Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

Tài liệu tương tự
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

SỰ SỐNG THẬT

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

SỰ SỐNG THẬT

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

Mở đầu

Mở đầu

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG & LỄ GIÁN

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Kinh Từ Bi

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

SỰ SỐNG THẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - ptdn1252.docx

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

CHƯƠNG 10

1

SỰ SỐNG THẬT

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì

Bạn Tý của Tôi

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Cúc cu

Phần 1

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Phong thủy thực dụng

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

II THỨ HAI KINH CHIỀU Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

SỰ SỐNG THẬT

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài

No tile

No tile

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình Lời chúa: Mt 16, Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

SỰ SỐNG THẬT

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc

No tile

No tile

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

SỰ SỐNG THẬT

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - THANG web

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,10/12/2017 CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 1-8 "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Tin Mừng C

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Chọn Vợ Hiền Nguyễn Thị Thanh Dương Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới. Đối tượng anh mon

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) cong

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

6. Đức Chúa trời yêu thương Giăng 3:11-21 Tin Mừng theo Giăng Sinh ra một lần nữa vào một mối quan hệ hôn nhân Chính Đức Chúa trời đã chủ động vươn ra

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Bản ghi:

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3 11 2013 Con Người Ðến Ðể Tìm Và Cứu Lời Chúa (Lc 19,1-10) 1 Sau khi vào Giêrikhô, Ðức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy. 2 Và kìa, có một người tên là Giakêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. 3 Ông tìm cách để xem cho biết Ðức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. 4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung, để xem Ðức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó. 5 Khi Ðức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: "Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!" 6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. 7 Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!" 8 Còn ông Giakêu thì đứng mà thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." 9 Ðức Giêsu nói về ông ta rằng: "Hôm nay ơn cứu độ đã đến với nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Apraham. 10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất." Đọan Phúc Âm chúng ta vừa đọc lại trên đây, được đọc vào đọan cuối cùng của lần sau cùng của Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, nơi đây người sẽ chịu khổ nạn và sẽ bị giết bởi tay người Do thái, rồi ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại. Câu chuyện ông Giakêu được đặt kế tiếp sau phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù thành Giêrikhô, người mù được Thiên Chúa chữa lành vì tin vào Chúa Giêsu mà ông ta được sáng mắt. Phép lạ của người mù chuần bị cho thính giả hiểu được sâu xa cuộc cách mạng tinh thần của ông Giakêu, một cuộc cách mạng tận gốc rễ, đổi mới hoàn toàn, từ bóng tối của cảnh mù lòa, bước vào ánh sáng của người được chữa lành, từ bóng tối của tội lỗi bước sang con đường sáng của cuộc đời mới, của cuộc sống thánh thiện. Từ cuộc gian tham khéo léo, bước sang con đường ngay chính chân thật và quảng đại. Từ cuộc sống xa Chúa, được xích lại gần Chúa hơn. Được kết hợp với Chúa Giêsu và hòa giải với tha nhân. Do đó trọng tâm bài Phúc Âm chúng ta vừa đọc lại trên đây nói về ông Giakêu nêu bật khía cạnh sâu xa nhất của tình yêu, thứ tình yêu của sự tha thứ, sự tha thứ được gói gọn trong khoan dung. Tình yêu này không đóng khung kẻ mình yêu, trong những ngụ ý của lỗi lầm nhưng luôn tha thứ. Tình yêu này cũng không giới hạn kẻ mình yêu trong hiện tại đen tối của người ấy, nhưng còn phóng tầm mắt nhìn về những điều họ có thể trở nên trong tương lai. Trong cách hành xử của Chúa Giêsu Ngài luôn sẵn sàng tha thứ để biểu lộ một tình yêu chân thật trên, Chúa Giêsu đã tiếp xúc với người thu thuế, làm bạn với những người thời bấy giờ gán cho là những kẻ tội lỗi. Ngài không cấm họ được lui tới nghe Ngài giảng dạy hơn nữa Ngài cùng ăn uống và đồng bàn với họ. Vì thế những cuộc gặp gỡ này minh chứng rằng, Chúa Giêsu nhìn những kẻ thu thuế và những người tội lỗi trong hai trạng thái. Trạng thái hiện tại của họ, và trạng thái họ có thể trở nên tốt trong tương lai. Trong hiện tại mặc dù họ đang sống trong tình trạng tội lỗi nhưng họ biết lắng nghe Lời Chúa để khởi sự tiến những bước đầu tiên trên con đường hóan cải, và những điều họ có thể trở nên tốt được minh chứng qua những hành động cụ thể. Ví dụ như hành động dứt khoát với quá khứ tội lỗi để đi theo Chúa như trường hợp của ông Lêvi, ông là một người thu thuế nhưng khi nghe Chúa Giêsu gọi, ông liền bỏ bàn thu thuế đứng dậy theo làm môn đệ Người, một người không có chỗ dựa đầu, con cáo có hang, con chồn có tổ nhưng con Người thì không có chỗ dựa đầu. Do đó sự cải tạo xã hội tận căn phải bắt đầu bằng ý thức về tội lỗi và sám hối và đây có thể là ý tưởng mà Tin Mừng chúng ta vừa đọc lại trên đây gợi lên cho chúng ta vào thời Chúa Giêsu người thu thuế được hiểu như là cấu kết với ngọai bang là hà hiếp và bóc lột người đồng hương nên cũng đồng nghĩa với tham lam bất chính. Một cách nào đó là những kẻ thu thuế là những kẻ ung nhọt của xã hội và xa lánh họ là biện pháp thanh trừng mà những nhà lãnh đạo Do Thái dành cho những người thu thuế này. Nhưng Chúa Giêsu thì trái lại, Chúa đến với họ, ngồi đồng bàn với họ, Chúa không làm như thế để biện minh cho hành động tham lam bất chính của những người thu thuế. Ngài đến với họ, trước hết là để cảm thông với thân phận bị loại ra bên lề xã hội của họ, đồng thời Ngài mời gọi họ ý thức về hành động tội lỗi của mình. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và viên chức giàu có tên là Giakêu tại thành phố Giêrikhô cho thấy cuộc cách mạng ấy 4 Hieäp Nhaát 154 11-2013

