Mô cơ

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Bai giang giai phau hoc tap 1.doc

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

Bảo tồn văn hóa

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Phong thủy thực dụng

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

mmmmm

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

U lành tính vùng miệng hàm mặt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

1

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

No tile

Microsoft Word - cankhontuyetphap25.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bê

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

CHƯƠNG 2

Lời Dẫn

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 KÌ I

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

quy phạm trang bị điện chương ii.2

C QUI TRÌNH KỸ NĂNG THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT C1 - CHÍCH CHẮP, CHÍCH LẸO Mục đích: Giúp điều trị cho NB. Mức độ: Mỗi bước thực hiện có qui định mức độ m

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

PowerPoint Presentation

y häc cæ truyÒn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

MỞ ĐẦU

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Print

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Lần đầu tiên phải khăn gói xa nhà để lên thành phố ôn thi đại học, lòng Trường không khỏi sự nôn nao hồi hộp

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Layout 1

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng - lần 2 Câu 1: Gọi λ1, λ2, λ3, λ4 tươn

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

MẪU SLIDE POWERPOINT ĐẸP

BẢNG GIÁ VIỆN PHÍ ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN (Ban hành kèm theo QĐ 243 và 873/QĐ-SYT, Thông tư 37 Bộ Y tế) STT MA_DVKT TÊN DỊCH VỤ KỸ T

Ths.Bs. Trần Văn Tú

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Ai baûo veà höu laø khoå

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

BẢN CHẤT CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 1) Mở đầu BẢN CHẤT CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

Xe tải ISUZU 1.9 tấn thùng kín Composite - isuzu 1t4 2t5 QKR77 EURO 4

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word Dieu khoan cham soc suc khoe khau tru chi phi bao hiem rui ro - print

Document

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: UNG THƯ THANH QUẢN 1

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

Tả cánh đồng quê em văn 5

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Bản ghi:

MÔ CƠ TS.BS. Hoàng Anh Vũ I. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Phân biệt được các thành phần trong cấu trúc mô cơ vân 2. Kể tên, vị trí giải phẫu và mô tả được cấu tạo các mô nút của tim 3. Phân biệt được các thành phần trong cấu trúc mô cơ trơn 4. Mô tả được cấu tạo của sợi cơ vân, sợi cơ tim và sợi cơ trơn II. NỘI DUNG BÀI GIẢNG Mô cơ được tạo nên từ những tế bào đã biệt hóa gọi là sợi cơ, để thực hiện chức năng chính là co duỗi. Các tế bào cơ có nguồn gốc trung bì, thực hiện được chức năng co duỗi nhờ các tơ cơ (vi sợi cơ) và các protein trong tế bào. Các tơ cơ do những xơ cơ (siêu sợi cơ) tạo thành. Dựa theo đặc tính hình thái và chức năng, mô cơ được chia thành 3 loại là cơ vân (cơ xương), cơ tim và cơ trơn. Sự co cơ vân theo ý muốn, còn sự co cơ tim và cơ trơn có tính tự động. Trong cơ thể, ngoài các tế bào cơ, còn có những loại tế bào khác cũng có khả năng co duỗi như tế bào cơ biểu mô, tế bào quanh mạch và nguyên bào sợi. Mô cơ là nơi dự trữ protein lớn nhất trong cơ thể, bao gồm các protein cấu tạo nên các xơ co rút như myosin, actin, troponin, tropomyosin, α-actinin, β-actinin, titin. Ngoài ra trong cơ còn có myoalbumin, myogen và myoglobin (tạo cho cơ có màu đỏ). Cơ cũng là nơi dự trữ glucide dưới dạng glycogen, dự trữ lipid dưới dạng mỡ trung tính hoặc lipoprotein. Các chất vô cơ trong cơ gồm có nước (chiếm 75 80%), các muối khoáng Na, Ca, Mg, K, P và các nucleotide như ADP, ATP, phosphagen. 1. CƠ VÂN Cơ vân là các cơ bám xương, cơ bám da đầu, cơ mặt, cơ lưỡi, cơ ở phần trên thực quản, cơ thắt hậu môn và cơ vận nhãn. 1.1 Mô cơ vân Mô cơ vân được tổ chức thành những bắp cơ. Phía ngoài mỗi bắp cơ được bao bọc bởi cân cơ. 1

