Microsoft Word - Proceedings-Vietnamese.doc

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT nAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

THƠ VĂN và CẢM TÁC

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Thuyết minh về truyện Kiều

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Kỷ Niệm 50 Năm NÔNG-LÂM-SÚC NINH THUẬN ( ) Nguyễn Trung Quân Chúng tôi nhận được thư mời của Ban Liên Lạc NLS Ninh Thuận từ tháng 8/2018. Lòng

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Microsoft Word - nhphuoc-song[2]

Ban ve nhac sen

1

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Bởi: Vo Quang Minh CẤU TRÚC THÔNG TIN BẢN ĐỒ Giới thiệu Các đối tượng số trong cơ sở

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Thuyết minh về hoa hồng – Văn mẫu lớp 8

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Microsoft Word - NghiThucTungNiemLePhatDan.doc

Microsoft Word - TCVN

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Truyện ngắn Bảo Ninh

DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC KHÓA 39 (Cập nhật ngày 12/7/2019) TT Mã hồ sơ Họ tên Ngày sinh Nơi đăng ký Ngành đăng ký Thi ngoại ngữ 1

Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề

Luan an dong quyen.doc

MỞ ĐẦU

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN THƯỞNG GIẢI NGÀY VÀNG ĐỢT 1-21/06/2019 STT TÊN KHÁCH HÀNG CIF 1 NGO THI QUY LOC PHAM THI HONG ANH PH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Bạn Tý của Tôi

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

SÓNG THẦN Hình như trong tôi vẫn còn bềnh bồng cơn say của những ngày qua, của những khoảnh khắc ngắn ngủi đến độ vừa gặp lại bạn bè thì đã chia tay,

Document

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Bài viết số 7 lớp 9

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

03_Tap hop_P2_Baigiang

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Chữ ký Bát Môn Đồ Trận của Đức Huỳnh Giáo Chủ đêm ở Đốc Vàng. Nét số 3 cắt ngang giữa chữ S tiên tri ám chỉ vĩ tuyến 17 chia hai đất nước nă

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Mã đội SBD MSSV Họ Tên Điểm Lương Ngọc Quỳnh Anh La Thị Thúy Kiều Nguyễn Quốc Thanh

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Con Đường Khoan Dung

VINCENT VAN GOGH

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Microsoft Word - DuCaNguyenDucQuang-ChauNgan

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

cover.ai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT MAI VĂN SỸ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÀNH PHỐ ẢO PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TÓM TẮT LUẬN

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Nam Tuyền Ngữ Lục

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

a

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Microsoft Word - Ngu?i Ð?p Trung Hoa-arial.doc

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vị

sonhanbang tot nghiep ky xls

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢNG ĐIỂM Họ tên : Nguyễn Văn Đông

Document

Bản ghi:

