NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

Tài liệu tương tự
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

Layout 1

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tú * Nguyễn Hoàng Ân * Nguyên Tuấn Vũ * Tóm tắt nội dung: N

Layout 1

MỞ ĐẦU

Luan an dong quyen.doc

I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Layout 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Phần mở đầu

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Luan an ghi dia.doc

Microsoft Word - khoahochethong.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Gia sư Thành Được Câu 1 (3,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian p

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn Tý của Tôi

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Phong thủy thực dụng

A

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

MỞ ĐẦU

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

VanHocVaDaoDuc_LNT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word _TranNgocVuong

Microsoft Word - Muc dich mon hoc.doc

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

J

HỒI I:

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)

CHƯƠNG 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Truyện ngắn Bảo Ninh

Luận văn tốt nghiệp

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

A

TUYỂN TẬP LÝ ĐÔNG A VẤN ĐỀ VIỆT NAM HỌC HỘI THẮNG NGHĨA T.V.

MỤC LỤC

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

MỞ ĐẦU

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

Bản ghi:

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản. Trong quá trình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những thành tựu to lớn là Đảng và nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn. ***** Trong 85 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào Đảng ta vẫn luôn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và đã được khẳng định điều này tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (tháng 01-2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Lịch ------------------------------------------------- * Phó Trưởng Bộ môn LLCT, KHXH&NV Trường Cao đẳng CSND II.

sử dân tộc 85 năm qua đã chứng tỏ con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn, nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân ta. Từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn. Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tính quy luật về nhận thức hiện thực khách quan. Đảng Cộng sản Việt Nam đã bước đầu hình thành được những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là cơ sở khoa học cho đường lối của Đảng, góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến xoay quanh vấn đề nhận thức về mục tiêu và bản chất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng đầy đủ hơn ở Việt Nam; về nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng Cộng sản Việt Nam; về động lực của sự phát triển con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về thời kỳ quá độ và những đặc điểm của con đường quá độ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về mô hình và phương hướng áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Chúng tôi xin đề cập một số khía cạnh nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như sau: Một là, nhận thức về mục tiêu và bản chất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng đầy đủ hơn ở Việt Nam Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác Lênin trong thời đại ngày nay. Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta nhưng đây là sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và gian khổ. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng

nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, phải biết kế thừa những thành tựu của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, kinh nghiệm của thời đại. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp thực tế và quy luật khách quan; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản... Đại hội VI đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng, mở đầu quá trình đổi mới và sự hình thành nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thông qua đổi mới, như một cuộc cải biến cách mạng lâu dài, toàn diện, sâu sắc và triệt để, có kế thừa và có phát triển. Đại hội VII, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 5 năm đầu của đổi mới đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện quan trọng này, câu trả lời chủ nghĩa xã hội là gì? xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội như thế nào? Đã lần đầu tiên được đề cập tới một cách có hệ thống dưới hình thức luận đề, xác định 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa và bảy phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những đặc trưng đó vừa thể hiện tính phổ biến theo học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù dân tộc, có tính đến đặc điểm của thời đại. Nhận thức 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa trước hết là nhận thức được những thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bản chất ấy cũng đồng thời nói lên những mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội vươn tới. Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như toàn bộ tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là từng bước đạt tới cái chất và mục tiêu ấy của chủ nghĩa xã hội. Từ sau Đại hội IX, Đảng ta đã hình thành nhận thức, coi phát triển

kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đặc biệt chú trọng tới sự phát triển dân tộc, phát huy động lực quan trọng và mạnh mẽ nhất là sự đoàn kết dân tộc, có chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong phát triển ở một quốc gia đa tộc như người Việt Nam. Một trong những nét mới trong tư duy đổi mới là, Đảng khẳng định đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Phát triển tư tưởng đó, từ sau Đại hội VII, Đảng ta nhất quán với chủ trương đoàn kết, hợp tác, hữu nghị và hòa bình để phát triển, Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước, sẵn sàng hợp tác song phương và đa phương Từ đại hội VI đến Đại hội XI, vấn đề bản chất, mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng ta bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hơn các tiêu chí: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Hai là, nhận thức về nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng Cộng sản Việt Nam Khẳng định sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. 85 năm qua, Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định rằng, cần phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin, bởi học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin. Từ chỗ coi chủ nghĩa Mác - Lênin là cái cốt của Đảng, cái gốc của Đảng, Đại hội lần thứ II (năm 1951), Đảng ta xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Tiếp theo, Đại hội lần thứ III (năm 1960), Đảng khẳng định chủ nghĩa 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 71.

Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng. Đặc biệt đến Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta chính thức khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Việc chính thức bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh cho nền tảng tư tưởng của Đảng là đánh dấu một bước tiến mới, một bước phát triển quan trọng trong tư duy lý luận. Đảng ta đã nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn của nước ta, đồng thời là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Việc xác định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng, đòi hỏi phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dùng lập trường (lập trường cách mạng triệt để), quan điểm (hệ quan điểm khoa học) và phương pháp (phương pháp duy vật biện chứng) của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đề giải quyết đúng đắn những vấn đề của cách mạng Việt Nam và thời đại đặt ra. Trong văn kiện mở đầu thời kỳ đổi mới Đại hội VI, Đảng ta đã đặt vấn đề: Cần phải nghiên cứu để làm rõ những giá trị bền vững trong kho tàng di sản kinh điển Mác Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn luôn luôn là điểm tựa thế giới quan và phương pháp luận cho chúng ta trong nhận thức và cải tạo thế giới. Qua nghiên cứu, thảo luận một cách khoa học và dân chủ, Đảng ta nhận thức nhấn mạnh rằng những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ giá trị bao gồm các nguyên lý, các học thuyết lý luận nền tảng như: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết cách mạng xã hội, về Đảng kiểu mới và nhà nước kiểu mới, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân và vấn đề thời đại. Đó là những vấn đề chủ yếu nổi bật nhất. Ngoài ra còn là những kiến giải đặc sắc nhất của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, về con người và tư tưởng giải phóng con người Đảng ta nhấn mạnh, phải chú trọng nâng cao nhận thức khoa học đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi trong quá khứ, đã có lúc chúng ta đã rơi vào giản đơn, giáo điều trong nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin và hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc nhận thức lại và nhận thức đúng về chủ nghĩa Mác

và thẳng thắn chủ động sửa sai là hết sức quan trọng, bởi nhận thức đúng thì hành động đúng, nhận thức sai hành động sai. Việc sửa chữa khuyết điểm, sai lầm phải bắt đầu từ sự sửa sai trong nhận thức để đi tới sửa sai trong hoạt động thực tiễn. Vấn đề cuối cùng lý luận, chủ nghĩa, học thuyết Mác - Lênin là một hệ thống mở chứ không phải đóng kín, động chứ không tĩnh. Thực tiễn ngày nay đã phát triển biến đổi mạnh, nhiều vấn đề, sự kiện, tư liệu khoa học đã không có ở thời đại các nhà kinh điển. Vậy trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, ngày nay những người mác xít cần phải bổ sung, phát triển mới những gì và như thế nào? Giải quyết được những vấn đề đó, có thể nói, sẽ thực sự là sự trưởng thành tư duy lý luận của Đảng ta. Đảng ta kiên quyết bác bỏ các quan điểm sai trái, đối lập với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc muốn hạ thấp, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt, trong những năm đổi mới, Đảng ta đã có sự nhận thức sâu sắc hơn và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt các vấn đề như: Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa xã hội Nhờ vậy, tư duy lý luận của Đảng ngày càng hoàn thiện hơn, nhận thức đúng đắn hơn thực chất những tư tưởng của các nhà kinh điển mác xít, đồng thời có sự vận dụng, phát triển phù hợp hơn đối với thực tiễn Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi Đảng ta phải kiên trì và vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giải đáp được những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra, tiếp tục làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong điều kiện mới của thời đại. Ba là, nhận thức về động lực của sự phát triển con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hệ động lực, bao gồm các loại động lực vật chất và tinh thần, các động lực bên trong (nội lực và nội sinh) và các động lực bên ngoài (ngoại lực và ngoại sinh). Trong hệ thống động lực phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, trước hết là ba động lực quan trọng sau: Thứ nhất, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là động

lực quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đối với thành công của sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Đảng ta nhận thức rằng, đại đoàn kết dân tộc chỉ được củng cố và phát huy mạnh mẽ khi các nhân tố cấu thành cộng đồng dân tộc ý thức rõ lợi ích chung của đất nước, lấy đó làm quan điểm tương đồng, mọi người đều hướng nỗ lực của mình vào việc thực hiện lợi ích chung. Ở nước ta hiện nay, điểm tương đồng chung là: Giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới nhằm khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, tính tích cực, chủ động, năng động của nhân dân được tăng lên. Đảng ta cho rằng, trong điều kiện của một đảng cầm quyền, để phát huy được vai trò động lực mạnh mẽ của dân chủ, cần coi trọng sự phát triển hài hòa, đồng bộ giữa dân chủ ở cơ sở, trong đó, dân chủ ở cơ sở có tính chất nền tảng, dân chủ ở trung ương có tính chất quyết định. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của các mô hình tự quản trong các cộng đồng dân cư ở cơ sở; bám sát thực tiễn để góp phần khắc phục tập trung quan liêu; mở rộng sinh hoạt dân chủ và nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể từ hội nghị cấp ủy cho tới đại hội Đảng các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với cán bộ, đảng viên - kể cả đối với những người lãnh đạo chủ chốt; có quy chế đảm bảo phát huy tự do tư tưởng, tôn trọng những ý kiến khác nhau. Thứ ba, kết hợp hài hòa lợi ích xã hội, tập thể, cá nhân, quan tâm lợi ích thiết thân của con người. Đảng ta nhận thức rằng, làm cho mỗi con người quan tâm tới lợi ích chính đáng của mình, lấy đó làm động lực trực tiếp, thúc đẩy mạnh mẽ nhất hoạt động của họ sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng xã hội mới. Thực tiễn đổi mới đã minh chứng, sự cần thiết phải kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích chung, trong đó lợi ích thiết thân của con người là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Bốn là, nhận thức về thời kỳ quá độ và những đặc điểm của con đường quá độ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta có những đổi mới sâu sắc:

- Nhận thức rõ hơn về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Đó là, trong thời kỳ quá độ sẽ tồn tại nhiều hình thức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ 2. - Nhận thức đầy đủ hơn về cách thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cái gì bỏ qua, cái gì cần tiếp thu Nếu trước đây, thường nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì từ Đại hội lần thứ XI trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước diễn đạt là: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được giải thích rõ về hai phương diện: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Tức là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc. Đại hội XI khẳng định đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen" 3. Cần phải phát huy tối đa những thuận lợi, đẩy lùi những nguy cơ, thách thức để phát triển nhanh và bền vững. Một trong những nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó vấn đề mấu chốt là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rút ra những bài học không thành công của công nghiệp hóa theo mô hình truyền thống của những năm 60, trong đó, đổi mới, Đảng ta đã xây dựng một quan niệm mới về công nghiệp hóa gắn liền với 2 Bộ Công an - Học viện chính trị Công an nhân dân: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phòng, quận, huyện trong Công an nhân dân. Nxb. CAND, Hà Nội, 2014, tr. 60. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 70.

hiện đại hóa. Đó là công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, tận dụng lợi thế so sánh, chú trọng công nghiệp nông nghiệp gắn liền với đô thị hóa nông thôn, có chiến lược phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn và nông dân. Đại hội VIII, IX, X và Đại hội XI đã có những phát triển lý luận mới về vấn đề này. Năm là, nhận thức rõ hơn về mô hình và phương hướng áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Lần đầu tiên, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng thông qua (6 1991) đã đề cập những nội dung cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, gồm 6 đặc trưng. Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thục hiện Cương lĩnh 1991, Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Trong đó, một số nội dung của các đặc trưng đã được là sáng tỏ hơn so với Cương lĩnh 1991. Điều này thể hiện như sau: Thứ nhất, khẳng định đặc trưng hàng đầu là xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai, nhấn mạnh vị trí của dân chủ. Nội dung dân chủ đặt lên trước công bằng, văn minh. Toàn thể nhân dân làm chủ chứ không chỉ là nhân dân lao động làm chủ. Tôn trọng quyền làm chủ, quyền con người, coi con người là trung tâm của chiến lược phát triển là chủ thể phát triển. Thứ ba, nhận thức mới đầy đủ hơn về quan hệ sản xuất gồm 3 yếu tố: Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ, phương thức phân phối sản phẩm. Việc nhấn mạnh quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại là phản ánh đúng quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thứ tư, bổ sung đặc trưng thứ bảy: Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là nội dung xây dựng chế độ chính trị trong mô hình chủ nghĩa xã hội, cũng là vấn đề cốt lõi trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và nhân dân ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con

người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tám phương hướng cơ bản trên đã thể hiện tập trung nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới ở Việt Nam. Thực tế 85 năm qua chứng minh, chỉ với mô hình này, nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhận thức mới của Đảng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được thể hiện nhất quán. Sự nhất quán đó sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã bắt đầu hình thành và sẽ từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Tóm lại, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay, cho thấy những câu trả lời cho hiện tại - tương lai - triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, của nhân dân và dân tộc ta là: Chủ nghĩa xã hội là sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam. Mục tiêu, bản chất của chủ nghĩa xã hội, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng một xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tang, tinh thần ngày càng tốt... 4. Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Bác Hồ về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr. 591.

1. Bộ Công an - Học viện chính trị Công an nhân dân (2014): Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phòng, quận, huyện trong Công an nhân dân, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4. 5. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.8. 6. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.9. 7. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.10. 8. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2010): Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội. 9. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2001): Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Vũ Văn Phúc (2009): Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. V.I.Lênin (1977): Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, t.36.