Bắp cơ do các bó cơ hợp thành: các bó nhỏ họp thành bó vừa, các bó vừa họp thành bó lớn. Các bó cơ là những khối hình thoi liên kết chặt chẽ với nhau bởi các vách liên kết. Trong vách liên kết giữa các bó cơ có các mạch máu, mao mạch bạch huyết và những dây thần kinh. Các sợi cơ hay tế bào cơ là thành phần tạo nên các bó cơ. Mô liên kết hay mô nội cơ (chủ yếu là những sợi liên kết và một ít nguyên bào sợi) nằm phía ngoài màng đáy của mỗi sợi cơ, vừa bọc sợi cơ vừa gắn chúng thành những bó cơ. Mô liên kết ở phần đầu hoặc phần cuối của bắp cơ nối tiếp với gân để gắn vào xương. Các sợi collagen của gân lồng sâu và gắn với màng đáy của sợi cơ, còn những sợi võng ở bề mặt của sợi cơ gắn với bề mặt của sợi gân. Các mạch và dây thần kinh thường đi vào bắp cơ ở một vị trí trước khi chia nhánh để phân bố sâu vào trong bắp cơ. Sự tuần hoàn máu trong mô cơ vân rất phát triển: từ lưới tiểu động mạch, máu được dẫn tới khắp mô cơ bằng lưới mao mạch kín rất phong phú. Những mao mạch bạch huyết không phân bố tới tận các sợi cơ vân, vì vậy ở mô liên kết quanh các bó nhỏ không thấy mạch bạch huyết. Lưới sợi thần kinh ở cơ vân rất phong phú: những sợi thần kinh có myelin đến tận các sợi cơ hay gân để hình thành các thoi thần kinh cơ, tiểu thể thần kinh gân và bản vận động. Mỗi sợi cơ thường có một bản vận động. Ngoài ra còn có các sợi thần kinh giao cảm đến chi phối hoạt động của các mạch. 1.2 Sợi cơ vân (tế bào cơ vân) Mỗi sợi cơ vân là một tế bào đa nhân (trung bình 7000 nhân) và được bọc ngoài bằng màng sợi cơ. Chiều dài trung bình của sợi cơ vân là 4 cm, nhưng có thể dài tới 20 cm. Đường kính thay đổi từ 10 100 µm. a. Nhân: Nhân sợi cơ nằm ở ngoại vi khối cơ tương, sát dưới màng sợi cơ. Mỗi nhân chứa 1 2 hạt nhân, ít chất nhiễm sắc. b. Cơ tương: Cơ tương chứa tơ cơ hay vi sợi cơ (myofibril) và các bào quan khác như bộ Golgi, ti thể, lưới nội bào không hạt, hệ thống ống ngang. 2

