CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L

Tài liệu tương tự
Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

Tin Laønh Theo Ma-thi-ô (12)

1

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - Document1

Học Tiếng Anh theo phương pháp của người ngu nhất hành tinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ 3 NĂM HỌC Môn: Ngữ Văn lớp 12 (Thời gian làm bà

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Cúc cu

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

Phần 1

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

VINCENT VAN GOGH

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Tam Quy, Ngũ Giới

Thuyết minh về truyện Kiều

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

CHƯƠNG I

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Slide 1

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Nghị luận về an toàn thực phẩm

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Tình yêu và tội lỗi

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Thuyết minh về Nguyễn Du

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Bao giờ em trở lại

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

CHƯƠNG 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

No tile

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

No tile

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Code: Kinh Văn số 1650

Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao? – Bài tập làm văn số 5 lớp 11

Con Đường Khoan Dung

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Tác Giả: Hồng Nhận THIÊN TÀI BẢO BỐI: TỔNG TÀI KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG MẸ TA Phần 27 Chương 206 Trong Mắt Thanh Phong Tuấn Lóe Lên Bạo Ngược Chó gấp cũng sẽ n

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

Long Thơ Tịnh Độ

Hạnh Phúc Bên Trong

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Microsoft Word - V doc

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

Công Chúa Hoa Hồng

Bản ghi:

CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN [Truy cập tab: Ngữ Văn Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN] I. ĐỌC HIỂU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra!. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.146) 1. Văn bản trên đƣợc trích từ tác phẩm nào? Xác định vị trí của văn bản trong tác phẩm. Nêu đề tài, chủ đề của tác phẩm. Kể tên một số sáng tác của nhà văn có cùng đề tài với tác phẩm chứa đựng văn bản trên. 2. Chí Phèo chửi những ai? Có ai đáp lại tiếng chửi của Chí không? Tiếng chửi của nhân vật thể hiện điều gì? 3. Nhận xét về ngôn ngữ của văn bản. 4. Xác định giọng điệu của lời văn trong văn bản. 5. Theo anh/chị, ai đã đẻ ra Chí Phèo? 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về tiếng chửi của Chí Phèo. ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới: ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới: II. LÀM VĂN ĐỀ 1. Phân tích một nét phong cách nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo. Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 2. Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để thấy đƣợc giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. ĐỀ 3. Nhận xét về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Truyện khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỉ dữ. Từ hình tƣợng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên. ĐỀ 4. Từ chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của thứ lòng tốt bình thƣờng trong cuộc đời. ĐỀ 5. Từ câu chuyện về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu thƣơng con ngƣời. Giáo viên Vũ Dung Nguồn: Moon.vn Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN [Truy cập tab: Ngữ Văn Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN] I. ĐỌC HIỂU Câu 1 ĐỀ 1 - Văn bản đƣợc trích từ tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. - Vị trí: văn bản ở vị trí mở đầu truyện ngắn Chí Phèo. - Đề tài của tác phẩm: ngƣời nông dân nghèo. Một số tác phẩm có cùng đề tài với tác phẩm Chí Phèo: Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, Một đám cưới - Chủ đề: phản ánh hiện tƣợng ngƣời nông dân bị bần cùng hóa và tha hóa trƣớc Cách mạng tháng Tám. Câu 2 - Chí Phèo chửi trời - đời - cả làng Vũ Đại - cha đứa nào không chửi nhau với hắn - đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. Phạm vi tiếng chửi hẹp dần, không có ai đáp lại tiếng chửi của Chí. - Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp với ngƣời, với đời, chửi là một biểu hiện của niềm khát khao đƣợc hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống của làng Vũ Đại, cuộc sống của loài ngƣời. Câu 3 - Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp. Lời văn không đơn thuần là lời kể của tác giả (Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời.) mà là lời nhân vật (Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!...; Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!...). Tƣởng chừng nhƣ tác giả đã nhập vào Chí Phèo để nói lên những suy nghĩ trong nhân vật. Lời văn nửa trực tiếp thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông, yêu thƣơng của tác giả đối với nhân vật của mình. Câu 4 - Lời văn thuật lại tiếng chửi của Chí Phèo bằng một giọng văn kể chuyện lạnh lùng: tác giả gọi nhân vật là hắn, kể chuyện một cách khách quan, chân thực, không hề giấu giếm, che đậy hình ảnh xấu xí của nhân vật. Tuy nhiên, đằng sau lời văn lạnh lùng tƣởng nhƣ vô cảm ấy, tác giả thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thƣơng dành cho nhân vật. Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 5 - Trong văn bản, Nam Cao không nói rõ nguồn gốc của Chí Phèo: Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết nhƣng rõ ràng Chí Phèo là một hiện tƣợng có thật, một sản phẩm tất yếu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. Đẻ ra hiện tƣợng Chí Phèo chính là chế độ xã hội bất công thối nát đƣơng thời. Câu 6 - Về hình thức: + Số đoạn: 1 đoạn; + Số câu: 10 12 câu; + Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn. - Về nội dung: + Chí Phèo chửi vì hắn say rƣợu. Hành động chửi của Chí đã thành qui luật thƣờng kì: Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.. + Phạm vi tiếng chửi của Chí Phèo hẹp dần: Từ trời - đời - cả làng Vũ Đại - cha đứa nào không chửi nhau với hắn đến cuối cùng là đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. + Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp, một cách thức biểu hiện niềm khát khao đƣợc hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống của làng Vũ Đại, rộng hơn là cuộc sống của loài ngƣời. + Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện tâm trạng bất mãn của con ngƣời bị xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Tiếng chửi chính là phản ứng của Chí Phèo với cuộc đời, với cái xã hội dửng dƣng, lạnh lùng quay lƣng lại với hắn, và với chế độ thực dân nửa phong kiến đã nhào nặn biến hắn từ một ngƣời lƣơng thiện thành một con quỉ dữ bị cô lập. Mặt khác, tiếng chửi cũng bộc lộ sự bất lực, bế tắc, sự cô đơn tột độ của Chí giữa làng quê, giữa mọi ngƣời. ĐỀ 2 ĐỀ 3 II. LÀM VĂN ĐỀ 1 * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận * Phân tích một nét phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao, rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật văn chƣơng của nhà văn. Các nét phong cách nghệ thuật nổi bật đó là: - Luôn hƣớng tới đời sống tinh thần của con ngƣời, con ngƣời bên trong, nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật; Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

