CHƯƠNG 3 BIÊN DỊCH VÀ VĂN HÓA 3.1 Quan hệ của ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và thế giới quan của người sống trong xã hội sử dụng ngôn

Tài liệu tương tự
Tam Quy, Ngũ Giới

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

MỞ ĐẦU

Bài học về Tình thương

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

MỞ ĐẦU

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Trà đàm: Tình yêu luôn ở đây

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

VẠCH MẶT NHÂN CHỨNG GIAN DỐI

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - CL docx

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Mở đầu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Gian

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Untitled

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

LÔØI TÖÏA

Tả một cảnh đẹp mà em biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Document

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Microsoft Word - Conduong.doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Công Chúa Hoa Hồng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Document

No tile

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

VINCENT VAN GOGH

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Phân tích bài thơ Chiều tối

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phần 1

Phần 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Document

J

Bản ghi:

CHƯƠNG 3 BIÊN DỊCH VÀ VĂN HÓA 3.1 Quan hệ của ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và thế giới quan của người sống trong xã hội sử dụng ngôn ngữ đó và là phương tiện truyền đạt văn hóa. Thông qua phương tiện trung gian là ngôn ngữ chú trọng vào học tập và thực hành những yếu tố văn hóa như khoa học, tri thức, học thức, có thể nói ngôn ngữ là yếu tố quan trọng và điển hình nhất của văn hóa xã hội đó. Vì vậy rất nhiều học giả khẳng định rằng trong giáo dục tiếng nước ngoài thì khả năng ngôn ngữ và vốn hiểu biết văn hóa của ngôn ngữ đích luôn luôn đồng hành cùng nhau. Jespersen cho rằng mục tiêu quan trọng nhất của dạy học tiếng nước ngoài không chỉ là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ đó mà còn là tinh thần của đất nước đó, tức là vốn hiểu biết về văn hóa. Học giả về nhân loại học Sapir đưa ra ý kiến văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ không thể tách rời. Cùng quan điểm này, Lado đề cập đến việc vì sự hệ thống của xã hội và văn hóa ngôn ngữ không thể tách rời nên để nắm rõ, người học cần phải biết về bối cảnh văn hóa, xã hội của ngôn ngữ đích. Ngoài ra Stern cũng từng đề cập rằng cần giáo dục văn hóa và ngôn ngữ song song với nhau, và văn hóa rất cần thiết trong việc sử dụng ngôn ngữ. Nghĩa là nếu chỉ sử dụng những từ có ý nghĩa đơn giản cũng có thể giao tiếp thành công nhưng việc này vẫn có giới hạn nhất định, do vậy cần xem xét đến sự liên quan mật thiết với xã hội và văn hóa sử dụng ngôn ngữ đó. Brown giải thích rằng ngôn ngữ có ảnh hưởng đến văn hóa hoặc tập thể sử dụng ngôn ngữ đó, quan hệ của văn hóa và ngôn ngữ là khi học một ngôn ngữ thứ 2 cũng có nghĩa là học một văn hóa thứ 2. Ngôn ngữ - di sản văn hóa, xã hội bao gồm những sắc thái đặc biệt của xã hội đó, có thể nhận thấy thông qua