Ứng dụng mô hình số địa hình đánh giá diễn biến bồi - xói khu vực cửa sông ven biển Cửa Việt qua các thời kỳ Đào Đình Châm 1, Nguyễn Thái Sơn 2, Nguyễn Văn Cư 3 Tóm tắt: Cửa Việt là cửa sông của sông Thạch Hãn, là cửa sông tương đối lớn nằm trong vùng duyên hải tỉnh Quảng Trị, có cảng Cửa Việt là đầu mối giao thông thuỷ và thương mại quan trọng của tỉnh. Trong những năm gần đây, hiện tượng bồi - xói bờ biển, cửa sông đang xảy ra với chiều hướng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ; ngoài ra, hiện tượng bồi lấp luồng tàu cửa sông diễn ra khá mạnh mẽ, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có biện pháp chỉnh trị hữu hiệu. Cửa Việt đang đứng trước thách thức lớn về bồi lấp cửa sông và luồng tàu làm cản trở giao thông thuỷ, thoát lũ và các hoạt động kinh tế khác. Trong khuôn khổ bài báo, các tác giả đi sâu đánh giá biến động địa hình đáy khu vực luồng tàu vào cảng Cửa Việt theo mùa và năm từ việc xây dựng mô hình số địa hình (DEM) trên cơ sở số liệu khảo sát ngoài thực tế trong thời gian gần đây. Từ khoá: cửa sông, giao thông, luồng tàu, DEM, Cửa Việt 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, quá trình bồi - xói bờ biển, bồi lấp cửa sông là dạng thiên tai nặng nề xảy ra ở cả ba miền, diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại rất lớn về người và của, để lại hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Hàng năm Nhà nước phải chi một lượng kinh phí lớn để khắc phục, phòng chống và cứu hộ cũng như việc duy tu nạo vét phòng tránh bồi lấp, sạt lở ở các cảng cửa sông. Cửa Việt là cửa sông của sông Thạch Hãn và là cửa sông tương đối lớn nằm trong vùng duyên hải tỉnh Quảng Trị, cũng là nơi thường xuyên phải gánh chịu những thiên tai khốc liệt như bão, lũ, xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông,... Đặc biệt là thiên tai bồi - xói đang xảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô và cường độ, hiện tượng bồi lấp luồng tàu ở khu vực cửa sông Cửa Việt xảy ra khá mạnh mẽ mà vẫn chưa có biện pháp chỉnh trị hữu hiệu. Để góp phần khắc phục hậu quả của quá trình bồi lấp cửa sông Cửa Việt cần xây dựng được mô hình số độ cao (DEM - Digital Elevation Model) để cung cấp các thông tin như: lượng bồi dày hàng năm ở khu vực này là bao nhiêu, đã gây rất nhiều khó khăn cho giao thông thuỷ, thoát lũ và các hoạt động khác của người dân trong vùng nên hàng năm khu vực này phải nạo vét một lượng bùn cát khá lớn tốn kém nhiều tỷ đồng. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu và ứng dụng GIS trong việc xây dựng mô hình số độ cao nhằm đánh giá diễn biến quá trình bồi - xói địa hình đáy luồng tàu vào cảng Cửa Việt theo mùa và theo năm trên cơ sở số liệu khảo sát ngoài thực tế trong thời gian gần đây. 1 Phòng Tài nguyên nước cửa sông và biển, Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; E-mail: chamvdl@gmail.com 2 Phòng Tài nguyên nước cửa sông và biển, Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; E-mail: nguyenthaison99@gmail.com 3 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Địa chỉ: 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội; E-mail: nvcu@netnam.vn 151

2. Cơ sở dữ liệu và tài liệu sử dụng Để áp dụng phương pháp GIS trong xây dựng DEM cho khu vực nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng chủ yếu các tài liệu, số liệu của 4 đợt khảo sát do Viện Địa lý tiến hành đo đạc vào các năm 2006 và năm 2007, bao gồm: - Tài liệu địa hình + Bản đồ địa hình lòng dẫn tỷ lệ 1: 2000 khu vực cửa sông Cửa Việt do Viện Địa lý đo đạc và xây dựng vào tháng 07/2006 [2]. + Bản đồ địa hình lòng dẫn tỷ lệ 1: 2000 khu vực cửa sông Cửa Việt do Viện Địa lý đo đạc và xây dựng vào tháng 12/2006 [2]. + Bản đồ địa hình lòng dẫn tỷ lệ 1: 2000 khu vực cửa sông Cửa Việt do Viện Địa lý đo đạc và xây dựng vào tháng 06/ 2007 [2]. + Bản đồ địa hình lòng dẫn tỷ lệ 1: 2000 khu vực cửa sông Cửa Việt do Viện Địa lý đo đạc và xây dựng vào tháng 12/2007 [2]. Ngoài ra, các tác giả còn tham khảo các tài liệu khác như: bản đồ địa hình lưới chiếu VN 2000, tỷ lệ 1:25000 ở khu vực nghiên cứu do Cục đo đạc bản đồ xây dựng năm 2003 và các tài liệu độ sâu luồng Cửa Việt do Công ty đảm bảo hàng hải thực hiện vào các thời điểm tháng 10/2006, tháng 12/2006, tháng 05/2007 và tháng 12/2007. - Tài liệu thuỷ hải văn + Kết quả khảo sát dòng chảy triều, dòng chảy ven tại Cửa Việt vào các thời điểm: tháng 07/2006, tháng 12/2006, tháng 06/2007 và tháng 12/2007 do Viện Địa lý tiến hành. + Kết quả đo lưu lượng qua các mặt cắt bằng máy đo dòng và lưu lượng tổng hợp vào các thời điểm như trên. 3. Phương pháp đánh giá biến động địa hình đáy Dựa trên các số liệu khảo sát thực tế và các tài liệu nêu trên, các tác giả tiến hành xây dựng mô hình số độ sâu cho khu vực nghiên cứu qua từng đợt khảo sát. Mô hình số độ sâu (DEM) là mô hình số về độ cao hoặc độ sâu của địa hình biến thiên liên tục tại bất kỳ một vị trí nào trên bề mặt trái đất. Ở bất kỳ vị trí nào (ô vuông có diện tích khác nhau), mô hình số địa hình được đặc trưng bởi z (độ cao địa hình) và toạ độ x, y trên mặt phẳng. Trong đánh giá biến động địa hình, DEM được xây dựng từ dữ liệu đẳng sâu và đo sâu bằng phương pháp lưới chiếu tam giác không đều (TIN - Triangulated Irregular Network). Cấu trúc dữ liệu của TIN dựa trên 2 yếu tố chính: bất kỳ một điểm nào đều có 3 giá trị gồm: toạ độ địa lý x, y và độ cao z và 3 đoạn thẳng nối các điểm này tạo thành một tam giác, những tam giác đơn ghép lại tạo thành lưới tam giác không đều. Hợp phần của TIN bao gồm: mắt, cạnh tam giác, đa giác ngoài và topology. Để đạt được sự chính xác cao nhất trong nghiên cứu, các tác giả đã xây dựng mô hình số độ sâu với giá trị cell size là 2,0 m, tương ứng với tỷ lệ trong xây dựng bản đồ đẳng sâu là 1: 2.000. Kết quả xây dựng mô hình DEM khu vực nghiên cứu được trình bày ở các Hình 1 4 dưới đây: 152