Về cấu tạo vi thể, tơ cơ là những sợi dài, đường kính 0,5 2 µm, chạy song song với trục dài sợi cơ. Dọc trên mỗi tơ cơ có những đoạn sáng và tối nằm xen kẽ nhau tạo nên những vân ngang của sợi cơ. Đoạn sáng dài khoảng 0,8 µm, được gọi là băng I (isotrope). Chính giữa băng I có vạch Z (Zwischenscheibe) nhỏ và thẫm màu, chia băng I thành 2 băng sáng bằng nhau. Đoạn tối dài 1,5 µm, được gọi là băng A (anisotrope). Giữa băng A có vạch H (Hansen) sáng màu. Giữa vạch H còn có vạch nhỏ M (Mittenstreifen). Đơn vị co cơ (sarcomere hay lồng Krause) là đoạn tơ cơ giữa hai vạch Z kế tiếp nhau, dài khoảng 1,5 2,2 µm. Về cấu tạo siêu vi thể, tơ cơ được tạo thành bởi những sợi rất nhỏ gọi là xơ cơ hay siêu sợi cơ (myofilament). Loại xơ mảnh là xơ actin, có đường kính 8 nm, dài 1 µm, có mặt ở cả băng I và A nhưng gián đoạn ở vạch H. Loại xơ mảnh được tạo nên từ những phân tử F-actin, tropomyosin và troponin. Loại xơ dày là xơ myosin, có đường kính 15 nm, dài 1,6 µm, chỉ có trong băng A. Hai loại xơ xếp song song và lồng vào nhau theo kiểu cài răng lược. Trên mặt cắt ngang, ở băng I những xơ actin đứng ở đỉnh của những hình lục giác đều, ở băng A mỗi xơ myosin nằm ở tâm của hình lục giác đều này. Tại vạch Z, các xơ actin của hai đơn vị co cơ kế tiếp nhau liên kết với 4 xơ α-actinin của vạch Z. Giữa 2 đơn vị co cơ kế tiếp nhau, các xơ actin nối với xơ myosin qua các xơ titin: đoạn thẳng nằm trong băng A, đoạn lò xo nằm trong băng I để nối xơ myosin với vạch Z. Trong mỗi đơn vị co cơ, các thành phần của lưới nội bào không hạt nối với nhau hình thành một hệ thống túi và ống bao quanh tơ cơ: những túi tận cùng ở mức ranh giới giữa băng A và băng I, túi H ở ngang mức vạch H, ống liên hệ giữa túi H và túi tận cùng được gọi là ống nối. Lưới nội bào tương là nơi tích trữ Ca ++. Hệ thống ống ngang hay hệ thống vi quản T (transverse) là hệ thống ống nhỏ vây quanh các tơ cơ, ở ngang mức ranh giới giữa băng A và băng I. Ống ngang có lỗ mở ở màng bào tương, thông với khoảng gian bào của sợi cơ. Các ống ngang tiếp xúc mật thiết với các túi tận cùng bằng liên kết khe. Tập hợp những thành phần gồm ống ngang và những ống túi thuộc lưới nội bào nằm ở hai bên ống ngang đó được gọi là bộ ba (triad). Vai trò chính của hệ thống ống ngang là đảm bảo cho sự co đồng thời của toàn bộ sợi cơ khi có kích thích tới ngưỡng. Tại triad, hiện tượng khử cực từ ống ngang mau chóng truyền sang lưới nội bào, ion Ca ++ được phóng thích vào cơ tương để bắt đầu quá trình co cơ. 3

c. Màng sợi cơ: Sợi cơ được bọc bởi 2 màng là màng bào tương và màng đáy. Giữa 2 màng có những tế bào vệ tinh (satellite cell), có khả năng phân chia khi cơ vân bị tổn thương. Mặt ngoài màng đáy có các sợi tạo keo và sợi võng nhỏ gắn các sợi cơ với nhau. Phân loại sợi cơ vân Loại I (trong khối cơ lưng): Màu đỏ, kích thước nhỏ, trong bào tương nhiều myoglobin và ti thể, co rút chậm nhưng mạnh và kéo dài. Loại II (trong cơ vận nhãn và co ngón tay): Màu trắng, kích thước lớn, bào tương ít myoglobin và ti thể nhưng giàu glycogen, co rút nhanh nhưng mau mỏi. Loại III: Trong bào tương nhiều ti thể, myoglobin và cả glycogen, co rút mạnh nhưng không kéo dài. 1.3 Thay đổi hình thái khi co cơ Khi co cơ, xơ actin và xơ myosin không thay đổi chiều dài, nhưng có sự trượt sâu của xơ actin về phía vạch M. Những tơ cơ ngắn lại: Hai vạch Z của một đơn vị co cơ chuyển dịch lại gần nhau. Những đoạn sáng thu hẹp kích thước (băng I và vạch H), những đoạn tối không thay đổi (băng A). Nếu cơ co rút mạnh, băng I và vạch H biến mất. 2. CƠ TIM Cơ tim là một loại cơ vân đặc biệt, cũng có các vân ngang do sự sắp xếp các xơ actin và xơ myosin tạo thành đơn vị co cơ. Cơ tim tạo thành một lớp cơ dày ở thành quả tim, được phủ bởi màng ngoài tim và màng trong tim. Mô cơ tim hầu như không có khả năng tái tạo khi bị tổn thương. 2.1 Mô cơ tim Mô cơ tim được tổ chức thành những lưới sợi cơ. Các tế bào cơ tim nối tiếp nhau bằng các mối liên kết ở đầu sợi cơ và bằng các nhánh nối. Giữa các tế bào là mô liên kết thưa, chứa mao mạch máu, mao mạch bạch huyết và sợi thần kinh. Lưới sợi cơ bám lên khung liên kết của tim là các lá xơ và vòng xơ. Ở tầng tâm thất, cơ tim tạo nên một thành dày, ở tầng tâm nhĩ mỏng hơn. 2.2 Sợi cơ tim 4