những ví dụ đa dạng mà các học giả đưa ra về xã hội ngôn ngữ được phản ánh qua sự khác biệt văn hóa. Sapir chỉ ra ngôn ngữ ở khu vực sa mạc thường có nhiều từ đề cập đến địa điểm có nước, trái lại ngôn ngữ khu vực ven biển thường có những từ xuất hiện tên của những loài cá. Valdes thì cho thấy có điều lạ là ở những khu vực có tuyết rơi có rất nhiều từ liên quan đến điểm đặc biệt của tuyết vùng đó, trái lại ở khu vực khí hậu nhiệt đới có thể tìm thấy những từ liên quan đến mưa. Hiện tượng phản ánh hoàn cảnh, xã hội như vậy rất thường gặp trong tiếng Hàn và tiếng Anh. Ngoài ra Choi Hyun Wook đã cho chúng ta thấy từ aunt của tiếng Anh không có từ tương ứng duy nhất nào trong tiếng Hàn, mỗi từ như dì, cô, thím, bác gái đều có ý nghĩa riêng, Hàn Quốc không có dân tộc thiểu số nên đã là người Hàn Quốc thì ý thức dân tộc rất cao và hầu hết gia đình mang văn hóa Nho giáo truyền thống, các từ được dùng để biểu thị quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất phát triển. Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ mật thiết trong giáo dục ngôn ngữ nên nhà hiền triết Shin đã đưa ra thứ tự ảnh hưởng của mối quan hệ này đến việc giao tiếp như sau: Ông cho rằng Để đạt được hiệu quả giao tiếp giữa hai văn hóa thì đôi bên đều phải nắm được những hình thức tư duy có thể xảy ra. Nếu không hiểu hoàn cảnh và bối cảnh văn hóa xã hội của hai ngôn ngữ thì hầu như không thể giao tiếp một cách trọn vẹn. Rất khó để hiểu hết nếu văn hóa và các hình thức tư duy có thể khác nhau. Điều này đã chứng minh khác biệt về cấu tạo ngôn ngữ càng lớn thì khác biệt văn hóa càng lớn và đề xuất rằng giáo dục văn hóa một phần của mục tiêu giáo dục cần phải được quan tâm đồng thời.

Brooks phân chia các khái niệm về văn hóa trong giáo dục ngôn ngữ nhập môn thành 5 mục như sau: Culture 1. biological growth (tăng trưởng sinh học) Culture 2. personal refinement (phẩm chất cá nhân) Culture 3. literature and the fine arts (văn học và nghệ thuật) Culture 4. patterns for living (hình mẫu cuộc sống) Culture 5. the sum total of a way of life (tổng thể phương thức cuộc sống) Theo ông trong số này phần Culture 4 là phần quan trọng nhất trong số các quan điểm giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của giáo dục tiếng nước ngoài. Culture 4 nói về vai trò của cá nhân trong xã hội, quy tắc về thái độ và hành động của cá nhân phải biểu hiện trong mọi tình huống, theo đó con người từ thuở nhỏ đã thành thục với phán đoán của bản thân về thế giới và tập quán xã hội trong bản thân mình. Ông đề nghị rằng trong thời gian đầu của giáo dục ngôn ngữ, để có thể giao tiếp như ý muốn, những nội dung phải dạy là những lĩnh vực quan trọng hơn bất cứ điều gì như suy nghĩ, lòng tin, hành động, lời nói, ẩm thực, trang phục..., và ở giai đoạn này khi đạt đến trình độ học tập nào đó, giáo dục văn hóa lí tưởng cần bao gồm địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Bên cạnh đó Brooks một lần nữa chia culture 4 thành văn hóa chính thức và văn hóa chiều sâu. Văn hóa chính thức bao gồm các dịp lễ cá nhân chính như lễ rửa tội cho trẻ em, chúc mừng sinh nhật, trao tặng học vị, kết hôn, nhận chức, lĩnh phạt, tang lễ..., còn văn hóa chiều sâu bao gồm những việc hình thành từ vô thức, lặp đi lặp lại từ khi còn nhỏ và trong cả cuộc đời, tiếp thu được từ việc liên tục đánh giá, tư duy, quan sát, hành động, giao tiếp... trong mối quan hệ với những người khác.