Hình 1: Mô hình số độ sâu khu vực cửa sông Cửa Việt tháng 07/2006 Hình 2: Mô hình số độ sâu khu vực cửa sông Cửa Việt tháng 12/2006 Hình 3: Mô hình số độ sâu khu vực cửa sông Cửa Việt tháng 06/2007 Hình 4: Mô hình số độ sâu khu vực cửa sông Cửa Việt tháng 12/2007 Từ những DEM được xây dựng cho các thời điểm khác nhau, các tác giả đã ứng dụng GIS để tiến hành tính toán trên các giá trị pixel của các DEM với nhau để tìm ra sự biến động địa hình đáy qua các thời kỳ theo mùa và theo năm ở khu vực nghiên cứu (xem Hình 5, 6 dưới đây), trên cơ sở đó định lượng được sự biến động địa hình đáy, bao gồm: giá trị bồi, giá trị xói, giá trị bồi - xói và thể tích bồi - xói cho một khu vực. 153

Hình 5: Biến động địa hình đáy khu vực cửa sông Cửa Việt giai đoạn 07/2006 đến 06/2007 Hình 6: Biến động địa hình đáy khu vực cửa sông Cửa Việt giai đoạn 12/2006 đến 06/2007 4. Đánh giá biến động quá trình bồi - xói khu vực bờ biển cửa sông Cửa Việt Dựa theo đặc điểm hình thái luồng lạch khu vực nghiên cứu cũng như để thuận tiện cho việc so sánh, đánh giá quá trình bồi tụ - xói lở luồng tàu vào cảng Cửa Việt, các tác giả chia khu vực nghiên cứu thành 4 vùng khác nhau (Hình 7). Trong đó: Vùng 3 Vùng 2 Vùng 1 Vùng 4 Hình 7: Sơ đồ phân vùng mặt cắt tính toán bồi - xói khu vực cửa sông Cửa Việt 154

