QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

Tài liệu tương tự
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

I

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

Layout 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Layout 1

Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tú * Nguyễn Hoàng Ân * Nguyên Tuấn Vũ * Tóm tắt nội dung: N

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

NguyenThiThao3B

ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian p

MỞ ĐẦU

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

A

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

1

Luận văn tốt nghiệp

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

LUẬT XÂY DỰNG

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Việt Nam “Đổi Mới”: Bài 7

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

MỞ ĐẦU

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

SỞ GD&ĐT LONG AN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Luan an ghi dia.doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

ch­ng1

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Luan an dong quyen.doc

Microsoft Word - TT_ doc

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Microsoft Word - Document1

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ (LẦN 1)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) của Đảng về " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí"

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

MỤC LỤC

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - Luan an.doc

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

MỞ ĐẦU

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Ch­¬ng 3

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Phần mở đầu

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

MỤC LỤC

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Bản ghi:

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàng Toàn * Tóm tắt nội dung: Vai trò của quần chúng nhân dân có ý nghĩa quyết định đối với quá trình dựng nước và giữ nước ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, dựa vào quần chúng nhân dân, xác định quần chúng nhân dân là chủ thể của cách mạng, tìm mọi biện pháp để nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân và quán triệt sâu sắc tư tưởng "lấy dân làm gốc" vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. ***** Tư tưởng quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong suốt hơn 80 năm qua, nhất là trong công cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay. Từ sau thời kỳ đổi mới, ý thức được trách nhiệm của mình trước vận mệnh dân tộc và sự phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tập trung phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kiên trì sự nghiệp đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Mặc khác, Đảng rất coi trọng công tác tuyên truyền vũ trang cho quần chúng nhân dân lý luận khoa học hướng tới mục tiêu cao hơn, lợi ích sâu xa hơn là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; làm cho lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin được đông đảo quần chúng nhân dân nhận thức và sẽ biến thành sức mạnh cải tạo hiện thực, nhờ đó mà bản thân lý luận, đường lối chính trị của Đảng được không ngừng bổ sung và phát triển, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã rút ra 4 bài học quan trọng. Trong đó, có bài học: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền ------------------------------------------------- * Phó Trưởng Bộ môn Mác-Lênin & KHXHNV Trường Đại học CSND.

làm chủ của nhân dân lao động 1. Đại hội VI đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy trọng tâm là đổi mới kinh tế, giải phóng mọi nguồn lực sản xuất hiện có trong quần chúng nhân dân, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của quần chúng nhân dân trong đời sống xã hội. Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI phản ánh nhận thức đổi mới của Đảng ta về công tác quần chúng, công tác dân vận. Lần đầu tiên Đảng nêu ra phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và coi đây là phương hướng xử thế mối quan hệ Đảng và quần chúng nhân dân trong điều kiện mới. Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, có nghĩa Đảng quan tâm khơi dậy, huy động tiềm năng sức mạnh của quần chúng nhân dân ở mọi thành phần kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng của công tác dân vận trong tình hình mới không chỉ có công nhân trong doanh nghiệp nhà nước, nông dân tập thể và trí thức xã hội chủ nghĩa, mà bao gồm mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó xác định lực lượng nòng cốt là liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tình hình mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được Đảng xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa là vấn đề có ý nghĩa thiết yếu. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là cơ chế quản lý toàn bộ xã hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng nhân dân, nên trong việc hoạch định đường lối, Đảng ta xóa bỏ nhận thức sai lầm coi công tác quần chúng nhân dân là biện pháp để tổ chức, động viên quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra phải trở thành nề nếp hằng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân tự quản lý nhà nước, trong tổ chức chỉ đạo thực hiện phải động viên rộng rãi nhân dân tham gia thường xuyên vào công cuộc đổi mới. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để nâng cao khả năng vận động tập hợp, đoàn kết nhân dân. Các cấp, các ngành, chính quyền phải tôn trọng các tổ chức quần chúng và Mặt trận tổ quốc, phối hợp chặc chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể và Mặt trận hoạt động có kết quả thiết thực. Như vậy, sự nghiệp đổi mới xuất phát trước hết từ lợi ích của quần chúng, từ xu thế tất yếu của lịch sử và từ bản chất chính trị của Đảng ta Đảng của giai cấp công nhân, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Đó là quá 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, tr. 29.

trình giải phóng đối với cá nhân, trước hết đối với người lao động, nhằm phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đổi mới để ổn định và phát triển đó là cuộc đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ, thực hiện dân chủ, đảm bảo những lợi ích chính đáng của người lao động. Đổi mới cũng có nghĩa tôn trọng hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân bằng chính sự thực hiện những chủ trương, biện pháp có hiệu quả. Lý tưởng dân chủ và nhân đạo sâu xa của đổi mới là hướng tới việc xác lập và bảo đảm thực tế quyền làm chủ, quyền tự do và quyền sáng tạo của nhân dân đối với xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII vào tháng 6/1999, Đảng ta đã thể hiện rõ thêm nhiều khía cạnh quan trọng về công tác quần chúng trong tình hình mới, bao gồm 6 trọng tâm cơ bản sau: Thứ nhất, Đảng chỉ rõ xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ, bản chất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, Mặt trận và các đoàn thể cần được đổi mới về tổ chức và hoạt động để thực sự góp phần thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân. Thứ ba, xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Thứ tư, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực của các tầng lớp nhân dân. Thứ năm, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, chế ước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, nhất là chống đói nghèo, sự chênh lệch quá mức về đời sống giữa các tầng lớp nhân dân giữa các vùng miền. Thứ sáu, phát triển đường lối và nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân trong hoàn cảnh mới. Thứ bảy, giải quyết đúng đắn hơn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận nhằm bảo đảm vừa tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa tạo điều kiện để Nhà nước và các đoàn thể phát huy tốt chức năng của mình. Những quan điểm chỉ đạo thiết thực trên đã góp phần quan trọng ổn định tư tưởng, khẳng định lợi ích của nhân dân và tăng cường một bước mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Bên cạnh những quyết sách, những chủ trương đúng đắn về chính trị, kinh tế, xã hội khác, những quan điểm nêu trên đã bao quát toàn bộ vấn đề của công tác quần chúng của Đảng trong tình hình mới, là cơ sở đẩy mạnh các phong trào quần chúng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa

đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định tinh thần Đại hội VII và nêu cao phương châm: tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng, đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài; có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội cũng rút ra một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến thành công của Đảng trong hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới: Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay" 2. Từ tư duy mới về vai trò của nhân dân, về vấn đề dân tộc trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, cần phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, lấy mục tiêu đó làm điểm tương đồng. Phải bằng các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc ở trong nước để tạo ra động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân. Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nêu rõ: Xây dựng cơ chế cụ thể thực hiện phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước 3. Kế thừa và phát huy nguồn sức mạnh của quần chúng nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng lần thứ IX đã lấy chủ đề: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã có bước phát triển và cụ thể hơn nữa quan điểm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân: thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 73. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 127.

ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng. Đại hội khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội 4. Như vậy, so với các động lực khác, vai trò của quần chúng nhân dân mà trực tiếp là khối đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực tổng hợp và là động lực to lớn nhất. Nhằm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã nêu bật 4 quan điểm, trong đó nhấn mạnh bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của các giai cấp và tầng lớp nhân dân và nhận định đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết chỉ rõ: xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Hơn nữa, cụm từ đại đoàn kết toàn dân đã được bổ sung, hoàn chỉnh thành đại đoàn kết toàn dân tộc với ý nghĩa mở rộng đại đoàn kết, đoàn kết không chỉ ở trong nước mà còn với cả cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đại hội X của Đảng (tháng 4-2006) một mặt khẳng định lại những quan điểm cơ bản của Đại hội IX, đồng thời đã phát triển hoàn chỉnh hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và nhấn mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và đồng thuận xã hội. Từ thực tiễn đổi mới, một trong số bài học lớn được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 23.

thứ X của Đảng rút ra là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân 5. Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: phát huy sức mạnh toàn dân tộc là thành tố thứ hai, sau thành tố về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đây chính là hai thành tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để thực hiện thành công những nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiệm lớn trong đó có bài học: "sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng" 6. Từ nhận thức đó, để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, đạt được mục tiêu công tác dân vận trong tình hình mới là tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) đã đề ra 5 quan điểm công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới như sau: Thứ nhất, chủ thể làm cách mạng là nhân dân: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 20. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 65.

Thứ hai, về lợi ích: Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thứ ba, về phương thức lãnh đạo công tác dân vận: Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo. Thứ tư, về trách nhiệm đối với công tác dân vận: Công tác dân vận là công việc của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt. Thứ năm, về các hình thức công tác dân vận: Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả. Như vậy, qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng đề ra các quan điểm, chính sách phát huy vai trò chủ thể của nhân dân. Thực tiễn hơn 80 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng cho đến nay, Đảng sở dĩ có được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, bởi vì về cơ bản trong mỗi thời kỳ cách mạng Đảng đã đề ra và nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt đường lối, chính sách của mình, đường lối đó phản ánh được yêu cầu phát triển của lịch sử, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đây chính là cơ sở chính trị quan trọng nhất đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa Đảng và nhân dân. Mặc dù trong những thời điểm quyết định của cách mạng, Đảng ta cũng mắc phải một số sai lầm tả khuynh như sai lầm trong cải cách ruộng đất; hoặc chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan trong giai đoạn đầu cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa Nhưng nhờ có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn trung thành với lợi ích của nhân dân nên Đảng đã dũng cảm nhận điều thiếu sót, khuyết điểm, nghiêm túc tự phê bình, tự đổi mới, chỉnh đốn,

kịp thời sửa chữa vượt qua khó khăn tạm thời để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Nhờ đó, Đảng lấy lại lòng tin và củng cố mối quan hệ vững chắc giữa Đảng với nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới và đã đạt được những thành tựu cơ bản, thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự ổn định và phát triển đất nước trong suốt thời kỳ đổi mới vừa qua. Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. "Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa." 7./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, BCHTW khóa VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 20 21.