Vi thể: Mỗi sợi cơ tim là một tế bào, đường kính 15 µm, dài khoảng 85 100 µm. Mỗi tế bào chỉ có một hay hai nhân, hình trứng, nằm ở trung tâm tế bào, chứa những khối chất nhiễm sắc đậm. Tơ cơ cũng hợp thành bó, với các vân ngang mảnh và mờ hơn ở cơ vân. Trên mặt cắt dọc, có những vạch ngang sợi cơ nhưng không trên cùng một hàng mà cách đều đặn, gọi là vạch bậc thang. Siêu vi thể: Vi quản T trong sợi cơ tim lớn hơn nhưng số lượng ít hơn so với trong sợi cơ vân, không tạo thành bộ ba mà chỉ là bộ đôi (diad). Lưới nội bào không hạt kém phát triển hơn so với ở sợi cơ vân. Ty thể trong sợi cơ tim rất phong phú, xếp thành hàng dọc theo chiều dài sợi cơ, chiếm 40% thể tích khối cơ tương (ở cơ vân là 2%). Tế bào cơ tim ở tâm nhĩ nhỏ hơn ở tâm thất. Hệ thống vi quản T ở tế bào cơ tim tâm thất phát triển phong phú hơn ở tâm nhĩ, vì vậy tốc độ truyền thế năng hoạt động ở tâm thất cũng nhanh hơn. Dưới kính hiển vi điện tử, vạch bậc thang là nơi 2 đầu tế bào cơ tim tiếp giáp nhau. Vạch bậc thang có phần ngang và phần dọc theo sợi cơ. Phần ngang thuộc các tơ cơ cạnh nhau trong một sợi cơ, đứng chênh nhau một khoảng bằng một đơn vị co cơ. Ở phần ngang có các thể liên kết hoặc liên kết bản gắn kết màng hai sợi cơ kế tiếp nhau, ở phần dọc có mối liên kết khe, là nơi truyền xung động giữa hai tế bào cơ tim. 2.3 Mô nút Mô nút giữ vai trò quan trọng trong sự phát sinh và dẫn truyền xung động, cho tim co bóp tự động và nhịp nhàng a. Nút xoang (nút xoang nhĩ hay nút Keith Flack) Nằm ở bên phải tĩnh mạch chủ trên, sát với tâm nhĩ phải. Nút xoang là nơi phát nhịp của quả tim. Thành phần cấu tạo chủ yếu là những tế bào cơ đặc biệt gọi là tế bào mô nút, hình trụ hoặc đa diện, có nhân lớn nằm giữa tế bào, quanh nhân là một vùng bào tương rộng, không có bào quan. Phần bào tương ở ngoại vi tế bào chứa những tơ cơ có kích thước thay đổi và sắp xếp theo các chiều khác nhau, xen kẽ với các ti thể. Ở vùng ngoại vi của nút xoang còn có tế bào cơ chuyển tiếp, ngắn và mỏng hơn tế bào cơ tim, được coi là dạng trung gian giữa tế bào cơ kém biệt hóa và tế bào cơ tim. Các tế bào trong nút xoang liên hệ với nhau và với các tế bào cơ tim bằng những mối liên kết khe. b. Nút nhĩ thất (nút Tawara) 5

