Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn"

Bản ghi

1 Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn Thánh lễ cuối tuần GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ Kingspoint Rd.- Houston, TX GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh Old Foltin Rd.- Houston, TX GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP. Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX ext. 135 CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP 3617 Milam St. - Houston, TX CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas Phone: SUY NIỆM LỜI CHÚA Chúa Nhật XVI Thường niên, Năm C, Ngày Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 10, Thoạt nghe bài Tin Mừng hôm nay, có người đã trách móc: Sao Chúa quá mâu thuẫn. Mới tuần trước, Chúa kể truyện người xứ Samaria nhân hậu để dạy phải phục vụ. Vậy mà hôm nay, Chúa lại trách móc, tuy có nhẹ nhàng, nhưng vẫn đau đau, bà Martha đã lăng xăng phục vụ đón tiếp Chúa. Tại sao thế? Nếu đọc kỹ bài tường thuật hôm nay cũng như toàn bộ Tin Mừng, ta sẽ thấy phục vụ tuy được Chúa đề cao, nhưng vẫn phải nằm trong một trật tự toàn bộ của đời sống đạo. Trật tự thứ nhất: Phục vụ phải biết quên mình. Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến khoe khoang tự mãn. Ta hãy nhớ lại chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện. Ông Biệt phái đứng giữa đền thờ, lớn tiếng kể công: "Lạy Chúa, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con" (Lc 18, 12). Thái độ khoe mình của ông không được Thiên Chúa chấp nhận vì ông phục vụ mà không biết quên mình. Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến ganh ghét, dòm ngó, lườm nguýt, loại trừ người khác. Về điểm này, Đức cha Bùi Tuần có đưa ra một hình ảnh rất ý nhị. Trên bàn thờ có ngọn nến và bông hoa. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ. Nhưng nếu ngọn nến đốt cháy bông hoa thì thật đau lòng. Phục vụ mà không quên mình sẽ đưa đến loại trừ lẫn nhau. Điều Chúa muốn là phục vụ quên mình. Phục vụ quên mình là phục vụ kín đáo: "Tay trái không biết việc tay phải làm" (Mt 6, 3). Phục vụ quên mình chỉ cố ý làm vui lòng Chúa chứ không so sánh hơn thua với anh em. Vì thế phục vụ quên mình sẽ rất khiêm tốn. "Sau khi đã làm tất cả thì hãy nói: Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17, 10). Trật tự thứ hai: Phục vụ phải biết lắng nghe. Trước hết phải biết lắng nghe lòng mình xem có đức bác ái không. Nếu không có đức bác ái thì mọi việc phục vụ dù có lớn lao cũng trở thành vô ích như lời Thánh Phaolô nói: "Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, nếu tôi không có đức bác ái, cũng chẳng ích gì cho tôi" (1 Cr 13, 3). Thứ đến phải biết lắng nghe đối tượng phục vụ. Một phục vụ tốt phải đúng lúc, đúng nơi, đúng cách, đúng nhu cầu. Nhưng trên hết phục vụ phải biết lắng nghe Lời Chúa. Việc phục vụ của ta chỉ tốt và có ý nghĩa khi ta làm đúng ý Chúa muốn. Muốn biết ý Chúa, phải lắng nghe tiếng Chúa trong Tin Mừng, qua cầu nguyện và tiếp xúc tâm sự với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Lời Chúa là đèn soi bước chân ta, là ánh sáng hướng dẫn ta trong mọi hoạt động. Lắng nghe Lời Chúa làm cho hoạt động được vững vàng. Đó là xây nhà trên đá (cf. Lc 6, 47). Trật tự cuối cùng: Phục vụ phải biết nghỉ ngơi. Cuộc sống văn minh hiện đại ngày càng cuốn con người vào cơn lốc hoạt động đến ngộp thở. Người ta không còn thời giờ cho gia đình, cho bạn bè, và nhất là cho đời sống tâm linh. Tại các nước phương Tây, con người đang biến thành những cỗ máy làm việc, làm việc không ngừng. Đó là một đời sống mất quân bình, rất nguy hiểm. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhiều lần nhắc nhở chúng ta: "Đừng quá băn khoăn lo lắng". Hôm nay Chúa nhắc lại với bà Martha một lần nữa: "Đừng băn khoăn lo lắng quá".chúa không BTDL chê trách công tr. 1 việc bà làm, nhưng Chúa chê trách thái độ lăng xăng,

2 CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu 8150 Park Place Houston, TX CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Giuse Trần Văn Nhật Ashford Point Dr. Houston, TX CỘNG ĐOÀN FATIMA CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP Gulf Bank-Houston, TX Giáo xứ Mỹ có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton 6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX TB: 7:00 pm St. Francis de Sales 8200 Roos Rd. Houston, TX LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành Ông Nguyễn Văn Xuân LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ) ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức) TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng ext PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả West Rd. Houston, TX Website Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật nth@nguoitinhuu.org lo lắng thái quá. Chúa mời gọi bà hãy biết nghỉ ngơi, biết giữ bình an nội tâm trong một đời sống quân bình bằng cách biết cầu nguyện. Cầu nguyện là nghỉ ngơi bên Chúa. Cầu nguyện tạo cho ta một khoảng không gian và thời gian, nhờ đó đời sống tâm linh phát triển. Chính nhờ những giây phút cầu nguyện bên Chúa mà sinh lực ta được phục hồi. Và ta có thể phục vụ tốt hơn. Lời Chúa kêu gọi bà Martha, Chúa cũng muốn nói với mỗi người chúng ta hôm nay: "Con đừng quá băn khoăn lo lắng cho cuộc sống. Hãy biết đến bên Cha mà nghỉ ngơi. Cha sẽ bổ sức cho con. Hãy chọn lấy phần tốt nhất như Maria. Đó là một kho tàng bền vững mãi mãi". Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đến bên Chúa nghỉ ngơi. Để nhờ Chúa hướng dẫn, việc phục vụ của chúng ta sẽ theo đúng ý Chúa muốn và để đời sống tâm linh ta được phát triển toàn diện trong một nếp sống quân bình. Amen. KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG 1- Cầu nguyện là lắng nghe Chúa nói với mình, là gặp gỡ Chúa trong tình con thảo. Hiện nay bạn cầu nguyện thế nào? Có sốt sắng không? Có nhiều thời gian cầu nguyện không? 2- Bạn đọc kinh nhiều, nhưng bạn có cầm trí không, hay chỉ đọc như máy? 3- Khi phục vụ, bạn có thực sự quên mình, hay phục vụ để được tiếng là người đạo đức, để hơn người? 4- Muốn việc phục vụ thực sự tốt đẹp, ta cần có thái độ nào? +ĐTGM. Ngô Quang Kiệt Người Việt Nam thường có câu: "lời chào cao hơn mân cỗ". Vì cái tình quý hơn là cái ăn cái mặc. Người ta bị bỏ đói một bữa chẳng sao nhưng sẽ cay đắng cả đời khi bị người đời bỏ rơi, hay bị đối xử ngược đãi xem thường. Thực vậy, cái quý giá ở đời là được anh em yêu thương, tôn trọng và nhất là luôn được anh em chia sẻ, cảm thông. Dù cuộc đời có đau khổ. Dù cuộc đời có gặp bất hạnh hay đói khổ nhưng được anh em đùm bọc, cảm thông, an ủi thì vẫn cảm thấy lạc quan và bình an. Người ta kể rằng thời Ông Abraham Lincoln làm Tổng Thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ông vẫn thường có thói quen đến thăm các nhà thương để có dịp chuyện vãn với các anh em thương binh trong thời nội chiến. Một hôm, bác sĩ dẫn Tổng Thống tới phòng các thương binh đang được điều trị và đến bên một bệnh nhân rất nặng. Với giọng nhẹ nhàng, ôn tồn ông hỏi: - Tôi có thể làm chút việc gì giúp anh được không? Có lẽ không nhận ra người khách đến thăm mình là ai, nên bệnh nhân gắng gượng nói: - Xin ông làm ơn viết lá thư cho mẹ tôi. Người ta trao bút giấy cho Tổng Thống, và ông bắt đầu viết xuống những gì bệnh nhân có thể nói lên được. "Mẹ rất yêu dấu của con! Con bị thương nặng trong khi thi hành nghĩa vụ quốc gia. Có lẽ con sẽ không bao giờ bình phục được nữa. Xin mẹ đừng khóc nhiều vì con. Xin mẹ hôn hai em Mary và John dùm con. Nguyện xin Chúa chúc lành cho mẹ, cho ba và hai em." Nói tới đây, người thương binh ngừng vì không còn sức để nói tiếp nữa, nên ông Lincoln ký thay cho anh ta và thêm: "Viết thay cho con trai của bà. Ký tên: Abraham Lincoln." Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc Ô. Nguyễn Văn Mẫu mauvnguyen@yahoo.com Ô. Nguyễn Đức Chính chinhandhuong@gmail.com Ô. Nguyễn Văn Thắng thangnguyen031464@gmail.com Ch. Hiền Lê dunglacad@gmail.com Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua xin gửi điện thư yêu cầu về: mauvnguyen@yahoo.com hay BTDL_Gal_Houston-subscribe@yahoogroups.com Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật BTDL tr. 2 Phụ Trách AC. Trần Tú - Mai Dung Traneight1117@sbcglobal.net AC. Nguyễn Lập - Huệ lap.nguyen@yahoo.com A. Đỗ Minh Tân tanm1000@gmail.com AC. Nguyễn Lương - Anna Phương lnguyen999@yahoo.com