bắt đầu bằng việc sám hối và cải thiện đời sống, thật ra sau sám hối đích thật luôn đi liền với cải thiện. Ánh mắt của Chúa Giêsu đã đi xuyên suốt tâm hồn ông khiến ông nhận ra được những lầm lỗi của mình. Ánh mắt ấy lại từ nhân và mời gọi đến nỗi đã làm cho ông cảm thấy thôi thúc và cải thiện đời sống. Vì thế ơn cứu rỗi đã thực sự đến nhà ông và cuộc tái sinh đã khởi đầu: này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn lần.." Ông Giakêu không chỉ sám hối và cải thiện bản thân, nhưng ông còn góp phần vào việc cải tạo xã hội, hay đúng hơn sự hoán cải cá nhân của ông ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống xã hội. Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy được chiều kích xã hội của lòng sám hối, vì thế không những người Kitô đóng góp tài trí của mình cho công cuộc cải tạo xã hội, nhưng niềm tin của họ được thể hiện bằng lòng sám hối và cải thiện cuộc sống làm trọng tâm và cũng là linh hồn của bất cứ một cuộc cách mạng và cải tạo xã hội nào. Lạy Chúa, Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con được vững mạnh trong đời sống đức tin để nhận ra tình yêu và ơn cứu độ Thiên Chúa đang trao ban cho chúng con. Xin cho chúng con can đảm để sẵn sàng đáp trả và đón nhận ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa đã trao ban. Và xin Chúa ban cho mỗi người chúng con được ơn sám hối chân thành để bắt đầu canh tân mình và góp phần canh tân xã hội. Amen. CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM C 10 11 2013 Sống Lại Rồi Sẽ Ðược Như Các Thiên Thần Lời Chúa (Lc 20,27-38) 27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Ðức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gầy dựng một dòng giống cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?" 34 Ðức Giêsu đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Ðức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Apbraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp.. 38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống." Thánh Luca đặt câu chuyện những người phái Sađốc đến chất vấn Ðức Giêsu vào những ngày cuối cùng trước khi Người bị nộp. Vì thế nó có ý nghĩa bắt bẻ, gây hấn. Nhưng dùng những ngày cuối đời của Người để xin Ðức Giêsu nói về đời sau, tác giả Luca lại thấy đó là điều hợp tình hợp lý. Vậy có mấy người thuộc phái Sađốc đến. Họ phủ nhận việc sống lại mặc dầu đã có bài sách Maccabê như chúng ta đã thấy trên. Hơn nữa Daniel cũng đã khẳng định: "Nhiều người sẽ thức dậy, kẻ thì dành cho sự hằng sống; kẻ sẽ chuốc lấy ô nhục". Nhưng phái Sađốc không tin những loại sách này. Họ gồm phần lớn các người ở trong hàng tư tế. Họ bám lấy Ngũ thư là năm quyển đầu tiên trong bộ Kinh Thánh, đó là luật pháp Môsê, nền tảng của đạo giáo, cơ sở của hàng tư tế. Những sách khác đối với họ không có nhiều uy tín. Họ không giống như biệt phái. Những người này không những tin ở Ngũ thư mà còn tin ở các sách Tiên tri và các sách khác nữa. Ðó là những sách đã khởi sự với phong trào Ðệ nhị luật, tức là suy nghĩ về luật pháp. Biệt phái là các thần học gia không ngừng học hỏi và dạy dỗ luật pháp. Họ quý những sách viết sau như những sách viết trước vì họ quan niệm Lời Chúa và mạc khải sống động và triển khai không ngừng. Thế nên họ tin lời sách Ðaniel cũng như lời sách Maccabê về việc phục sinh sau này. Ðang khi ấy, phái Sađốc chú trọng đến tế tự và địa vị lãnh đạo của mình. Ngoài việc dâng lễ ra, họ chỉ quan tâm đến đời sống chính trị. Họ sợ biến động làm rối các cuộc lễ. Và vì thế họ không ngần ngại đi với chính quyền và sẵn sàng chế nhạo những việc khác. Biết Ðức Giêsu thiên về giảng dạy đạo lý và chủ trương như biệt phái về việc phục sinh sau này, mấy người phái Sađốc đến hỏi để giễu cợt nếu có sự sống lại thì sau này một người đàn bà đã lần lượt lấy bảy anh em làm chồng theo luật pháp, sẽ là vợ của ai? Theo luật Do Thái thì người ấy là vợ của bảy người; nhưng điều này có thể ở thế gian vì lần lượt xảy ra; chứ ở đời sau thì làm thế nào được vì tất cả đều sống cùng một lúc? Rõ ràng chỉ có óc tư tế thiên về luận lý mới đề nghị ra những "nố" luật như vậy, để gây lúng túng cho các thần học gia. Nhưng Ðức Giêsu không phải là nhà thần học. Người là chân lý. Và chân lý bao trùm mọi lĩnh vực. Người hiểu rõ vì sao có điều luật kia trong sách Môsê. Nó đáp lại nguyện vọng của con người muốn sống trong trường cửu nhưng lại không hiểu rõ về những gì sẽ xảy ra sau khi chết. Người ta Hieäp Nhaát 154 11-2013 5