- Thƣờng viết về những cái nhỏ nhặt, bình thƣờng nhƣng có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ; - Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tƣ; buồn thƣơng chua chát mà đằm thắm yêu thƣơng. Ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần gũi. Học sinh lựa chọn một trong các nét phong cách nghệ thuật tiêu biểu trên làm vấn đề nghị luận, dùng tác phẩm Chí Phèo làm căn cứ để phân tích, làm sáng tỏ nét phong cách nghệ thuật đó. Để làm nổi bật đƣợc phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, cần có sự đối chiếu, so sánh với các tác giả khác cùng thời nhƣ Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Thạch Lam * Bình luận các ý kiến - Đánh giá nét đặc sắc của Nam Cao trong phong cách nghệ thuật đƣợc lựa chọn phân tích. - Khẳng định tài năng nghệ thuật, vai trò, vị trí của nhà văn trong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 1946. ĐỀ 2 * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận * Phân tích hình tượng Chí Phèo để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm - Chí Phèo ngƣời nông dân lƣơng thiện: Sinh ra là đứa trẻ bị bỏ rơi, sống vất vƣởng, tội nghiệp, khốn cùng; cho đến khi đi làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí vẫn là một ngƣời khoẻ mạnh, chịu khó, hiền lành như đất, có ƣớc mơ hạnh phúc bình dị nhƣ bao ngƣời dân nghèo và đặc biệt là rất tự trọng. - Chí Phèo thằng lƣu manh, con quỉ dữ : Vì ghen tuông vô cớ, bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến, biến một ngƣời nông dân lƣơng thiện thành một thằng lƣu manh, một con quỉ dữ ở làng Vũ Đại. Chí dần biến đổi, tha hóa cả về nhân hình và nhân tính (Học sinh lựa chọn dẫn chứng, phân tích ngoại hình gớm ghiếc, méo mó, biến dạng của Chí, phân tích các lƣợt Chí Phèo đến nhà bá Kiến để xin tiền, xin đi ở tù, phân tích tiếng chửi của Chí để thấy đƣợc sự tha hóa trong hình hài, hành động, lời nói của Chí Phèo sau khi ra tù.) Chí Phèo là hiện tƣợng có tính quy luật trong xã hội đƣơng thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trƣớc Cách mạng. - Chí Phèo - bi kịch của ngƣời sinh ra là ngƣời nhƣng không đƣợc làm ngƣời: + Cuộc gặp gỡ với thị Nở và sự yêu thƣơng chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức tính ngƣời trong Chí, khiến Chí thức tỉnh và khao khát đƣợc trở lại cuộc sống lƣơng thiện, khao khát đƣợc trở về cuộc sống đời thƣờng của một ngƣời nông dân. (Học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi đƣợc nhận sự chăm sóc của thị Nở.) + Bi kịch bị từ chối quyền làm ngƣời và kết cục bi thảm Thị Nở nghe lời bà cô từ chối sống chung với Chí Phèo. Bà cô thị Nở đại diện cho thành kiến - rào cản của xã hội phong kiến - đã ngăn trở không cho Chí Phèo hoà nhập lại với cuộc sống cộng đồng. Chí Phèo thua thiệt đến thảm hại, bi đát, đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực. (Học sinh lựa Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