3 Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ Đại Chủng Viện St. Mary MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR ext. 107 ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP ỦY BAN CÔNG LÝ HÒA BÌNH - LIÊN TÔN Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP DÒNG CHÚA CỨU THẾ 3417 W. Little York Road Houston, TX DÒNG NỮ ĐA MINH 5250 Gasmer Drive Houston, Texas TU XÁ THÁNH ĐA MINH Old Foltin Road Houston, TX DÒNG NỮ LA SAN Cypress N. Houston Cypress, TX DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St. Houston, TX DÒNG CHÚA THÁNH THẦN 4410 Yoakum Blvd. Houston, TX TU HỘI TẬN HIẾN Kermier Road Waller, TX TU HỘI GIA ĐÌNH MẸ MARIA THĂM VIẾNG Quinn Ridge Way Houston, TX Bệnh nhân xin cho xem lại những gì người khách đã viết thay cho mình, anh ta sửng sốt khi nhận ra người đã tới thăm mình. Anh hổn hển hỏi với giọng ngạc nhiên: - Ông thật là Tổng Thống của Hoa Kỳ ư? Abraham Lincoln trả lời cách âu yếm. - Phải chính tôi đây. Tổng Thống hỏi thêm xem mình còn có thể giúp anh thương binh được việc gì nữa chăng. Gương mặt anh bỗng chốc bừng lên, anh sung sướng nói: - Xin Tổng Thống cầm tay tôi, và giúp tôi đi đến cùng. Trong căn phòng bé nhỏ, ông Tổng Thống với tâm hồn của người cha, âu yếm cầm lấy tay chàng thương binh trẻ trong tay mình và tiếp tục nói với anh những lời khích lệ thân mật cho tới khi anh ta trút hơi thở cuối cùng. Lời Chúa hôm nay cũng gợi lại một cuộc viếng thăm đầy tình người mà Chúa Giêsu đã dành cho gia đình ở Betania. Ngài đã đến với gia đình Matta và Maria. Cả hai cô đều vui mừng vì có Chúa viếng thăm. Kẻ thì bận rộn rót nước, nấu ăn. Người thì ríu rít chuyện trò bên Chúa. Thật là hạnh phúc cho gia đình côi cút nay lại được ấm áp vui tươi vì có Chúa hiện diện. Thế nhưng, Matta lại quá chú trọng đến việc thiết đãi tiệc tùng. Cô muốn làm một bữa ăn thật thịnh soạn cho Chúa. Cô còn muốn cả em cô hãy ngưng tâm sự với Chúa để cùng giúp cô chuẩn bị bữa ăn. Cô đã mạnh dạn đề nghị với Chúa: xin Thầy hãy nói với Maria giúp con một tay. Lời đề nghị xem ra không được chấp nhận. Vì Chúa đến đây không vì miếng ăn. Vì Chúa BTDL tr. 3 không đến để được phục vụ. Con đường Chúa đến với tha nhân là để yêu thương và phục vụ. Chúa không muốn trở thành gánh nặng cho tha nhân. Sự hiện diện của Chúa nơi ngôi nhà này là để nói lên sự quan tâm, tình liên đới và cảm thông. Thế nên, Chúa đã nói với Matta: "Matta, con lo lắng nhiều chuyện, điều quan yếu không phải là việc phục vụ Chúa, mà hệ tại ở việc lắng nghe lời Chúa dạy bảo". Cuộc sống hôm nay cũng thật tất bật. Người ta ít có thời giờ để tâm sự với nhau. Người ta càng ít có thời giờ để viếng thăm nhau. Không có tâm sự sẽ không có sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Không có những cuộc viếng thăm tình người sẽ phôi phai theo thời gian. Ðôi khi những người trong gia đình cũng chẳng có thới giờ viếng thăm nhau, hay chuyện trò với nhau. Thiếu sự viếng thăm tình người như xa dần. Thiếu sự đối thoại sẽ đánh mất sự cảm thông. Vì tình yêu đích thực không dừng lại ở đầu môi chóp lưỡi. Tình yêu không dừng lại ở việc chạnh lòng thương xót mà phải dấn thân để xoa dịu những nỗi đau của đồng loại, để băng bó những thương tích của anh em. Tình yêu đích thực luôn đòi hỏi sự gần gũi, sự cảm thông và nâng đỡ. Chính nhờ sự gần gũi người ta mới hiểu nhau, thông cảm với nhau và nâng đỡ cho nhau. Ước gì mỗi người chúng ta hãy biết dành thời giờ cho nhau qua những việc viếng thăm, qua những việc giúp đỡ, qua sự săn sóc đầy tình người, Ước gì mỗi người chúng ta hãy biết quên đi cái tôi của mình để lo cái lo của anh em, để biết sống mình vì mọi người, để cùng nhau xây dựng một thế giới đầy ắp tình yêu thương. Amen. Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền 1. Tôi đã già, sẽ ra đi bất cứ lúc nào. Tôi có gì nên nhắn nhủ những người ở lại không? Thưa có. Tôi đã nhắn nhủ nhiều rồi. Sợ rằng nhắn nhủ mãi sẽ nhàm chán. Thế nhưng, tôi sợ sẽ thiếu trách nhiệm, nếu hôm nay thấy điều nguy hiểm mới, mà không báo động. 2. Theo tôi, điều nguy hiểm mới là tính chủ quan có vẻ càng ngày càng phát triển mạnh. Thứ chủ quan nguy hiểm nhất hiện nay là những suy tính tự mãn dẫn tới diệt vong, mà không thấy, không sợ, không tin. Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên ba thứ chủ quan đang thịnh hành hiện nay trong các xã hội. 3. Chủ quan thứ nhất là tưởng rằng: Thực tế sẽ luôn có sự ác, nhưng không tưởng rằng sự ác sẽ đi tới những hình thức dã man khủng khiếp không thể ngờ được. Trong thời chiến, những cảnh dã man khủng khiếp xảy ra đó đây còn để lại trong tôi những vết thương lòng không thể nào quên. Trong thời bình, tôi tưởng là không còn những cảnh đó nữa. Nhưng khi thấy đó đây vẫn xảy ra cảnh cướp của giết người một cách dã man, tôi mới thấy tôi không nên chủ quan. 4. Thực tế cho thấy: Con người, khi thiếu đạo đức, sẽ tự mình bước từng bước nhỏ, đi tới tình trạng dã man. Dã man có những mức độ. Dã man khủng khiếp là mức độ đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thí dụ: Cảnh chặt đầu những người lành, cảnh buôn bán người, cảnh giết trẻ thơ, cảnh cướp của táo bạo đẫm máu, cảnh tự tử kinh hoàng, cảnh lừa đảo chuyên nghiệp đầy tội ác. Tôi không ngờ rằng: Nhiều người hiện nay như đã mất tính người. Có vẻ như Satan đang lộng hành một cách tự do tại nhiều nơi. Đọc tiếp trang 10

4 Trong bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa nhật 30/06, ĐTC nói với các tín hữu ĐTC mời gọi các tín hữu, là những môn đệ của Chúa Kitô, hãy biến tình yêu và đam mê dành cho Chúa và Tin Mừng thành hành động cụ thể, đến gần và ở bên những anh chị em khốn khổ cần được ủi an và chăm sóc. Bài huấn dụ của ĐTC: Trong bài Tin Mừng hôm nay, (x. Lc 9,51-62), thánh Luca bắt đầu tường thuật chuyến đi cuối cùng của Chúa Giêsu lên Giêrusalem; chuyến đi được kết thúc ở chương 19. Đây là một hành trình dài không chỉ về địa lý và không gian, nhưng cả về chiều kích thiêng liêng và thần học, hướng tới sự viên mãn trong sứ vụ của Đấng Mêsia. Quyết định của Chúa Giêsu rất triệt để và hoàn toàn, và tất cả những ai theo Ngài được mời gọi đánh giá mình theo thước đo của quyết định này. Thánh sử Luca trình bày với chúng ta 3 nhân vật mà chúng ta có thể gọi là 3 ơn gọi; những nhân vật này làm nổi bật yêu cầu đối với những người muốn theo Chúa Giêsu cho đến cùng. Yêu cầu thứ nhất: di động chứ không an thân trong vỏ bọc. Nhân vật thứ nhất hứa với Chúa Giêsu: Con sẽ theo Thầy đến bất cứ nơi đâu Thầy đi (c. 57). Nhưng Chúa Giêsu trả lời rằng Con Người, không giống như sói có hang và chim trời có tổ, Ngài không có chỗ gối đầu (c. 58). Thật sự Chúa Giêsu đã rời bỏ nhà cửa của cha mẹ và từ chối mọi thứ an toàn, để loan báo Vương quốc của Thiên Chúa cho những con chiên lạc của dân Theo Chúa Kitô là một lựa chọn tự do với ý thức, xuất phát từ tình yêu. Người môn đệ Chúa phải có sự dứt khoát quyết định và sẵn sàng ra đi vì sứ vụ loan báo Tin Mừng, chứ không tìm yên hàn trong vỏ bọc của mình. Ngài. Bằng cách đó, Ngài chỉ cho chúng ta, là những môn đệ của Ngài, biết rằng sứ vụ của chúng ta trong thế giới không thể ở yên một chỗ, nhưng là di động. Giáo Hội, bởi bản chất, là di động, không bất động và an thân trong vỏ bọc của mình. Giáo Hội mở ra với những chân trời rộng lớn khác nhau, được mời gọi mang Tin Mừng trên các nẻo đường và đến với các vùng ngoại biên của con người và của cuộc sống. Yêu cầu thứ hai: sẵn sàng với sứ vụ. Nhân vật thứ hai mà Chúa Giêsu gặp đã nhận được lời mời gọi trực tiếp từ Ngài, nhưng anh ta trả lời: Thưa Thầy, xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã (c. 59). Đây là lời yêu cầu hợp lý, dựa trên điều răn thảo kính cha mẹ (x. Xh 20,12). Tuy nhiên, Chúa Giêsu trả lời: Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết (c. 60). Với những lời khiêu khích có chủ ý này, Chúa muốn khẳng định tính ưu việt của việc đi theo Ngài và việc loan báo Nước Thiên Chúa, ngay cả trên những thực tại quan trọng nhất, như gia đình. Sự khẩn cấp để truyền rao Tin Mừng, điều bẻ gãy xiềng xích sự chết và xây dựng cuộc sống vĩnh cửu, không chấp nhận sự chậm trễ, nhưng đòi hỏi sự sẵn sàng và hoàn toàn cho sứ vụ. Yêu cầu thứ ba: dứt khoát, quyết định. Nhân vật thứ ba cũng muốn đi theo Chúa Giêsu, nhưng chỉ sau khi đã chia tay thân quyến, thì Thầy Giêsu nói với anh: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa (c. 62). Theo Chúa Giêsu thì không được hối tiếc và ngoái lại đàng sau, nhưng đòi có đức Chú Dẫn của Tông Tòa Xá Giải về Ấn Tích Bí Tích BTDL tr. 4 tính quyết định. Lựa chọn tự do và ý thức, xuất phát từ tình yêu. Giá trị của những đòi hỏi mà Chúa Giêsu đưa ra di động, sẵn sàng và quyết định thì không nằm ở những tiếng trả lời không trước những điều tốt và quan trọng của cuộc sống. Thay vào đó, nó nhấn mạnh đến mục tiêu chính: trở thành môn đệ của Chúa Kitô! Một lựa chọn tự do và ý thức, được đưa ra bởi tình yêu, để đáp lại ân sủng vô giá của Thiên Chúa, và không phải là một cách để mình được tiến thân. Chúa Giêsu muốn chúng ta là những người say mê Chúa và Tin Mừng. Một đam mê từ trái tim được biến thành các hành động cụ thể, gần gũi với anh em nghèo khổ cần được đón tiếp và chăm sóc. Đó chính là cách thế mà Chúa đã sống. Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương của Giáo Hội lữ hành, giúp chúng ta hân hoan theo Chúa Giêsu và loan báo Tin Mừng cho các anh chị em và với tình yêu được canh tân, loan báo Tin Vui ơn cứu độ. Sau khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC nhắc đến cuộc gặp gỡ sáng nay tại biên giới hai miền Nam Bắc Triều Tiên, giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un của Bắc Hàn. ĐTC nói: "Trong những giờ gần đây, chúng ta đã chứng kiến một ví dụ tốt về văn hóa gặp gỡ tại Triều Tiên. Tôi chào các nhân vật chính và cầu nguyện để cử chỉ ý nghĩa này kiến tạo thêm một bước trên con đường hòa bình, không chỉ trên bán đảo đó mà còn ủng hộ toàn thế giới. Hồng Thủy - Vatican Ấn tòa giải tội vốn là cái gai đối với phong trào thế tục hóa. Lịch sử Giáo Hội cho thấy nhiều vị giải tội bị bách hại chỉ vì cái gai này. Nhưng cũng như việc quá khóa đối với các tử đạo người Việt thuở nào, các Ngài vẫn một lòng trung tín đối với tín lý bất khả xâm phạm của ấn tín này. Cái gai ấy càng sắc hơn bao giờ hết với việc bùng nổ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục. Phong trào thế tục hóa hung hãn hẳn lên đòi phải hủy bỏ cái thứ thực hành bị họ coi không những lỗi thời mà còn nguy hại đến việc bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, như thể việc lạm dụng tình dục trẻ em chỉ là chuyện của các linh mục Công Giáo và trực tiếp do ấn tín tòa giải tội gây ra. Dù sao, phong trào hung hãn trên cũng làm bối rối một số hàng giáo phẩm. Có những nơi không dám đánh lại, đành đánh bài trì hoãn bằng cách hứa sẽ tham khảo Tòa Thánh. Dĩ nhiên, Tòa Thánh phải lên tiếng và đầu tháng Bẩy này, Tông Tòa Xá Giải (Apostolic Penitentiary) đã ra một Chú Dẫn (Note) tựa tiếng Ý là Nota della Penitenzieria Apostolica sull importanza del foro interno e l inviolabilità del sigillo sacramentale (Chú Dẫn của Tông Tòa Xá Giải về Tầm Quan Trọng của Tòa Trong và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Ấn Tín Bí Tích), tái xác nhận tính bất khả xâm phạm tuyệt đối của ấn tín Toà Giải Tội, không có luật trừ.