Nằm phía dưới vách liên nhĩ, ngay sát chân van 3 lá. Nút nhĩ thất chứa ít tế bào mô nút nhưng nhiều tế bào cơ chuyển tiếp. c. Bó His Từ nút nhĩ thất chạy ở mặt phải thành trong của tâm nhĩ phải, xuống vách liên thất, chạy từ sau ra trước rồi chia làm hai nhánh ở hai mặt của vách liên thất. d. Lưới sợi Purkinje Là lưới sợi tỏa ra từ hai nhánh của bó His, nằm rải rác ở màng trong tim. Các tế bào của sợi Purkinje có đường kính thường lớn gấp hai lần của tế bào cơ tim, giàu ti thể và glycogen nhưng tơ cơ thì ít và nằm ở ngoại vi của cơ tương. Các tế bào của lưới Purkinje liên hệ với nhau và với các tế bào cơ tim bằng những mối liên kết khe. 2.4 Tế bào nội tiết ở tim Là những tế bào cơ đặc biệt, khu trú chủ yếu ở tiểu nhĩ phải và tiểu nhĩ trái, các khu vực khác của tâm nhĩ và dọc theo hệ thống dẫn truyền ở vách liên thất. Trong bào tương có những hạt chế tiết nhỏ đường kính khoảng 0,3 µm, thường tập trung ở hai cực của nhân tế bào và liên quan với các hệ thống Golgi. Những hạt chế tiết này chứa những tiền hormon polypeptide có hoạt tính sinh học như cardio-dilatin hay atrial natriuretic polypeptide, ảnh hưởng tới huyết áp và lưu lượng tuần hoàn. 3. CƠ TRƠN Cơ trơn có ở thành các tạng rỗng, thành mạch, da và một số cơ quan khác. Tế bào cơ trơn không có vân ngang. Cơ trơn hoạt động không theo ý muốn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật. Mô cơ trơn có khả năng tái tạo khi bị tổn thương. 3.1 Mô cơ trơn Những sợi cơ trơn họp lại thành từng bó hoặc từng lớp bằng cách lồng vào nhau, phần phình to của sợi này nằm cạnh đầu thon nhỏ của sợi bên cạnh. Khoảng gian bào có chứa sợi collagen, sợi võng và chất gian bào. Ở hầu hết các tạng rỗng, có hai lớp cơ trơn: Những sợi của lớp trong xếp theo hướng vòng, lớp ngoài theo hướng dọc. Riêng ở dạ dày và đoạn dưới niệu quản còn thêm lớp thứ ba gồm những sợi chạy chéo, nằm ở phía trong lớp vòng. 6

Xen giữa các bó sợi cơ trơn là mô liên kết, mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh. Mạch máu ở mô cơ trơn không phong phú bằng ở mô cơ vân. Ở thành của nhiều mạch máu, mô cơ được nuôi dưỡng bằng con đường khuếch tán. 3.2 Sợi cơ trơn Vi thể: Tế bào cơ trơn hay sợi cơ trơn thường có hình thoi. Mỗi sợi cơ trơn có một nhân hình trứng hoặc hình que gẫy khúc, nằm ở phần phình ra ở giữa sợi cơ, chứa 1-2 hạt nhân. Chất nhiễm sắc phân bố thành các cụm nhỏ sát màng nhân. Sợi cơ trơn được phủ bởi màng bào tương và màng đáy. Bên ngoài màng đáy có các sợi tạo keo và sợi võng nhỏ. Chiều dài sợi cơ trơn khác nhau tùy mỗi cơ quan: Ở thành mạch máu chỉ khoảng 20 µm, nhưng ở tử cung mang thai sợi cơ có thể dài tới 500 µm Siêu vi thể: Trong cơ tương có chứa 3 loại xơ cơ là xơ actin, xơ myosin và xơ trung gian. Xơ actin không chứa troponin như trong sợi cơ vân, mà thay bằng các phân tử calmodulin. Thành phần chủ yếu của xơ trung gian là desmin, riêng ở sợi cơ trơn thành mạch còn bổ sung thêm vimentin. Các xơ actin và xơ trung gian gắn lên thể đặc, là những cấu trúc nhỏ hình thoi đậm màu, nằm rải rác trong cơ tương và sát màng bào tương. Thể đặc có thành phần chính là các xơ α-actinin giống như của vạch Z trong sơi cơ vân. Các xơ cơ chạy dọc hoặc xiên so với trục dài của sợi cơ, nên ở sợi cơ trơn không có vân ngang. Khi sợi cơ co rút, mặt sợi cơ có nhiều chỗ lồi, lõm. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Bình và cs. Mô Phôi. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007. 2. Mescher AL. Junqueira's Basic Histology, Twelfth Edition, 2010. 7