông Dương Đại tá Lergenmuler, là con trai của Đại tá Lergenmuler cựu Chỉ Huy trưởng TSQ/Đông Dương (Trong chuyến đi này chúng tôi có đến nghĩa trang, và đặt vòng hoa trước mộ phần của ông). Tổng số quan khách tham dự khoảng 60 người (tôi chỉ nêu tên một số nhân vật có liên quan ít nhiều đến TSQ/VNCH). Lịch sử Trường TSQ Sau này tôi được nói chuyện qua phone với niên trưởng AET Chu Văn Hải, cũng như niên trưởng AET Trần Hữu Bân, các anh đã cho tôi biết thêm một vài thông tin cần thiết cho tư liệu, và tôi cũng tự tìm hiểu thêm trên hệ thống (Google Search) vì vậy trong phần 152 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG Cô quan ngoân luaän cuûa THCTSQ Vieät Nam Haûi Ngoaïi

Năm 1997 Chụp hình lưu niệm: Anh Đoàn văn Linh đư ng giữa (anh Linh mới qua đời tại Paris Pháp) Bên Phải là vơ chồng anh Phạm văn Nhàn người ngồi cạnh là chị Quả. Bên trái là vơ chồng anh Chu văn hải này tôi đã viết thêm vào một số chi tiết, cho đầy đủ hơn về những trường TSQ mà người Pháp đã thành lập tại VN, bao gồm nhiều địa điểm khác nhau. Trước khi viết về trường TSQ/VN. Tôi xin trình bày một cách vắn tắt về sự hình thành của trường TSQ Pháp: Theo lệnh của Hoàng Đế Napoleon Bonaparte. Ngày 1 tháng 5 năm 1802, Napoleon ra lệnh lấy tên trường Ecole Royale Militarie (Trường quân sự Hoàng Gia) toạ lạc tại Fontainebleau, đổi tên thành trường: Ecole Speciale Imperiale (tiền thân của trường TSQ Pháp). Năm 1808 trường này đã rời về trường Saint Cyr École. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Sau thế chiến thứ 2. Năm 1944 trường TSQ Pháp, được hợp nhất thành lập lại (reunite) theo lệnh của Danh tướng De Lattre de Tassigny (Ông có người con trai duy nhất là Bernard De Lattre de Tassigny đã tử trận tại Nam Định/VN năm 1951) Từ đó trường TSQ Pháp lại trở về toạ lạc tại Saint Cyr École cho đến ngày nay. Nếu tính từ ngày thành lập do lệnh của Hoàng Đế Napoleon, năm 1802 cho đến năm 2013, thì trường TSQ Pháp đã trải qua 2 thế kỷ. Một ngôi trường đã thành lập 211 năm, đó là trường TSQ Pháp. Ý tưởng chính cho bài viết này là sự thành lập trường TSQ tại VN. Xuaân Giaùp Ngoï 2014 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG 153

Anh Trần đư c Lai đang biểu diễn Thái cực quyền trong đêm tiệc, tại tư gia anh Đoàn hữu Thản Paris Pháp - 1997 Vào triều đại của Vua Minh Mạng, năm 1899 Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer ký nghị định ngày 21 tháng 11 năm 1899, cho hai đơn vị Quân Đội liên hiệp Pháp, tại Hà Nội và Sài-Gòn, được thành lập 2 toán Thiếu sinh Quân, vào thời kỳ này mỗi toán TSQ chỉ có 10 người. Từ đó các trường hay các toán tại những nơi khác lần lượt thành lập, và nhân số các TSQ cũng từ từ tăng lên từ 20 rồi 50 TSQ. Tại Miền Bắc có các trường TSQ: Trường TSQ Móng Cái miền thượng du Việt Bắc, khi mới thành lập chỉ có 10 TSQ, đến năm 1901 con số đã lên 20 TSQ, (quân phục của TSQ vào thời đó là giữ nguyên y phục của thổ dân, các TSQ ăn mặc giống như người Mường và người Thái). Trường TSQ Núi Đèo TSQ Đáp Cầu - TSQ Phủ Lạng Thương TSQ Việt Trì - TSQ Hà nội. Tại Miền Trung có các trườngtsq: TSQ Đệ Nhị Quân Khu Huế (1951-1953) tại trường TSQ/Đ2/ QK có 23 nữ TSQ theo học (có lẽ đây là trường TSQ duy nhất tại VN có Nữ TSQ). Và Trường TSQ Đà Lạt (Dak Lak) Tại Miền Nam gồm có các trườngtsq: TSQ Đông Dương (Cap St Jacques) Ba vị niên trưởng có tên tuổi nhất trong quân sử cuả TSQ là: AET Thống Tướng Lê văn Tỵ -Tổng TMT/ QL/VNCH - Xuất thân từ trường TSQ/TDM. 154 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG Cô quan ngoân luaän cuûa THCTSQ Vieät Nam Haûi Ngoaïi