5 Ấn Tín Bí Tích, tuyệt đối bất khả xâm phạm. Trong buổi công bố Chú Dẫn trên, ngày 1 tháng 7 năm 2019, tại Vatican, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, cầm đầu Tông Tòa, thuật lại chính chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong diễn văn với các tham dự viên Khóa Tòa Trong do Tông Tòa Xá Giải tổ chức ngày 29 tháng Ba năm Dịp này Đức Phanxicô liên tiếp nhấn mạnh hai chủ đề hết sức quan trọng đối với thần học, giáo luật và thực hành của Giáo Hội, rất xa lạ với công luận hiện thời: tính thánh thiêng của tòa trong và tính bất khả xâm phạm của Ấn Tín Bí Tích. Ở đầu bài diễn văn, Đức Giáo Hoàng, trước hết, nhắc nhở bản chất thánh thiêng của tòa trong, lãnh vực thân mật của mối tương quan giữa Thiên Chúa và tín hữu, một điều không luôn được hiểu biết và bảo vệ thích đáng, cả trong chính cộng đồng Giáo Hội. Ngài nói: Và tôi xin nói thêm, bên ngoài bản văn, một lời về hạn từ tòa trong. Đây không phải là kiểu nói tầm phào: nó được phát biểu một cách nghiêm túc: tòa trong là tòa trong,và nó không thể tiết lộ ra bên ngoài. Và sở dĩ tôi nói điều này vì tôi đã để ý một số nhóm trong Giáo Hội, các đại biểu, các bề trên, ta hãy nói như thế này, trộn lẫn hai điều và căn cứ vào tòa trong mà đưa ra các quyết định ở toà ngoài. Xin vui lòng, đấy là một tội! Đấy là một tội chống lại phẩm giá của người tin tưởng vị linh mục, và giãi bầy tình huống của họ để xin ơn tha thứ, thế mà sau đó, điều này được sử dụng để tổ chức các vấn đề cho nhóm hay có lẽ cho phong trào... Tôi không biết, tôi chỉ đoán thế, thậm chí có lẽ cho cả một hội dòng mới. Tôi không biết. Nhưng tòa trong là tòa trong. Và nó là điều thánh thiêng. Tôi muốn nói điều này vì tôi lo lắng đối với nó. Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc lại tính bất khả xâm phạm của Ấn Tín Bí Tích, một bảo đảm không thể miễn chấp của Bí Tích Hòa Giải: Hòa giải chính là một ơn phúc mà sự khôn ngoan của Giáo Hội luôn bảo vệ bằng mọi khả năng tinh thần và luật pháp của mình, với ấn tín Bí Tích. Dù không luôn được não trạng hiện đại hiểu rõ, nó là điều không thể miễn chước đối với tính thánh thiêng của Bí Tích và đối với tự do lương tâm của hối nhân là người bất cứ lúc nào cũng phải nắm chắc rằng cuộc đàm luận Bí Tích sẽ mãi được giữ bí mật của Tòa Giải Tội, giữa lương tâm mở ra của họ để đón nhận ơn thánh, và Thiên Chúa, qua sự trung gian cần thiết của vị linh mục. Ấn Tín Bí Tích là điều không thể miễn chước và không quyền lực nhân bản nào có quyền tài phán đối với nó, cũng như không thể đưa ra bất cứ đòi hỏi nào đối với nó. Theo Đức Hồng Y, Tông Tòa Xá Giải, vì trong suốt 8 thế kỷ nay vốn là Tòa chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tòa trong, nên biết rất rõ giá trị khôn dò của tính bí mật Bí Tích, tính kín đáo, và tính bất khả xâm phạm của lương tâm. Khi viết Chú Dẫn này, Tòa muốn tự đặt mình vào thế phục vụ Đức Thánh Cha, Giáo Hội và mọi người thiện chí, tái khẳng định tầm quan trọng của chúng và cổ vũ việc hiểu rõ hơn các ý niệm này, các ý niệm mà hiện nay xem ra bị hiểu lầm cách rộng rãi, thậm chí còn bị chống đối nữa. Tài liệu này bắt đầu với việc nhận xét rằng trong xã hội ngày nay, một xã hội có tính cậy nhờ trung gian cao độ, việc phát triển kỹ thuật và việc thực thi các phương tiện truyền thông, nói chung, không tương ứng với cam kết tương tự để tìm sự thật, nhưng đúng hơn, chỉ tương ứng với ý muốn bệnh hoạn là phổ biến tin tức, bất kể đúng sai, được khuếch đại hay giảm thiểu tùy theo sở thích. Ngày nay, mọi sự đều được phơi bày, mọi điều phải được biết đến. Thực vậy, bằng cách nại đến phán đoán của công luận như tòa án cuối cùng, việc thông tin đủ loại, kể cả thuộc các phạm vi tư riêng nhất và kín đáo nhất, một thông tin nhất định (...) sẽ xúi giục, hoặc ít nhất ủng hộ các phán đoán khinh suất, thứ thông tin này quả đã gây hại một cách bất hợp pháp và không tài nào sửa chữa được danh thơm tiếng tốt của người khác. Thái độ phổ quát hóa này cũng đã được phản ảnh lên Giáo Hội đến nỗi có người mong trật tự luật lệ của Giáo Hội phải phù hợp theo trật tự nhà nước nơi họ sinh sống nhân danh điều được coi là chính xác và minh bạch. Trong bối cảnh ấy, Tông Tòa Xá Giải thấy khẩn cấp phải nhắc nhớ, trước nhất, tính bất khả xâm phạm tuyệt đối của Ấn Tín Bí Tích, dựa trên thiên luật và không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào. Linh mục giải tội, hành động in persona Christi capitis (trong con người làm đầu là Chúa Kitô), biết tội lỗi của hối nhân không phải trong tư cách con người, mà trong tư cách Thiên Chúa, theo kiểu nói thời danh của Thánh Tôma Aquinô ('non ut homo sed ut Deus'). Vì lý do này, linh mục được kêu gọi bảo vệ tính bí mật của nội dung của việc Xưng Tội không những qua việc trung thành với hối nhân, mà, hơn nữa, vì tôn trọng tính thánh thiêng của Bí Tích. Theo nghĩa này, điều chủ yếu là phải nhấn mạnh đến tính khôn sánh của ấn tín giải tội so với bí mật nghề nghiệp của một số nhóm chuyên nghiệp (bác sĩ, dược sĩ, luật sư, v.v.) để ngăn chặn luật pháp thế tục áp dụng vào ấn tín này, vốn BTDL tr. 5 có tính bất khả xâm phạm, các ngoại lệ được áp dụng một cách hợp pháp vào việc giữ bí mật nghề nghiệp. Việc giữ bí mật giải tội không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, mà đúng ra là một yêu cầu nội tại của Bí Tích và, như thế, không thể bị hủy tiêu dù là bởi hối nhân. Hối nhân không nói với vị giải tội như một con người, nhưng nói với Thiên Chúa, do đó, yêu sách một điều chính đáng chỉ thuộc về Thiên Chúa quả là một phạm thánh. Nó liên quan đến việc bảo vệ chính Bí Tích, được Chúa Kitô thiết lập làm bến bờ an toàn cho việc cứu rỗi những con người tội lỗi. Nếu niềm tin vào ấn tín bị phản bội, tín hữu sẽ không được khuyến khích tiếp cận Bí Tích Hòa Giải, điều này rõ ràng sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho các linh hồn. Mặt khác, chính mối quan tâm đối với salus animarum (phần rỗi các linh hồn) này đã khiến Giáo Hội phải thiết lập ra các hình phạt nghiêm khắc nhất đối với những người vi phạm ấn tín (xem điều 1388 Bộ Giáo Luật 728, 1, số 1 và điều 1456 Bộ Giáo Luật các Giáo Hội Đông Phương). Thứ hai, Chú Dẫn này xem xét phạm vi pháp lý-luân lý của những hành vi của tòa trong diễn ra ở bên ngoài Bí Tích Giải Tội. Ví dụ cổ điển là việc linh hướng. Cả trong những trường hợp này, giáo luật bảo đảm một sự kín đáo đặc biệt cho cuộc trò chuyện linh hướng, liên quan đến phạm vi riêng tư và thân mật nhất của tín hữu để lắng nghe và biện phân thánh ý Thiên Chúa. Vì vậy, chẳng hạn, vào dịp được nhận chịu chức thánh, không những cấm không được hỏi ý kiến vị giải tội mà cả ý kiến của vị linh hướng của ứng viên, để tránh bất cứ sự lạm quyền khả hữu nào. Sau cùng, điểm cuối cùng của Chú Dẫn liên quan đến các loại khác của bí mật nằm ngoài phạm vi của tòa trong. Theo nghĩa này, nguyên tắc của quyền tự nhiên được giữ bí mật đã được tái khẳng định, trừ các trường hợp ngoại lệ trong đó việc giữ bí mật chắc chắn sẽ gây tổn hại rất nghiêm trọng cho người đã thổ lộ nó, với người đã tiếp nhận nó hoặc với người thứ ba và trong đó, việc tổn hại rất nghiêm trọng chỉ có thể tránh được bằng cách tiết lộ sự thật (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2491). Nói chung hơn, khi truyền đạt hoặc che giấu sự thật, Chú Dẫn đề xuất như một tiêu chuẩn chung cuộc sống của một người phải phù hợp với luật yêu thương anh em, để ý tới điều tốt và an ninh, tôn trọng cuộc sống riêng tư và lợi ích chung. Cần lưu ý rằng bản văn của Chú Dẫn không thể và không hề tìm cách trở thành một biện minh hay một Đọc tiếp trang 9