muốn nối dài đời sống con người bằng một quyết định pháp luật, bắt người có anh em vừa chết phải lấy vợ của người chết để lại mà truyền hậu cho anh em mình; tức là khi làm cho người chết có con nối dõi tông đường, người ta nghĩ rằng có thể kéo dài sự sống của người chết ra mãi mãi. Nhưng tên tuổi của người này có thể được tiếp nối ở đời này; còn sự sống của chính người ấy thì sao? Có thế giới bên kia cho người ấy ở không? Nếu quan niệm đời sống ở đó chỉ leo lét như ngọn đèn mù, tức là yếu ớt và thê thảm, thì chẳng cần nói làm gì. Nhưng nếu tin rằng đời sống ở bên kia thế giới rất tích cực và phong phú, thì làm sao giải thích được một vấn nạn như mấy người phái Sađốc nêu lên hôm nay? Phái này không tin có sự phục sinh kẻ chết, vì họ thấy không có cách nào giải quyết được các vấn nạn kia. Tức là họ không tin có đời sau vì họ không thấy đời sau giải quyết được những vấn đề của đời này đặt ra. Họ coi đời sau như nối dài y nguyên sự sống ở đời này. Và đó là sai lầm của họ. Ðức Giêsu vạch cho họ thấy sự sai lầm này, Người nói: Con cái đời này thì cưới vợ lấy chồng; còn những ai đáng hưởng đời sau và sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng... bởi họ được như thiên thần và nên con cái Thiên Chúa. Chúng ta vừa nghe lời Chúa liền nghĩ ngay đến tính cách thiêng liêng của đời sau, ở đó không còn phong tục của đời này nữa. Nhưng phái Sađốc và người Do Thái lại không nghĩ ngay như vậy. Nghe nhắc đến thiên thần, họ nghĩ ngay đến những bậc mà lẽ sống là thờ lạy, chúc tụng và vâng lời Thiên Chúa. Họ nghĩ đến sinh hoạt hơn là có ý tưởng về bản chất của các bậc ấy. Và họ hiểu rằng: Ở đời sau con người sẽ hoàn toàn sống cho Thiên Chúa và quy hướng về Người. Hơn nữa, họ sẽ là con cái Người. Và theo quan niệm Do Thái, sự sống của Thiên Chúa và con cái Người thì khác; còn sự sống của loài người và con cái thế gian thì khác. Một đàng vĩnh cửu nên không cần truyền sinh, đàng kia vắn vỏi nên cần cưới vợ lấy chồng. Nghĩ như vậy có lẽ phái Sađốc đã yên tâm. Chứ họ chưa hiểu sâu sắc như tác giả Luca đâu. Ðối với thánh Luca khi nghe nói người ta sẽ nên con cái Thiên Chúa, một khi đã là con cái của sự sống lại, thì lập tức ngài đã nghĩ đến chính Ðức Giêsu nhờ việc sống lại đã được tuyên dương là Con Thiên Chúa. Và ngài biết rằng người ta chỉ nên con cái Thiên Chúa khi sát nhập vào cơ thể Chúa Kitô, tức là tham dự mầu nhiệm chết và sống lại của Người. Không thể so sánh sự sống phục sinh này với sự sống ở trần gian. Các vấn nạn của đời sống thế gian chẳng còn nghĩa lý gì đối với sự sống ở trên Nước Trời. Hóa giải được vấn nạn của mấy người phái Sađốc rồi, lẽ ra Ðức Giêsu không cần phải nói thêm gì nữa. Nhưng Người là Ðấng luôn thương yêu cho đến cùng và đến cứu người ta ra khỏi tối tăm lầm lạc. Người muốn cho phái Sađốc hiểu rằng họ sai khi không tin có sự sống lại. Và cho được như vậy, Người đi từ suy nghĩ của họ. Họ đã nói đến Môsê thì Người nhắc đến cho họ nhớ hôm Môsê được ơn gọi, tức là lúc ông thấy bụi gai cháy. Thiên Chúa đã nói với ông rằng: "Ta là Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacob". Lời này không có ý nói Người là Ðấng các tổ phụ đã tôn thờ cho bằng muốn nhấn mạnh Người là Ðấng đã bảo vệ, phù trợ các ông. Nếu các ông này đã chết mà không sống lại, thì việc Thiên Chúa bảo trợ họ có nghĩa lý gì? Thiên Chúa bất lực đối với sự chết ư? Người không toàn năng nữa! Vì thế không tin các tổ phụ sống lại là "hạ nhục" Thiên Chúa và "vô hiệu hóa" chính Người. Người còn đáng tôn thờ nữa hay không? Các lễ tế của phái Sađốc dùng làm gì? Do đó, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là của kẻ sống. Ý Người muốn bảo các tổ phụ là những người đang sống, đang có sự sống lại, để Thiên Chúa mới còn là Thiên Chúa và còn mới đáng tôn thờ... Các tổ phụ "đã sống cho" Người vì tin tưởng Người. Người là Ðấng toàn năng và trung thành; Người là Thiên Chúa hằng sống. Người bảo hộ kẻ Người thương; nên họ không chết, nhưng đang sống và đang sống cho Người để chính Người luôn luôn là lẽ sống và sự sống của họ. Không tin họ đang sống là không tin quyền năng và sự trung thành của Thiên Chúa, là phủ nhận chính Thiên Chúa. Nghĩ được như vậy, phái Sađốc còn biết nói gì? Mấy người ký lục (chắc là thuộc Biệt phái) đứng nghe đã thấy như vậy, nên đã thưa: "Thầy nói rất chí lý". Chúng ta cũng phải thưa như vậy... Nhưng phải làm gì để chứng tỏ niềm tin ấy? Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin có sự sống lại và có sự sống đời sau. Xin cho chúng con sống niềm tin bằng chính cuộc sống "tốt đạo đẹp đời" của chúng con. Tất cả những công việc, hành động, lời nói, suy nghĩ của chúng con đều quy hướng về mục đích cuối cùng ấy. Như thế, chúng con sẽ được Chúa ban thưởng sự sống vĩnh cửu. Amen. CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM C Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam 17 11 2013 Tử Đạo Lời Chúa (Lc 21,5-19) 5 Nhân có mấy người nói về Ðền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Ðức Giêsu bảo: 6 "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào." 7 Họ hỏi Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?" 8 Ðức Giêsu đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và "Thời kỳ đã đến gần"; anh em chớ có theo họ. 9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục đâu". 10 Rồi Người nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện. 12 Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh 6 Hieäp Nhaát 154 11-2013

