ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Tài liệu tương tự
Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

Thuyết minh về Nguyễn Du

CHƯƠNG 1

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Phần 1

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƢỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12 HỌC KỲ I-NĂM HỌC

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Thuyết minh về truyện Kiều

1

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bạn Tý của Tôi

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Microsoft Word - TT_ doc

Cổ học tinh hoa

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Bảo tồn văn hóa

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

VINCENT VAN GOGH

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Con Đường Khoan Dung

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - cam-nghi-ve-mot-hien-tuong-doi-song.docx

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bài 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Đại Sư Ấn Quang

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Oai đức câu niệm Phật

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Bản ghi:

ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT) để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc UDCNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng đi kèm. Việc UDCNTT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và giáo viên. Trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp thụ một cách thụ động và học sinh phải đến trường để học. Ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm tòi nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy. Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, năm học 2011-2012 tiếp tục thực hiện chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Dạy học môn Ngữ Văn hiện nay trong yêu cầu đổi mới theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đổi mới về phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm đã phần nào làm cho bộ môn Ngữ Văn có phần xơ cứng đối với người học. Điều đó, khiến cho một bộ phận không nhỏ học sinh dường như ít mặn mà khi học hay khi được nhắc đến môn Ngữ Văn. Đối với phân môn Văn học sử thì mỗi tiết dạy thường khô khan với những đơn vị kiến thức đã định sẵn trong chương trình sách giáo khoa. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn mới mang đến một tiết học hứng thú đối với người học. Vậy làm thế nào để đạt hiểu quả cao trong việc dạy học văn học sử? Đó là một nỗi trăn trở đối với nhiều giáo viên chứ không phải riêng bản thân tôi. Qua những năm giảng dạy, tôi không có tham vọng nói hết những vấn đề về văn học sử trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn mà chỉ xin đề cập đến một vấn đề về việc Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học văn học sử qua bài Truyện Kiều; phần I tác gia Nguyễn Du trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 cơ bản tập 2, mong được đón nhận và bổ sung. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Trong nhà trường, tất cả các môn học đều có tầm quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, nhưng môn Ngữ văn là môn giáo dục nhân bản khá quan trọng, bởi lẽ Văn học là nhân học, nó tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách thế giới quan khoa học và giúp phát triển tư duy cho học sinh. Không chỉ ở nước ta mà hầu hết Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 1

các nước trên thế giới, vấn đề chất lượng dạy và học Văn ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà đặc biệt là do phương pháp giảng dạy truyền thống (thầy đọc, thuyết giảng - học sinh nghe, ghi và học thuộc lòng), cho nên việc giảng dạy văn nói riêng và các bộ môn khoa học xã hội khác nói chung chưa khơi gợi được hứng thú và vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của học sinh, dẫn đến hậu quả khá nghiêm trong là hiện nay hầu hết các em rất ngại học môn Ngữ Văn mà chỉ học chiếu lệ, miễn sao có đủ cột điểm là được. Như đã nói ở trên việc dạy Văn học sử lại là một điều khó khăn trong việc truyền đạt để tránh sự nhàm chán khô khan, gây sự hứng thú ở người học. Điều đó, đòi hỏi người thầy cần ứng dụng CNTT sao cho đạt hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức, giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập làm cho bài học trở nên hứng thú hơn. Nền văn học Việt Nam qua các thời kì đã có rất nhiều nhà thơ nhà văn đã tạo nên những chặng đường phát triển cho lịch sử văn học. Nguyễn Du là một trong những nhà thơ đã để lại cho nền văn học nước nhà một kiệt tác văn học. Với tác phẩm Truyện Kiều, ông xứng đáng với danh hiệu "Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới". Nguyễn Du còn được xem là nhà nhân đạo chủ nghĩa trong văn học trung đại. Chính vì thế khi tìm hiểu về tác gia Nguyễn Du, nếu giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa và những kiến thức của mình thuyết giảng chắc rằng giờ dạy sẽ trở nên khô khan, khó có thể tạo nên sự hứng thú cho học sinh. Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp giáo viên chuyển tải đầy đủ nội dung bài học và cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn diện về chân dung, sự nghiệp văn học của ông. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a. Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử. Với việc UDCNTT trong dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững các quy trình về soạn bài giáo án điện tử. Qua quá trình soạn giảng và giảng dạy, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: *Yêu cầu về nội dung: Bài giảng điện tử khi trình bày nội dung lí thuyết cần cô đọng và được minh hoạ sinh động có tính tương tác cao mà các phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. *Yêu cầu về phần câu hỏi giải đáp: Câu hỏi nêu ra nhằm để cho học sinh có thể vừa nghe, (hoặc nhìn); giáo viên có thể đưa hệ thống câu hỏi trên màn trình chiếu. Các câu hỏi nêu ra theo nhiều cấp độ (câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp có tác dụng gợi mở, dẫn dắt học sinh nhằm hình thành kiến thức mới. Có thể dùng nhiều câu hỏi: tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dùng phiếu học tập ) nhằm phân loại được đối tượng. Có như vậy mới kích thích sự học tập của học sinh. (Lưu ý tránh những câu hỏi quá dễ hay quá khó). Hệ thống câu hỏi thể hiện rõ tính chất đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề. Với câu trả lời trắc nghiệm khách quan: Trong thiết kế, giáo viên cần kết hợp hiệu ứng của màu chữ, âm thanh, hình ảnh để thể hiện sự tán thưởng, cổ vũ nồng nhiệt đối với học sinh cho câu trả lời đúng. Với những câu trả lời chưa chính xác thì thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở, đưa ra một gợi ý hoặc chỉ ra chỗ sai để học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời. Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 2