6 Chúng ta có quá nhiều kế hoạch, quá nhiều dự tính cho cuộc sống, nên chúng ta chă ng còn chô để cho Thiên Chúa hoạt động. Với tôi, đời sống thiêng liêng là chất liệu làm nên người Kitô hữu. Đời sống thiêng liêng ẩn tàng trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Cầu nguyện là hơi thở và là nhịp đập của con tim, giúp người Kitô hữu đi vào chiều sâu trong huyền nhiệm nơi tình yêu Đức Kitô. Đây không chỉ đơn thuần là việc làm của lý trí, nhưng phải là việc làm của con tim, bởi chỉ có con tim mới hiểu rõ được con tim. Trong thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông Đồ, có đoạn nói đến nguồn mạch của Đức A i như sau: Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, và Thiên Chúa là tình yêu. (1 Ga 4, 8) Hay trong cùng một ý tưởng đó, Thánh Gioan Bosco cũng thổ lộ rằng: Giáo dục là việc làm của con tim. Đúng thế, chúng ta không thể làm nên đời sống Kitô hữu nếu chúng ta không biết yêu thương, và cầu nguyện là cách chúng ta đào sâu, kín múc nguồn tình yêu vô tận nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của tình yêu. Trước khi đi chịu khổ hình, Chúa Giêsu vào vườn cây dầu mà cầu nguyện. Trong thinh lặng và cô quạnh, Ngài đã thân thưa cùng Thiên Chúa Cha, đã lắng nghe và vâng phục thánh ý Thiên Chúa là Cha của Ngài. Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ, cũng lo lắng và Ngài đã mạnh dạn thân thưa rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất che n này xa con. Tuy vậy, xin đừng cho ý con thể hiện, mà là ý Cha. Lòng Chúa xao xuyến bồi hồi, Chúa tha thiết khẩn xin Chúa Cha, một lời cầu xin của đứa Con thảo hiếu, một lời cầu xin chân thành của Kẻ đang gặp thử thách. Cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì sao? Chắc hẳn cũng đầy những thử thách, những khó khăn và cả những bế tắc. Khi ấy, chúng ta như thế nào? Phải chăng là khóc lóc u buồn? Phải chăng là trốn chạy khỏi thực tại? Thử hỏi, có bao giờ chúng ta cầu xin Chúa, có bao giờ chúng ta thân thưa với Chúa về cuộc sống, về con người và cả những khó khăn ấy của ta chưa? Chúng ta đừng vội than trách, cũng đừng buồn lòng nản chí, vì Thiên Chúa luôn lắng nghe và thấu suốt mọi sự. Trong thư của Thánh Giacôbê Tông Đồ, Ngài có nói đến những ích lợi của thử thách: Đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. (Gc 1, 2 ) Nếu không tin tưởng, chúng ta cũng không có quyền gì than trách Chúa; bởi lẽ, Thánh Giacôbê cũng mạnh mẽ khẳng định rằng: Khi bị cám dô, đừng ai nói: Tôi bị Thiên Chúa cám dô, vì Thiên Chúa không thể bị cám dô làm điều gì xấu và chính Người cu ng không cám dô ai. Nhưng mô i người có bị cám dô, là do dục vọng của mình lôi cuốn và du ng mồi mà bắt. Rồi một khi dục vọng đã cưu mang thì đe ra tội; còn tội khi đã phạm rồi thì sinh ra cái chết. (Gc 1, 13-15) Mặt khác, cuộc sống ngày nay đem đến cho con người quá nhiều thứ, và những thứ ấy đã chi phối mạnh mẽ đến đời sống Thiêng liêng của họ. Nói một cách đơn giản, thế giới ngày nay đang có quá nhiều tiếng ồn, và tôi cũng đang thấy rõ điều đó. Tiếng ồn đi ngược lại với sự thinh lặng, nó phá vỡ khoảng không trầm lắng của đời sống cầu nguyện Thiêng liêng. Một cách gián tiếp, những tiếng ồn ấy đang kéo người Kitô hữu ngày một xa rời Thiên Chúa. Khi gặp một sự thử thách căng thẳng, chúng ta dễ dàng tìm kiếm sự giải khuây nơi các thú vui của thời đại mới này. Những lúc gục ngã và thất bại, chúng ta cũng dễ bám víu vào kẻ này, người khác. Chúng ta đang muốn tìm sự đồng cảm, tìm cảm giác an toàn; nhưng, chúng ta đang tìm sai địa điểm. Tôi cũng thế, tôi đã từng và cũng đôi ba lần như thế. Nên tôi có thể nói, Thiên Chúa của chúng ta không có trong những ồn ào và xô bồ đó. Tôi phải công nhận rằng: những thú vui trước mắt dễ lôi cuốn tôi hơn là sự tĩnh lặng để gặp gỡ Thiên Chúa. Khó khăn được đặt ra ở đây là chúng ta chưa đủ kiên nhẫn để lắng nghe Thiên Chúa, để ở lại lâu hơn với Người. Chúng ta có quá nhiều kế hoạch, quá nhiều dự tính cho cuộc sống, nên chúng ta chẳng còn chỗ để cho Thiên Chúa hoạt động. Ngoài ra, cuộc sống hiện đại và tiện nghi như ngày nay đang dần khiến con người mất đi thái độ kiên trì. Có lẽ chúng ta đã từng nghe về việc một người bạn, nửa đếm đến nhà bạn mình xin ba cái bánh, vì anh có người bạn lỡ đường ghé lại nhà. Và rồi, anh ta đã bị từ chối vì nhiều lý do, nhưng cuối cùng Chúa Giêsu đã nói cho chúng ta biết rằng anh ta đã được toại lòng, vì anh ta cứ lỳ ra đó (Lc 11, 5-6). Nhìn lại cuộc sống mình, đã bao giờ chúng ta cứ lỳ ra đó như cách Chúa Giêsu đã nói chưa? Hay cụ thể là đã bao giờ chúng ta có lỳ ra với Chúa hay chưa? Thái độ ấy là cần BTDL tr. 6 thiết cho một kẻ kêu xin. Điều ấy thể hiện cho sự thiện chí và thành tâm của kẻ kêu xin. Chắc hẳn Thiên Chúa chẳng nỡ để ta chịu thiệt hay phải ra về tay trắng khi chúng ta chạy đến, kêu xin Người. Thật vậy, sự kiên trì của chúng ta chẳng thể sánh được với lòng nhẫn nại của Thiên Chúa, nhưng sự kiên trì ấy có thể đi vào sâu bên trong lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Sự kiên trì là một biểu hiện cụ thể cho một Đức Tin sống động, Thánh Phaolô khẳng định: Đức Tin được dươ ng nuôi hă ng ngày nhờ sự kiên trì. Chúng ta dễ mất sự kiên trì khi chúng ta chịu thử thách; nhưng chính trong những thử thách ấy, nếu chúng ta vượt qua được, thì sự kiên trì của chúng ta sẽ lớn mạnh và sinh hoa kết quả nơi tình yêu mà Đức Tin trong Đức Kitô. Đứng trước những thực tại đó, chúng ta hãy trở nên một con người khôn khéo để chọn lựa những giá trị đúng đắn cho mình. Khi ấy, chúng ta sẽ hiểu rằng đâu là điều chúng ta yêu mến. Ai có và giư các diều răn của Thầy, người ấy mới là ke yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy. (Ga 14, 21) Nếu yêu mến Thiên Chúa, chúng ta sẽ được nhiều mối lợi hơn cả, vì gia tài của chúng ta chỉ có và duy nhất nơi Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu, là nguồn mạch và cùng đích mọi sự. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết trao ban toàn thân xác mình cho Thiên Chúa, để nhờ Người, chúng ta có đủ tự tin tiến vào quê trời, nơi dành riêng cho kẻ vì yêu mà đến. Lưu Hành (GPLX) Chướng Ngại Vật Đối Với Vì chúng ta muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thiên Chúa trên trời và thậm chí bắt đầu ngay trên thế gian này, chúng ta phải cố gắng đạt được nhân đức khó khăn nhất: Sự trong sạch của tâm hồn. Chúa Giêsu đã xác định rõ ràng trong Bài Giảng Trên Núi: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5: 8). Bài viết ngắn này đề cập nhiều mối nguy hiểm cản trở nhân đức quý giá nhưng cần thiết là sự khiết tịnh, sự trong sạch của tâm hồn, để rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng

7 Thánh Nhan Thiên Chúa, Thánh Thomas Aquinas gọi đó là Diệu Kiến Thiên Chúa (The Beatific Vision of God), bằng mắt nhìn thật, không che chắn, chiêm ngưỡng Tôn Nhan Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Thật vậy, nếu chúng ta không biết sự liều lĩnh, mối nguy hiểm, cạm bẫy, và chước cám dỗ vây quanh thì sẽ rất khó đạt được mục đích cuối cùng của chúng ta. 1. BA CHƯỚNG NGẠI VẬT LỚN. Là phàm nhân, tất cả chúng ta đều phải chiến đấu chống lại ba chướng ngại vật lớn để đạt được sự sống tâm linh, sự thánh hóa, và sự cứu độ. Đó là ba thù: Ma Quỷ, Xác Thịt, và Thế Gian. Thiên Chúa cho phép ma quỷ hiện hữu nhưng chúng ô uế, xấu xa, thâm độc, đáng ghê tởm. Phận sự của chúng ta là chống lại và loại trừ chúng ngay lập tức! Ma quỷ quyến rũ, bất chính, không trong sạch, dụ dỗ về nhục dục, chúng bảo rằng đó là chuyện bình thường và có thể chấp nhận. Theo hệ lụy của Tội Tổ Tông, chúng ta di truyền từ cha mẹ đầu tiên của chúng ta Adam và Eva, chúng ta được thụ thai và sinh ra với sự nhục dục, nghĩa là chúng ta có xu hướng bẩm sinh thiên về tội lỗi. Trong các tội trọng, tội dâm dục được xác định là sự ham muốn rối loạn về niềm vui giới tính. Tất cả chúng ta đều phải chiến đấu với các kẻ thù này: Ma Quỷ, Xác Thịt, và Thế Gian. Nhưng chúng ta vui mừng vì có ơn Chúa, mọi thứ đều có thể. Thánh Phaolô nói rằng chúng ta toàn thắng nhờ Đức Kitô (Rm 8: 37). Chính Chúa Giêsu đã động viên: Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian (Ga 16: 33). 2. KHÔNG ĐOAN CHÍNH. Đức Mẹ Fatima nói rằng nhiều linh hồn phải đời đời vào Hỏa Ngục vì vi phạm giới răn thứ 6 và thứ 9 cả hai liên quan nhân đức trong sạch, sống khiết tịnh là điều quan trọng. Đức Mẹ cho Giaxinta biết rằng có nhiều cuộc hôn nhân không tốt. Đức Mẹ cũng nói rằng nhiều kiểu không đoan chính sẽ xuất hiện trong thế gian và xúc phạm nặng nề tới Thiên Chúa. Giáo lý Công Giáo nói rằng đức khiêm nhường là người bảo vệ nhân đức khiết tịnh. Do đó, mọi hình thức không đoan chính đều là cửa ngõ cho nhiều thứ tội liên quan sự không trong sạch. 3. ĐIỆN THOẠI, MẠNG XÃ HỘI, VÀ INTERNET. Chúng ta có thể sử dụng các phương tiện đó để tôn vinh Thiên Chúa loan báo Tin Mừng, các phương tiện đó là các dụng cụ hiệu quả để truyền giáo, để hoán cải các tội nhân và cứu các linh hồn. Đó là sự thật hoàn toàn! Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông là con dao hai lưỡi, có thể dùng cho những điều tốt lành nhưng cũng có thể dùng cho vô số điều xấu xa. Trong cuốn Principle and Foundation (Nguyên Tắc và Nền Tảng), Thánh Inhaxiô dạy rằng chúng ta được mời gọi sử dụng sự sáng tạo để vinh danh Thiên Chúa, chứ không dùng làm phương tiện để diệt vong đời đời. 4. PHIM ẢNH ĐEN. Dĩ nhiên, sự ảnh hưởng hiển nhiên đối với internet, điện thoại, và phương tiện truyền thông là thâm nhập mọi ngõ ngách và lan tràn phim ảnh đen. Nhiều người bị nghiện loại ma túy hiện đại đó. Hiện nay, nó tràn ngập khắp nơi, gây ảnh hưởng nhiều, tạo thói xấu và chứng nghiện hiện đại, đặc biệt là đối với nam giới, ở nữ giới cũng có nhưng ít hơn. Tầm ảnh hưởng của nó có sức hủy hoại mạnh. Hậu quả thế nào? a) Con Người Trở Thành Vật Thể Con người không còn phẩm giá, mà như đồ vật, bị sử dụng và bị vứt bỏ. ĐGH Phanxicô đề cập khái niệm này là xã hội vứt bỏ. b) Tâm Trí Ô Nhiễm Tâm trí là nơi hấp thụ sự thật nhưng lại bị biến thành nơi chứa những thứ ô uế, rác rưởi. Thay vì hướng lên trời, người ta lại tập trung chú ý những thứ hạ cấp, trần tục, dơ bẩn, hôi thối, tràn ngập trong con người của mình. c) Sự Leo Thang Thật buồn mà phải nói rằng người ta càng thích xem phim đen thì càng muốn xem nữa, và càng mê thứ không lành mạnh. d) Sự Tê Liệt Người xem phim ảnh đen càng ngày càng tê liệt, mất cảm giác đối với những điều tốt lành, thuần khiết, quý giá, đáng ca ngợi. Trí tuệ, tâm hồn, và cảm xúc của họ bị chai lì, xơ cứng. e) Nghiện Ngập Phim ảnh đen là loại ma túy hiện đại, có thể khiến người ta bị nghiện dễ dàng và mau chóng, cả người trẻ lẫn người già. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng nó có ma lực mạnh hơn là nghiện ma túy thật. f) Hành Động Theo Hình Ảnh Nghiện phim ảnh đen có thể dẫn tới phạm tội nghịch lại đức khiết tịnh: thủ dâm, gian dâm, mại dâm, ngoại tình, loạn luân, đồng tính, Các hành động đó cũng có thể gây nghiện ăn quen, nhịn đói không quen. g) Gia Đình Đổ Vỡ Nhiều gia đình tan vỡ vì liên quan phim ảnh đen. Chúa Giêsu đề cập tầm quan trọng của sự thánh thiêng trong sự khiết tịnh: Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm BTDL tr. 7 muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi (Mt 5: 27-28). Điều Chúa Giêsu thực sự muốn nói là một người đàn ông đã kết hôn mà xem phim ảnh đen cũng phạm tội không chung thủy, ngoại tình bằng tâm trí và cảm xúc. Điều này có thể làm cho hôn nhân rạn nứt và gây tổn hại không thể đền bù đối với những đứa con vô tội. h) Thù Ghét Thiên Chúa Thánh Thomas Aquinas, Tiến Sĩ Thiên Thần, nói rằng thường xảy ra là những người phạm tội dâm dục sẽ trở nên thù ghét Thiên Chúa. Ngày nay, có nhiều người trẻ rời xa Giáo Hội, không nhận lãnh các Bí Tích, không cầu nguyện vì nô lệ chứng nghiện phim ảnh đen hay không? i) Nỗi Buồn Cha mẹ vui mừng khi xem hình con cái chụp ngày chúng rước lễ lần đầu vì thấy chúng đơn sơ, trong trắng. Thời gian qua đi, sự hồn nhiên trong trắng của chúng bị xói mòn vì tiếp cận với phim ảnh đen, niềm vui của cha mẹ cũng mờ dần và biến mất, nỗi buồn hiện rõ nét trên khuôn mặt. Chính phim ảnh đen là thủ phạm! j) Nguy Cơ Vĩnh Viễn Một trong các điều quan trọng nhất là người ta hoàn toàn để mặc mình quen với phim ảnh đen, nếu họ chết trong tình trạng không có dấu hiệu ăn năn thì có thể mất cơ hội gặp Chúa đời đời. Từ trăm năm trước, Đức Mẹ Fatima đã cảnh báo rằng tội xác thịt là lý do đầu tiên khiến người ta mất linh hồn! 5. VĂN HÓA HÔN NHÂN. Phải nói rằng xã hội hiện đại thúc đẩy sự vội vã trong quá trình tìm hiểu nhau, dễ dàng chống lại nhân đức khiết tịnh. Kinh Thánh dạy rằng cái gì cũng có một thời cho cái này và cái kia, điều này và điều nọ (x. Gv 3: 1-22). Về việc tìm hiểu nhau để xây dựng gia đình cũng chỉ có một thời. Cũng có nghĩa rằng hôn nhân và tính dục chỉ có thể xảy ra trong mối quan hệ phu thê có cử hành Bí Tích Hôn Phối. Người ta sống thử, sống chung như vợ chồng, và cho rằng họ muốn vậy. Đó là loại dịch tễ nghiêm trọng lan tràn khắp nơi. Tính dục chỉ có vị trí đúng là giữa người nam và người nữ kết hôn theo nghi thức của Giáo Hội Công Giáo tại nhà thờ, tức là cử hành Bí Tích Hôn Phối, được Thiên Chúa liên kết, với lời cam kết nghiêm túc của đôi bên, yêu thương nhau, chung thủy với nhau, và sinh con cái tặng phẩm đích thực của Thiên Chúa. KẾT LUẬN Cuối cùng, có một số chướng ngại vật lớn ngăn cản chúng ta sống trọn vẹn yêu cầu này sống nhân đức trong sạch. Đọc tiếp trang 9

8 Gợi ý mục vụ năm 2019 (Bài 8) Cần Phân Định Những Gì? Chúng ta đã xác định mục tiêu và cách thức của sự phân định trong tiến trình Đồng Hành với các cặp hôn nhân hay sống chung. Bây giờ chúng ta có thể hướng tới thực hành trong thực tế. Chúng ta thấy ở đây ít nhất là ba đối tượng cần được thực hành sự phân định thiêng liêng: ước muốn, dây liên kết hôn ước, và những hành vi và thực hành hữu ích. 1. Phân định ước muốn: Một người li dị và đang sống trong một cuộc kết hợp mới hay tái hôn về mặt dân sự, ước muốn được lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, các vị mục tử có thể giúp họ phân định ước muốn này. Câu hỏi để giúp họ nhận định cho rõ là: ước muốn ấy đặt trên cơ sở nào? Đối với một số người, ước muốn chỉ đơn giản là vì họ muốn được đón nhận từ trong hoàn cảnh khách quan hiện tại trái qui tắc của họ. Giả như họ được phép rước lễ thì có lẽ họ đã không có khao khát ấy. Họ cảm thấy bức bối vì mình không được hiệp thông dù điều ấy xem chừng có thể đối với họ không quan trọng lắm. Có vẻ như họ ước muốn mình có quyền được lãnh nhận Bí Tích hơn là khao khát chính Bí Tích, khao khát được hiệp thông với Chúa. Ước muốn như vậy không đúng. Đối với những người này, cần giúp họ hiểu không ai có quyền đòi hỏi ân sủng, vì ân sủng là được tự do ban cho cách nhưng không. Bí Tích Thánh Thể là Thân Mình Chúa Kitô, không phải là một thứ gì thông thường bất kỳ ai đó có quyền đòi chiếm hữu. Nhiều người không thể hay không được phép lãnh nhận, cho dù họ có được phép lãnh nhận cách công khai đi nữa họ cũng sẽ ăn và uống lấy án phạt của mình. Vả lại, họ cần phải hiểu biết rằng không thể tách biệt Mình Thánh Chúa Kitô với mầu nhiệm Hội Thánh Thân Mình Người. Hội Thánh phát sinh từ Thánh Thể. Hiệp thông Thánh Thể không phải chỉ là chuyện riêng tư giữa tôi và Chúa Giêsu, mà còn là hiệp thông với Hội Thánh của Chúa. Có một sự thống nhất trên bình diện các Bí Tích. Người ta không thể lãnh nhận một Bí Tích này (Thánh Thể) mà lại mâu thuẫn cách khách quan với một Bí Tích khác (Hôn Phối). Hoàn cảnh khách quan của những người li dị tái hôn (không đồng nhất với tình trạng ân sủng của họ vốn thuộc chủ quan) thì mâu thuẫn với sự hiệp thông yêu thương giữa Đức Kitô và Hội Thánh (FC 84). Không được phép rước lễ không đồng nghĩa với việc bị phán xét là đang trong tình trạng tội lỗi hay một phán xét nào về tình trạng ân sủng của linh hồn mình (những người dự tòng hay các trẻ nhỏ chẳng hạn, không được phép rước lễ đó thôi). Cho phép những người li dị tái hôn được rước lễ công khai còn khiến cho các tín hữu có thể bị sai lạc và hiểu lầm giáo lí của Hội Thánh về sự bất khả phân li của hôn nhân. Sự kiện những người này không được phép rước lễ khiến họ không cảm thấy thanh thản, nhắc họ luôn nhớ cuộc sống họ còn có cái gì chưa ổn, từ đó dần dần càng ước muốn được thay đổi cách sống của mình. 2. Phân định dây liên kết hôn ước: Phân định dây liên kết hôn ước là để biết hôn nhân đó có thành sự hay không, không được xem đó như là phương thế để nhằm tìm sự chấp thuận cho những người li dị tái hôn dân sự được kết hôn lần nữa trong Hội Thánh, và từ đó cũng được lãnh nhận các Bí Tích. Đúng hơn, phân định dây hôn ước thuộc lộ trình đồng hành và phân định nhằm hướng dẫn tín hữu đi đến chỗ nhận biết tình trạng của họ trước mặt Thiên Chúa (AL 300). Sự phân định này sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề liệu tôi đã kết hôn thực sự hay chưa. Điều đó rất có ý nghĩa hiện sinh đối với tôi. Vì bản chất hôn nhân có tính xã hội và Giáo Hội, nên sự phân định này phải công khai và cùng thực hiện với Giáo Hội mới thực sự giúp tôi hướng đến cuộc sống tương lai của tôi. Nếu như tôi chưa thực sự kết hôn và nếu như tôi đã kết hôn trong tình trạng không đủ tự do và ý thức, tức là có các nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do và ý thức, khiến cuộc kết hôn không thành sự, thì tôi có thể thong dong tìm kết hôn một lần nữa với người khác. Nếu tôi đã kết hôn thực sự, tức hôn nhân của tôi đã hoàn toàn thành sự, tôi biết mình vẫn còn chịu ràng buộc bởi dây hôn ước với người phối ngẫu, cho dù chúng tôi đã li thân và cho dù người phối ngẫu của tôi bất trung và đã dấn thân sống với người khác. Vấn đề chính yếu của sự tuyên bố hôn nhân bất thành là làm sáng tỏ tình trạng của dây liên kết hôn ước, chứ không phải là vấn đề Hiệp Thông với những người li dị tái hôn. Ý thức như thế, các mục tử khuyến BTDL tr. 8 khích những người li dị đang sống một kết hợp mới phân định xem họ có thực sự đang chịu ràng buộc bởi dây hôn phối với một người khác hay không. Để làm thế cũng cần phải có vài lí do hiển hiện nào đó khả dĩ cho là hôn nhân trước không thành sự. Còn nếu không có lí do gì cả để có thể đặt vấn đề về dây hôn phối, và nếu một hoặc cả hai người đều tin rằng hôn nhân của họ đã được thực sự kết ước cách hợp pháp, cho dù họ nghĩ cần phải li thân và dù một hoặc cả hai người hiện giờ đã sống với người khác, như thế dây hôn phối vẫn tồn tại, thì đó là một vấn đề khác. 3. Phân định các bước đi cụ thể: 3.1 Giao hòa. Sau khi đã phân định về ước muốn và về dây liên kết hôn ước, giờ đây chúng ta xem xét một vài bước cụ thể nhằm giúp người ta «tìm ra những cách khả dĩ đáp lại tiếng Chúa và để lớn lên qua các giới hạn» (AL 3015), để đạt tới sự «nhận biết tình trạng của họ trước mặt Thiên Chúa» (AL 300), và để sống theo sự thật của dây hôn ước của họ. Câu hỏi đầu tiên của «mục vụ dây hôn ước» (AL 211) hiển nhiên phải đặt ra là liệu hai người đã li thân có thể giao hòa với nhau hay không. 3.2 Từ bỏ cuộc sống chung ngoài hôn nhân. Mục đích của sự phân định trong bối cảnh mục vụ dây hôn ước là xác định những cách thức để người li dị đang sống trong một kết hợp khác ngoài hôn nhân đi đến chỗ sống theo sự thật hoàn cảnh của họ. «Các linh mục có nhiệm vụ đồng hành với những người có liên hệ trên con đường phân định dựa theo giáo huấn của Hội Thánh và những hướng dẫn của Giám mục» (AL 300). Và «sự phân định này không bao giờ được phép bỏ qua những yêu sách của sự thật và bác ái theo Tin Mừng như Hội Thánh đề nghị» (AL 300). Yêu sách của sự thật đòi hỏi những người li dị phải sống theo sự thật của dây liên kết hôn ước bất khả phân li. Yêu sách của bác ái còn đòi hỏi phải đối xử bác ái đối với người phối ngẫu, hiện giờ đã li thân. Trong tình bác ái và công lí, chúng ta phải giữ vững niềm tin cậy họ sẽ hoán cải và một mai sẽ đạt tới sự giao hòa, ngay cả khi không thấy có dấu hiệu gì để hi vọng có giao hòa. Dĩ nhiên, giao hòa được là điều tốt nhất, nhưng nếu không thể thì tốt hơn người ấy phải từ bỏ dấn thân trong mối quan hệ ngoài hôn nhân kia. Bằng cách đó, người ấy bắt đầu một cuộc sống mới, dù đơn thân, tôn trọng dây hôn ước của mình. Điều đó biểu lộ một sự trung tín không phải chỉ đối với một dây liên kết trừu tượng siêu hình nào, mà là trung tín đối với người bạn đời, một tình yêu vốn đã và