Cuối cùng Yoo Jin Hyung phân chia văn hóa liên quan đến ngôn ngữ thành văn hóa bên trong và văn hóa bên ngoài; văn hóa bên trong bao gồm những trường hợp như câu từ và biểu hiện hay dùng đặc biệt trong tiếng nước ngoài mà người học bằng tiếng mẹ đẻ không thể hiểu được, hình thức tư duy, hành động kiểu phương Tây... còn văn hóa bên ngoài bao gồm những tri thức thông qua nghiên cứu lịch sử, chế độ xã hội của người sử dụng ngôn ngữ đích, việc có hay không tri thức đó trong bản thân ngôn ngữ cũng không liên quan đến việc học tập ngôn ngữ. Theo đó, ngôn ngữ phản ánh văn hóa bên trong con người sáng tạo ra nó và là thành quả do xã hội của người sáng tạo đó hình thành nên nên ngôn ngữ và văn hóa không thể tách rời. Cuối cùng thông qua giáo dục tiếng nước ngoài và biên dịch, việc học văn hóa và khả năng biểu hiện ý nghĩa có thể chính xác hơn. 3.2 Biên dịch và tính chất văn hóa Biên dịch là giao tiếp ngôn ngữ giữa các văn hóa khác nhau thông qua thông điệp bằng chữ viết. Khi đó để người đọc ngôn ngữ có thể hiểu được văn bản dịch, người dịch phải sử dụng tri thức ngôn ngữ, văn hóa một cách phù hợp. Vấn đề khó khăn ngôn ngữ có thể vượt qua ở mức độ nào đó, nhưng nếu không hiểu được logic về văn hóa giữa hai ngôn ngữ thì không thể biên dịch văn bản gốc một cách đầy đủ. Một ngôn ngữ nhất định mang nét đặc trưng của quan niệm, tập quán sinh hoạt cố hữu của người sử dụng nó, biểu hiện phong tục tập quán đó một cách trực tiếp hay gián tiếp. Bởi vậy người biên dịch cần phải nắm được văn hóa của cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích. Biên dịch là hành động giao lưu văn hóa và tất nhiên là phải xem xét đến khía cạnh văn hóa. Những từ ngữ, biểu hiện so sánh trong văn hóa của chúng ta và văn hóa đích là khác nhau, từng người sử dụng ngôn ngữ cũng có khuynh hướng khác nhau, vì vậy cần phải hiểu những yếu tố văn hóa trong biên dịch, xa rời văn hóa thì việc biên dịch vô cùng khó khăn.

Sau đây hãy cùng xem hoạt động biên dịch tiến hành theo văn hóa trung gian mang lại tác động quan trọng như thế nào đối với việc tiến hành biên dịch một cách thuận lợi. [1] Biên dịch và từ ngữ văn hóa Tùy theo tầm quan trọng trong giá trị của vùng văn hóa, vùng văn hóa được chia ra làm hai phạm trù là hiện tượng và sự vật hoặc có thể nhiều hơn, ngoài ra còn có những vùng văn hóa chỉ xuất hiện một phạm trù. Cùng một từ nhưng tùy theo từng vùng văn hóa mà có thể chia ra và xuất hiện dưới hình thức đa dạng khác nhau hoặc không. Ví dụ như trong tiếng Hàn biểu hiện chỉ quan hệ huyết thống rất phát triển. Thế nhưng trong vùng văn hóa sử dụng tiếng Anh các biểu hiện xưng hô hoặc chỉ quan hệ huyết thống lại không phát triển. Trong vùng văn hóa tiếng Anh từ để chỉ quan hệ huyết thống chỉ có một mà thôi. Như son, daughter, grandson, granddaughter, brother, sister, father, mother, husband, wife, grandfather, grandmother, uncle, aunt, cousin là những từ chỉ quan hệ thân thích. Với vùng dùng tiếng Anh không phân biệt giữa maternal aunt (dì) và paternal aunt (cô), từ ngữ tiếng Anh không sử dụng những từ đó. Tuy nhiên trong tiếng Hàn những từ chỉ quan hệ họ hàng rất phức tạp. Từ cousin của tiếng Anh đối với biểu hiện chỉ quan hệ họ hàng của tiếng Hàn lại biên dịch theo nhiều cách khác nhau. cousin trong tiếng Anh là chỉ tất cả các quan hệ như con trai con gái của anh em bố, con trai con gái của chị em bố... nhưng biên dịch sang tiếng Hàn thì có thể dùng một trong những cách sau: (1) 친삼존 (con trai, con gái của anh em bố) 외삼존 (con trai, con gái của anh em mẹ) 고종삼존 (con trai, con gái của chị em bố) 이종삼존 (con trai, con gái của chị em mẹ)

