Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn"

Bản ghi

1 Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn Thánh lễ cuối tuần GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ Kingspoint Rd.- Houston, TX GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh Old Foltin Rd.- Houston, TX GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP. Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX ext. 135 CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP 3617 Milam St. - Houston, TX CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas Phone: SUY NIỆM LỜI CHÚA Chúa Nhật XX Thường niên, Năm C, Ngày Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 12, Một đạo sĩ Ấn Độ hỏi các đệ tử: "Này các con, các con có biết khi nào đêm tàn và ngày xuất hiện không?". Các môn đệ thi nhau trả lời. Có người hỏi: "Thưa Thày, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện là khi mà nhìn một đoàn vật từ xa người ta có thể phân biệt được con nào là con bò, con nào là con trâu không?". Thày lắc đầu: "Không phải". Một đệ tử khác lại hỏi: "Thưa Thày, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui, là khi từ xa nhìn vào vườn cây người ta có thể phân biệt cây nào là cây xoài, cây nào là cây mít không?". Thày vẫn lắc đầu. Không đệ tử nào trả lời được câu hỏi. Lúc đó, đạo sĩ mới từ từ nói: "Đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui là khi nhìn vào mặt nhau, người ta nhận ra nhau là anh em". Thật kỳ lạ. Chúng ta đã biết nhiều loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ánh sáng đèn điện, đèn pin, ánh sáng đèn dầu, đèn cầy. Cả những ánh sáng tinh vi như tia hồng ngoại, tia X. Tất cả chỉ soi sáng cho thấy sự vật như nó là. Không có ánh sáng nào soi vào mặt một người xa lạ có thể biến người đó thành anh em mình cả. Thứ ánh sáng ấy ở đâu? Mẹ Têrêxa có thể trả lời câu hỏi này. Một hôm, Mẹ ghé thăm một người đàn ông tội nghiệp. Ông sống trong một túp lều tồi tàn, lụp xụp. Bên trong lều là cả một bãi rác mênh mông. Mùng mền, chăn chiếu, quần áo hỗn độn, rách nát và hôi hám. Nhà cửa, đồ đạc phủ một lớp bụi dầy. Thế mà ông lão tự giam mình trong đống rác ấy. Ông ghét bỏ mọi người nên không lui tới với ai. Ông sống cô độc. Mẹ Têrêxa và các chị vào chào ông. Ông làm thinh không đáp. Thấy căn lều hỗn độn, bụi bặm, các chị xin phép ông dọn dẹp, ông không trả lời. Mặc kệ! Các chị cứ bắt tay vào dọn dẹp, xếp đặt, lau chùi. Thấy trong góc lều có một cây đèn, mẹ Têrêxa lấy ra lau chùi. Chùi sạch lớp bụi, mẹ kêu lên: "Ồ, cây đèn đẹp quá!". Ông lão bỗng lên tiếng: "Đó là cây đèn tôi tặng vợ tôi nhân dịp đám cưới". Ông không thắp đèn lên sao?". Không, từ khi vợ tôi qua đời, tôi không bao giờ thắp đèn". Thế ông có muốn chúng tôi tới thăm ông mỗi ngày và thắp đèn cho ông không?". Thấy các nữ tu tử tế, ông đồng ý. Từ đó, mỗi chiều các chị đều ghé thăm, truyện trò và thắp đèn cho ông. Dần dà, ông trở nên vui vẻ yêu đời. Ông nói chuyện cởi mở với các nữ tu. Ông đi lại thăm viếng hàng xóm. Mọi người đến với ông. Căn lều hiu quạnh trở lại ấm áp. Trước kia, căn