9 đang có, cho dẫu vẫn còn li thân và chưa thể giao hòa lúc này. Đó là một thiện ích thiêng liêng cho họ. Tuy nhiên, theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Phanxicô, «Hội Thánh nhận biết có những hoàn cảnh mà trong đó người nam và người nữ, vì những lí do hệ trọng như nuôi dạy con cái chẳng hạn không thể thỏa mãn sự đòi buộc phải chia tay» (AL 298; x. FC 84). Trong trường hợp đó, Hội Thánh đề nghị họ chỉ sống như anh em. Những lí do để được miễn sự đòi buộc chia tay trong những hoàn cảnh này phải được các mục tử giúp phân định cách thích đáng. Con cái chung, phải chăm sóc người bạn đời bệnh tật, nghĩa vụ của công bằng gắn liền với những hoàn cảnh tài chánh phức tạp chẳng hạn, là những lí do có thể xét miễn yêu sách chia tay, nhưng cần lưu ý mọi lí do có thể nghĩ tới không tự nó là một lí do tốt lành. 3.3 Làm sao để sống tiết chế. Nếu vì những lí do hệ trọng do hoàn cảnh cho thấy người ta không thể bỏ cuộc sống chung ngoài hôn nhân ấy, thì để thỏa yêu cầu của sự thật và bác ái, đòi buộc tối thiểu là họ phải sống tiết dục, từ chối thực hành những hành vi của vợ chồng. Bởi lẽ hai người không phải là vợ chồng trước mặt Chúa. Hai người, một nam một nữ, không là vợ chồng sống chung một nhà, hơn nữa lại yêu thương nhau, thì tiết dục là một việc khó. Thế nhưng để làm một việc khó cần có một quyết tâm mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi phải hiểu những lí do tại sao ta phải sẵn sàng làm như thế. Tiết dục ở đây không phải là yêu cầu của một lề luật trừu tượng nào đó áp đặt lên người tín hữu giáo dân, đúng hơn đây là một đòi hỏi của bác ái và sự thật: sự trung tín của tình yêu đối với người phối ngẫu cho dù người ấy đã phạm lỗi đối với họ thế nào. Bằng cách đó, họ để cho Đức Kitô yêu thương người phối ngẫu qua họ, yêu thương người ấy bằng chính tình yêu của Thiên Chúa đã đổ tràn vào con tim họ nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho (cf. Rm 5, 5). Dấn thân quyết tâm sống tiết chế như thế là một hành động của sám hối, ước muốn sống kết hợp với Đức Kitô, khát khao Người và theo gương Người. Khao khát được biến đổi nên giống Người dẫn đến sự thay đổi lối sống ở chỗ nào nghịch với Người. Cũng như Đức Kitô trung thành vô điều kiện với Hiền thê Người, là Giáo Hội, cũng thế tôi muốn trung tín với người phối ngẫu của tôi, bất chấp người ấy không trung tín với tôi. Tôi muốn làm mọi sự trong khả năng để không thất trung và để có thể giao hòa. Nhưng nếu như tôi không thể giao hòa, và cũng không thể rời bỏ người bạn tình mà không phạm thêm sự bất công nào nghiêm trọng nữa, thì ít nhất trong cuộc sống chung mới này tôi sẽ sống tiết dục, nghĩa là không làm những hành vi vợ chồng, để tôi sống sự trung tín và tình yêu đối với người phối ngẫu. Câu hỏi gợi ý suy tư và thảo luận. 1. Nếu anh /chị là người đang sống tình trạng li dị và tái hôn, anh chị có cảm thấy khao khát được rước Chúa trong Bí Tích Thánh Thể không? Điều gì ngăn trở khiến anh chị không thể? 2. Có bao giờ anh chị cảm thấy dây liên kết hôn phối bất khả phân li là oan nghiệt không? Đó có phải chăng là chính sự chọn lựa của anh chị từ ban đầu? Làm sao để gây ý thức về dây hôn phối vĩnh viễn là một mối phúc lành nơi các bạn trẻ sắp kết hôn? 3. Những lúc phải sống tiết chế trong đời sống đôi bạn (trong hôn nhân, bất đắc dĩ ngoài hôn nhân) anh/chị đã sống thế nào? +GM Louis Nguyễn Anh Tuấn Tiếp theo tr. 7: Chướng Ngại Vật Đối v... Nhờ nhận biết và ý thức các cạm bẫy đó, chúng ta có thể cảnh giác như những chiến binh tuyệt vời là Chúa Giêsu và Đức Mẹ, đồng thời có thêm năng lượng và nghị lực để sống mối phúc cần thiết: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5: 8). Và phần thưởng tuyệt vời của chúng ta là chiêm ngưỡng Thánh Nhan Thiên Chúa đời đời trên Thiên Quốc. Nguyện xin Trái Tim Vô Nhiễm và Vẹn Tuyền của Mẹ Maria trở nên nơi trú ẩn chắc chắn cho chúng ta mãi mãi! LM. ED BROOM, OMV TRẦM THIÊN THU (chuyển ngư từ CatholicExchange.com) Tiếp theo tr. 5: Chú Dẫn của Tông Tòa. hình thức khoan dung đối với các trường hợp bỉ ổi lạm dụng do các thành viên của hàng giáo sĩ vi phạm. Không có sự thỏa hiệp nào được chấp nhận khi đụng đến vấn đề cổ vũ việc bảo vệ các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, và ngăn chặn và chống lại mọi hình thức lạm dụng, theo tinh thần của điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không ngừng nhắc lại và gần đây đã quy định bằng Tự Sắc Vos estis lux mundi (Các con là ánh sáng thế gian, ngày 7 tháng 5 năm 2019). Bằng cách công bố một Chú Dẫn về tầm quan trọng của tòa trong và tính bất khả xâm phạm của Ấn Tín Bí Tích, Tòa Xá Giải có niềm xác tín tuyệt đối rằng việc bảo vệ Ấn Tín Bí Tích và tính thánh thiêng của việc xưng tội không bao giờ có thể cấu thành một hình thức đồng lõa với tội ác; ngược lại, BTDL tr. 9 nó đại diện cho thuốc giải độc thực sự duy nhất chống lại tội ác đang đe dọa con người và toàn thế giới, chúng là khả thể thực sự để phó thác cho tình yêu của Thiên Chúa, để mình được biến đổi và được biến đổi bởi tình yêu này, học hỏi để tương ứng với nó một cách cụ thể bằng chính mạng sống của mình. Nội dung. Tòa Thánh mới chỉ công bố Chú Dẫn bằng tiếng Ý, chưa có bản tiếng Anh để chúng tôi có thể trưng dẫn. Tuy nhiên theo Catholic News Service, thì vì thiên kiến tiêu cực đáng lo ngại chống lại Giáo Hội Công Giáo, Đức Giáo Hoàng đã truyền phải công bố bản Chú Dẫn, để kêu gọi các linh mục bảo vệ Ấn Tín Bí Tích dù phải hy sinh mạng sống. Lời kêu gọi ấy không quá đáng khi ở California và Úc đã có những đạo luật buộc các linh mục vi phạm ấn tín này. Theo Catholic News Service, Chú Dẫn viết rằng việc vị giải tội bảo vệ Ấn Tín Bí Tích, nếu cần, thậm chí tới chỗ phải đổ máu, không phải chỉ là một hành vi bắt buộc phải trung thành với hối nhân nhưng còn hơn thế nữa: đây là một chứng tá cần thiết, một việc tử đạo, đối với quyền cứu rỗi độc đáo và phổ quát của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Bản văn đặt vấn đề giữ Ấn Tín Bí Tích vào bối cảnh rộng lớn hơn của sự thoái hóa (involution) văn hóa và luân lý khiến người ta hết khả năng nhận ra và tôn trọng các yếu tố có tính yếu tính của nhân sinh và đời sống trong Giáo Hội. Bản văn cũng nói rằng, quá nhiều khi, phán đoán của công luận được nại ra làm tòa án cao cấp nhất và người ta cảm thấy tự do được công bố hay phát tuyến bất cứ điều gì, lấy cớ là để công chúng làm thẩm phán mà không quan tâm chi tới lương tâm, danh tiếng hay quyền của người ta được tự bênh vực mình. Bản Chú Dẫn viết: Trong bối cảnh ấy, dường như có sự xác nhận thiên kiến tiêu cực đáng lo ngại nào đó chống lại Giáo Hội Công Giáo cả vì các căng thẳng có thể thấy bên trong hàng giáo phẩm lẫn do hậu quả các tai tiếng gần đây về lạm dụng do một số thành viên hàng giáo sĩ vi phạm một cách ghê tởm. Nó cho rằng thiên kiến trên đôi khi diễn dịch thành đòi hỏi vô lý buộc Giáo Hội, trong một số vấn đề, phải bắt hệ thống pháp luật của riêng mình phù hợp với dân luật của nhà nước trong đó Giáo Hội sinh hoạt như là cách duy nhất để bảo đảm sự trung thực và liêm chính. Giáo Hội Công Giáo, thực sự, lúc nào cũng bảo vệ an toàn Ấn Tích Bí Tích