chọn dẫn chứng, phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị khƣớc từ trở lại cuộc sống lƣơng thiện.) Kết cục bi thảm: Trong bế tắc, tuyệt vọng, Chí thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cƣớp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con ngƣời Chí là bá Kiến. Chí Phèo đã đến nhà bá Kiến, tiêu diệt bá Kiến và tự kết liễu đời mình. * Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao - Giá trị hiện thực mới mẻ của Chí Phèo: + Viết về ngƣời nông dân nghèo, một đề tài quen thuộc trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam, trƣớc Nam Cao đã có các cây bút tiêu biểu nhƣ Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Vũ Trọng Phụng (Giông tố) với phát hiện sâu sắc về hiện tƣợng ngƣời nông dân bị bần cùng hóa. + Nam Cao không bỏ qua hiện tƣợng ngƣời nông dân bị bần cùng hóa nhƣng nhà văn tập trung chủ yếu vào việc khai thác hiện tƣợng tha hóa trong nhân cách ngƣời nông dân. Cũng chính tác giả đã nhận ra nguyên nhân khiến ngƣời nông dân lƣơng thiện bị huỷ diệt cả thể xác lẫn tâm hồn chính là sự cấu kết của chính quyền thực dân (trong truyện là nhà tù thực dân) với bè lũ phong kiến tay sai (bá Kiến) ở nông thôn Việt Nam đƣơng thời. - Giá trị nhân đạo mới mẻ của Chí Phèo: + Viết về sự tha hóa của ngƣời nông dân bằng giọng văn lạnh lùng, vô cảm nhƣng Nam Cao lại tỏ ra rất am hiểu đời sống tâm lí của họ. Mỗi trang viết thể hiện sâu sắc nỗi đau đớn, xót xa, tình yêu thƣơng vô hạn dành cho nhân vật. + Thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình ngƣời, chỉ có tình ngƣời mới cứu đƣợc tính ngƣời. + Thể hiện niềm tin tƣởng mãnh liệt vào nhân tính và bản chất lƣơng thiện của ngƣời nông dân. * Đánh giá - Hình tƣợng nhân vật Chí Phèo là điển hình cho hình tƣợng ngƣời nông dân trƣớc Cách mạng tháng Tám trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 1945. Với hình tƣợng nhân vật này, tác phẩm đạt đƣợc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ đó đã đƣa Chí Phèo trở thành kiệt tác số một của Nam Cao, khẳng định tên tuổi của Nam Cao trong làng văn học hiện thực. ĐỀ 3 * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến * Cảm nhận về truyện ngắn Chí Phèo - Tác phẩm Chí Phèo tập trung xoay quanh cuộc đời, thân phận của nhân vật chính Chí Phèo, một ngƣời nông dân lƣơng thiện bị nhà tù thực dân và chế độ phong kiến nhào nặn trở thành thằng lƣu manh, con quỉ dữ, bị tha hóa cả về nhân hình và nhân tính: + Ngoại hình của một tên lƣu manh dữ dằn, gớm ghiếc, méo mó, xấu xa, biến dạng, hình hài của con vật lạ: Trông đặc như thằng săng đá: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt thì Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

đen mà cứ cơng cơng, mắt gườm gườm, ngực đầy những nét chạm trổ rồng phượng - vằn ngang vằn dọc sẹo. + Nhân tính: + Sống bất cần, không mơ ƣớc, không suy nghĩ (không biết mình là ai, bao nhiêu tuổi, quá khứ của mình ra sao), không còn biết nhục nhƣ trƣớc, tâm hồn Chí chai lì, trơ sạn vì tội ác. + Hành động: Phá phách cuộc sống yên vui của dân làng: Uống rƣợu say khƣớt, không trả tiền, còn định đốt quán, gây sự, chửi tục, đập đầu ăn vạ (ý thức phản kháng liều lĩnh). Hai lần đến nhà bá Kiến (xin tiền, xin đi ở tù). Lần thứ nhất: Ra tù, nơi đầu tiên Chí đến là nhà bá Kiến. Chí đến với ý định trả thù, đòi lại cuộc đời nhƣng kết quả là Chí đã bị bá Kiến mua chuộc dễ dàng. Lần thứ hai: Chí Phèo đến nhà bá Kiến đòi đi ở tù, với lời đe dọa phải đâm chết dăm ba thằng Kết quả là bá Kiến đã kích động, lợi dụng và sai Chí Phèo đi đòi nợ Đội Tảo. Từ một kẻ lƣu manh, Chí Phèo biến thành tay sai đắc lực cho bá Kiến, gieo bao đau khổ cho dân làng (Phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện). Chí Phèo biến thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại, mọi hành động của hắn đều bị sai khiến bởi một linh hồn quỉ dữ. + Lời nói: Chí Phèo giao tiếp, đối thoại với cuộc đời bằng tiếng chửi (đoạn mở đầu truyện). Phạm vi tiếng chửi hẹp dần: trời - đời - cả làng Vũ Đại - cha đứa nào không chửi nhau với hắn - đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp, một biểu hiện của niềm khát khao đƣợc hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống của làng Vũ Đại, cuộc sống của loài ngƣời. Chí Phèo là hiện tƣợng có tính qui luật trong xã hội đƣơng thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trƣớc Cách mạng. Bá Kiến và nhà tù thực dân đã huỷ diệt nhân hình lẫn nhân tính của Chí, biến con ngƣời lƣơng thiện thành kẻ lƣu manh, thành con quỉ dữ. - Từ sau khi gặp thị Nở, đặc biệt từ khi đƣợc nhận sự chăm sóc từ một ngƣời đàn bà, Chí Phèo đã tỉnh rƣợu và thức tỉnh tính ngƣời: + Tỉnh táo sau cơn say triền miên, Chí Phèo đã phân biệt đƣợc ánh sáng và bóng tối, nghe đƣợc những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thƣờng, nhớ về quá khứ nghĩ về hiện tại lo lắng cho tƣơng lai và buồn không dứt; khi đƣợc ăn cháo hành của thị Nở, Chí ngạc nhiên, cảm động, nghĩ suy, ăn năn và khao khát trở lại cuộc sống lƣơng thiện, lòng tràn trề hi vọng thị Nở sẽ mở đƣờng cho hắn + Khi cánh cửa trở lại cuộc đời lƣơng thiện bị đóng sập, Chí Phèo lại uống rƣợu nhƣng rƣợu chỉ làm hắn mềm ngƣời còn trong ý thức, chƣa khi nào Chí lại tỉnh táo đến thế. Lí trí tỉnh táo giúp Chí Phèo nhận ra kẻ thù của cuộc đời mình, Chí xách dao đến nhà bá Kiến, giết bá Kiến và tự kết liễu bản thân. Hành động tự kết liễu của Chí thể hiện quyết tâm từ bỏ con đƣờng tội lỗi, trở lại cuộc đời lƣơng thiện. Với hành động đó, Chí đã trở lại với cuộc đời lƣơng thiện, trở về bản chất của anh canh điền lƣơng thiện trong mình. * Bình luận các ý kiến Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

- Hai ý kiến đều đúng đắn, thể hiện cảm nhận sâu sắc về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. - Hai ý kiến không mâu thuẫn, đối lập nhau mà bổ sung cho nhau, cùng khẳng định giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm: ý kiến thứ nhất khẳng định giá trị hiện thực, ý kiến thứ hai khẳng định giá trị nhân đạo. - Các giá trị tƣ tƣởng trên đƣợc Nam Cao thể hiện thành công thông qua các thủ pháp nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình; kết cấu truyện mới mẻ, tƣởng nhƣ tự do nhƣng lại rất chặt chẽ, lô-gíc; cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hoá giàu kịch tính; ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hoá, trần thuật linh hoạt. * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ĐỀ 4 Sự cần thiết của thứ lòng tốt bình thƣờng trong xã hội ngày nay. * Tình người thông qua chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo - Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm Chí Phèo với các biến thể: cháo hành, bát cháo bốc khói, bát cháo, cháo, cháo hành, bát cháo hành, mấy bát cháo, hơi cháo hành - Ý nghĩa của chi tiết bát cháo hành: + Bát cháo hành là thứ đầu tiên Chí Phèo đƣợc cho, lại đƣợc cho bởi một ngƣời đàn bà, điều này khiến Chí hết sức ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên đó là đầu mối kéo theo hàng loạt các chuyển biến tâm lí theo hƣớng tích cực trong nhân vật. + Thị Nở nấu cháo cho Chí với một suy nghĩ hết sức thật thà, chất phác: Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà Vậy nên, bát cháo hành chính là biểu tƣợng của tình yêu thƣơng chân thành, mộc mạc, biểu tƣợng của thứ lòng tốt bình thƣờng mà không phải ai trong làng Vũ Đại cũng có đƣợc để dành cho Chí Phèo. Thứ lòng tốt bình thƣờng ấy đã giúp Chí Phèo hồi sinh, thức tỉnh tính ngƣời lƣơng thiện trong hắn. * Bình luận về sự cần thiết của thứ lòng tốt bình thường trong cuộc đời - Lòng tốt bình thƣờng là thứ tình cảm yêu thƣơng chân thành, mộc mạc, giản dị, chân chất của con ngƣời dành cho con ngƣời. Lòng tốt bình thƣờng không cần sự phụ họa của tiền bạc hay địa vị cao sang bởi giá trị của nó nằm trong chính sự hồn nhiên mà nó có. - Yêu thƣơng không điều kiện có một sức mạnh cảm hóa đặc biệt đối với những con ngƣời sa ngã, bởi lẽ lí do khiến con ngƣời sa ngã thƣờng là những cám dỗ về danh lợi, vật chất, sự dối lừa trong tình cảm Lòng yêu thƣơng chân thành lại không phụ thuộc vào danh lợi, vật chất hay tình cảm giả dối. Nó cao hơn tất thảy những thứ ấy và dễ khiến cho ngƣời đến bƣớc đƣờng cùng phải cảm động. - Bất cứ thời đại xã hội nào cũng cần có tình yêu thƣơng chân thành giữa ngƣời với ngƣời. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, trƣớc sự leo thang của các giá trị vật chất, của các tệ nạn xã hội, con ngƣời càng cần phải ứng xử với nhau bằng thứ lòng tốt bình thƣờng đó. ĐỀ 5 Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận * Sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) - Chí Phèo bao nhiêu năm đắm chìm trong men rƣợu, trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần xác và linh hồn. - Chí đƣợc đánh thức bởi một mụ đàn bà xấu ma chê quỉ hờn nhƣng lại có thứ lòng tốt bình thƣờng mà cả làng Vũ Đại không ai có đƣợc. - Qua câu chuyện về sự thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định: sức mạnh của tình yêu thƣơng con ngƣời là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực. * Bình luận về sức mạnh của tình yêu thương con người - Tình yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con ngƣời nhanh chóng, mạnh mẽ. - Nhân lên trong mọi trái tim lòng yêu thƣơng để phát huy sức mạnh của nó. - Khẳng định sự trƣờng tồn mãi mãi của sức mạnh này. Chừng nào con ngƣời còn tồn tại, chừng đó tình yêu thƣơng còn nồng nàn. Giáo viên Vũ Dung Nguồn: Moon.vn Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98