*Yêu cầu về phần trình bày khi thiết kế bài giảng điện tử: Mỗi bài giảng điện tử phần thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đầy đủ: Giáo viên phải chuyển tải đủ yêu cầu về nội dung của bài học. (Đối với một bài đọc hiểu, tiếng Việt hay Làm văn thì phần trình chiếu có thể chỉ giới thiệu hình ảnh, xem như đó là bảng phụ còn phần trình bày nội dung chính ở bảng đen) - Chính xác: Khi giáo viên chuyển tải hình ảnh, âm thanh, video hay một số ví dụ và các phần nội dung của bài học phải đảm bảo không có thông tin sai sót. - Trực quan: Màu chữ, cỡ chữ, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, video clip phải sinh động hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học. b. Thiết kế bài: "Truyện Kiều - phần I: Tác giả Nguyễn Du" Bài Truyện Kiều phần I: Tác giả Nguyễn Du trong phân phối chương trình gồm 02 tiết, trong sáng kiến kinh nghiệm người viết chỉ giới thiệu ở tiết 1 - phần Cuộc đời và các sáng tác chính của Nguyễn Du. Vì vậy khi trình chiếu slide mở đầu bài học, giáo viên cần giới thiệu đề cương bài học cho học sinh nắm được tổng thể bài học (định hướng nội dung chính của mỗi phần sẽ giúp học sinh nắm bắt bài học tốt hơn). ĐỀ CƢƠNG BÀI HỌC Tiết 1: I. Tác giả Nguyễn Du 1. Những yếu tố ảnh hưởng a. Quê hương b. Gia đình c. Thời đại d. Bản thân 2. Sự nghiệp văn học Các tác phẩm chính: a.chữ Hán b.chữ Nôm Tiết 2: II. Tác phẩm truyện Kiều 1. Nguồn gốc 2. Sự sáng tạo của Nguyễn Du - Về nội dung: - Về nghệ thuật: 3. Nội dung tư tưởng 4. Nghệ thuật III. Kết luận Để học sinh vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần định hướng, hướng dẫn phân chia lớp học thành các nhóm và mỗi nhóm thảo luận câu hỏi theo phiếu học tập của GV phát. Giáo viên trình chiếu slide 2, yêu cầu các nhóm trình bày theo gợi ý. Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 3

ND thảo luận Nhóm 1 Q/hương: -Quê cha -Quê mẹ -Quê vợ -Sinh,lớn lên =>Ảnh hưởng Nhóm 2 Gia đình: -Truyền thống gia đình -Những biến cố =>Ảnh hưởng Nhóm 3 Thời đại: -Những biến cố thời đại =>Ảnh hưởng Nhóm 4 Bản thân: -Những giai đoạn trong cuộc đời =>Ảnh hưởng Nhóm 1 trình bày về yếu tố quê hương, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên trình chiếu slide 3 đối chiếu với kết quả nhóm 1 đã trình bày và đưa ra kết luận chung, đồng thời giới thiệu cho học sinh xem một số tranh ảnh về quê hương của Nguyễn Du. a. Quê hương - Quê cha: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - là vùng quê địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá, văn học. - Quê mẹ: Bắc Ninh - quê hương của những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, say đắm lòng người mà Nguyễn Du ít nhiều được thừa hưởng qua lời ru của mẹ. - Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến. - Quê vợ: Thái Bình. => Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận tinh hoa của nhiều vùng quê khác nhau Núi Hồng sông Lam Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 4