Thầy. 13 Ðó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. 14 Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. 15 Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. 16 Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. 17 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. 18 Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. 19 Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình." Người tử đạo trong Kitô giáo không phải là một vận động viên bất khả chiến bại, họ đã thực sự đánh bại và đánh bại sự khủng khiếp nhất của con người là sự chết. Tuy nhiên chiến thắng ấy không phải là thành quả của một chiến thắng phi thường, người tử đạo thiết yếu là một tín hữu, họ là chứng nhân cho một sức mạnh không thuộc về họ, sức mạnh ấy là Chúa Thánh Linh, sức mạnh ấy thiết yếu cũng là sức mạnh của tình yêu, cũng như Chúa Giêsu đã tuyên xưng Ðức Chúa Cha đến nỗi chết vì tình yêu. Người tử đạo cũng làm chứng sức mạnh ấy của tình yêu bằng cái chết của họ. Không là vận động viên bất khả chiến bại, người Kitô giáo cũng chẳng phải là những liệt sĩ anh hùng hay một chiến sĩ bất khuất nào. Chiến tranh vốn xây dựng trên bạo động và hận thù. Trong chiến tranh kẻ khát máu hay tên khủng bố có thể được đặt lên bàn thờ liệt sĩ, trong chiến tranh kẻ hăng máu sát hại đối thủ có thể được tôn vinh thành chiến sĩ anh hùng, trong chiến tranh kẻ gieo rắc hận thù có thể được thần thánh hóa. Xét về mức độ chịu đựng và anh dũng, có khi các anh hùng liệt sĩ vượt xa các vị Tử Ðạo, về phương diện ấy, có khi những tử tội cùng chịu đóng đinh trong cùng một ngày với Chúa Giêsu vượt hẳn Ngài về bất khuất và khí khái. Nếu cái chết của Chúa Giêsu có giá trị cứu rỗi là bởi vì cái chết ấy là vì yêu thương: "Ngài đã yêu thương và đã yêu thương cho đến cùng" (Jn 13,1). Ðược tuyên xưng là tử đạo khi con người cũng chết vì yêu thương như Chúa Giêsu. Tình yêu mạnh hơn sự chết bởi vì tình yêu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, qua cái chết ấy người tử đạo tuyên xưng rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi, tình yêu mang lại ý nghĩa cho sự sống cho nên người tử đạo cũng thiết yếu là người yêu sự sống. Cái chết tử đạo không hề là một chối bỏ sự sống, cái chết chỉ thực sự mang ý nghĩa tử đạo bởi vì cuộc sống là đáng sống. Các vị Tử Ðạo dù có bình thản để đi vào cái chết đến đâu cũng không hề có ý khinh rẻ cuộc sống này như một thung lũng đầy nước mắt. Có thực sự yêu cuộc sống người tín hữu mới có thể trở thành tử đạo, muốn chết như các vị tử đạo người tín hữu vừa phải ao ước được gặp Chúa, lại cũng phải vừa khao khát được sống. Thánh Phaolô đã diễn tả thái độ ấy trong thư gởi cho giáo đoàn Êphêsô như sau: "Tôi bị giằng co giữa hai đàng, ao ước của tôi là ra đi để gặp gỡ với Chúa, điều này tốt hơn bội phần, nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn vì anh em". Thánh Martinô thành Tour cũng đã bày tỏ một ao ước thế khi ngài cầu nguyện: "Lạy Chúa, không phải là con không muốn làm việc nữa nhưng xin tùy theo ý Chúa". Cha Charles de Foucaul cũng chuẩn bị chết trong tâm tình ấy, ngài đã thực hiện châm ngôn mà ngài đã đề ra: "Hãy sống như hôm nay anh phải tử đạo". Quả thực sống sung mãn cuộc sống mỗi ngày là một cuộc tử đạo, không những vì cuộc sống mỗi ngày ấy có nhiều gian nan thử thách, mà vì con người được mời gọi để làm cho cuộc sống ấy đẹp và đáng sống. Lạy Chúa, các Thánh tử đạo không phải là những con người phi thường, các ngài cũng là những con người yếu đuối như chúng con, chúng con không được diễm phúc dùng cái chết để làm chứng cho tình yêu Chúa như các ngài. Xin Chúa ban cho chúng con ơn can đảm và niềm vui sống để chúng con biết đón nhận cuộc sống mỗi ngày và sống sung mãn từng giây phút Chúa ban cho chúng con. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng sống đạo là tử đạo mỗi ngày. CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM C Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ 24 11 2013 Lời Chúa (Lc 23,35-43) Chúa Kitô Vua Tình Yêu Sau khi đóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá, 35 dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Ðấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!" 36 Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống 37 và nói: "Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!" 38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Ðây là vua người Do Thái". 39 Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" 40 Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! 41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" 42 Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" 43 Và Người nói với anh ta: Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng." Hieäp Nhaát 154 11-2013 7

Giáo hội Kitô giáo luôn luôn kết thúc năm phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Lễ Chúa Kitô Vua chỉ mới được thiết lập vào năm 1925 mà thôi. Trong cuộc đời Chúa Giêsu, biến cố thể hiện vương quyền của Chúa Giêsu là biến cố Chúa lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa Cha trong vinh quang. "Mọi quyền hành trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ta". Ðó là lời quả quyết của Chúa Kitô Phục Sinh trước khi sai các Tông Ðồ ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Như vậy, ngày lễ Chúa Thăng Thiên có thể nói là ngày mừng kính vương quyền của Chúa Giêsu Kitô một cách phù hợp hơn cả. Thế nhưng tại sao Giáo Hội lại mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ? Năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Thiên Chúa và cuối cùng trở về với Ngài. Thiên Chúa là khởi đầu và là cuối cùng của lịch sử. Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc lại giây phút chấm dứt, giây phút vũ trụ đạt đến cùng đích tột cùng là Thiên Chúa, giây phút Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang. Trong viễn cảnh này thật là điều thích hợp cho việc Giáo Hội mời gọi con cái mình chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Ngài đã nhập thể làm người trong một lịch sử dân tộc, cụ thể để thiết lập Nước Thiên Chúa trong lịch sử con người, và kể từ giây phút đó, Nước Thiên Chúa luôn luôn được phát triển, được lan rộng, cho đến mức thành toàn cuối cùng khi Chúa Giêsu Kitô ngự đến và đưa tất cả về cùng Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu Kitô là Vua không những vì Ngài đã sinh ra làm người, thuộc dòng dõi vua Ðavid, mà hơn nữa vì Ngài là Con Thiên Chúa, mọi sự nhờ Ngài mà được hiện hữu sinh động. Nhưng trớ trêu thay, Chúa Giêsu Kitô không thiết lập vương quốc của Ngài như một vương quốc phàm trần và bằng những phương tiện phàm trần như chiến tranh, chiếm đoạt bằng sức mạnh bạo lực. Không, nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu thiết lập một cách kỳ diệu bằng một hành động hy sinh cao cả trên thập giá, tột đỉnh của cuộc đời của Chúa trên trần gian để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Chúa Giêsu Kitô là vua khi Người bị treo lên thập giá. Thiên Chúa đã dùng hành động bêu xấu của quan Philatô khi quan này cho khắc ghi trên thập giá Chúa dòng chữ: "Ðây là Vua dân Do Thái". Thiên Chúa đã muốn dùng hành động bêu xấu này như muốn nhắc nhở con người, để mạc khải cho con người một sự thật không thể chối bỏ được rằng: Chúa Giêsu Kitô là Vua. Ngài trổi vượt lên trên mọi người không những vì Ngài là Con Thiên Chúa làm người, mà vì Ngài đã thực hiện một hành động cao cả tuyệt vời: hy sinh mạng sống mình vì yêu thương con người để cứu rỗi con người. Truyện cổ tích Ai-len có kể lại một nhà vua không có con nối dòng. Muốn đi tìm hoàng tử để truyền ngôi lại cho, và chỉ có một điều kiện duy nhất mà vị hoàng tử phải có là chứng tỏ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa và đối với con người ở mức độ cao nhất. Nhiều người đã đến trình diện với nhiều cách, nhiều bằng chứng về tình yêu của mình đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em xung quanh, nhưng những bằng chứng đó không có sức thuyết phục nhà vua. Cuối cùng, có một chàng thanh niên đến trình diện với một bộ đồ cũ rách. Chàng thanh niên này được nhận. Chàng không cần phải dài dòng thuyết phục nhà vua vì chàng thanh niên này chính là người mà nhà vua đã gặp chiều hôm trước: Số là vì nhà vua đã cải trang làm một người hành khất để thử lòng những vị hoàng tử tương lai của mình. Nhiều chàng thanh niên đã đi qua, nhìn thấy người ăn xin rách rưới, và xa tránh, chỉ có người thanh niên này dám dừng lại, hy sinh luôn cả chiếc áo mới của mình và dám mặc lại chiếc áo cũ để vào trình diện nhà vua. Tình yêu nằm trong con tim con người chứ không nằm trong chiếc áo bên ngoài. Chúa Giêsu đã chứng tỏ tình yêu của mình bằng cái chết trên thập giá. Ngài đáng làm vua nêu gương cho chúng ta sống theo Ngài. Phúc Âm (Lc 23,35-43) ghi lại cảnh Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá làm căn bản cho những suy niệm cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua. Ðọc lại đoạn Tin Mừng trên, chúng ta có thể lưu ý rằng giữa bao người lăng mạ, nhạo báng Chúa và vương quyền của Ngài thì có một người nhìn nhận vương quyền của Chúa, và người đó lại chính là kẻ tội phạm cùng chịu đóng đinh với Chúa. Anh ta đã khám phá ra tình thương bao la của Chúa: Một kẻ vô tội mà bị nguyền rủa nhưng lại tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình. Anh ta đã khám phá nơi hành động của Chúa như một dấu chỉ mạc khải tình thương của Ngài, và từ đó nhìn Chúa là vua và bày tỏ ước muốn được sống trong Nước Tình Thương này. "Lạy Chúa, khi nào về Nước Ngài, thì xin nhớ đến tôi cùng". Chúa Giêsu đã mạc khải vương quyền của Ngài bằng hành động cao cả nhất của tình thương là hy sinh chính mình. Không ai có tình yêu thương hơn kẻ hiến mạng sống mình cho người mình thương và chỉ những ai khám phá ra tình thương của Chúa thì mới tin nhận Chúa làm vua và đáng bước vào trong Nước Chúa. Xưa cũng như nay, luôn có những người không hiểu xuyên tạc, và cười nhạo vương quyền của Chúa Kitô: Nếu Chúa là vua tại sao không dùng quyền của mình để thoát chết, để trả thù, để thống trị, để hưởng lợi. Nhưng trớ trêu thay, con người đã dùng thập giá để bêu xấu, để loại trừ Chúa Giêsu Kitô, nhưng lại chính đó là dấu chỉ Thiên Chúa dùng để thiết lập và mạc khải vương quyền của Chúa trên cả mọi sự. Chúa Giêsu Kitô là vua, Ngài làm vua bằng tình yêu thương và để gieo rắc khắp nơi tình yêu thương đó. Lạy Chúa Kitô Vua, trước sự xấu xa và ngoan cố của con người. Xin cho chúng con được can đảm bước vào trong nước yêu thương của Chúa bằng con đường thập giá mà Chúa đã đi qua. Amen. 8 Hieäp Nhaát 154 11-2013