BIẾN ĐỔI ỨNG SUẤT THẲNG ĐỨNG MIỀN VÕNG HÀ NỘI Nguyễn Văn Hướng, Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam Cù Minh Hoàng Tổng Công ty Thăm dò

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - TOMTTL~1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT Nguyễn Hải An NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP THU HỒI DẦU TAM CẤP BẰNG BƠM ÉP CO2 CHO TẦNG MÓNG NỨT

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng nhà cao tầng khu vực Huyện Quốc Oai Hà Nội Bùi Thị Liên Trường Đại học Khoa học Tự

NGHIÊU CỨU, XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐỂ KHOANH ĐỊNH VÙNG CẤM KHAI THÁC, VÙNG KHAI THÁC HẠN CHẾ VÀ VÙNG ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 10798:2015 Xuất bản lần 1 TẤM BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN GIA CỐ MÁI KÊNH VÀ LÁT MẶT ĐƯỜNG Precast reinforced c

KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT VỠ VÀ GIA CƯỜNG SI-LÔ ỨNG LỰC TRƯỚC TS. NGUYỄN ĐẠI MINH, TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG, TS.

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

TrÝch yÕu luËn ¸n

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

THƯ MỤC TẠP CHÍ XÂY DỰNG SỐ 3 NĂM 2018 Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Xây dựng số 3 năm Một số vấn đề về

BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP I. TÊN TÁC GIẢ NGUYỄN ANH TIẾN II. TÊN GIẢI PHÁP Mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều lắp ghép dùng cho các công trình kè bả

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9391:2012 LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU Welded stee

1

PowerPoint Presentation

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

TRƯỜNG ĐHXD MIỀN TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Microsoft Word - TCVN

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Preliminary data of the biodiversity in the area

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

SoŸt x¾t l·n 1

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Mức 1:

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcxd

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word _12_05_BAC KAN.doc

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

Ngũ Minh Pháp

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

UL4_Brochure FINAL Review

Ch­¬ng 3

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

Số TT Phụ lục VI BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số /2014/Q

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

A

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 0

Con Đường Khoan Dung

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9

SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Đề số 01 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 08 trang) Câu 1. Việt Nam

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

CHÍNH PHỦ

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁT MỊN

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

HOA SỮA Em vẫn từng đợi anh Như hoa kia từng đợi nắng Như gió tìm rặng phi lao Như trời cao mong mây trắng Em vẫn từng đợi anh Trên những chặng đường

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

TRUYỀN THỌ QUY Y

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Luan an dong quyen.doc

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Bản ghi:

BIẾN ĐỔI ỨNG SUẤT THẲNG ĐỨNG MIỀN VÕNG HÀ NỘI Nguyễn Văn Hướng, Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam Cù Minh Hoàng Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí TÓM TẮT Thành phần ứng suất trong đá gây ra bởi trường trọng lực của trái đất gọi là ứng suất thẳng đứng (S v ) và bị khống chế bởi khối lượng của cột đá phía trên. Độ lớn của S v có thể tính trong các bể trầm tích sử dụng các số liệu từ các giếng khoan dầu khí. Tính phân của các log mật độ từ bề mặt hoặc đáy biển tới độ sâu cho trước cho ta giá trị S v. Miền võng Hà Nội là phần đầu mút Tây Bắc trên đất liền của bể trầm tích Sông Hồng. Báo cáo trình bày kết quả tính toán S v theo số liệu log mật độ của 27 giếng khoan chất lượng tốt hiện có ở Miền võng Hà Nội và ngoài khơi lân cận và luận giải mối quan hệ của chúng với cấu trúc địa chất trong khu vực. 1. GIỚI THIỆU Bể Sông Hồng rộng lớn có cấu trúc địa chất phức tạp thay đổi từ đất liền ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Nam, bao gồm các vùng địa chất khác nhau. Miền võng Hà Nội được xem là phần phát triển của bể trên đất liền. Đặc điểm cấu trúc nổi bật của vùng này là cấu trúc uốn nếp phức tạp kèm nghịch đảo trong Miocen [Nguyễn Mạnh Huyền & nnk. (2005)] (Hình 1). Trạng thái ứng suất kiến tạo hiện đại được miêu tả bởi bốn thành phần, đó là: độ lớn ứng suất thẳng đứng (S v ), độ lớn ứng suất ngang cực đại (S Hmax ), độ lớn ứng suất ngang cực tiểu (S hmin ) và phương ứng suất nén ngang cực đại (phương S Hmax so với phương bắc). Trên thế giới, các nghiên cứu ban đầu về ứng suất đều nhằm xác định phương S Hmax và độ lớn tương đối của các thành phần ứng suất thông qua phân tích tài liệu giếng khoan, cơ cấu chấn tiêu động đất và số đo mặt trượt-vết xước. Vào những năm 1980, các giá trị độ lớn các thành phần ứng suất mới được xác định nhờ các thí nghiệm trong các giếng khoan sâu [Zoback (2007)]. Trạng thái ứng suất kiến tạo đã được nghiên cứu ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc nhờ phân tích tập hợp các khe nứt và vết xước kiến tạo phản ánh chuyển dịch trên mặt khe nứt đó [Phan Trọng Trịnh & nnk., (1993, 1994)]. Ở bể sông Hồng, một số nghiên cứu thiết lập hướng ứng suất chính từ tài liệu giếng khoan dầu khí được phản ánh trên bản đồ trường ứng suất toàn cầu [Tingay & nnk, 2010]. Trong số ba thành phần ứng suất, độ lớn của ứng suất thẳng đứng là dễ xác định nhất thông qua log đo mật độ đất đá trong giếng khoan. Tại vùng biển ĐN Việt Nam, Nguyễn T. T. Bình & nnk. (2007, 2011) và Nguyễn Văn Hướng & nnk, (2011) đã tính toán đầy đủ về tensor ứng suất dựa trên tài liệu giếng khoan ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Tingay & nnk. (2003) và King & nnk. (2010) trình bày và luận giải kết quả tính ứng suất thẳng đứng ở tây bắc Borneo và tây nam Australia Báo cáo trình bày kết quả tính toán độ lớn của S v của 27 giếng khoan ở Miền võng Hà Nội và ngoài khơi lân cận từ số liệu log mật độ và luận giải mối quan hệ của chúng với cấu trúc địa chất trong khu vực. 2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT 1

Miền võng Hà Nội có dạng hình tam giác, với diện tích khoảng 9000 km 2 mà đỉnh ở gần Việt Trì và cạnh đáy quy ước là dải ven biển Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng dài trên 100 km. Trầm tích ở Miền võng Hà Nội có tuổi từ Eocen đến Đệ tứ chủ yếu là lục nguyên chứa than, tướng sông-hồ, châu thổ, ven bờ-biển nông có bề dày từ 3200 đến trên 7000 m [Đỗ Bạt & nnk. (2005)]. Hình 1: Sơ đồ cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu. Biên chỉnh theo Anzoil (1995) Phùng Văn Phách (1996), PVEP (2006) Đỗ Bạt và Hồ Đắc Hoài (2007). Chú giải viết tắt: S1: Địa hào Kiến An; S2: Bán địa hào Thủy nguyên; S3: Trũng Trung tâm; S4: Trũng Phượng Ngải; S5: Trũng Đông Quan; S6: Lõm Khoái châu; S7: Địa hào Ninh Bình; U1: Địa lũy chí linh; U2: Địa lũy Tràng Kênh; U3: Khối nâng Tiên Lãng; U4: Địa lũy Tiền Hải; U5: Địa lũy Kiến Xương; U6: Địa lũy Văn Giang. Miền võng Hà Nội được phân thành các dải Trung tâm nằm kẹp giữa hai đới đứt gãy Sông Chảy và Vĩnh Ninh, dải Đông Bắc từ đới đứt gãy Vĩnh Ninh qua đứt gãy 2

