Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

Tài liệu tương tự
1

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

ĐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM QUA NHỮNG CHẶNG ĐÀNG THÁNH GÍA 1

GIÁO LÝ NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO Bài 3: qua Mẹ chúng con gặp gỡ được chính Thiên Chúa 1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô đọng về T

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Mở đầu

thacmacveTL_2019MAY06_mon

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

KHÁM PHÁ CHÍNH MÌNH, KHÁM PHÁ CHÚA KITÔ VÀ THA NHÂN

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

1

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

TUAÀN TAM NHAÄT KÍNH THAÙNH GIUSE

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

2 SƯ THÂ T VA Y NGHI A VỀ TI NH DU C CON NGƯƠ I NHƯ NG ĐI NH HƯƠ NG ĐỂ GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH 2

Cúc cu

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

ban tin thang 7.cdr

I

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Microsoft Word - TT_ doc

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 126 ngaøy I. Rằm Thượng nguơn: RẰM THƯỢNG NGƯƠN (Nguyên Thủy) Theo Nho giáo, ngày rằm Thượng nguơn là lễ: Thượng nguơ

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

SỰ SỐNG THẬT

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Document

CHƯƠNG 10

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Nghị luận xã hội về sống đẹp

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

Microsoft Word - THANG web

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - Bien Phan Than Khi Final Revised 4.doc

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình Lời chúa: Mt 16, Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN & ĐỔI MỚI

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Mở đầu

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2019

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Sach

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Great Disciples of the Buddha

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 28/10/2018 Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Tin Mừng: Mc 10, Suy niệm

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

HỒI I:

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Bản ghi:

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013. Nhằm tập trung cho Năm Đức Tin này, Giáo Hội giúp chúng ta nhận ra hồng phúc dồi dào của Chúa thương ban cho nhân loại trải dài thời gian. Để tán tụng ơn ban nhưng không là đức tin, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta suy ngẫm về một trong những điểm trọng yếu nhất về những ơn lành mà trong thời đại này chúng ta dễ bị quên hoặc cưỡng chống lại nhân đức đối thần đức tin này, đó là mối quan hệ giữa ta với Thiên Chúa. Thơ mục vụ về Năm Đức Tin Tất cả Anh Chị Em tín hữu Công Giáo trong Giáo Phận Dallas thân mến, Tôi thân chào và chúc bình an toàn thể Anh Chị Em nhân dịp chúng ta cùng cử hành Năm Đức Tin. Mục đích của tôi viết thơ này để nâng đỡ và khích lệ tất cả mọi người trong lúc này đây và những nỗ lực học biết, dạy, sống sâu xa về đức tin Công Giáo của mình. Tôi cũng mời gọi quý Anh Chị Em hãy nghĩ thêm cách mà chúng ta có thể chung sức và có tích cách cá nhân làm sống lại lòng cam kết hiểu và sống đức tin. Vào năm tới, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gọi là Năm Đức Tin, vì Ngài muốn gợi lại hai kỷ niệm quan trọng năm mươi năm Công Đồng Chung Vaticanô II và hai mươi năm xuất bản quyển Sách Giáo Lý Công Giáo. Hai Kỷ Niệm Tôi viết cho Anh Chị Em vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, ngày mở Công Đồng Chung Vaticanô II. Một số quý Anh Chị Em, cũng như tôi, có thể nhớ những tuần và tháng từ năm 1962 đến 1965 khi các Nghị Phụ và các đại biểu cùng các quan sát viên đến từ khắp nơi trên thế giới nhóm họp tại Rôma để thảo luận những vấn đề