Dù có nhiều cách biểu hiện sự đa dạng trong văn hóa nhưng nói chung từ vựng tiếng Hàn được cụ thể hóa hơn tiếng Anh. Theo Kim Hyo Joong, từ bedroom của tiếng Anh và schafzimmer của tiếng Đức có điểm chung là chỉ phòng ngủ nhưng truyền thống văn hóa của Anh và Đức khác nhau nên thường biên dịch tập trung vào bedroom hơn. Trong ví dụ bán căn hộ có 3 phòng ngủ (3-bedroom flat for sale) ở Anh từ bedroom nếu dịch sang tiếng Đức phải là Zimmer, Kinderzimmer, Jugendzimmer, Schafzimmer. Nghĩa của từ chịu tác động của văn hóa nên có thể sử dụng dưới nhiều phạm trù khác nhau. Văn hóa khác nhau dẫn đến biên dịch biểu hiện xưng hô một cách trôi chảy rất khó khăn, ví dụ như từ you của tiếng Anh phiên dịch ra từ tương ứng trong tiếng Hàn có thể dùng nhiều từ như: 너, 너희들, 당신들, 그대, 그대들, 여러분, 제군들, 자네, 자네들, 얘, 여보.. Ngoài ra người Hàn thường dùng từ 우리 để nhấn mạnh như 우리집 (nhà chúng tôi), 우리학교 (trường học của chúng tôi) thay vì sử dụng từ 나. Thế nhưng người Anh, Mĩ thường sử dụng những biểu hiện như My house, My school, My.... Người biên dịch cần dựa vào kinh nghiệm thực tế và mạch văn hóa để xử lí những tình huống như thế này. Bên cạnh đó những từ về sự vật truyền thống của tiếng Hàn như là 지개 (gùi), 안주 (đồ nhắm), 온돌 (đá sưởi), 연탄 (than), 문풍지 (giấy dán cửa), 다듬이돌 (bàn đá đập vải), 널뛰기 (trò chơi bập bênh)... rất khó để dịch cho chính xác, tương ứng với một từ khác trong tiếng nước ngoài. Trong tình huống đó, người biên dịch nếu không biết rõ văn hóa của cả hai nước thì không thể dịch được. Người dịch cần phải biết rõ văn hóa hai nước thì mới có thể dịch đúng, nhà văn hóa trung gian đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ sau đây cho thấy văn hóa trung gian có vai trò quan trọng thế nào trong trường hợp không có từ thống nhất giữa hai nền văn hóa. Vào thời gian xảy ra chiến tranh thế giới thứ 2, giữa quân và quân đội Nhật xảy ra xung đột, quân đội

đồng minh đã gửi tối hậu thư đến quân đội Nhật ở thành phố Potsdam yêu cầu đầu hàng. Tại buổi hội kiến kí giả, khi nhận được câu hỏi thủ tướng Suzuki đã thẳng thắn trả lời: Đối với chính phủ Nhật bức thông điệp đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Việc chúng ta phải làm là Mokusachu ( 모쿠사츠 ). Nội các Nhật Bản đã cẩn thận lựa chọn từ ngữ để truyền tải được thông điệp của họ. Sau đó các thành viên nội các Nhật Bản cảm thấy cần phải thỏa thuận kĩ càng việc liên quan đến chuyện đầu hàng và cần thời gian để bàn bạc nên đã truyền đạt lại rằng: Chúng tôi không có lời nào để nói (No comment). Không may từ Mokusachu ( 모쿠사츠 ) có nghĩa là cứ lờ đi, âm thầm khinh miệt. Người phiên dịch phía quân Tây giải thích rằng bức tối hậu thư đã bị từ chối. Có thể thấy kết quả của việc phiên dịch sai này là chiến tranh vẫn tiếp tục và Nhật Bản trở thành nơi đầu tiên trên thế giới bị bom hạt nhân tàn phá. [2] Biên dịch và sự so sánh văn hóa Những biểu hiện so sánh có mối quan hệ mật thiết với kiến thức nền về văn hóa của dân tộc đó. Hãy cùng nhìn vào những ví dụ sau. (2) a) The man is a square. Anh ta là người cứng nhắc, chẳng linh hoạt gì cả. b) The cop is a pig. Người cảnh sát đó thật tham lam. c) He is a chicken. Anh ta rất nhát gan. d) The telephone line is dead. Đường dây điện thoại bị ngắt rồi. e) I am from Missouri.

Tôi là người đa nghi. f) The man is a fox. Anh ta rất gian xảo. g) He is a skunk. Hắn là một kẻ đê tiện. (Choi Chung Ja 1992: 60-61) Như các bạn đã thấy ở trên, khi biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hàn, chúng ta cần phải hiểu trước những bối cảnh văn hóa của văn hóa Anh, cũng như thói quen sử dụng ngôn ngữ của những nền văn hóa khác lạ so với nước mình. Vì là những câu nói xuất hiện tự nhiên trong các biểu hiện thường dùng, thành ngữ hoặc truyền thống văn hóa lâu đời của một quốc gia nên chúng ta cần phải hiểu được bối cảnh của lời nói đó. Hãy xem các ví dụ sau. (3) a) kick the bucket: chết. b) spill the bean: làm lộ bí mật với người không được biết. c) put one s best foot forward: cố gắng tạo ấn tượng tốt. d) fly off the handle: nổi trận lôi đình. e) get on the ball: chú ý làm tốt. f) talk shop: nói chuyện về nghề nghiệp hoặc lĩnh vực chuyên môn của mình. g) talk through one s hat: nói về điều gì đó mà không hiểu hoặc không biết sự thật, nó một cách vô thức hay như một kẻ ngốc. h) Too many cooks spoil the broth. (Lắm thầy nhiều ma) 1. Quá nhiều đầu bếp sẽ làm hỏng món súp lỏng.

2. Quá nhiều thợ lái sẽ khiến thuyền leo lên tận núi. i) Seeing is believing. 1. Cái nhìn thấy là cái đáng tin. 2. Trăm nghe không bằng một thấy. j) Walls have ears. 1 Tai vách mạch rừng. 2 Nói ban ngày có chim nghe thấy, nói ban đêm có chuột nghe ra. k) He that never did one thing ill never do it well. 1 Người chưa từng làm hỏng việc sẽ không thể làm tốt việc đó. 2 Thất bại là mẹ thành công. l) Step after step goes far. 1. Từng bước tiến xa. 2. Đi nghìn dặm cũng phải bắt đầu từ một bước chân. m) Little head great wit. 1. Trong cái đầu nhỏ là một trí tuệ to lớn. 2. Ớt nhỏ là ớt cay. (Lee Suk Gyu 2002: 143) Nhìn vào ví dụ (3-a) có thể hiểu ngay ý nghĩa của câu tiếng Anh/Mỹ The old man kicked the bucket là Ông cụ ấy đã mất rồi, nhưng nếu dịch word by word thì rất có thể dịch sai là Ông cụ ấy đá cái xô. Nhìn vào những tục ngữ ở ví dụ h) và m) mục 3 cũng thấy được rằng các biểu hiện phù hợp với số đã được dịch đúng sau khi chú ý đến sự mạch lạc về văn hóa của tiếng Hàn. Trong sách Phúc âm Mark của kinh Tân Ước, cụm từ children of the bridechamber (những đứa trẻ của phòng tân hôn) sẽ rất lạ lẫm đối với những

người không quen thuộc những biểu hiện hay dùng của người Do Thái. Biểu hiện này dịch ra tiếng Anh là the friends of the bridegroom hoặc wedding guests, nghĩa là bạn bè của chú rể hoặc khách dự đám cưới. (Nida & Taber 1974: 2). Trong Thư gửi người Roma của kinh Tân Ước, biểu hiện heap coals of the fire on his head đã được dịch sang tiếng Hàn là đổ than trên đầu anh ta, trong khi nghĩa thực của nó là làm cho ai đó cảm thấy xấu hổ về hành động của mình. Nếu không quan tâm đến những bối cảnh này mà cứ thế dịch thì dù hình thức của thông điệp có được truyền tải đi chăng nữa nhưng kết quả vẫn sẽ không thể diễn đạt được đúng nội dung. Cách dịch như vậy là không đúng. Hãy cùng nhìn vào lỗi dịch trong tiếng Thái khi không hiểu đúng ý nghĩa của biểu hiện ví dụ trong nền văn hóa phương Tây (Choi Yoon Hee 1998: 61). Biểu hiện Out of sight, out of mind (xa mặt cách lòng) đã bị dịch thành Invisible things are insane (những thứ không nhìn thấy là những thứ vớ vẩn). Công ty Pepsi của Mỹ cũng đã không thể đổi câu slogan quảng cáo Come alive with Pepsi! (sống động cùng Pepsi) ở thị trường Đức. Bởi cụm từ come alive dịch trực tiếp ra tiếng Đức sẽ thành come out of the grave (ra khỏi mộ). Và một câu slogan y hệt ở những nước châu Á cũng đã bị dịch thẳng thành bring your ancestors back from the dead (hồi sinh tổ tiên của bạn từ cái chết). Ý nghĩa gốc của câu slogan nổi tiếng này đã biến mất và bị dịch thành những câu sai hoàn toàn. Như đã thấy ở trên, vì không hiểu được những biểu hiện hay dùng, những tục ngữ của văn hóa vốn có mà người biên dịch đã dịch sai trầm trọng ý nghĩa gốc của ngôn ngữ nguồn. Những từ tạo nên các biểu hiện của ngôn ngữ nguồn có những giá trị ảnh hưởng từ một sự kiện lịch sử, tôn giáo, truyền thuyết, tập quán đặc biệt, đặc trưng của từng địa phương trong nền văn hóa đó, nhưng trong nền văn hóa của ngôn ngữ đích sẽ không thể vượt qua giá trị văn hóa đồng nhất hoặc tương đương với nó.

Những lúc thế này, người biên dịch cần đóng vai trò nhà văn hóa trung gian, thông qua những nhận thức đúng đắn về hai nền văn hóa để giảm thiểu tối đa những lỗi giao tiếp có thể xảy ra trong nền văn hóa hai nước hoặc dịch sai do lỗi biên dịch, hoàn thành tốt vai trò của của một người phân xử văn hóa. [3] Biên dịch và tiêu chuẩn văn hóa Nếu nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và mạch văn, điều có thể cho thấy sự khác biệt văn hóa, sẽ thấy những nền văn hóa bối cảnh cao thường dựa nhiều vào những điều kiện tình huống (như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) có những dấu hiệu giao tiếp gián tiếp không rõ ràng và ẩn chứa nhiều hàm ý, đồng thời những thông điệp ẩn chứa trong đó cùng phản ứng đối với chúng cũng đồng nhất. Những người dân của những nền văn hóa này không giao tiếp với nhu cầu cần thông tin nền chi tiết, cũng không kì vọng nhiều vào việc này. So với điều đó, những nền văn hóa bối cảnh cao dựa nhiều vào những thông điệp ngôn ngữ chi tiết kia đã cho thấy những dấu hiệu giao tiếp chân thực, chính xác và rõ ràng hơn, và những người dân của những nền văn hóa này cũng cần có thông tin nền cụ thể. Trong khi Hall (1959) cho rằng trong những nền văn hóa bối cảnh cao, phần lớn thông tin có trong chính bản thân tình huống hoặc người nói, và chỉ có rất ít những thông tin ẩn chứa trong thông điệp. Ngược lại, cũng có những ý kiến phản hồi rằng trong những nền văn hóa đó, phần lớn những thông tin được ẩn chứa trong thông điệp, đồng thời những thông tin nội thể đối với người tham gia hội thoại hoặc mạch văn đều rất ít. Người châu Á thường có xu hướng giao tiếp gián tiếp và hàm ý, trong khi người phương Tây thường có xu hướng giao tiếp trực tiếp và rõ ràng. Thế nhưng những dấu hiệu hạn chế, dấu hiệu cụ thể, cùng với những nền văn hóa bối cảnh cao và nền văn hóa bối cảnh thấp không phải là phạm trù có thể lựa chọn được. Những dấu hiệu hạn chế và dấu hiệu cụ thể liên quan đều có thể tìm thấy ở các bất kỳ nền văn hóa nào.

Những nền văn hóa bối cảnh thấp có giá trị tùy thuộc vào từ ngữ, đồng thời yêu cầu phải có một thái độ tích cực. Xã hội phương Tây là xã hội đã sử dụng biện pháp tu từ từ lâu, với ưu tiên đặt việc truyền đạt thông điệp ngôn ngữ là quan trọng nhất. Với thói quen sử dụng đó, kĩ năng quan trọng nhất của ngôn ngữ cũng rõ ràng và mang tính lý thuyết như suy nghĩ của người nói vậy, cũng là biểu hiện làm sao để có tính thuyết phục nhất. Ngoài ra nếu so sánh những nền văn hóa bối cảnh cao như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc có thể thấy thông điệp ngôn ngữ dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là một phần của toàn bộ quá trình giao tiếp. Điều này không có nghĩa là trong các nền văn hóa Đông Dương thì từ ngữ không quan trọng, mà là từ ngữ có quan hệ tương hỗ không thể tách rời với đạo đức, chính trị và các quan hệ xã hội. Dù cùng là những nước phương Tây nhưng Ý và Anh cũng chịu ảnh hưởng văn hóa của nhau, vậy hãy cùng tìm hiểu về tính minh hoạch xem giá trị quan của người nói tiếng Ý và tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến nhau. Katan đã lấy ví dụ ở những quảng cáo sản phẩm nhắm đến đối tượng tuổi teen để giải thích rõ hơn điều này. (Katan 1999: 198-9. Park Soo Kyung 2003:50 tái đề cập) (4) a. LE FIGURE E LO SPAZIO le figure sono sempre rigorosamente volumetriche, piu vicine at rigore spaziole della scultura alle estenuate cadenze melodiche medio-bizantine. b. FIGURE AND SPACE figure are always rigorously volumetric, closer to the spatial rigours of sculpture than to the extenuating melodic rhythms of the Middle Byzantine. Nếu dịch thẳng câu (4-a) ta sẽ được kết quả như (4-b), nhưng (4-b) đã làm nổi bật lên đặc trưng thơ và thay vì truyền đạt thông tin thì lại có xu hướng bộc lộ tình cảm nhiều hơn. Trong trường hợp này, giảm yếu tố thơ lại và tập trung vào văn bản thông tin thì câu sẽ được chuyển đổi thành đoạn viết như dưới đây.

(5) FIGURE AND SPACE the figure have a disciplined geometry, closer to sculpture than to the sweeping curves of Middle Byzantine. Dựa trên tiêu chuẩn văn hóa của người nói tiếng Anh, có thể nói ví dụ (5) đã được biên dịch rất tốt. Đó là bởi ví dụ này đã đáp ứng được xu hướng nói đơn giản, rõ ràng của người nói tiếng Anh. Tính mạch lạc rõ ràng đã trở thành tiêu chuẩn kinh doanh của giới doanh nghiệp phương Tây nên khi biên dịch cần phải biểu hiện những yếu tố mang tính văn hóa như thế này. (6) a. thank you for your preference b. thank you for choosing Saeco (6-b) có cả tên sản phẩm rõ ràng cụ thể hơn (6-a), bộc lộ được sự mạch lạc rõ ràng của thông điệp nên là câu dịch chính xác hơn. (7) a. In case an extension cord is used, check that it is adequate. b. In case an extension cord is used, be certain that it meets or exceeds all safety standards. So với (7-a), (7-b) hướng đến độc giả nhiều hơn, đã nêu rõ tính mạch lạc của ngôn ngữ như trả lời cho các câu hỏi ai/cái gì, nên khi nhìn trên tiêu chuẩn văn hóa thì bản dịch (7-a) cần phải được chuyển đổi như bản dịch (7-b). Biên dịch cần phải sát với tiêu chuẩn văn hóa như vậy thì mới có thể tạo thành câu văn sống động làm lay động trái tim độc giả, (Kim Kwi Soon 2002: 146-147) Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa tươi đẹp của riêng mình, và mỗi nền văn hóa ấy được biểu hiện rõ nét qua ngôn ngữ của dân tộc. Theo đó, biên dịch nếu không thể truyền tải văn hóa của một ngôn ngữ qua nét đẹp văn hóa của một ngôn ngữ khác thì không thể nói là đã làm hết chức năng của biên dịch.

Nhiệm vụ cao nhất của một biên dịch viên là giữ gìn và truyền đạt đúng đắn nhấy nền văn hóa ẩn chứa trong cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Biên dịch nếu không gìn giữ được cả hai nét văn hóa cũng sẽ giống như một nhà hóa học tiến hành thí nghiệm mà không nắm rõ các kí hiệu hóa học vậy. Hậu quả của việc này có thể rất nghiêm trọng. Một biên dịch viên văn bản chuyên ngành hàng không đã nói thế này: Đối với chúng ta thì năng lực thấu hiểu văn bản hoàn toàn cũng giống như vấn đề sống chết vậy. Những yếu tố văn hóa là không thể thiếu để có thể hoàn toàn thấu hiểu được văn bản. Trong biên dịch, biên dịch viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, phải coi trọng cả hai nền văn hóa và làm hết sức để gìn giữ nét đẹp của hai nền văn hóa, đồng thời giảm thiểu sự khác biệt giữa chúng.