10 với hết sức mạnh tinh thần và pháp chế của mình. Nó thiết yếu đối với tính thánh thiêng của Bí Tích và tự do lương tâm của hối nhân. Khi cử hành Bí Tích Hòa Giải, linh mục hành động không phải như chính ngài mà trong con người của Chúa Kitô, nên không những không được tự do phổ biến bất cứ điều gì trong Tòa Giải Tội cho bất cứ ai, kể cả hối nhân bên ngoài toà giải tội, mà còn buộc phải dẹp bỏ bất cứ hoài niệm bất chợt nào về nó. Nói đến việc hối nhân xưng với linh mục một tội ác (crime), bản văn Chú Dẫn cho hay vị giải tội nên nói cho hối nhân biết các quyền của họ và các bước thực tế họ có thể làm với cả các thẩm quyền dân sự lẫn Giáo Hội trong việc báo cáo tội ác này. Đối với những trường hợp xưng một tội ác như thế này, bản văn nói rằng không bao giờ được đặt lên hối nhân, như một điều kiện để được tha tội, nghĩa vụ phải tường trình với nền công lý dân sự. Bản Chú Dẫn nói rất rõ: bất cứ hành động chính trị nào của sáng kiến lập pháp nhằm vi phạm tính bất khả xâm phạm của Ấn Tín Bí Tích đều là một cuộc tấn công không thể nào chấp nhận được chống lại quyền tự do của Giáo Hội, một thực thể không tiếp nhận tính hợp pháp của nó từ các nhà nước cá thể, mà từ Thiên Chúa. Phát xuất từ xếp lớn. Nhận định về bản Chú Dẫn, John Allen cho hay thông thường khi nói đến một thứ đe dọa từ bên ngoài như áp lực đòi hủy bỏ Ấn Tín Bí Tích, Vatican nhắm hai cử tọa. Cử tọa đầu tiên dĩ nhiên là các tác giả của đe dọa kia; cử tọa thứ hai không ai khác mà là chính các Giám Mục Công Giáo và các nhà lãnh đạo khác, cho họ thấy xếp lớn mong họ giữ vững lập trường. Allen giải thích rằng năm 2014, khi Đức Phanxicô chấm dứt tư cách Bộ Trưởng Bộ Giáo Sĩ của Đức Hồng Y Mauro Piacenza, ai cũng nghĩ Ngài tách mình ra khỏi đường hướng của Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Vì Đức Hồng Y Piacenza vốn được đào tạo nơi lò duy truyền thống của Đức Hồng Y Giuseppe Siri, người từng thời danh được gọi là vị Giáo Hoàng không bao giờ được bầu vì duy truyền thống so với Đức Gioan XXIII năm Lui vào bóng tối một thời gian, nay tái xuất mạnh mẽ với một Chú Dẫn rất thẳng rất thực để bảo vệ Ấn Tín Bí Tích giữa lúc có những cuộc tấn công vũ bão chống lại nó ở California và Úc Châu do cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y hẳn phải dựa vào uy thế của xếp lớn, người vốn nổi danh trong tư cách Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót, hết sức đề cao Bí Tích Xưng Tội, nơi Lòng Thương Xót có ý nghĩa hơn cả. Chính vì thế, việc đầu tiên của Đức Hồng Y Piacenza là trích dẫn lời Đức Phnaxicô nói trong khóa học về Tòa Trong do Tòa Xá Giải tổ chức đầu năm nay. Nhiều người vẫn trách cứ Đức Phnaxicô cố tình nói mơ hồ, nhất là trong Amoris Laetitia để ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, nhưng ở đây, lời Ngài hết sức rõ ràng và cương quyết, không thể giải thích cách nào khác hơn là: Ấn Tín Bí Tích là điều không thể vi phạm do bất cứ quyền lực nào của con người. Những người muốn thử gân cốt Giáo Hội không ai có thể giải thích cách khác hơn thế, nên nếu họ buộc các linh mục phải vi phạm Ấn Tín này, là họ chống lại cả một Giáo Hội, đúng hơn, theo quan điểm Công Giáo, họ phản lại Thiên Chúa như công thức Non ut homo sed ut Deus của Thánh Tôma Aquinô đã chứng tỏ. Họ cũng độc tài không kém các Hoàng Đế xưa của Rôma hay của Việt Nam trong việc bách hại tôn giáo, vẫn là dưới một chiêu bài: Hoàng Đế Rôma là tư cách thần thánh của chính ngôi vị họ, Hoàng Đế Việt Nam là đạo lý Khổng Mạnh, họ bây giờ là bảo vệ vị thành niên. Nhưng ở một bình diện khác, theo Allen, đây cũng là một bài học cho những đầu gối đang run rẩy trước áp lực thế tục muốn vi phạm điều vốn là cốt lõi để người ta chạy tới với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong Bí Tích Hòa Giải. Vì đây không hẳn là lời của Đức Hồng Y Piacenza mà chính là lời của xếp lớn. Vũ Văn An (Vietcatholic) Tiếp theo tr. 3: 5. Thánh Phaolô xưa đã viết cho môn đệ Timôtê: Sẽ đến lúc, một số người sẽ bỏ đức tin, mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ, đó là vì trò giả hình của những tên nói dối, mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung (1Tm 4,1-2). Như vậy, sẽ có nhiều người bỏ đức tin. Hiện tượng đó đang xảy ra đó đây rồi. Tôi không nên chủ quan, cho rằng sự ác đang tàn. Đúng ra, đạo đức đang xuống dốc một cách thảm thương, đó là một sự thực tôi phải nhìn thẳng vào, mà sám hối một cách khiêm nhường. 6. Chủ quan thứ hai là tưởng rằng: Tội ác và những cảnh khủng khiếp chỉ xảy ra ở những nước khác, chứ không bao giờ sẽ xảy ra tại Việt Nam của tôi. Đó là một thứ chủ quan rất nguy hiểm. Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Côrintô: Ai tưởng mình đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Cr 10, 12). Thực vậy, Côrintô hồi đó là một giáo đoàn trẻ trung, sốt sắng nhiệt thành. Nhưng nay còn gì đâu! BTDL tr. 10 George Washington ( ) luôn cầm sách cầu nguyện. Dưới đây là lời cầu nguyện của một vị tổng thống Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con! Xin đoái đến lời tôi tớ Chúa cầu xin khẩn nguyện, mà lắng nghe tiếng kêu cầu của tôi tớ Ngài dâng trước tôn nhan hôm nay (1 V 8: 28). Lạy Thiên Chúa vĩnh hằng, con mạo muội đến trước Thánh Nhan uy nghiêm của Ngài sáng nay, cầu xin Ngài chấp nhận lời lời tạ ơn chân thành và khiêm nhường của con, cảm tạ lòng nhân lành của Ngài giữ gìn con một đêm qua khỏi mọi thứ làm nguy hiểm đến tính mạng, và ban cho con giấc ngủ an bình, nhờ đó con thấy thân xác con tươi mới và thoải mái để thi hành nhiệm vụ của ngày hôm nay, con xin Ngài che chở con khỏi mọi đau khổ phần xác và phần hồn. Xin gia tăng đức tin của con theo lời hứa của Phúc Âm, xin ban cho con lòng sám hối vì những công việc ngớ ngẩn, xin tha thứ những lúc con lơ đãng, xin hướng dẫn tư tưởng của con theo tư tưởng của Ngài, lạy Thiên Chúa cứu độ. Xin dạy con cách sống trong niềm kính sợ Ngài, làm việc theo các phục vụ của Ngài, và bước đi trong huấn lệnh của Ngài, xin giúp con luôn canh phòng tâm hồn của con, không sợ lương tâm, không sợ nhiệm vụ thánh, không ưa thích tội lỗi, không miễn cưỡng từ giã cõi đời này, xin đưa con vào giấc ngủ tâm linh, hằng ngày làm cho con càng nên giống Con Ngài là Đức Giêsu Kitô. Xin giúp con sống trong niềm kính sợ Ngài và chết trong ân nghĩa của Ngài, xin cho con có thể ở trong thời gian ấn định của Ngài để được sống lại trong sự sống đời đời, xin chúc lành cho gia đình của con, bạn bè của con và thân nhân họ hàng của con. Sự khiêm nhường, sự biết ơn, sự ăn năn, sự lệ thuộc và sự phục tùng là các phẩm chất tốt lành được trình bày ở đây. Hãy dành thời gian để suy tư về lời cầu nguyện của TT Washington, và hãy có những lời cầu nguyện của riêng mình. Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin biến đổi con theo Thánh Ý Ngài, xin giúp con trở nên khí cụ bình an của Ngài, để mọi người có thể nhận ra Ngài nơi con, và xin cho con cũng nhận thấy Ngài nơi những người khác. EVAN HUNSBERGER TRẦM THIÊN THU chuyển ngư

11 Phi châu, Trung Đông hồi xưa là một vùng công giáo phồn thịnh. Nay đã rất khác, với sự lớn mạnh của Hồi giáo. Nhiều giáo phận xưa coi như vững mạnh, nay chỉ còn tên! Do đó, mọi hình thức chủ quan tự mãn cho rằng cái xấu chỉ tồn tại và phát triển ở những nước khác, chứ không xảy ra tại Hội Thánh Việt Nam, đó là một thứ chủ quan tự mãn đi từng bước xuống vực thẳm. 7. Thánh Phaolô khuyên chúng ta: Đừng đi quá mức, khi đánh giá mình (Rm 12,3). Lời khuyên đó nên được chúng ta áp dụng vào cá nhân chúng ta và cộng đoàn của chúng ta một cách khiêm tốn trước mặt Chúa. Ngay trước mặt loài người, chúng ta cũng không nên đi quá mức, khi đánh giá mình. Chỉ một chút quá mức cũng đáng ghê tởm đối với một người có văn hoá. Phương chi đối với một người có đạo đức theo Phúc Âm, đi theo Chúa Giêsu là Đấng rất khiêm nhường. 8. Chủ quan thứ ba là tưởng rằng: Những gì đã xảy ra xưa mang tính cách hình phạt ghê gớm, như hồng thuỷ thời ông Noe, và như nạn lửa thiêu đốt thành Sôđôma thời ông Lót, sẽ chẳng bao giờ xảy ra cho bất cứ đâu thời chúng ta. Tôi chẳng có lý do nào chính đáng để chủ quan như thế. Chỉ biết rằng: Kinh Thánh hay nói tới: Những người còn sót lại là một số rất ít. Số ít còn sót lại đó, không do họ muốn, mà do Chúa. Chúa phán với ông Moisen: Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương (Rm 9,15). 9. Phần chúng ta là hãy đề phòng, như lời Chúa Giêsu phán: Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em. Vì ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người (Lc 21,34-36). Tỉnh thức và cầu nguyện luôn trong tinh thần sám hối khiêm nhường, đó là điều Chúa dạy tôi làm, để xua đuổi ra khỏi mình ba thứ chủ quan nguy hiểm trên đây. 10. Các thứ chủ quan nguy hiểm trên đây có thể coi như chính chúng đã là một hình phạt đáng sợ, báo hiệu một hình phạt đáng sợ hơn sẽ tới. Với tinh thần sám hối, chúng ta hãy vâng nghe lời Đức Mẹ nhắn nhủ ở Fatima ngay từ bây giờ, kẻo sẽ quá muộn. Đức Mẹ Maria là nơi trú ẩn của những tội nhân, chúng ta là những kẻ tội lỗi hãy đến với Mẹ. Bên Mẹ, chúng ta sẽ kêu lên với Chúa Giêsu: Lạy Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Tôi đã được chính Chúa Giêsu trả lời: Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, mà để kêu gọi những ngươi tội lỗi, để họ trở về (Lc 5, 32). Và ơn tôi được Chúa ban là biết chê ghét sự tự mãn kiêu căng, để có một trái tim tan nát vì sám hối. ĐGM. GB Bùi Tuần BTDL tr. 11