mà Giáo Hội phải đương đầu, cùng những mối quan hệ giữa Giáo Hội với các giáo phái tín ngưỡng khác, và thực vậy, với thế giới hiện đại của chính nó. Một số quý Ông Bà Anh Chị Em bây giờ đã có tuổi kể từ ngày đó và đã học hỏi về Công Đồng qua những bài giảng lễ, sách báo, nghiên cứu phẩm, tạp chí. Cám ơn những nỗ lực không mệt mỏi của rất nhiều người đã dấn thân vào các chương trình giáo dục, dạy Giáo Ly, và mục vụ trong các địa phận. Tôi cám ơn tất cả đã thực hiện và còn tiếp tục dạy về tại liệu của Công Đồng một cách trung thành và đầy đủ. Hai mươi năm trước Sách Giáo Lý Công Giáo được xuất bản như một bản tóm lược về giáo huấn của Giáo Hội và là kim chỉ nam chắc chắn hiểu về đức tin về những gì chúng ta tin và cách chúng ta tuyên xưng đức tin trong và với thế giới. Một lần nữa, từ đáy lòng tôi biết ơn đến tất cả những ai đã dấn thân trong những hình thức mục vụ khác nhau dạy và đào tạo người khác trong đức tin và những ai đã dùng Sách Giáo Lý và những tài liệu khác cách không ngoan sáng suốt. Từ tất cả các nghiên cứu thống kê kể từ ngày Sách Giáo Lý được ban hành, có một điều rất rõ rằng Sách Giáo Lý đã cung ứng chiều sâu quan trọng cho những chương trình đào tạo và giáo dục đức tin. Chúng ta đánh mốc hai kỷ niệm này bằng cách tán dương những cá nhân, các nơi chốn, và những tư tưởng để đồng hóa lại nên mới trong hiện tại và được trang bị để chúng ta đương đầu với tương lai cách tự tin. Giáo Hội mừng hai kỷ niệm này giúp chúng ta có một cơ hội ngàn vàng này để được thức tỉnh trong cộng đoàn Công Giáo về những nét đặc trưng của đức tin chúng ta mà đôi khi chúng ta sao nhãng và rồi chúng ta có thể cần được tân trang lại cho sự trưởng thành cá nhân và chung. Hai kỷ niệm này không liên quan gì đến hoài niệm dĩ vãng, đặc biệt là trong Giáo Hội. Năm Đức Tin này rất quan trọng để làm thức tỉnh tương lai trong Thiên Chúa. Mọi người cùng sánh bước, chúng ta chia sẻ nhiệm vụ nhóm lửa đức tin mà đã được đốt lên trong ngày chịu phép rửa. Để làm việc này, tôi tiếp tục cậy nhờ vào những sáng kiến mà các Cha Xứ và những người có trách nhiệm giáo dục, dạy Giáo Lý đang thực hiện tại tầm mức địa phương để làm cho Năm Đức Tin trở thành hiện thực. Tại cấp địa phương này, Giáo Hội xảy ra, đức tin được nảy nở có thực và Mầu Nhiệm Đức Tin được cử hành và đổi mới mỗi ngày. Cho phép tôi cùng kiểm lại với quý Anh Chị Em một vài khía cạnh về những giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II và Sách Giáo Lý Công Giáo mà có thể vang lại cách nào đó cho chúng ta trong Giáo Phận Dallas nhân Năm Đức Tin. Công Đồng Chung Vaticanô II