Vùng 1: là khu vực được tính từ phía trong sông Thạch Hãn ra đến ngưỡng cửa sông Cửa Việt (từ 01 đến 07); Vùng 2: là khu vực luồng tàu từ ngưỡng cửa sông ra đến ra đến đường đẳng sâu -15 m, chiều rộng là 1km được tính từ giữa cửa ra hai bên bờ, mỗi bên là 0,5 km (từ B04 B06); Vùng 3: là khu vực ven bờ trái cửa sông Cửa Việt (phía Bắc) được tính từ bờ ra đường đẳng sâu -15 m, chiều rộng là 1,5 km. (từ B06 B09); Vùng 4: là khu vực ven bờ phải cửa sông Cửa Việt (phía Nam) được tính từ bờ ra đường đẳng sâu -15 m, chiều rộng là 1,5 km. (từ B01 B04). Qua các số liệu thực đo tại khu vực cửa sông Cửa Việt, các tác giả đã đánh giá diễn biến bồi - xói ở 4 vùng trên theo mùa và theo năm như sau. 4.1. Tình hình bồi - xói luồng vào cảng Cửa Việt trong mùa khô Sự khác biệt của địa hình đáy giữa tháng 12/2006 và tháng 06/2007 là cơ sở để đánh giá quá trình bồi - xói luồng tàu vào cảng Cửa Việt trong mùa khô. Kết quả cho thấy, trong mùa khô tại khu vực cửa sông Cửa Việt địa hình đáy luồng được bồi lên với tốc độ khá lớn, nhất là khu vực giữa luồng tàu vào cảng. Cụ thể: Vùng 1: Cao trình đáy thay đổi từ - 4,5-9 m. Kết quả tính toán cho thấy tại khu vực gần ngưỡng cửa sông lớp bùn cát được bồi cao lên, độ dày từ 0,7 0,8 m, còn ở phía trong cửa sông đoạn từ cảng Cửa Việt vào phía trong sông Thạch Hãn xảy ra hiện tượng xói nhẹ, độ dày bị xói từ -0,2-0,4 m. Tổng lượng bồi trên cả vùng 1 là 40.479 m 3, như vậy tốc độ bồi khoảng 6.747 m 3 /tháng (bảng 1). Bảng 1. Lượng bồi - xói Vùng 1 - luồng vào cảng Cửa Việt trong mùa khô [2] (m) Chiều dày bồi Chiều dày xói Tổng lượng bồi - xói Δ bồi-max (m) Δ xói-max (m) (m) W bồi -xói (m 3 ) 1 01 2 02 160 1,530-0,437 0,894 58381 3 03 160 1,631-0,539 0,857 52173 4 04 220 0,944-0,494 0,050 3225 5 05 220 0,403-1,123-0,239-21622 6 06 240 0,560-1,270-0,381-38725 7 07 280 0,491-0,824-0,076-12953 Tổng 40479 Ghi chú: (+) là bồi; (-) là xói. Vùng 2, 3 và 4: Đây là khu vực cửa sông Cửa Việt được tính từ bờ ra đến đường đẳng sâu - 15 m với phạm vi chiều dài của mỗi bên bờ là 4 km. Vùng 3 có địa hình đáy bị xói, với tốc độ xói là - 0,15-0,25 m/mùa và tổng lượng xói là -131267 m 3. Vùng 2 được 155

bồi rất mạnh, tốc độ bồi khoảng 0,6 m/mùa với tổng lượng bồi là 338227 m 3. Vùng 4 cũng được bồi lên trong mùa này, khoảng 0,2 0,3 m/mùa với tổng lượng bồi trên toàn vùng là 149851 m 3. Nhìn chung, trên các vùng này đều có xu hướng bồi tốc độ tương đối cao, tổng lượng bùn cát được bồi là 406811m 3 (bảng 2). Bảng 2. Lượng bồi - xói Vùng 2, 3, 4 - khu vực cửa sông Cửa Việt trong mùa khô [2] Chiều dày bồi Chiều dày xói Tổng lượng bồi - xói (m) Δ bồi-max (m) Δ xói-max (m) (m) W bồi -xói (m 3 ) 1 B09 2 B08 500 0,397-1,017-0,145-43506 3 B07 500 0,473-1,302-0,132-50281 4 B06 500 0,361-1,126-0,275-37480 5 B05 500 1,526-0,706 0,268 103447 6 B04 500 1,772-0,550 0,610 284780 7 B03 500 1,236-0,427 0,193 77033 8 B02 500 1,134-0,521 0,126 36833 9 B01 500 0,974-0,252 0,265 35985 Tổng 406811 Như vậy, có thể thấy trong Vùng 1 có sự bồi - xói xen kẽ, nơi được bồi tụ nằm gần khu vực ngưỡng cửa sông, khu vực này trong mùa khô là nơi giao thoa giữa dòng chảy trong sông (có tốc độ tương đối nhỏ) với dòng triều và dòng chảy sóng ven bờ, do đó lượng bùn cát được lắng đọng đáng kể ở khu vực này. Ở khu vực hai bên cửa sông Cửa Việt trong thời gian này, hướng sóng Đông Bắc, Bắc có trị số mạnh nên dòng chảy mang vật liệu từ phía Bắc bồi xuống phía Nam của cửa sông Cửa Việt vì vậy Vùng 3 có hiện tượng bị xói. Ngoài ra, kết hợp với dòng triều lên, xuống và dòng chảy từ sông ra nên vật liệu được lắng đọng tương đối nhiều ở khu vực luồng tàu vào cảng Cửa Việt. 4.2. Tình hình bồi - xói luồng vào cảng Cửa Việt trong mùa mưa So sánh địa hình luồng vào cảng Cửa Việt giữa hai khoảng thời gian từ tháng 6/2007 đến tháng 12/2007 làm cơ sở đánh giá tình hình bồi - xói khu vực nghiên cứu trong mùa mưa. Sự biến động luồng tàu vào cảng Cửa Việt trong giai đoạn này được đánh giá như sau: Vùng 1: Kết quả tính toán bồi - xói cho thấy trong mùa mưa khu vực này có mức độ xói mạnh, đặc biệt là đoạn ngưỡng cửa sông do ở đây có sự nạo vét bùn cát, tốc độ xói trung bình theo mùa là - 0,8-1,2 m. Khu vực được bồi nhẹ thuộc đoạn từ cảng Cửa Việt trở vào phía trong sông Thạch Hãn. Tổng lượng xói trên toàn vùng này là -167861 m 3 (bảng 3). 156