lều tăm tối không phải vì ông không thắp đèn, nhưng vì ngọn lửa trong trái tim ông lịm tắt. Nay căn lều sáng lên niềm vui không phải vì ánh sáng ngọn đèn dầu, nhưng vì ánh sáng trong trái tim ông bừng lên. Trước kia ông thù oán, xa lánh mọi người vì ánh lửa trong trái tim tàn lụi. Nay nhờ các nữ tu nhen nhúm, ngọn lửa trong trái tim ông bừng lên và ông cảm thấy tha thiết yêu mến mọi người và mọi người cũng tha thiết yêu mến ông. Thứ ánh sáng kỳ diệu ấy phát xuất từ trái tim. Ánh sáng ấy ta thấy thấp thoáng khắp các trang sách Tin Mừng. Khi người xứ Samaria nhân hậu cúi xuống băng bó vết thương cho người bị nạn, ánh sáng bừng lên. Hai người xa lạ nhìn vào mặt nhau và nhận ra nhau là anh em. Chúa Giêsu mang ánh sáng này xuống trần gian. Và Người ước mong cho ngọn lửa yêu thương cháy bừng lên soi sáng cho thế giới: "Thày đã đến ném lửa vào trái đất, và Thày những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!". Lời ước mong thật tha thiết nhưng BTDL tr. 1

2 CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu 8150 Park Place Houston, TX CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Giuse Trần Văn Nhật Ashford Point Dr. Houston, TX CỘNG ĐOÀN FATIMA CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP Gulf Bank-Houston, TX Giáo xứ Mỹ có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton 6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX TB: 7:00 pm St. Francis de Sales 8200 Roos Rd. Houston, TX LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành Ông Nguyễn Văn Xuân LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ) ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức) TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng ext PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả West Rd. Houston, TX Website Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật nth@nguoitinhuu.org có pha lẫn ngậm ngùi. Phải chi lửa ấy đã bùng lên có nghĩa là lửa ấy chưa bùng lên cao, chưa lan ra xa. Thật vậy, nhìn vào tình hình thế giới, chiến tranh không lúc nào ngơi. Thế kỷ 20 đã biết đến hai cuộc thế chiến với biết bao thiệt hại về người về của và nhất là về tình đoàn kết. Trong thập niên 80, chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông-Tây chấm dứt, người ta tưởng rằng giấc mơ hoà bình thế là đã thành sự thật. Nhưng không, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Rwanda, Kosovo, ở Trung Đông... ánh sáng vẫn chưa soi tới những vùng chiến tranh. Bóng tối hận thù vẫn còn vây phủ. Những người anh em vẫn còn chém giết nhau. Nhìn vào bản thân mình, ta thấy trong ta cũng còn nhiều vùng mà ánh sáng Tin Mừng chưa soi dọi tới. Trong lòng ta vẫn còn những ngõ ngách chứa đầy bóng tối ghen ghét, hận thù. Nên ta nhìn ra chung quanh mà ít gặp được anh em mình. Lời Chúa hôm nay tha thiết kêu gọi ta. Hãy khơi cho ngọn lửa yêu thương bừng sáng lên. Hãy đẩy lùi bóng tối chiến tranh, chia rẽ, hận thù. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận và ban phát yêu thương, xóa đi những nhỏ nhen, ích kỷ. Để mọi người nhìn nhau là anh em thực sự. Bấy giờ đêm mới tàn và ngày mới bắt đầu. Bóng tối nhường chỗ cho ánh sáng, ánh sáng rực rỡ phát xuất từ những trái tim chan hòa yêu thương. Lạy Chúa, xin hãy nhóm lên trong trái tim con ngọn lửa yêu thương của Chúa. Amen. KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG: 1) Bạn đang sống trong ánh sáng hay bóng tối? 2) Bạn có muốn góp phần đem ánh sáng của Chúa đi gieo rắc khắp nơi không? 3) Bạn bắt đầu chiếu sáng bằng cách nào? +ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt Tại một khu phố cổ Ấn Độ, trên đường cũng như trong nhà thường không có đèn. Giữa những khu phố như thế, thỉnh thoảng người ta thấy mọc lên một ngôi đền Ấn Giáo. Dĩ nhiên, trong những ngôi đền như thế, ánh sáng cũng không được đốt lên thường xuyên. Từ trên nóc đền thờ cũng như dọc theo bốn bức tường, họ treo những chiếc lồng đèn. Khoảng trống trong những chiếc lồng đèn ấy vừa vặn để cho vào một chiếc đèn dầu. Bình thường ngôi đền thờ vắng lạnh vì tăm tối. Nhưng cứ mỗi sáng sớm, khi các tín hữu dùng đèn dầu soi đường để đi qua các khu phố đến đền thờ cầu nguyện, họ cũng mang chính những ngọn đèn ấy và đặt vào trong những chiếc lồng đèn trong nhà thờ. Thành ra, khi mỗi tín hữu đặt ngọn đèn của mình vào trong các lồng đèn, thì ngôi đền thờ bỗng sáng rực lên một cách lạ kỳ. ***** "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên". Đó là tâm nguyện của Chúa Giêsu và cũng là trách nhiệm của mỗi người tín hữu chúng ta: Thế giới này là một ngôi đền thờ rộng lớn mà mỗi tín hữu phải đặt vào đó ngọn lửa tình yêu, để thế giới này bừng sáng lên tình anh em một nhà. Ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã ném vào thế giới này, chính là ngọn lửa tình yêu vẫn bừng cháy trong trái tim Người; là ngọn lửa Phục Sinh đã bừng lên trong tâm hồn người tín hữu giữa đêm tăm tối, cũng là ngọn lửa Thánh Thần đã bừng sáng trí khôn các Tông Đồ ngày lễ Ngũ Tuần. Nếu con người cần cơm bánh để sống còn, thì họ cũng cần tình thương để tồn tại. Nếu con người cần áo quần để che thân, thì họ cũng cần tình thương để sưởi ấm. Nếu lòng hai môn đệ Emmau đã bừng cháy lên khi nghe Lời Chúa, thì nhân loại sao chẳng rực sáng lên khi nghe lời yêu thương của Người? Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc Ô. Nguyễn Văn Mẫu mauvnguyen@yahoo.com Ô. Nguyễn Đức Chính chinhandhuong@gmail.com Ô. Nguyễn Văn Thắng thangnguyen031464@gmail.com Ch. Hiền Lê dunglacad@gmail.com Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua xin gửi điện thư yêu cầu về: mauvnguyen@yahoo.com hay BTDL_Gal_Houston-subscribe@yahoogroups.com Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật BTDL tr. 2 Phụ Trách AC. Trần Tú - Mai Dung Traneight1117@sbcglobal.net AC. Nguyễn Lập - Huệ lap.nguyen@yahoo.com A. Đỗ Minh Tân tanm1000@gmail.com AC. Nguyễn Lương - Anna Phương lnguyen999@yahoo.com