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bình giải rằng Công Đồng Vaticanô II là một hồng ân vĩ đại được ban tặng cho Giáo Hội trong thế kỷ XX. Ngài cho rằng các văn kiện của Công Đồng là la bàn chắc chắn cho chúng ta hiểu và quý chuộng đức tin. Trong bài giảng của Thánh Lễ khai mạc Năm Đức Tin, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhở chúng ta học hỏi những văn kiện của Công Đồng. Những văn kiện đó sẽ giúp chúng ta tránh sự hoài niệm lỗi thời và chạy quá nhanh về phía trước. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói rằng mười sáu văn kiện này trình bày cả về mặt chữ lẫn tinh thần xác thực của Công Đồng. Trong một văn hóa thông tin mạng với sự liên lạc chốt lát và một nền văn hóa truyền thông đại chúng tin tức nóng bỏng, chúng ta cũng đặc biệt nên quý chuộng là có một cấu trúc mạch lạc bằng văn kiện và bản văn. Đây là chỗ dành cho lòng tin của chúng ta có hệ thống hóa và cất giữ. Dẫn đầu cho cấu trúc mạch lạc đó, có một hệ thống cấp bậc của các văn kiện từ Công Đồng chung như Công Đồng Vaticanô II. Trong số các văn kiện thì có thứ bậc như sau: một là Hiến Chế, hai là Sắc Lệnh, và ba là Tuyên Ngôn. Trước hết chúng ta nên tập trung vào và nghiên cứu bốn hiến chế của Công Đồng: về phụng vụ (Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh), về Giáo Hội (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), về mạc khải (Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Chúa) và về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại (Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại). Điều tôi đề nghị ở đây là bốn hiến chế này tạo thành bốn cột trụ mà nhờ đó chúng ta hiểu về đức tin của mình, khi - được cử hành bằng Phụng Vụ, - được biểu lộ và sống trong và nhờ nhau trong Giáo Hội, - được căn cứ trên Mạc Khải Thánh qua Thánh Kinh và truyền thống, - được làm chứng với và trước Thế Giới Hiện Đại. Đối với tôi dường như phần tinh ý của Đạo Công Giáo là bốn cột trụ của đức tin luôn luôn được đặt vào vấn đề đối thoại và liên kết phụng vụ, tín lý và đời sống của Giáo Hội, mạc khải và làm chứng và bốn cột trụ này làm nên một nền móng vững chắc mình là ai và mình tin gì. Thứ đến, nhưng cũng cần thiết và quan trọng, là những giáo huấn từ Công Đồng gọi là Sắc Lệnh. Những sắc lệnh quan trọng này nhấn mạnh về nhiều chủ đề khác nhau quan tâm đến chỗ đứng trong Giáo Hội, đặc biệt là những sắc lệnh về giáo dân, dòng tu, giáo sĩ, và giám mục. Đây là điều quan trọng cho mỗi một người chúng ta và cả tôi nữa học hỏi nghiên cứu và suy ngẫm về điều Công Đồng nói về mỗi một ơn gọi trong sắc lệnh. Chúng ta nên làm điều thánh Phaolô khuyến khích Timôtê làm: tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần

Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ (2 Tm 1,6-7). Tôi thôi thúc mỗi một người chúng ta phục lại và nhen lên niềm vui và lòng nhiệt thành cho ơn gọi và sứ vụ cho người khác và cho Giáo Hội. Thêm vào đó, biết rằng chúng ta đang sống trong nền văn hóa đa thiểu số và đa tín ngưỡng, tôi cũng lưu ý mọi người đến sắc lệnh về đại kết như là một sự chỉ dẫn chắc chắn cho hiện tại và tương lai trong việc đối thoại để tìm ra điểm chung với những tín ngưỡng. Thứ ba là những văn kiện gọi là Tuyên Ngôn. Tuyên Ngôn của Giáo Hội đối với những Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo là một gấp rút cụ thể. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt việc đối thoại đại kết với Do Thái Giáo là một tiêu chuẩn ở triều giáo hoàng của ngài. Ngày nay, quan tâm đối với người Do Thái và Hồi Giáo là tiêu biểu trong chương trình nghị sự của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khi ngài rời Rôma đi thăm viếng các quốc gia. Ngài luôn thăm chào những giáo chủ của các tín ngưỡng khác. Chúng ta cần nhắc nhở mình điều mà Công Đồng đã nói gì về những truyền thống tín ngưỡng khác: chúng ta cam kết về điểm chính yếu là đối thoại với họ và tôn trọng lẫn nhau. Cuối cùng, biết rằng đề tài cuộc tranh luận đương thời có khẩn cấp và then chốt về văn hóa Hoa Kỳ hôm nay, Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo là một văn kiện chúng ta phải đọc. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo Một trong những đóng góp đáng quan trọng của hai Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (đóng vai trò Đức Thánh Cha) và Bênêđictô XVI (đóng vai trò trách nhiệm soạn thảo) là sự đóng góp của các ngài, hoặc khích lệ, cho việc tiến triển và công bố Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (1969). Cách chia thành bốn phần được minh họa, một lần nữa, của sự tài tình về đức tin Công Giáo. Để tôi phân tích từng phần. Phần Một: Kinh Tin Kính Bởi vì chúng ta cùng tuyên xưng đức tin bằng cách đọc Kinh Tin Kính vào các Lễ Chúa Nhật và Trọng, thật là quan trọng khi chúng ta tuyên xưng đức tin mỗi lần như thế mà được miêu tả trong Giáo Lý. Tôi còn nhớ quyển sách có giá trị hồi đó khi ngài còn là Linh Mục Joseph Ratzinger: Giới Thiệu về Kitô Giáo, dựa theo cấu trúc của Kinh Tin Kính. Đối với tôi tính mạch lạc bên trong và mối tương quan với điều chúng ta tin đôi khi bị mất. Hai tập Sách Giáo Lý và Giới Thiệu về Kitô Giáo có thể nhắc nhở chúng ta về sự lôgic sẵn có và bề rộng của đức tin. Phần Hai: Việc Cử Hành Đức Tin Kitô Giáo