Bảng 3. Lượng bồi - xói Vùng 1 - luồng vào cảng Cửa Việt trong mùa mưa [2] (m) Chiều dày bồi lớn nhất Chiều dày xói lớn nhất Tổng lượng bồi - xói Δ bồi-max (m) Δ xói-max (m) (m) W bồi -xói (m 3 ) 1 01 2 02 160 0,196-1,628-1,021-99586 3 03 160 0,014-1,746-1,163-74068 4 04 220 0,239-1,524-0,813-42141 5 05 220 0,220 0,813 0,284 16320 6 06 240 0,303 0,776 0,158 21298 7 07 280 0,168 0,425 0,069 10316 Tổng -167861 Vùng 2, 3 và 4: Trong mùa mưa, phía bờ trái của luồng tàu Cửa Việt (Vùng 3) được bồi tụ khá mạnh, độ dày từ 0,4 0,5 m với tổng lượng bồi là 897942 m 3. Ở Vùng 2 do có sự nạo vét bùn cát trong mùa khô nên luồng tàu bị xói đáy, tốc độ xói là - 0,4 m với tổng lượng xói là - 323614 m 3. Vùng 4 có tốc độ bồi - xói nhẹ, tổng lượng bồi - xói là -98820 m 3. Như vậy, tổng lượng bồi - xói của khu vực cửa sông Cửa Việt (thuộc Vùng 2, 3 và 4) trong thời kỳ này là 475508 m 3 (bảng 4). Bảng 4. Lượng bồi - xói Vùng 2, 3, 4 - khu vực cửa sông Cửa Việt trong mùa mưa [2] (m) Chiều dày bồi Chiều dày xói lớn nhất Tổng lượng bồi - xói Δ bồi-max (m) Δ xói-max (m) (m) W bồi -xói (m 3 ) 1 B09 2 B08 500 1,314-0,126 0,891 268183 3 B07 500 1,584-0,207 0,923 350973 4 B06 500 1,411-0,358 0,847 278786 5 B05 500 0,610-1,787-0,376-145177 6 B04 500 0,542-1,682-0,382-178437 7 B03 500 0,805-0,627 0,048 19145 8 B02 500 0,417-0,725-0,192-55866 9 B01 500 0,313-0,916-0,457-62099 Tổng 475508 Tại khu vực luồng tàu vào cảng Cửa Việt (thuộc Vùng 2 và khu vực ngưỡng cửa sông) sau khi Công ty Cổ phần Vận tải thi công nạo vét vào đầu tháng 8/2007 nên việc tính toán một 157

cách chính xác lượng bùn cát bồi lấp luồng tàu rất khó khăn nên chỉ có thể tính toán được tổng lượng bồi - xói một cách tương đối tại khu vực này mà thôi. Tại Vùng 3 và 4, sự biến động địa hình đáy xảy ra ở khu vực phía bờ trái là hoàn toàn rõ nét bởi trong thời kỳ này gió Đông Nam, Đông có trị số lớn mang vật liệu từ phía Nam lên gây bồi lấp ở phía Bắc cửa sông Cửa Việt. 4.3. Tình hình bồi - xói luồng vào cảng Cửa Việt trong thời gian một năm Để đánh giá thực trạng bồi - xói khu vực cửa sông Cửa Việt trong thời gian một năm, các tác giả đã so sánh quá trình biến động địa hình trong thời gian từ đầu tháng 7/2006 đến cuối tháng 6/2007. Trong khoảng thời gian này khu vực nghiên cứu chịu sự ảnh hưởng của cả hai mùa gió: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam - đây là hai mùa gió có tác động mạnh nhất đến địa hình ven bờ biển Cửa Việt. Vùng 1: Kết quả tính toán cho thấy, trong thời gian một năm khu vực cửa sông Cửa Việt (nơi có cao trình đáy tương đối thấp từ -2,5-3,5 m) có tốc độ bồi lớn; tốc độ bồi trung bình đạt 0,5 0,6 m/năm. Vì thế để cho tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào cảng Cửa Việt hàng năm luồng tàu phải nạo vét bùn cát ở đoạn này. Khu vực xói nằm ở phía trong cửa sông (đoạn từ cảng Cửa Việt trở vào) nhưng mức độ xói nhẹ, từ 0,2 0,3 m/năm. Như vậy, trong khoảng thời gian một năm mặc dù đã được nạo vét thường xuyên nhưng tổng lượng bồi trên cả Vùng 1 vẫn đạt khoảng 21455 m 3 (bảng 5). Bảng 5. Lượng bồi - xói Vùng 1 - luồng vào cảng Cửa Việt trong một năm [2] (m) Chiều dày bồi Chiều dày xói Tổng lượng bồi - xói Δ bồi-max (m) Δ xói-max (m) (m) W bồi -xói (m 3 ) 1 01 1,514-0,312 0,562 54806 2 02 160 1,264-0,445 0,673 42867 3 03 160 0,748-0,256 0,160 8295 4 04 220 0,378-0,860-0,176-10124 5 05 220 0,194-1,155-0,289-39022 6 06 240 0,202-0,593-0,115-19356 7 07 280 0,175-0,608-0,081-16011 Tổng 21455 Vùng 2, 3 và 4: Vùng 2 (B04 B06) là khu vực được bồi mạnh, tốc độ bồi ở đây từ 0,38 0,42 m/năm. Phía bờ trái của luồng (Vùng 3) có xu hướng bị xói nhẹ, tốc độ xói là 0,15 0,2 m/năm. Ở khu vực phía bờ phải (Vùng 4) đáy biển cũng được bồi, tốc độ bồi từ 0,2 0,3 m/năm. Xét trên toàn bộ khu vực cửa sông Cửa Việt (thuộc Vùng 2, 3 và 4) trong một năm, lượng bồi vẫn lớn hơn lượng xói. Tổng lượng bùn cát được bồi là 383623 m 3, là 31969 m 3 /tháng (bảng 6). Có thể nhận thấy mức độ bồi - xói khu vực nghiên cứu trong một năm như sau: 158