3 Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ Đại Chủng Viện St. Mary MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR ext. 107 ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP ỦY BAN CÔNG LÝ HÒA BÌNH - LIÊN TÔN Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP DÒNG CHÚA CỨU THẾ 3417 W. Little York Road Houston, TX DÒNG NỮ ĐA MINH 5250 Gasmer Drive Houston, Texas TU XÁ THÁNH ĐA MINH Old Foltin Road Houston, TX DÒNG NỮ LA SAN Cypress N. Houston Cypress, TX DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St. Houston, TX DÒNG CHÚA THÁNH THẦN 4410 Yoakum Blvd. Houston, TX TU HỘI TẬN HIẾN Kermier Road Waller, TX TU HỘI GIA ĐÌNH MẸ MARIA THĂM VIẾNG Quinn Ridge Way Houston, TX Lời yêu thương đã được viết lên trên cây Thập Giá, trong cuộc khổ nạn đau thương, đó chính là Phép Rửa mà Chúa Giêsu phải chịu, để ném lửa yêu thương vào trần gian. Như Thiên Chúa Giavê đã hiện ra với Môsê nơi bụi gai cháy sáng và kêu gọi ông đi chu toàn sứ mạng, nay Người cũng sai chúng ta đi loan báo sứ điệp yêu thương cho trần thế. Như Chúa Giêsu đã đẩy lui bóng tối tử thần bằng ánh sáng Phục Sinh và sai các môn đệ đi loan báo Tin Vui, nay Người cũng mời gọi chúng ta hãy xua tan bóng tối của bất công, hận thù, nghèo đói với ánh sáng của tình thương cứu độ. Như Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ dưới hình lưỡi lửa để biến họ thành chứng nhân Nước Trời, nay Người cũng muốn chúng ta mang ngọn lửa tình yêu, thanh luyện và sưởi ấm các tâm hồn. Mahatma Gandhi, vị thánh của Ấn Độ đã nhận định rất sâu sắc về ngọn lửa tình yêu này như sau: "Một vật cứng rắn đến đâu, cũng sẽ tan chảy trong lửa tình yêu. Nếu vật ấy không tan chảy, chính vì ngọn lửa không đủ mạnh". Lạy Chúa, xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa từ trái tim yêu thương của Chúa, để chúng con soi sáng những ai còn ngồi trong tăm tối, sưởi ấm những kẻ đang lạnh lùng, thanh luyện những cõi lòng chai đá, để khắp nơi trên trái đất này tràn đầy ánh lửa tình yêu Chúa. Amen. Thiên Phúc (Trích dẫn từ 'Như Thầy Đã Yêu') Sau một tháng nghỉ ngơi, hôm 07/08/2019 ĐTC Phanxicô bắt đầu lại loạt bài giáo lý dành cho các tín hữu và du khác hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô VI. Bài giáo lý của ĐTC dựa theo sách Công Vụ Tông Đồ chương 3 từ câu 3 đến câu 6; tường thuật việc Thánh Phêrô nhân danh Chúa Kitô chữa lành cho một người bị què. ĐTC nhấn mạnh: Bàn tay của chúng ta giúp người khác đứng dậy là Bàn tay của Chúa Giêsu Rao giảng Tin Mừng cần hành động cụ thể. Trong Công Vụ Tông Đồ, việc rao giảng Tin Mừng không chỉ dựa vào lời nói, mà còn dựa trên những hành động cụ thể. Những hành động này làm chứng cho sự thật về những gì các ông loan báo. Các "điềm thiêng dấu lạ" (Cv 2, 43) xảy đến nhờ việc làm của các Tông Đồ. Chính những điềm thiêng dấu lạ này xác nhận lời của các ông và cho thấy các ông hành động nhân danh Chúa Kitô. Điều đó cũng diễn ra khi các Tông Đồ xin Chúa hành động, Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng (Mc 16, 20). Hôm nay, chúng ta ở trong bối cảnh việc chữa lành đầu tiên của Sách Công Vụ Tông Đồ, đó là một phép lạ. Việc chữa lành này có một mục đích truyền giáo rõ ràng, nhằm khơi dậy đức tin. Thánh Phêrô và Gioan lên Đền thờ cầu nguyện. Đền thờ là trung tâm kinh nghiệm đức tin của Israel, nơi mà các Kitô hữu đầu tiên luôn gắn bó. Thánh Luca cho biết lúc đó là giờ thứ chín, tức là ba giờ chiều, giờ con vật sát tế được hiến dâng, dấu chỉ sự hiệp thông của toàn dân với Thiên Chúa; và cũng là giờ Đức Kitô chết để hiến dâng thân mình làm lễ tế, BTDL tr. 3 chỉ một lần là đủ (Dt 9: 12; ). Các Tông Đồ tạo mối tương giao. Và tại cửa Đền thờ gọi là Cửa Đẹp các Tông Đồ thấy một người ăn xin, bị què từ khi lọt lòng mẹ. Luật Môisê (Lv 21, 18) ngăn không cho những người bị khuyết tật thể chất, những người bị xem là hậu quả của tội lỗi tiến dâng các lễ hỏa tế lên Đức Chúa. Chúng ta nhớ trong Tin Mừng thuật lại một người mù từ khi sinh, dân chúng hỏi Chúa Giêsu: "Người mù từ khi lọt lòng mẹ vì tội lỗi của nó hay tội lỗi của cha mẹ?". Theo não trạng đó, đằng sau một tội lỗi luôn có một dị tật. Và hậu quả tiếp theo: Người què không được vào Đền thờ. Người què đại diện cho nhiều người bị xã hội loại trừ đang ở đó để xin bố thí. Anh không thể bước vào Đền thờ, nhưng ở tại cửa Đền thờ. Và khi Phêrô và Gioan đến một điều bất ngờ xảy ra: Vừa thấy ông Phêrô và ông Gioan sắp vào Đền thờ, anh liền xin bố thí, hai Tông Đồ ngược lại nhìn thẳng vào anh, mời anh nhìn họ theo một cách khác, để nhận một món quà khác. Người què nhìn hai ông và Phêrô nói: Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi! (Cv 3, 6). Các Tông Đồ đã thiết lập một mối tương giao, bởi vì đây là cách mà Thiên Chúa yêu thích thể hiện chính mình. Trong tương quan luôn có đối thoại, luôn truyền cảm hứng từ trái tim: đó là mối tương giao của Thiên Chúa với chúng ta; qua một cuộc gặp gỡ thực sự giữa những con người với nhau chỉ có thể xảy ra trong tình yêu. Tiền không được quan trọng hơn Bí Tích. Đền thờ ngoài việc là trung tâm tôn giáo, còn là nơi trao đổi kinh tế và tài chính.

4 Chính vì điều này các ngôn sứ và Chúa Giêsu đã khiển trách và nổi nóng khi Đền thờ bị sử dụng sai mục đích (Lc 19, 45-46). Rất nhiều lần tôi nghĩ về điều này, khi tôi thấy một số giáo xứ nghĩ rằng tiền quan trọng hơn các Bí Tích! Xin vui lòng! Giáo Hội nghèo: chúng ta hãy cầu xin Chúa điều đó. Giáo hội không biên giới. Người ăn xin gặp các Tông Đồ không nhận được tiền mà có được Danh của Đấng cứu con người: Chúa Giêsu Kitô Nazaret. Phêrô cầu khẩn danh Chúa Giêsu, ra lệnh cho người bại liệt đứng lên, trong tư thế của người đang sống. Phêrô chạm vào người bệnh, nghĩa là nắm chặt lấy tay anh, kéo anh trỗi dậy. Đây là cử chỉ mà theo Thánh Gioan Kim Khẩu là Một hình ảnh của sự Phục Sinh. Và ở đây xuất hiện hình ảnh của Giáo Hội, nhìn thấy những người gặp khó khăn, không nhắm mắt, biết nhìn vào nhân loại để tạo những mối tương giao ý nghĩa, những cây cầu tình bạn và liên đới thay vì rào cản. Xuất hiện khuôn mặt của "một Giáo Hội không biên giới, cảm thấy mình là mẹ của tất cả (Evangelii gaudium, 210). Biết nắm tay và nâng đỡ, không lên án. Chúa Giêsu luôn luôn mở rộng đôi tay, luôn tìm kiếm nâng đỡ để mọi người được chữa lành, được hạnh phúc, được gặp Chúa. Đây là "nghệ thuật đồng hành" có đặc điểm là sự tế nhị đối với "vùng đất thánh thiêng của người khác". Tạo nên con đường của "nhịp điệu gần gũi lành mạnh, với sự tôn trọng và đầy lòng trắc ẩn, tự do và khuyến khích họ trưởng thành Ở đời, thấy người ta hay ta thán với nhau xã hội bất công, con người bất công Bản thân tôi, cảm thấy không ai bất công bằng chính mình. Vì sao? Thật đơn giản. Con người khi sinh ra trong trần gian này, dưới con mắt đức tin thì con người có 2 phần: xác và hồn. Điều này không cần nói nhiều thì ai ai cũng biết cả. Nhìn vào cuộc đời, con người luôn bị cuốn hút bởi: CƠM ÁO GẠO TIỀN! Tất cả những thứ ấy chi phối đời sống của con người để rồi ai ai cũng phải nỗ lực để tìm cho thật nhiều tiền để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình. Điều này hoàn toàn đúng chứ không sai. Thế nhưng, bất chợt, có khi nào đó trong cuộc đời, ta nhìn lại đời ta và ta giật mình qua lời nhắc nhớ của Thầy Chí Thánh Giêsu: Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải trong đời sống Kitô hữu". Và đây là những gì hai thánh Tông Đồ làm cho người què: các ông nhìn anh ta và nói "hãy nhìn chúng tôi", kéo anh đứng dậy và chữa lành anh. Đó là những gì Chúa Giêsu làm với tất cả chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ đến điều này khi chúng ta đang ở trong thời khắc đen tối, tội lỗi, buồn bã. Có Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Hãy nhìn ta: Ta ở đây!" Chúng ta hãy để Chúa nắm lấy tay và nâng chúng ta lên. Không quá tin tưởng vào phương tiện vật chất. Thánh Phêrô và Gioan dạy chúng ta đừng quá tin vào các phương tiện, mặc dù chúng cũng hữu ích, nhưng hãy phó thác vào sự giàu có thực sự đó là mối tương giao với Đấng Phục Sinh. Như Thánh Phaolô nói: «nghèo, nhưng có khả năng làm giàu cho nhiều người; như những người không có gì và thay vào đó sở hữu mọi thứ (2Cr 6, 10). Tin Mừng, biểu lộ sức mạnh của danh Chúa Giêsu là tất cả cho chúng ta. Ngài sẽ thực hiện những điều kỳ diệu. Chúng ta hãy tự hỏi: Mỗi người chúng ta sở hữu cái gì? Của cải của chúng ta là gì, kho báu của chúng ta là gì? Chúng ta có thể làm giàu cho người khác điều gì? Chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha cho chúng ta ơn nhớ lại những hồng ân mà chúng ta đã nhận lãnh để nhờ đó chúng ta có thể làm chứng qua việc ca ngợi và lòng biết ơn. Chúng ta đừng quên: bàn tay của chúng ta luôn rộng mở để giúp người khác đứng lên; đó là bàn tay của Chúa Giêsu. Ngọc Yến - Vatican vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu. Lời nhắc nhở này xem ra là xác đáng và hữu ích cho cuộc đời mỗi người và nhất là trong thời đại hôm nay. Con người, dường như ai ai cũng cuống cuồng trong một thế giới lao động để tìm của nuôi thân. Nhưng, bi đát ở chỗ ngày hôm nay không ai chết vì đói mà chết vì no và chết vì trong người có quá nhiều hóa chất. Trên bàn ăn của con người ngày hôm nay, nhìn tới nhìn lui chỉ hóa chất và hóa chất. Con người bất công với chính mình. Vì sao? Thân xác con người thì hữu hạn mà linh hồn là vô cùng. Xác con người sẽ chấm hết sau cái chết nhưng linh hồn vẫn còn và linh hồn đó đi về đâu mới là chuyện quan trọng. Chính Thánh Inhaxio cũng