Chúng ta thường nghe rằng chúng ta thuộc về Giáo Hội bí tích. Rõ ràng rằng một trong những khía cạnh có thể chứng minh được của đức tin Công Giáo là việ tham dự vào Phụng Vụ Thánh và các bí tích. Mối hy vọng của tôi là trong Năm Đức Tin này chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin với sự chú ý đặc biệt và cụ thể. Phần này của Giáo Lý có thể giúp chúng ta đi sâu hơn ý nghĩa điều chúng ta cử hành phụng vụ trong đó việc cứu độ chúng ta được làm trọn (trích từ Lời Nguyện Dâng Của Lễ, Lễ Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, số 2). Phụng vụ mà được cầu nguyện sốt sắng thì sẽ tạo thành cốt lõi của niềm tin và thúc đẩy đức tin thêm vững mạnh. Phần Ba: Sự Sống trong Chúa Kitô Chúng ta sống thế nào là quan trọng. Luân lý Kitô giáo là quan trọng. Giáo huấn Công Giáo về luân lý quan trọng rất lớn. Phần giàu có này của Giáo Lý nhắc nhở cho chúng ta những vấn đề quan trọng bằng cách sâu sắc và chiều sâu. Cách chia của Giáo Lý về Mười Điều Răn được đặt trước phần thảo luận về ơn gọi phúc thật, sự quan trọng của các nhân đức, đời sống cộng đoàn, và công lý xã hội vạch ra truyền thống mới và cũ, và đã cho thấy điểm căn bản để suy ngẫm và sống các điều răn của Chúa. Phần này thật là tiêu biểu cách đặc biệt tóm lược những cách tiếp cận và thực hiện đời sống luân lý. Phần Bốn: Kinh Nguyện Kitô Giáo Phần cuối này đặc biệt trong Giáo Lý. Thự ra, nó chiếm ưu thế hàng đầu. Cầu nguyện là một trong những cách mỗi người chúng ta đáp trả ơn gọi nên thánh phổ quát mà Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân của Công Đồng Vaticanô II mời gọi (Lumen Gentium, chương 5). Điều rõ ràng và quá hiển nhiên là có nhiều hình thức và cách cầu nguyện trong phần này của Giáo Lý. Một cách cụ thể trong thế giới liên hệ chúng ta sống ngày nay, tôi nghĩ rằng bước đầu tiên để cầu nguyện là thinh lặng. Bước kế là lắng nghe (đặc biệt là lectio divina đọc sách thiêng liêng) và rồi đáp trả cho Chúa qua cầu nguyện. Điểm lượt trong giáo phận chúng ta, tôi lấy làm vui vì có nhiều cộng đoàn dòng tu và giáo dân tận tụy trong việc cầu nguyện dưới nhiều cách khác nhau, từ đan tu đến các dòng khó nghèo. Tôi cầu xin rằng trong Năm Đức Tin này mỗi người chúng ta dành thời gian cầu nguyện nhiều và đầy đủ hơn cho cá nhân mình và cho ơn cứu rỗi.