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 280 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Chúa ơi, Ngày 4 tháng 12 năm 1990 Chúa là Tất Cả, còn con là hư không. Chúa vô cùng Cao Cả, vậy những lời tán tụng của con thì đem lại được sự gì cho Chúa, vì Chúa là

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C 1 9 2013 Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, 1.7-14) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận

Chi tiết hơn

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 40-45 "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả Tin Mừng: Lc 1, 57-66. 80 "Nó sẽ gọi tên là Gioan". Tin Mừng Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 424 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày tháng 6 năm 99 con ơi, hãy để Cha giảng giải cho con; Cha là Đấng đã ban cho con Ơn Hiểu Biết; con hãy cầu nguyện để Nước Cha dưới đất cũng nên như trên Trời; Ngày

Chi tiết hơn

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá 28-3-2010 Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp (Mc 10,17) Các bạn thân

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 201 Ngày 3 tháng 9 năm 1990 (Tôi đi gặp một linh mục. Ngài là một linh mục dòng, và tôi biết loại áo dòng của vị linh mục đó như thế nào. Khi cửa vừa mở và nhìn thấy ngài,

Chi tiết hơn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân,

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - THANG web Giáo Điểm Tin Mừng 1 *Mừng Bổn Mạng Giáo Điểm Tin Mừng Chúa Nhật II PS (28/4) Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót LÒNG THƯƠNG XÓT & LINH MỤC Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu giao ước, cam

Chi tiết hơn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân,

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân,

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc CHUẨN BỊ ĐÓN NHẬN CHÚA KITÔ MỤC LỤC - Lời ngỏ và Giới Thiệu Phần A: Chuẩn bị để lãnh nhận ân huệ Thánh Thần - Bài 1 Chào bạn đến với PT Ngũ Tuần Công Giáo - trang 9 - Bài 2 Đón nhận Chúa Giêsu là Thiên

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh Lương Sĩ Hằng Montréal, ngày 21/11/1982 Thưa các bạn, Hôm nay tôi xin lưu lại những lời nói của tôi để hòa cảm cùng các bạn trong giây phút xa vắng, tôi phải ra đi vì nhiệm vụ, nhu cầu cần thiết của các

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 478 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa (Ở Rhodos) Ngày 2 tháng 8 năm 1991 (Cho nhóm cầu nguyện người Hy Lạp) Giêsu, lạy Chúa con, chúc tụng Danh Chúa. Xin cho Thánh Danh Chúa được Vinh Hiển muôn muôn đời. Thánh

Chi tiết hơn

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 Hỡi đoàn chi CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C 7 8 2016 Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2 9 2012 Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh sư tụ họp quanh Ðức Giêsu. Họ là những người từ Giêrusalem

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A 02-07-2017 Lời chúa: Mt 10, 37-42 37 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Ai yêu mến con trai, con

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Kỳ Quan Ân Điển, Phần 3 Dr. David Platt 17/12/06 Xin kính chào quý vị. Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp

Chi tiết hơn

Ban Tin Master Layout.pub

Ban Tin Master Layout.pub CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C Ngày 13 tháng 3 năm 2016 Số 46 GIÁO XỨ ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ CHRIST, THE INCARNATE WORD Tổng Giáo Phận Galveston-Houston 8503 South Kirkwood Road Houston, TX 77099 281.495.8133

Chi tiết hơn

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf Mục Lục CẦU NGUYỆN... 6 Kết Quả của Thinh Lặng là Cầu Nguyện... 6 Cầu Nguyện Thế Nào?... 9 Hãy Xây Dựng Gia Ðình Bạn Thành Một Gia Ðình Yêu Thương... 12 Thiên Chúa là Bạn Sự Thinh Lặng... 15 Bình Ðẳng

Chi tiết hơn

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi Tin Mừng: Lc 6, 17. 20-26 "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có". Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng

Chi tiết hơn

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót 3 4-2016 Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người

Chi tiết hơn

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 THỨ SÁU TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN (Mc 10, 1-12) "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ" Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt

Chi tiết hơn

Tam Quy, Ngũ Giới

Tam Quy, Ngũ Giới A. Tam Quy I. Mở Đề Sống trong cuộc đời muôn mặt, người muốn chọn lấy một lối đi, vạch ra một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và an lành, thực không phải là việc dễ. Chúng ta là khách lữ hành đang đứng trước

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM LỜI NGUYỆN THỨ MƯỜI TÁM CỦA ĐỨC PHẬT A ĐI ĐÀ TỲ KHEO THÍCH TUỆ HẢI Viet Nalanda Foundation 2563 PL 2019 DL 1 MỤC LỤC I. DẪN KHỞI... 7 II. ĐI TÌM ĐÚNG ĐỊA CHỈ CỦA TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC... 13 1. Mười tập nhân

Chi tiết hơn

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP Năm Kỷ Sửu - Canh Dần (1949-1950) QUYỂN BA Hội Thánh Giữ Bản Quyền In lần thứ nhứt Năm Giáp Dần (1974) LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ

Chi tiết hơn

Gian

Gian Giận Thích Nhất Hạnh Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Table

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương Lương Sĩ Hằng TÌM LẼ DU DƯƠNG Thưa các bạn! Cuộc vui phân tách hôm nay trở lại với chúng ta trong giây phút thiêng liêng tâm linh. Ðược cơ hội phân tách ra những gì trên con đường Tình Thương và Ðạo Ðức.

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 48 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 2 tháng 3 năm 1990 (Thứ Ba Chúa Giêsu lại gặp tôi trong Cuộc Khổ Nạn và Thánh Giá của Người.) con Cha ơi, chúng ta cùng chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Cha vì những lý do

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse Ngôn Đạo TuệChương Nói là là một phương tiện truyền thông đặc biệt diễn đạt bằng âm thanh chỉ có con người mới có. Các loài động vật khác cũng có phương tiện diễn đạt bằng âm thanh nhưng rất hạn chế trong

Chi tiết hơn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân,

Chi tiết hơn

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ "Quan nói đúng: Tôi là Vua" Chúa Giêsu thật là ngược đời. Khi làm phép lạ cho bánh hoá ra nhiều, dân

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 385 Ngày 1 tháng 10 năm 1987 (Buổi sáng: Suốt cả buổi sáng tôi bận tiếp một người cố thuyết phục tôi mua mỹ phẩm. Thật là phí thì giờ cho những thứ không cần thiết. Nhưng

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 96 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 12 tháng 5 năm 1990 Chúa Giêsu ơi? Cha đây; bình an ở cùng con; Vassula, ngày mai con hãy cho Cha nghe thấy tiếng bước chân con đi vào Nhà Thờ; Cha thật bồn chồn ngóng

Chi tiết hơn

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Cho hay thiên địa chí công, Dữ lành báo ứng vô cùng

Chi tiết hơn

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Manila 26-04- 1985 Thưa các bạn, Đã lâu tôi không thuyết giảng trong băng và không gởi đến những lời phân giải tâm thức cho các bạn. Hôm nay qua thời gian lưu lại Manila đến nay,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx Thư của Phao-lô Gởi cho Người 1 Lời Mở Ðầu 1 Phao-lô, một đầy tớ 1 của Ðức Chúa Jesus Christ, được kêu gọi làm sứ đồ, được biệt riêng để rao truyền Tin Mừng của Ðức Chúa Trời, 2 là Tin Mừng đã được hứa

Chi tiết hơn

ptdn1159

ptdn1159 Số: 1159 24 tháng 9 năm 2017 Thơ ngỏ Chôn Giaùc ` Chôn giaùc trí an yeân taän ñoä xuyeân Thöïc haønh chaùnh giaùc qui nguoàn coäi Chaùnh taâm tu ñaït tieán töø hoài Giaûi toûa taâm traàn qui moät moái

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY,

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ 85051 pastor@cttdvnphx.org http://www.cttdvnphx.org CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, NĂM C Ngày 31 tháng 3 năm 2019 CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, đã kết nối chúng

Chi tiết hơn

Kinh Từ Bi

Kinh Từ Bi Kinh Từ Bi Ni sư Ayya Khema Diệu Liên-LTL chuyển ngữ 1 Người hằng mong thanh tịnh: Nên thể hiện pháp lành, Có khả năng, chất phác, Hiền hòa, không kiêu mạn. Sống dễ dàng, tri túc, Thanh đạm không rộn ràng,

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành Manila ngày 19/6/1979 Hôm nay tôi lại được rảnh rang, tiếp tục nói chuyện cùng các bạn, chúng ta luận xét lại cuộc đời của con người, mỗi

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI Tập I Tröôûng Laõo THÍCH THOÂNG LAÏC Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI TẬP I NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO PL: 2557 - DL: 2013 3 ÑAÏO ÑÖÙC LAØM NGÖÔØI - TAÄP 1 4 Tröôûng Laõo THÍCH

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A 05-03 -2017 CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B 03-12-2017 Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời chúa: Mc 13, 33-37 33 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng

Chi tiết hơn

Niệm Phật Tông Yếu

Niệm Phật Tông Yếu Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng danh hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng xưng danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn-cơ để tu những pháp môn

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu Thời sự NVQGHN Chủ đề: Chính trị & Tôn giáo Tác giả: Bằng Phong Đặng Văn Âu ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ THƯ NGỎ KÍNH GỬI ANH CHỊ EM ĐỒNG ĐẠO Thành phố Westminster, Quận Cam. California, Hoa Kỳ. Ngày 24 tháng

Chi tiết hơn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích trong bài «Kinh Hạnh Phúc» mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chi tiết hơn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY U D AI. PH THAN U (N OC MAT ME. HIÈN) T AI BAN Y eu C`au Pho Bien Rong. Rãi In Lai. Theo An Ban 2011 U D anh may lại: H `ong Lan Tr`ınh bày: H `ong Lan & Tan Hung X ep chũ: H&L TypeSetter D ong tạp: H&L

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Bài làm Làng quê chìm trong ko

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn   Chuyể SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 26-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 2 Chương 6 Hoàng Tử Xuất Hiện Dừng tay!!! Một giọng nói lạnh lẽo vang lên. Tất cả mọi người đưa mắt về phía phát ra tiếng nói, tất nhiên là trừ Thiên Nhi, cô từ từ hạ tay xuống, lại có ai muốn phá

Chi tiết hơn

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp Các Chúa Nhật Năm B Và Lễ Trọng - Lưu hành nội bộ - Tập Viện (Kỷ Niệm Lớp Khấn Năm 2012) Đề Tài Suy Niệm CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG LẠY CHÚA, XIN NGỰ ĐẾN (Mc 13, 33 37) Khi tạo

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ NAM TÔNG VÀ PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ BẮC TÔNG Hôm nay tôi giảng buổi cuối năm với đề tài Pháp tu căn bản của hệ Nam tông và pháp tu căn bản của hệ Bắc tông. Qua đó, đối chiếu cho quí

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn