Microsoft Word - 8b. Tai lieu doc them ve Khai thac TS.doc

Tài liệu tương tự
Document

CHƯƠNG 1

Kinh Từ Bi

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Lời Dẫn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Tôi Đã Vẽ Như Thế Nào Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975? Trịnh Cung 1. Vẽ Trong Trại Tù Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng

Phần 1

Phần 1

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Ôi Nhân Vị và Duy Linh

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Truyện ngắn : Bà Năm xóm Chợ Bà Chiểu

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

No tile

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:


Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - tinhyeuemchon01.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Microsoft Word - HUONG XUA- Uyên H?nh

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Phần 1

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - doc-unicode.doc

CHƯƠNG 2

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ


Document

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Phong thủy thực dụng

Thuyết minh về Nguyễn Du

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

No tile

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau:

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Dân Thái Bình quê tôi kêu cứu vì nhà máy thép TQ gây ô nhiễm Văn Quang Viết từ Sài Gòn Trong bài trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về những cái độc

Document

No tile

daithuavoluongnghiakinh

Thuyết minh về truyện Kiều

Microsoft Word - doc-unicode.doc

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Oai đức câu niệm Phật

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

doc-unicode

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

HỒI I:

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Tải truyện Đừng Nói Với Anh Ấy Tôi Vẫn Còn Yêu (Phần 2) | Chương 2 : Chương 2

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

I _Copy

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phần 1

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

No tile

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Bản ghi:

Cào bay hủy diệt vịnh Vân Phong TT - Mùa biển động, các loài thủy sản từ biển khơi tập trung vào các đầm, vịnh để trú. Và nạn giã cào bay, giã nhũi... đã hoành hành dữ dội khiến hệ sinh thái bị tàn phá khủng khiếp. Giàn lưới và các sản phẩm của tàu giã cào bay đang cập bến bán cho thương lái - Ảnh: Lệ Giang Dù đang là chính vụ khai thác cá tôm nhưng nhiều ngư dân nghèo ven vịnh Vân Phong như xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Thắng và thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) bấm bụng cho ghe, thúng lên bờ nằm phơi khô, lưới chài bó lại thành cục cất trong nhà. Ai cũng sợ cào bay ăn thịt hết lưới chài của mình - ông Lê Ngọc Hoàng ở thôn Quảng Hội 2, xã Vạn Thắng, bức xúc. Như B52 rải thảm! Nhìn ngôi nhà của ông Hoàng nằm sát mép nước biển thật đáng thương, nói đúng thực chất là cái lều vừa đủ kê cái giường và chỗ nấu ăn. Mấy năm trước không có cào bay vào vịnh phá hoại, mùa gió đông bắc mỗi đêm đi câu cũng kiếm được 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Bây giờ cá, tôm đều bị cào bay lủm sạch, ngay cả những con nhỏ bằng chân nhang cũng không thoát - ông Hoàng tố cáo giã cào bay đã dồn gia đình ông vào chân tường. Thanh tra bó tay! Đơn thư cầu cứu, tố cáo nạn giã cào bay của bà con đã gửi nhiều lần đến xã, huyện, tỉnh. Sở Nông

Lưới của mình đã có đèn đỏ báo hiệu thành hàng, nhưng tàu của mấy ông cào bay không có đèn đuốc gì cả, họ sợ bị bắt nên đi như câm như điếc, chẳng thèm để ý gì. Cái miệng lưới (chiều ngang từ chiếc tàu này sang chiếc tàu kia) rộng mấy cây số, đi qua một cái coi như cả giàn lưới của mình nằm trọn trong đụt giã của họ. Mình kêu van cho tàu dừng lại, mấy ông còn nói Ai bảo mấy ông thả lưới tùm lum ráng chịu! - ông Nguyễn Trác ở thôn Tân Phước Đông, xã Vạn Phước, kể. Vùng biển xã Vạn Phước, Vạn Thọ, Vạn Khánh... nằm ở hóc vịnh Vân Phong, nước cạn, kín gió quanh năm, rất thuận lợi việc nuôi tôm hùm. Thế nhưng nạn cào bay hoành hành mấy năm nay đã làm triệt tiêu nghề nuôi tôm hùm ở đây. Trước đây lồng, bè nuôi tôm nằm san sát dài tít ra ngoài xa, nay đã dẹp bỏ hết rồi. Bởi con tôm hùm thích ở những vùng nước trong sạch, đêm nào cào bay cũng phá như bom của máy bay B52 rải thảm, mỗi lần cào bay đi qua nước đục từ dưới trào lên cuồn cuộn, cả một vùng rộng nước đen sì. Thử hỏi có con gì mà sống nổi! - ông Lê Văn Long, người có thâm niên 12 năm nuôi tôm hùm (nay phải bỏ nghề), cho biết. Sát thủ môi trường Nhắc đến hai từ cào bay, bất cứ ngư dân nào cũng sợ hãi vì sự tàn phá thật kinh khủng. Tàu giã cào bay được lên đời từ những chiếc thuyền cào đôi có công suất máy 30-60 CV. Bây giờ cào bay được cải hoán vỏ tàu to, lắp đặt động cơ máy ôtô, công suất 300-600 CV/tàu, chân vịt loại to bốn cánh, mỗi khi hoạt động cả hai tàu cùng kéo ga, ban đêm giữa biển thanh vắng nghe tiếng gầm rú như máy bay phản lực! Vận tốc của nó có thể đạt 8-10 hải lý/giờ (1 hải lý tương đương 1,8 km) nên dân biển mới gọi là giã cào bay. Bộ lưới của giã cào bay có chiều rộng 1,5-2 hải lý, chiều dài thì tít tắp. Phía dưới đáy họ gắn những dây xích sắt to đùng đủ sức kéo cả giàn dưới quét sát xuống đáy biển, có thể lủi xuống tận lớp bùn để cào sạch những con ốc, con ghẹ đang giấu mình dưới đó. Mỗi mẻ lưới của tàu giã cào bay kéo lên luôn đạt sản lượng 1,5-3 tấn (một đêm có thể kéo được 2-4 mẻ lưới). Vì vậy cào bay ở đầm, vịnh là siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, điều kinh khủng hơn cả của giã cào bay là sự hủy diệt môi trường. Nơi nào giã cào bay đi qua, xem như chỗ đó là biển chết! Bởi từ con cá thu vài chục ký đến những cá con chỉ mới bằng chân nhang đều dính lưới. Từ con ốc, con ghẹ ẩn náu dưới bùn cũng bị cào sạch! Thậm chí cả cỏ biển, rong biển cũng bị tàn phá nặng. LỆ GIANG nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa yêu cầu thanh tra sở thành lập đoàn kiểm tra tình hình vi phạm pháp luật của tàu cá trong vịnh Vân Phong, nhưng chẳng ăn thua gì. Ông Đặng Quốc Phú, chánh thanh tra sở này, ngao ngán: Chỉ cần tàu của thanh tra, biên phòng xuất hiện, cào bay, giã cào đều thụt đầu hết, nhưng chúng tôi quay lưng về họ lại ra hoạt động bình thường. Sử dụng canô nhỏ âm thầm phục kích trên biển thì dân cào bay chẳng sợ chút nào vì tàu của họ to, chạy nhanh. Canô của mình nhỏ như tấm lá phía dưới, tàu cứ chạy lướt qua như thường mà chẳng làm gì được cả.

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/moi-truong/420796/cao-bay-huy-diet-vinh-van- Phong.html

Mở cửa cho đánh bắt xa bờ TT - Việt Nam cần có chính sách tốt để thu gọn việc đánh bắt thủy sản ven bờ, đầu tư nhiều hơn cho đánh bắt xa bờ. Nhà nước nên có những thỏa thuận về nghề cá với các nước trong khu vực để giúp ngư dân yên tâm đi biển. Đưa đá lạnh xuống khoang, chuẩn bị cho chuyến đánh bắt mới tại cảng cá P.6 (TP Tuy Hòa, Phú Yên) sáng 7-6 - Ảnh: Duy Thanh Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Ảnh: V.V.Thành "Với trình độ của chúng ta hiện nay mà cứ đóng cửa thì rất khó thay đổi được công nghệ" Bà Nguyễn Thị Hồng Minh

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, trưởng nhóm tư vấn xây dựng chương trình xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng 2020) cho biết như trên trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 14-6. Bà Hồng Minh nói: - Trong ba trụ cột là khai thác, nuôi trồng và chế biến thì nhiều năm nay khai thác vẫn yếu nhất. Đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm. Có thể nói lực lượng, trình độ và năng lực đánh bắt xa bờ của ta thua thế giới, thua ngay cả các nước trong khu vực. Cụ thể các điều kiện cơ sở hạ tầng như cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão... đều hạn chế. Trong khi việc đánh bắt xa bờ của các nước đã bỏ qua tàu gỗ, thay bằng tàu sắt, tàu bằng vật liệu composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn ra đại dương thì chúng ta vẫn ra khơi bằng tàu gỗ rất nhiều và công nghệ đánh bắt chậm thay đổi. * Nghĩa là vừa qua số lượng tàu đánh bắt xa bờ có thể nhiều lên nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương ứng? - Đúng vậy. Việc đánh bắt xa bờ cần được tổ chức chặt chẽ, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, thiết bị cải tiến liên tục, vốn nhiều, nhưng ở nước ta đánh bắt xa bờ vẫn là nghề cá nhân dân, tức là dựa vào kinh nghiệm, truyền thống, thói quen của người dân là chính. Chúng ta đã có chiến lược phát triển thủy sản nhưng thiếu các chính sách cụ thể. Thật ra chúng ta từng có chương trình cho vay để đóng tàu đánh bắt xa bờ, nhưng cách quản lý không đáp ứng được yêu cầu. * Từ sự không thành công của chương trình cho vay để đóng tàu đánh bắt xa bờ, theo bà, cần làm gì để Việt Nam có được những đội tàu đánh bắt xa bờ ngang tầm khu vực và thế giới? - Trước đây chúng ta đã mở cửa cho một số quốc gia trong khu vực đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt xa bờ, nhưng về sau nảy sinh vấn đề không hay nên đã có rút kinh nghiệm theo hướng hạn chế lại. Quan điểm của tôi là nên mở cửa có chọn lọc, đơn giản vì nếu không mở cửa thì chúng ta sẽ không thu hút được vốn đầu tư, không tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngoài. Lĩnh vực đánh bắt xa bờ đòi hỏi đầu tư rất lớn, lại thêm rủi ro, làm sao người dân có vốn để đáp ứng được. Không chỉ có đánh bắt xa bờ mà nuôi trên biển cũng là ngành rất lớn, đi nhiều nước tôi thấy có những lồng nuôi cá trên biển vốn đầu tư lên đến vài chục triệu USD. Vừa rồi có đối tác từ Đan Mạch viết thư cho tôi, nói rằng họ muốn vào Việt Nam đầu tư lồng nuôi cá trên biển ngoài khơi xa (vùng nước sâu), nhưng chưa rõ chính sách trong lĩnh vực này như thế nào. Hỗ trợ gia đình 6 ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa Sáng 14-6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm hỏi, trao quà cho sáu gia đình của sáu ngư dân đi trên tàu của ông

* Trong bối cảnh hiện nay trên biển Đông, nếu chúng ta mở cửa có chọn lọc như bà nói, liệu có thật sự thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đánh bắt xa bờ? - Theo tôi được biết có những đối tác từ Nga, Tây Ban Nha... đã bày tỏ sự quan tâm. Trước đây cũng từng có đối tác từ Nga vào, nhưng về sau gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc cảng của ta thu phí như đối với tàu nước ngoài nên họ không chịu nổi mức phí đó và rút ra. Chúng ta không thể chỉ nói mở cửa có chọn lọc là xong, kèm theo đó phải là những chính sách hết sức cụ thể để bảo vệ lợi ích thiết thực của đối tác, phải trên cơ sở đôi bên cùng có lợi thì mới làm ăn lâu dài được. * Việc hỗ trợ ngư dân để họ yên tâm bám biển cũng rất cần thiết, thưa bà? - Trước hết, Nhà nước nên tiếp tục có những thỏa thuận về VÕ MINH nghề cá với các nước trong khu vực để giúp ngư dân yên tâm đi biển. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng cũng hết sức quan trọng. Tôi thấy quản lý nhà nước hiện nay còn chồng chéo và không đảm bảo quản lý theo chuỗi một cách có hiệu quả, kinh phí đầu tư còn dàn trải. Lực lượng kiểm ngư của chúng ta hiện nay còn yếu, cho nên kiểm soát tàu cá trong nước đã khó chứ chưa nói đến tàu cá nước ngoài. Cần thiết tăng cường năng lực của kiểm ngư và tổ chức lực lượng này theo vùng (mỗi vùng có nhiều tỉnh), tuy nhiên việc cấp phép, giải quyết giấy tờ thủ tục cho bà con ngư dân thì phải là cấp tỉnh, nghĩa là tạo thuận lợi nhất có thể cho bà con hoạt động nghề cá. Để tổ chức lại ngành thủy sản phải có sự nghiên cứu sâu hơn, không nên thấy các nước xung quanh làm thế nào thì mình bê nguyên mô hình như vậy, mà phải dựa trên thực tế của nước ta. Tiếp theo là các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân. Theo tôi, sự hỗ trợ này nên có định hướng hạn chế đánh bắt gần bờ, ưu tiên cho đánh bắt xa bờ. Các nước thường áp dụng chính sách hỗ trợ ngư dân thông qua tổ chức cộng đồng nghề cá. Tổ chức này tiếp nhận, quản lý và phân phối rất chặt chẽ các khoản hỗ trợ nên ít khi có tiêu cực. Chẳng hạn như Malaysia đã xây dựng nhiều bến cá, cảng cá và giao cho tổ chức cộng đồng ngư dân quản lý. Ở ta cũng đã đầu tư xây dựng một số cảng cá, chợ cá nhưng cách thức tổ chức, quản lý không phù hợp nên rất ít phát huy tác dụng. * Bà có đề xuất cụ thể nào về việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ? Lê Minh Tân (xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) bị mất tích khi đi khai thác rau chân vịt tại vùng biển Hoàng Sa hôm 23-1. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã trao mỗi suất quà trị giá 2 triệu đồng tiền mặt cho sáu ngư dân mất tích và trao tặng thêm 10 triệu đồng cho gia đình bà Ngô Thị Việt - vợ ông Lê Minh Tân. Số tiền trên được trích từ quỹ cứu trợ tỉnh Quảng Ngãi. - Nói chung Nhà nước không nên và không thể làm thay người dân, cái chính là Nhà nước ra chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển và giúp họ tổ chức lại. Ví dụ như khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp tương tự như hiệp hội khai thác cá ngừ, hiệp hội khai thác cá cơm. Nhà nước giúp hình thành tổ chức, giúp ngư dân xây dựng đội ngũ quản lý là người của họ chứ không phải quan chức nhà nước đứng ra làm, rồi giúp xây dựng thương hiệu... sao cho không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà cả thế giới biết đến các hiệp hội này.

Tôi đi sang cảng cá bên Pháp, thấy có những loại cá như nhau, nhưng chỗ này cá có vẻ tươi ngon hơn thì trên đó có dán một cái nhãn hiệu riêng, còn cá chỗ khác không có nhãn hiệu. Đó là cách làm của hiệp hội ngư dân, họ tiêu chuẩn hóa sản phẩm của mình để gia tăng giá trị. Việc tổ chức cộng đồng là rất quan trọng đối với nghề cá, thông qua tổ chức cộng đồng mới có thể thực hiện tốt nhất các hoạt động về tiêu chuẩn hóa, về quản lý, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi... Vấn đề ở đây tổ chức cộng đồng không phải là hợp tác xã, vì hợp tác xã có thể chung tài sản, còn tổ chức cộng đồng không chung tài sản mà xây dựng những giá trị mềm chung. Đó là thương hiệu chung, hệ thống quản lý chung, tiêu chuẩn chung... ĐỨC BÌNH - V.V.THÀNH thực hiện http://tuoitre.vn/kinh-te/442437/mo-cua-cho-danh-bat-xa-bo.html

An Giang: xuất hiện cá linh giả TTO - Những ngày gần đây, một số chợ ở TP Long Xuyên (An Giang) như Bình Khánh, Xẻo Trôm, Mỹ Quý xuất hiện mặt hàng cá linh non giả với giá 120.000-150.000 đồng/kg cá làm sạch. Cá linh giả bán tại chợ Bình Khánh (TP Long Xuyên) sáng 7-7 Theo ông Trần Anh Dũng - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, đây là giống cá rôhu còn gọi là cá trôi Ấn Độ (tên khoa học là Labeo rohita Hamilton) có đặc điểm, hình dạng khá giống với cá linh ống thường xuất hiện vào mùa nước nổi. Loài cá này được nhập nội từ khá lâu nhưng do không có giá trị kinh tế vì thịt không ngon, nhiều xương nên ít được thả nuôi ở các tỉnh ĐBSCL. Nay lợi dụng sở thích ăn cá linh non vào đầu mùa nước nổi của người tiêu dùng, một số thương lái đã mua cá rôhu giống để bán lại cho các chủ vựa cá bán ra các chợ. Theo một chủ cơ sở sản xuất cá giống trên địa bàn TP Long Xuyên, giá cá giống rôhu hiện nay khoảng 60.000-70.000 đồng/kg, gần đây thương lái thường đặt mua khá nhiều.

Cá linh giả Ông Dũng cũng cho biết theo thông tin từ các trạm đầu nguồn sông Cửu Long thì hiện nay lũ đầu nguồn chưa có, tức là nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong đó có cá linh non vốn theo lũ trôi từ thượng nguồn Campuchia về Việt Nam cũng chưa xuất hiện. Mặt khác, thông tư của Bộ NN&PTNT quy định sau ngày 31-8 mới được phép khai thác cá linh non. Như vậy, việc mặt hàng này được bán rộng rãi trên thị trường hiện nay là bất hợp lý, cần được các ngành chức năng kiểm tra, xử lý. MINH XUÂN http://tuoitre.vn/kinh-te/quan-sat-thi-truong/445528/an-giang-xua%cc%81thie%cc%a3n-ca%cc%81-linh-gia%cc%89.html