Cộng Đoàn: Nhiều Khía Cạnh Đức Tin và Tín Ngưỡng Năm 1985, kỷ niệm hai mươi năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triệu tập tại Rôma Hội Nghị Giám Mục Ngoại Thường. Hội Nghị đã quyết định dùng danh từ communio cộng đoàn để giải thích về Công Đồng. Danh từ này rất giàu nghĩa với nhiều khía cạnh giống như viên kim cương mà được nhìn từ các góc độ với ánh sáng chói lọi. Mỗi khía cạnh bộc lộ ra một phần của tổng thể và tổng thể được bộc lộ ra với hết chiều sâu và chiều rộng. Đối với tôi có hai ý nghĩa của communio cộng đoàn mà tôi muốn chia sẻ trong phần kết này. Ý nghĩa thứ nhất được hiểu là Giáo Hội, gồm nhiều người, ơn gọi, văn hóa và nơi chốn. Tôi thấy điều này mỗi ngày trong sứ vụ của tôi là Giám Mục Giáo Phận Dallas. Theo phép ẩn dụ, Giáo Hội giống như bức tranh khảm kính và những vật liệu khác có nhiều hình dạng và kích cỡ tạo nên một sản phẩm nghệ thuật. Tất cả chúng ta đều có những đặc sủng khác nhau như Thánh Phaolô dạy (Rôma 16,6). Tôi xin rằng, trong Năm Đức Tin này, chúng ta để cho communio cộng đoàn nhắc nhở cho chúng ta biết mình là ai và là một thách đố phải tôn trọng người khác trong nhiệm thể Chúa Kitô trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Đức tin của chúng ta là đức tin chung. Năm Đức Tin này nên là cuộc thay đổi và nếu có thể được làm hòa với nhau, khi chúng ta cầu nguyện nên cùng một thân thể và tinh thần trong Chúa Kitô (Kinh Nguyện Thánh Thể III). Ý nghĩa thứ hai của communio cộng đoàn là kho tàng chúng ta lãnh nhận trong Thánh Lễ khi rước Lễ. Đây là món quà quý nhất chúng ta nhận được từ Thiên Chúa. Khi rước Lễ, chúng ta được đi vào Mầu Nhiệm Đức Tin một cách sâu thẳm nhất có thể. Thật vậy, chúng ta tham dự vào sự chết và sống lại của Chúa Kitô. Chúng ta thông dự vào hiến tế duy nhất của Ngài cho ơn cứu chuộc nhân loại. Nhưng danh từ rước Lễ cũng ám chỉ hành động khi chúng ta rước Thánh Thể với nhau như Mình Thánh Chúa. Communio cộng đoàn của đời sống Giáo Hội dựa trên và được xây dựng trên cộng đoàn của Thánh Lễ. Trong cộng đoàn của Phép Thánh Thể chúng ta được gợi lại với Năm Đức Tin bởi vì khi chúng ta chịu Lễ với Chúa Kitô là chúng ta được kết hiệp bằng cách tin hết những gì Thiên Chúa đã mạc khải và đã dạy qua Giáo Hội. Đây là lời cầu xin của tôi rằng Năm Đức Tin này là một món quà to lớn cho tất cả mọi người về đức tin, được hiểu cách sấu xa hơn là thuộc về nhau cách đầy đủ hơn trong tình bác ái trong Giáo Hội và khi được cử hành trong Mầu Nhiệm Đức Tin, đó là Mầu Nhiệm Phục Sinh được dâng hiến cho chúng ta qua Phép Thánh Thể. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa mỗi ngày cho Giáo Hội lữ thứ trần

gian của Chúa được thêm vững mạnh trong đức tin và đức mến (Kinh Nguyện Thánh Thể III). Bằng cách này, chúc tất cả Anh Chị Em Năm Đức Tin này thực sự trở nên cho chúng ta một Năm Hồng Ân. Trung thành trong Chúa Kitô, + Kevin J. Farrell, D.D. Giám Mục Giáo Phận Dallas Ban hành vào Lễ Trọng Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngày 25 tháng 11 năm 2012.