Bắc Ninh cổ kính Thăng Long lộng lẫy, phồn vinh Giáo viên trình chiếu slide 4 đối chiếu với kết quả thảo luận và trình bày của nhóm 2. Giáo viên nhận xét bổ sung, nhấn mạnh ý cần ghi nhớ. b. Gia đình: - Gia đình đại quý tộc, có hai truyền thống: + Truyền thống khoa bảng. + Truyền thống văn học. =>Có điều kiện để học tập, trau dồi tài năng, tạo điều kiện thuận lợi cho năng khiếu văn học nảy nở và phát triển. - Những biến cố trong gia đình: 10 tuổi mất cha, 13 tuổi mất mẹ, phải sống nhờ người anh cùng cha, khác mẹ là Nguyễn Khản. => Có điều kiện tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp cũng như nỗi đau thân phận của những người làm nghề hát xướng Nhóm 3 trình bày về yếu tố thời đại, các nhóm khác nhận xét, giáo viên trình chiếu slide 5 củng cố những điểm thiếu sót của nhóm 3. Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 5

c. Thời đại Sống trong thời đại có nhiều biến cố phức tạp: - Sự suy tàn của nhà Lê và sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. - Chiến tranh phong kiến liên miên, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn. - Vận mệnh ngắn ngủi của triều đại Quang Trung và công cuộc trùng hưng của nhà Nguyễn. =>Nguyễn Du có điều kiện trải nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời và con người Giáo viên nhấn mạnh về yếu tố thời đại để cho học sinh thấy được nỗi lòng của Nguyễn Du đối với triều đại nhà Lê. Mặc dù rất ngưỡng mộ tài năng và mưu lược của Quang Trung song Nguyễn Du đã không ra làm quan cho Tây Sơn, ông về sống cuộc đời gió bụi. Và miễn cưỡng ra làm quan cho nhà Nguyễn khi Nguyễn Ánh trùng hưng. Con đường hoạn lộ của ông thăng tiến rất nhanh song ông dường như không mấy mặn mà. Chính vì thế mà Gia Long từng có lần trách ông: Nhà nước dùng người cứ kẻ hiền tài là dùng chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bậc Á khanh, biết việc gì thì phải nói cho hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè, sợ hãi, chỉ vâng lời dạ dạ cho qua chuyện (Sách Đại Nam chính biên liệt truyện ). Chính sự biến động của xã hội đã để lại trong các sáng tác của Nguyễn Du thấm đẫm tinh thần nhân đạo cao cả về cuộc sống của con người, đặc biệt là những thân phận bé nhỏ, số phận của người phụ nữ tài hoa mệnh bạc. Nhóm 4 trình bày kết quả, giáo viên trình chiếu slide 6 đối chiếu so sánh đồng thời nhận xét, chốt nội dung chính. d. Bản thân - Thuở niên thiếu: sinh sống ở Thăng Long. - Năm 1783, thi hương đỗ Tam trường, nhận tập ấm chức quan võ ở Thái Nguyên. - Trải qua cuộc đời gió bụi, phiêu bạt hơn 10 năm. 1802, ra làm quan cho triều Nguyễn con đường hoạn lộ khá thuận lợi, nhậm chức ở nhiều nơi =>Hiểu được đời sống của nhân dân trên địa bàn lớn. - 1813, đi sứ sang trung Quốc. => Được tiếp thu với một nền văn hoá lớn, có cảm hứng để sáng tạo Truyện Kiều Từ việc tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng ở trên, GV đi đến kết luận: - Quê hương, gia đình, xã hội và những biến cố trong cuộc đời Nguyễn Du đã góp phần hình thành nhân cách và phát huy năng lực nghệ thuật dồi dào ở tác giả. - Mặc dù xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng Nguyễn Du sớm nhận thấy những hạn chế của giai cấp mình, sớm thấu hiểu và thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân. Ông xứng đáng là nhà thơ lớn của Việt Nam. - Chính sự đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc, năm 1965 Nguyễn Du được Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông. Giáo viên trình chiếu giới thiệu các hình ảnh về Nguyễn Du, khu di tích lăng mộ Nguyễn Du ở Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh, đồng thời cho HS xem một đoạn phim Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 6

đánh giá vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. Từ đó HS có một cái nhìn tổng quát về Nguyễn Du. Khu bảo tàng Nguyễn Du Mộ đại thi hào Nguyễn Du Về phần sự nghiệp văn học của Nguyễn Du giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trình bày theo sự hiểu biết của bản thân. Câu hỏi 1: Em hãy trình bày các sáng tác chính của Nguyễn Du? Câu hỏi 2: Nội dung thơ chữ Hán của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào? Câu hỏi 3: Đặc điểm nổi bật trong sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Du là gì? 2. Sự nghiệp văn học Các tác phẩm chính a.chữ Hán - Thanh Hiên thi tập: 78 bài. - Nam trung tạp ngâm: 40 bài. - Bắc hành tạp lục: 131 bài. =>Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ. b.chữ Nôm - Văn chiêu hồn: - Truyện Kiều: => Tiếng nói nhân đạo cao cả. Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 7

Trong các sáng tác thơ ca chữ Hán giáo viên nhấn mạnh các 3 tập thơ của Nguyễn Du. +Tập thơ "Thanh Hiên thi tập" là tập thơ mang nỗi lòng của chính bản thân ông thể hiện một nhân cách cao đẹp. +Tập thơ "Nam trung tạp ngâm" là những sáng tác trong thời gian ở quê nhà cũng như thời kì ra làm quan cho nhà Nguyễn. Tập thơ cũng là những trăn trở, trải nghiệm của ông về cuộc sống. + Bắc hành tạp lục là những sáng tác của Nguyễn Du trong thời gian ông đi sứ ở Trung Quốc; Nguyễn Du đã cảm khái trước "những điều trông thấy" để viết lên những vần thơ thấm đẫm tình người. Mục b các sáng tác chữ Nôm giáo viên giới thiệu sơ lược cho học sinh về tác phẩm "Truyện Kiều" và tác phẩm "Văn chiêu hồn". "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" (Truyện Kiều) "Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu" (Văn Chiêu hồn) Mặc dù văn chiêu hồn nói đến mười loại người khác nhau trong xã hội song Nguyễn Du vẫn thể hiện sự quan tâm đến số phận của người phụ nữ. Chính vì thế mà ở hai tác phẩm này tác giả đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Ở tác phẩm Truyện Kiều vì các em sẽ được học ở tiết sau nên giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh nắm bắt được hoàn cảnh sáng tác, định hướng về nguồn gốc, nội dung, tư tưởng, sự sáng tạo của Nguyễn Du để tiết sau các em nắm bắt trọn vẹn tác phẩm. Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về trang bìa của tác phẩm "Truyện Kiều" đã được dịch ra các thứ tiếng. Một số hình ảnh về Truyện Kiều Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 8

Sự thành công của Truyện Kiều đã nâng tầm Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều, hình ảnh Thúy Kiều không còn là một xã hội Trung Quốc trong sáng tác của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện mà làm một cô gái Việt, một xã hội Việt Nam trong lòng người đọc. Với sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc, đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao. Giáo viên củng cố bài học giúp học sinh nắm được cuộc đời, các sáng tác chính về chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du. Tiết sau học sinh tìm hiểu về Truyện Kiều: nguồn gốc, sự sáng tạo của Nguyễn Du và những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều. III. HIỂU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Từ việc thiết kế bài giảng điện tử vào quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và văn học sử nói riêng theo hướng UDCNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những hiệu quả nhất định. - Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể như: âm thanh, hình ảnh, video clip trong các giờ văn học sử và phần giới thiệu tác giả, tác phẩm ở bài đọc hiểu văn bản. Giáo viên dùng các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học trong giờ ôn tập... - Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học, học sinh chủ động hơn trong việc thảo luận nhóm, phát huy sự sáng tạo của tư duy. - Những giờ Văn học sử, học sinh có thể chuẩn bị bài ở nhà bằng cách viết các bài thuyết trình hoặc thực hiện dự án. Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn. Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ thực hành giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa (phần chuẩn bị tư liệu về Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,... chuẩn bị tư liệu cho bài ôn tập). - Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng phân môn hoặc nội dung bài học (ví dụ phần luyện tập củng cố, các giờ ôn tập là một bài tập trắc nghiệm khách quan, giờ làm văn học sinh được thực hành bằng các bài tập thuyết trình Powerpoint ). Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều. - Đối với giáo viên, việc soạn bài với những UDCNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có UDCNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp. - Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Văn nữa, nhất là những giờ Văn học sử thường khô khan. Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Thật vậy, nếu học sinh không thích học Văn thì làm sao các em có thể lĩnh hội những bài học về cuộc sống được ẩn chứa trong các tác phẩm văn chương? Thực tế cho thấy, sau khi dạy bài này xong tôi tiến hành kiểm tra 15 phút, các em đã biết vận dụng kiến thức vào bài làm của mình khi tôi ra câu hỏi: Trình bày các nhân tố tác động đến thiên tài Nguyễn Du? Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 9

Qua khảo sát 2 lớp 10 tôi dạy năm nay, kết quả đạt được như sau: Điểm 0-2 3-4 5-6 7-8 9 10 Lớp 10A1/50 0 2 10 31 6 1 Lớp 10A2/49 0 4 15 27 3 0 Như vậy, Lớp 10A1 đạt 48/50 HS trên trung bình chiếm tỉ lệ 96%; Lớp 10A2 đạt 45/49 Hs trên trung bình chiếm tỉ lệ 90%. Với kết quả đã đạt được như vậy tôi cho là thành công. Và tôi tự nhủ rằng, mình cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác soạn giảng để đem đến những bài giảng hay cho học sinh. - Tuy nhiên mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lượng của giờ dạy vào từng đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc UDCNTT vào dạy học môn Ngữ văn còn tồn tại không ít những hạn chế cần khắc phục: Như đã nói ở trên, dạy học Ngữ văn không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và năng lực ngôn ngữ. Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp. Nếu UDCNTT không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung, cách thức của từng kiểu bài hoặc UDCNTT một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click chuột và click chuột thì sẽ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, làm mất đi chất văn, chất thơ trong từng bài dạy. Như vậy, hiệu quả sẽ không như mong muốn. Hiện nay nhiều giáo viên đã cố gắng UDCNTT vào dạy học tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy giáo viên còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao. Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao. Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí vài tuần, rồi máy hư, phần mềm bị lỗi, hay việc lựa chọn giới thiệu một số hình ảnh minh họa không phù hợp với nội dung bài dạy tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên. Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có UDCNTT. Song, bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục sau: Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài. Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ... IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Đề xuất: UDCNTT và đổi mới phương dạy học đang được tất cả các giáo viên hưởng ứng thực hiện. Song trong quá trình giảng dạy không phải bất kì một phân môn hay một bài học Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 10

nào cũng có thể UDCNTT vào bài dạy. Muốn UDCNTT đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết lựa chọn một phần hay một nội dung thật phù hợp của một bài học. - Khuyến nghị: + Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng. + Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời. + Giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy. + Giáo viên cần hiểu đúng CNTT chỉ góp phần vào việc đổi mới về phương pháp, là phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Việc UDCNTT đòi hỏi giáo viên luôn trau dồi kiến thức tin học, kiến thức chuyên môn thông qua việc tiếp cận các nguồn trên Internet. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi qua việc UDCNTT vào việc giảng dạy một giờ Văn học sử và những hiểu biết về ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ Văn. Với giới hạn trong một tiết học và những vốn hiểu biết còn hạn chế về CNTT của bản thân, mong được sự góp ý và bổ sung của các đồng nghiệp. Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 11

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa - Sách giáo viên Ngữ Văn 10 - NXB Giáo dục 2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn. 3. Nguyễn Du - NXB Đà Nẵng, 1986 4. Một số thông tin, hình ảnh từ Internet. Tân Phú, ngày 25/ 04/ 2012 NGƢỜI THỰC HIỆN Mai Thị An Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 12

MỤC LỤC ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PT I. Lí do chọn đề tài... trang 1 II. Tổ chức thực hiện đề tài... trang 1 1. Cơ sở lý luận... trang 1 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài... trang 2 III. Hiệu quả của đề tài... trang 9 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng... trang 10 V. Tài liệu tham khảo... trang 12 Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 13