AET Trung Tướng Nguyễn Văn Là - xuất thân từ trường TSQ / ĐD (Cap St. Jacques), năm 1937 với cấp bậc Trung úy, Anh Hai là người VN đầu tiên làm cán bộ huấn luyện về quân sự, và tác chiến cho trường TSQ/ĐD, thường được gọi với biệt danh thân mật Anh Hai Là như thể hiện tinh thần anh em trong một gia đình TSQ. AET Trung Tướng Nguyễn Hữu Có - cũng xuất thân từ trường TSQ/ĐD, năm 1943 - là sĩ quan trẻ tuổi (Trung úy) người VN đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường TSQ Gia Định (1951-52). - TSQ Thủ Dầu Một (Bình Dương) - TSQ Gia Định (Đa Kao) - TSQ Mỹ Tho, (có thể thêm một vài trường TSQ khác, mà tôi không biết đến) và sau cùng là trường TSQ Vũng Tầu Cho đến năm 1955, người Pháp rời khỏi VN. Giai đoạn chuyển tiếp từ thời Pháp sang thời kỳ chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ từ năm 1954 1956. Giai đoạn này rất căng thẳng vì phái bộ viện trợ Hoa Kỳ không có ngân khoản dự trù cho các trường TSQ và họ đề nghị với Bộ Quốc Phòng VNCH cho giải tán hết tất cả 6 trường TSQ hiện có tại miền Nam Việt Nam. Nhưng rất may, đến giờ phút chót, nhờ ân đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Trung Tướng Lê văn Tỵ (đang là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân lực) Tổng Thống Ngô Đình Diệm có quyệt định: Không những không giải tán, mà còn ra lệnh cho Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, cho tập trung tất cả 6 trường TSQ, nhập lại thành một trường TSQ thống nhất, tổng cộng 1,350 TSQ đồng di chuyển về Vũng Tầu và được nâng cấp lên thành Quân trường có tầm vóc Quốc Gia, với danh xưng Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, vào ngày 1 tháng 6 năm 1956. Từ đó Trường TSQ Vũng Tầu trực thuộc QLVNCH. Sau này có thêm trường TSQ Pleku. Trở về bài viết Đại Hội CTSQ năm 1997 tại Paris. Ngày hội ngộ thật đông vui, đây là dịp để anh em từ các nơi hội tụ gặp lại nhau. Có những anh em ba bốn chục năm chưa hề gặp lại, hoặc là ngay ở Mỹ cũng năm mười năm chưa gặp nhau. Nhờ vào Đại hội anh em mới có dịp hàn huyên tâm sự, cười đùa thoải mái, để cho tâm hồn tươi trẻ. Đúng như lời một thi nhân đã diễn tả, niềm vui sướng tột cùng của con người như sau: Xuaân Giaùp Ngoï 2014 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG 155

Thập niên cửu hạn phùng cam vũ. 10 năm hạn hán gặp mưa rào Đại phú tha hương ngộ cố tri. Giầu trên đất khách gặp cố nhân Thượng tọa động phòng khuê trúc giạ. Sư hoàn tục đêm hoa động phòng Hàn nho kim bảng quải danh thì. Nho sinh nghèo danh đề bảng vàng Tôi xin mượn 4 câu thơ này để kết thúc cho bài viết khá dài. Xin cám ơn AET. Chu văn Hải đã cung cấp cho Đặc san NTD, Nhật ký hành trình đi dự Đại Hội CTSQ tại Pháp năm 1997, nếu có gì thiếu sót rất mong anh thứ lỗi AET. Lê Tuấn 1863. Ban Biên tập ĐSNTD. Tài liệu tham khảo thêm của niên trưởng AET Trần Hữu Bân 1- Ý nghĩa về 3 chữ A E T nă m trong cái phù hiệu AET (insigne) có hình tròn, xoè ra 5 cánh màu xanh, chen giữa 5 cánh xoè màu trắng, tất cả nă m gọn trong 1 vòng tròn thứ hai màu vàng, giống như cái vòng tay lái tàu thủy có 10 cái núm giữ để mà dễ dàng quay tay lái đó là phù hiệu của Anh-Em-Ta (cũng là Cư u TSQ ) -xuất thân cùng nguồn là Trươ ng Thiếu-Sinh-Quân, tiếng Pháp gọi chung là Ancien Enfant de Troupe... là y nghĩa chính dành cho các trươ ng TSQ ( France & France d outre-mer, Indochine, VNCH ). Ancien Enfant de Troupe, dịch qua tiếng Mỹ là Former Child Troup (google translation) 2-Anh Ba Của là AET Đại Tá Lê Văn CỦA: xuất thân từ E E T I _ Trươ ng TSQ Đông Dương, năm 1937. Anh Ba CỦA là AET Thượng Sĩ, huấn luyện về quân sư thứ nhì, sau anh Hai LÀ, hồi anh AET Trung Úy Nguyễn văn LÀ là ngươ i Việt nam đầu tiên huấn luyện về quân sư tại Trươ ng TSQ Đông Dương... Thứ tư đưọc đăt trước tên gọi của các anh AET được đề cử về trươ ng, làm huấn luyện viên về tinh thần và quân sư, cũng như kinh nghiêm về tác chiến cho đàn em ET / TSQ là do vậy. Anh THBan_AET 57 - From Google Search Lịch sử trươ ng TSQ tại Pháp. The École Spe ciale Militaire was created by order of Napoleon 156 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG Cô quan ngoân luaän cuûa THCTSQ Vieät Nam Haûi Ngoaïi

Bonaparte on May 1, 1802 (the Law of 11 Flore al an X according to the thenofficialrevolutionary calendar), to replace the École Royale Militaire then located infontainebleau. Renamed the École Spe ciale Impe riale Militaire after Bonaparte was proclaimed Emperor, it moved in 1808 to Saint-Cyrl École (Yvelines) in the castle of the former Maison royale de Saint-Louis, a school for girls of the French nobility disbanded at the time of the Revolution. The school trained a large number of young officers who served during thenapoleonic Wars. It remained stationed in Saint-Cyr-L École after Napoleon s deposition and through all regime changes until 1940. After the defeat of thefrench Army against Germany in 1940, the school moved to the free zone, in the south of France, in Aix-en-Provence. After the invasion of the free zone by the Germans in 1942, the school was disbanded, but French cadet officer training went on, part in Cherchell (Algeria, then Free French territory) and part in the United Kingdom(Cadets de la France Libre) undergeneral de Gaulle s command. At the Libe ration of France in 1944, the School was reunited under the command of General de Lattre de Tassigny and settled in the military camp of Coëtquidan, Morbihan, because the vieux bahut (old school) had been severely damaged by an Alliedbombing during the Libe ration campaign. The École Spe ciale Militaire de Saint-Cyr has remained there to this day. A reform in 1961 split the school into two entities: the current École Spe ciale Militaire de Saint-Cyr (ESM), devoted to the training of direct recruitment officers, recruited through an annual national competitive exam, and the École Militaire Interarmes (EMIA), cadets from internal recruitment (selected from non-commissioned officer (NCO) ranks and reserve officer ranks) and added a third entity, the École Militaire du Corps Technique et Administratif (EMCTA), devoted to the formation of administrative specialist officers. The school admitted its first female cadets in 1983 and underwent a minor reform in 2002 devised to broaden the diversity of its direct recruitment. Since 1802, 65,000 saint-cyriens have been trained, along with 2,000 international cadets. Nine thousand six hundred thirty-nine of them died on the field of battle. Alumni also count 11 Mare chaux de France, three French heads of state, two flying aces, six members of the Acade mie Française, and one Blessed of the Catholic Church. Ban biên tập ĐSNTD sưu tầm Con người có vật chất mới có thể sinh tồn, có lý tưởng mới nói đến cuộc sống. Bạn muốn hiểu sự khác nhau giữa sinh tồn và sống? Động vật thì sinh tồn, con người thì sống. Hugo (Pháp) Xuaân Giaùp Ngoï 2014 Ñaëc san NHAÂN TRÍ DUÕNG 157