Sông Lô còn dải Tây Nam nằm giữa các đứt gãy Sông Hồng và Sông Chảy. Trong đó, dải Trung tâm do hoạt động nghịch đảo vào cuối Miocen đã tạo nên các cấu trúc lồi dạng địa lũy: Tiền Hải ở phía Đông Bắc và Kiến Xương ở phía Tây Nam. Xen giữa hai cấu trúc địa lũy Tiền Hải và Kiến Xương là trũng Phượng Ngải. Dải Đông Bắc có các cấu trúc vết lõm Văn Giang và Đông Quan [Nguyễn Mạnh Huyền & Hồ Đắc Hoài, (2007)] (Hình 1). Bảng 1: Khoảng phân bố số liệu log mật độ thu thập được ở 27 giếng khoan được sử dụng để tính độ lớn ứng suất thẳng đúng. TT. Tên giếng khoan Đỉnh log mật độ (m) Đáy log mật độ (m) 1 B10-STB2 644 1248 2 B26-STB-1X 296 1033 3 D24-1x 520 2748 4 PV-DQD-1X 1132 3443 5 PV-PC-1X 741 1970 6 PV-XT-1X 549 1864 7 THC_04 451 1235 8 W10 22 1957 9 W32 22 1696 10 W60 0 2169 11 W63 44 2392 12 W67 798 2400 13 W71 53 2370 14 W80 906 2484 15 W84 0 3110 16 W101 244 3193 17 W102 33 2950 18 W107 51 2585 19 W108 29 2876 20 W110 399 4208 21 W112 58 2190 22 W116 41 2763 23 W200 0 3710 24 W203 45 4077 25 102-CQ-1X 549 2957 26 102-HD-1X 553 3048 27 103T-H-1X 1707 3228 3

Hình 2: Độ lớn ứng suất thẳng đứng (MPa) theo độ sâu (m) tính cho 27 giếng khoan ở Miền võng Hà Nội và lân cận. Chú ý: 1 psi/ft ~ 22.6 MPa/km. Hình 3: Gradient ứng suất thẳng đứng(mpa/km) tính cho 27 giếng khoan ở Miền võng Hà Nội và lân cận. 4

3. TÍNH TOÁN ĐỘ LỚN ỨNG SUẤT THẲNG ĐỨNG Thành phần ứng suất trong đá gây ra bởi trường trọng lực của trái đất gọi là ứng suất thẳng đứng (S v ) và bị khống chế bởi khối lượng của cột đá phía trên ρgz. Nếu khối lượng riêng của đá biến đổi ρ (z), S v tính theo công thức [Zoback (2007)]: S V g 0 z dz (1) Ở những khu vực xa bờ, cần phải hiệu chỉnh độ sâu mực nước, S v tại độ sâu z bất kỳ cũng được gây ra bởi trọng lượng của cột nước biển và đất đá nằm phía trên điểm đó. Ứng suất này là tích phân mật độ nước biển và mật độ khối của đá theo độ sâu được xác định bằng phương trình sau [Tingay & nnk. (2003)]: S V ( z) Z B g seadz 0 B dz Z ( z) (2) Z Trong đó: S v là ứng suất thẳng đứng, z B là độ sâu đáy biển, (z) là khối lượng riêng của đá theo carota mật độ tại độ sâu z, sea là khối lượng riêng nước biển, và g là gia tốc trọng trường. Khi khối lượng riêng của nước ~ 1 g/cm 3, áp lực của nước (áp suất thuỷ tĩnh) tăng với tốc độ 10Mpa/km (0,44 psi/ft). Độ lớn của S v có thể tính trong các bể trầm tích sử dụng các số liệu từ các giếng khoan dầu khí. Áp lực tác dụng bởi khối lượng của cột nước biển có thể được tính từ khối lượng riêng trung bình 1,03g cm -3 [Bell (2003)]. Các log mật độ thường không thực hiện xuyên suốt từ bề mặt xuống đáy giếng mà thường bị khuyết phần trên cùng. Đề tính ứng suất thẳng đứng trước tiên cần ước lượng khối lượng riêng trung bình từ bề mặt tới đỉnh của log mật độ. Tuy nhiên, trong báo cáo sử dụng giá trị mật độ khuyết là 1,95 g.cm -3 [tham khảo Nguyễn T.T. Bình & nnk. (2005)]. Hình 4: Gradient ứng suất thẳng đứng (MPa/km) trên mặt cắt phương TB-ĐN ở độ sâu 2,0 km dọc đứt gãy Vĩnh Ninh. 5

4. BIẾN ĐỔI ỨNG SUẤT THẲNG ĐỨNG Bộ tài liệu về log mật độ của 27 giếng khoan thuộc Miền võng Hà Nội và ngoài khơi lân cận được thu thập tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Bảng 1). Để đảm bảo thu được thông tin trực tiếp nhất về trường ứng suất, giếng được lựa chọn là các giếng khoan trong giai đoạn tìm kiếm-thăm dò có độ nghiêng nhỏ hơn hoặc bằng 20 o [Zoback (2007)]. Bảng 1 thể hiện chi tiết khoảng phân bố số liệu đo log mật độ thu thập được ở 27 giếng khoan được sử dụng để tính độ lớn ứng suất thẳng đúng. Trong số 27 giếng, có 17 giếng có đỉnh của log mật độ nhỏ hơn 500 m. Cũng trong số này, có 20 giếng có đáy của log mật độ lớn hơn 2000 m. Số giếng có khoảng ghi nhận số liệu log mật độ trên 2000 m là 17 giếng. Hình.5. Sơ đồ biến đổi gradient ứng suất thẳng đứng Miền võng Hà Nội và ngoài khơi lân cận (các giếng ngoài khơi, độ sâu được tính từ đáy biển). 6

Kết quả tính độ lớn và gradient S v được thể hiện trong Hình 2 và Hình 3. Trong đó, đã tính toán gradient của ứng suất thẳng đứng không bao gồm ảnh hưởng của cột nước biển để tiện so sánh giữa các giếng trên đất liền và ngoài khơi. Kết quả cho thấy, gradient S v biến đổi trong khoảng 17,6 MPa/km đến 25,0 MPa/km, tương đương với gradient 0,8 đến 1,1 psi/ft, trong đó hầu hết tập trung ở khoảng trung bình 22,6 MPa/km (tương đương 1psi/ft) (Hình 3). Gradient S v trung bình tương đương với giá trị trung bình thường gặp trong các bể trầm tích Đệ tam trên thế giới (22,6 MPa/km hay 1psi/ft), phù hợp với công bố trước đó của Nguyễn T.T. Bình & nnk. (2011) ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, phù hợp với Tingay & nnk. (2003) ở tây bắc Borneo các cấu trúc thuộc khối Sundaland và King & nnk. (2010) ở tây nam Australia. Giá trị này cho thấy tính phân dị kiến tạo tương đối thấp và khá đồng đều trong khối Sundaland nói riêng và Biển Đông nói chung. Vê mặt lý thuyết, sự biến đổi độ lớn S v theo không gian là do sự biến đổi của tỉ trọng đá trầm tích phía dưới theo phương ngang. Sự biến đổi tỉ trọng của các đá trầm tích có thể gây ra do sự biến đổi về tướng trầm tích, hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của các yếu tố thứ sinh, bao gồm quá trình thành đá, nâng-hạ cục bộ hoặc dị thường áp suất do co rút không cân bằng. Tất cả các yếu tố này có thể ảnh hưởng tới độ lớn ứng suất thẳng đứng [King & nnk. (2010)]. Hình 4 biểu diễn mặt cắt phương tây bắc-đông nam của gradient S v ở độ sâu 2,0 km dọc đứt gãy Vĩnh Ninh cho thấy gradient S v có sự biến đổi giảm dần theo phương từ tây bắc đến đông nam. Điều này phù hợp với cấu trúc và xu thế chung của delta Sông Hồng sụt lún mạnh về phía đông nam. Đặc điểm cấu trúc nổi bật của Miền võng Hà Nội là cấu trúc uốn nếp phức tạp kèm nghịch đảo trong Miocen [Nguyễn Mạnh Huyền & nnk. (2005)]. Biến đổi gradient S v theo phương ngang cho khu vực Miền võng Hà Nội và ngoài khơi lân cận (với các giếng ngoài khơi, độ sâu được tính từ đáy biển) được thể hiện trên Hình 5. Đây là kết quả đạt được nhờ nội suy từ các giá trị đo thực của 27 giếng khoan khác nhau phân bố trong khu vực. Có thể nhận định rằng các khu vực có gradient S v cao thường tập trung ở lân cận các đứt gãy nghịch (đứt gãy Vĩnh Ninh), một số trùng với vị trí các khối nâng (dải nâng Khoái Châu Tiền Hải). Các khu vực có S v thấp thường phản ánh các khu vực sụt lún, như phần kéo dài ra biển của trũng Đông Quan và đầu mút phía bắc trũng Trung tâm bể Sông Hồng. Kết quả này cho thấy, có mối liên quan giữa gradient S v và cấu trúc địa chất của khu vực nghiên cứu. 5. KẾT LUẬN Bài viết này trình bày những kết quả ban đầu về phân bố ứng suất thẳng đứng ở Miền võng Hà Nội. Gradient S v biến đổi trong khoảng 17,6 MPa/km đến 25,0 MPa/km. Giá trị trung bình gradient S v dao động tại 22,6MPa/km. Giá trị này tương ứng với gradient ứng suất thẳng đứng ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn cũng như các khu vực khác ở Đông Nam Á cho thấy tính phân dị kiến tạo tương đối thấp và khá đồng đều trong khối Sundaland nói riêng và Biển Đông nói chung. 6. LỜI CẢM ƠN 7

Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cho phép tham khảo tài liệu giếng khoan. Báo cáo hoàn thành với sự hỗ trợ một phần kinh phí của Viện Địa chất Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anzoil, 1995. Hanoi basin: Geological evaluation. 2. Bell, J.S. (2003), Practical methods for estimating in situ stress for borehole stability applications in sedimentary basins. Journal of Petroleum Science and Engineering 38, 111-119. 3. Đỗ Bạt và nnk., 2007. Địa tầng các bể trầm tích Việt Nam. Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 4. King R. C., Neubauer M., Hillis R.R., Reynolds S.D. (2010), Variation of vertical stress in the Carnarvon Basin, NW Shelf, Australia. Tectonophysics 482, 73 81. 5. Nguyễn Mạnh Huyền, Đỗ Văn Hậu, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Anh Sơn, Nguyễn Trọng Liêm (2005), Recent evaluation on the exploration potential of the Song Hong basin, offshore Northern Vietnam. Science-Technology Conference 30 Years Petroleum Industry: New Challenges and Opportunities -24-25 August 2005. 6. Nguyễn Mạnh Huyền, Hồ Đắc Hoài, 2007. Bể trầm tích Sông Hồng và tài nguyên dầu khí. Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 7. Nguyễn Thị Thanh Bình, Tomochika Tokunaga, Hoàng Phước Sơn, Mai Văn Bình (2005), Present-day stress and pore pressure fields in the Cuu Long and Nam Con Son Basins, offshore Vietnam. Science-Technology Conference 30 Years Petroleum Industry: New Challenges and Opportunities -24-25 August 2005. Page 536-560, Hanoi. 8. Nguyen Thi Thanh Binh, Tomochika Tokunaga, Hoang Phuoc Son & Mai Van Binh (2007), Present-day stress and pore pressure fields in the Cuu Long and Nam Con Son Basins, offshore Vietnam. Marine and Petroleum Geology. Volume 24, Issue 10, Pages 607-615. 9. Nguyen Thi Thanh Binh, Tomochika Tokunaga, Neil R. Goulty, Hoang Phuoc Son & Mai Van Binh (2011), Stress state in the Cuu Long and Nam Con Son basins, offshore Vietnam. Marine and Petroleum Geology 28(5): 973-979. 10. Nguyễn Văn Hướng, Phan Trọng Trịnh, Hoàng Ngọc Đang (2011), Trạng thái ứng suất kiến tạo hiện đại khu vực bể Cửu Long. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất. T33, Vol 3ĐB, p457-464, Hà Nội. 11. Phan Trọng Trịnh, 1993. Trường ứng suất kiến tạo Kainozoi miền Tây bắc Việt Nam. Tạp chí Địa chất, loạt A, 214-215, 9-14. 12. Phan Trong Trinh, Nguyen Trong Yem, Leloup Herve Philip, Paul Tapponnier, 1994. Late cenozoic stress field in North Vietnam from microtectonic measurement. Proceed. Inter. Seis. Haz. South. Asia,p. 182-186. 8

13. Phùng Văn Phách, 1996. Về điều kiện địa động lực hình thành và phát triển trũng địa hào Kainozoi Sông Hồng. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, Số 3, T. 18, Hà Nội, tr. 265 275. 14. Pvep, 2006. Tectonic study for blocks 102&106 and adjancent areas (Report to Petronas Carigali Vietnam Limited). 15. Tingay M.R.P., Hillis R.R., Morley C.K., Swarbrick R.E., Okpere E.C. (2003), Variation in vertical stress in the Baram Basin, Brunei: tectonic and geomechanical implications. Marine and Petroleum Geology 20, 1201 1212. 16. Tingay, M., Morley, C., King, R., Hillis, R., Coblentz, D. and Hall, R. (2010), Present-day stress field of Southeast Asia. Tectonophysics, 482, 92-104, doi:10.1016/j.tecto.2009.06.019. 17. Zoback M.D. (2007), Reservoir geomechanics. Cambridge University Press, New York. 9