Vùng 1 - nơi được bồi mạnh nhất là khu vực ngưỡng cửa sông, là nơi giao thoa giữa dòng chảy trong sông với dòng triều và dòng chảy sóng ven bờ do đó lượng bùn cát được lắng đọng nhiều ở khu vực này. Tuy nhiên, do khu vực này có cao trình đáy thấp nhất (từ - 2,5-3,5 m) lại có tốc độ bồi lấp mạnh ( từ 0,4 0,5 m/năm) nên hàng năm khu vực này thường được nạo vét nhằm đảm bảo cho giao thông thuỷ hoạt động thường xuyên và thoát lũ nhanh. Bảng 6. Lượng bồi - xói Vùng 2, 3, 4 - khu vực cửa sông Cửa Việt trong 1 năm [2] (m) Chiều dày bồi Chiều dày xói Tổng lượng bồi - xói Δ bồi-max (m) Δ xói-max (m) (m) W bồi -xói (m 3 ) 1 B09 2 B08 500 0,552-1,224-0,298-89.715 3 B07 500 0,931-1,526-0,337-128.100 4 B06 500 0,846-1,467-0,172-23.423 5 B05 500 1,464-0,371 0,369 142.355 6 B04 500 1,607-0,479 0,445 207.862 7 B03 500 1,313-0,560 0,392 156.532 8 B02 500 1,293-0,653 0,308 89.743 9 B01 500 1,282-0,627 0,209 28.369 Tổng 383.623 Khu vực phía bờ trái cửa sông Cửa Việt (Vùng 3) khi các đợt gió mùa Đông Bắc muộn vừa kết thúc nên xảy ra hiện tượng xói nhẹ và khu vực phía bờ phải cửa sông (Vùng 4) được bồi nhẹ. Nhưng nhìn chung tổng lượng bồi - xói giữa hai bên cửa sông là không lớn. Vùng 2 là vùng được bồi mạnh nhất do lượng bùn cát từ trong sông đổ ra và từ biển đưa vào gây bồi lắng luồng tàu vào cảng Cửa Việt. 5. Kết luận Cửa Việt là cửa sông của sông Thạch Hãn, do địa hình sông ngắn, dốc với thành tạo bề mặt trong sông chủ yếu là cát, cát pha tương đối bở rời kết hợp với dòng chảy trong mùa mưa, lũ rất lớn nên các vật liệu này được vận chuyển đến và gây bồi lấp cửa sông Cửa Việt. Mặt khác, dải ven bờ biển Cửa Việt đa phần là các loại cát hạt nhỏ đến hạt, có độ chọn lọc tốt rất dễ bị di chuyển đáy do tác động của sóng và dòng chảy sóng ven bờ lớn nên luồng tàu vào cảng Cửa Việt cũng đã và đang bị bồi lấp rất mạnh. Việc nghiên cứu ứng dụng mô hình DEM nhằm đánh giá diễn biến quá trình bồi - xói theo mùa, năm ở khu vực nghiên cứu là việc làm rất cần thiết. Khu vực nghiên cứu, xét theo 2 thời kỳ là mùa khô và mùa mưa trong một năm tương ứng với 2 thời kỳ mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam; chế độ động lực tại khu vực cửa sông Cửa Việt cũng bị chi phối theo hai mùa này. Trong mùa khô, mức độ bồi lấp luồng vào cảng Cửa Việt lớn hơn rất nhiều so với mùa mưa. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự tác 159

động mạnh mẽ của con người (nạo vét thông luồng). Nhưng nhìn chung, tổng lượng bồi lấp luồng tàu cửa sông Cửa Việt là rất lớn qua cả 2 mùa trong năm. Quá trình bồi lấp luồng tàu đang diễn ra rất mạnh ở khu vực cửa sông Cửa Việt, nhất là vùng ngưỡng cửa sông. Trong thời gian một năm khu vực này thường được bồi lên với tốc độ là 0,4 đến 0,5 m/năm (mặc dù hàng năm thường xuyên đã được nạo vét). Mặt khác, đây là khu vực có cao trình đáy thấp nhất nên gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng. Như vậy, có thể thấy việc nạo vét hạ độ sâu luồng tàu vào cảng Cửa Việt hàng năm chỉ là giải pháp tình thế, rất tốn kém về tiền của, về mặt lâu dài cần phải có sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa để đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo cho tàu thuyền ra vào cảng thuận lợi, một trong những đầu mối phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị hiện nay và tương lai. Tài liệu tham khảo [1] Đào Đình Châm, Nguyễn Văn Cư, 2007. Hiện trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển, bồi lấp cửa sông vùng ven biển cửa sông Cửa Việt, Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội. Số 4 - năm 2007 (169-179). [2] Nguyễn Văn Cư và nnk, 2008. Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường, chống bồi lấp nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt đến cảng Đông Hà. Báo cáo tổng kết đề tài. Lưu giữ tại Viện Địa lý. Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Cư và nnk, 1995. Nguyên nhân và giải pháp phòng chống sa bồi luồng tàu vào cảng Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. [4] Nguyễn Văn Lai, Bùi Xuân Thông, 1998. Mô hình toán trong kỹ thuật ven biển. Trường Đại học Thuỷ lợi. Hà Nội. [5] Bùi Anh Tuấn, 2005. Dự án cải tạo và nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Việt Quảng Trị. Khảo sát, nghiên cứu trên mô hình toán về chế độ thủy lực và bùn cát. Báo cáo khảo sát địa hình, thủy văn (bước lập báo cáo khả thi). [6] Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học, 1997. Chỉnh trị sông, cửa sông ven biển miền Trung. Nha Trang. [7] Kioyshi Horikawa, 1998. Nearshore dynamics and coastal processe. Univ. of Tokyo press, 537 papes. [8] Kraus, N.C., and Gravens, M.B., 1991. GENESIS: Generalized model for simulating shoreline change. Report 2, Workbook and System uses manual. US Army Corps of Engineers Washington, DC. 160