đã hơn một lần nhắc nhớ con người: Được lời BTDL tr. 4 lãi cả và thế gian, mất linh hồn nào được ích gì? Hãy tin vào Thiên Chúa Lời Chúa mời gọi chúng ta hết sức thực tế. Niềm tin vào Thiên Chúa đó, chúng ta diễn tả như thế nào? Câu trả lời cũng tự mỗi người chúng ta trả lời với Chúa mà thôi. Mới hôm qua, có một người nhắn tin cho con như thế này: Con nghe Tin Mừng Lời Chúa và bài giảng của Cha ấy, con cảm thấy con sống đúng là quá "Thực dụng" cầu lợi nhiều hơn là cho đi. Thú thật cùng Cha gia đình chúng con còn khô khan về việc Thờ Phượng Kính Mến Chúa Lắm. Xin Cha cầu nguyện cho gia đình chúng con. Con cảm ơn Cha nhiều, kính chúc Cha thật nhiều sức khỏe và ơn Thánh Chúa đầy tràn trên Cha. Con có chia sẻ với vài người tâm tình này và những người này đều giật mình rằng chính bản thân họ cũng khô khan về việc thờ phượng kính mến Chúa lắm! Có nghĩa rằng, người ta đến với Chúa cũng thực dụng như những người Do Thái ngày xưa nghĩa là đi tìm mối lợi cho được ăn bánh no nê thôi chứ không tin Chúa. Thật vậy, con người, trong thân phận làm người rất dễ bị rơi vào tình cảnh thực dụng của một chia sẻ rất thực này. Thực dụng với Chúa và với nhau nữa. Nghĩa là họ đến với nhau tất cả cũng chỉ vì thực dụng chứ không hề biết sẻ chia. Và rồi, nhìn lại cuộc đời, cứ nhìn thật, nhìn thẳng và nói với nhau đừng giấu diếm rằng mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi năm ta dành thời gian chăm chút cho phần hồn chúng ta được bao nhiêu? Có người bỏ hàng giờ vào shopping và đi lựa hết đồ này đến đồ khác và đi mua mang về nhà. Điều oái ăm là ở nhà, trong cái tủ quần áo của mình, có những món chưa mặc 1 lần hay chỉ mặc 1, 2 lần sau khi mua về để đó. Tối nay về nhà, ta cứ thử lục lại trong tủ đồ của ta, ta sẽ thấy có quá nhiều món dư thừa mà ta không hề đụng đến và cứ để trong xó tủ cho vui. Nhưng, tâm lý lúc nào cũng thấy thiếu và đi mua. Đọc tiếp trang 9

5 Vì sao giới trẻ Công Giáo ngày nay lơ là với đời sống Đức tin? Vừa qua, trên trang web có bài viết nhan đề Người trẻ còn thiết tha với tôn giáo?, qua đó tác giả đã đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình sống đạo của các bạn trẻ Công Giáo. Theo tác giả bài viết này, ta có thể chia ra làm hai thành phần: Thành phần thứ nhất: là những bạn tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt đối với đời sống tôn giáo, lý do vì cuộc sống vất vả, đầu tắt mặt tối, không còn thời gian và hơi sức dành cho đời sống đức tin nữa. Có chăng mỗi tuần cố gắng đi lễ Chủ Nhật, mỗi năm xưng tội một lần, theo luật buộc. Thế thôi! Trong khi, đời sống xã hội có muôn vàn hấp hẫn khiến họ khó có thể từ chối nhập cuộc, chẳng hạn ăn uống tiệc tùng, du lịch, đi phượt, bạn bè, đam mê mạng xã hội vv. Những thứ này chắc chắn sẽ hấp dẫn họ hơn là Thánh Kinh hay các sinh hoạt đoàn thể Công Giáo Thành phần thứ hai: theo tác giả bài viết, là những bạn trẻ Công Giáo vẫn trung thành với đời sống đức tin chân chính. Họ vẫn còn trung thành đến với Thiên Chúa nơi thánh lễ, các Bí Tích. Họ cũng phấn khởi tham gia hội đoàn, nhóm trẻ sinh viên Công Giáo vv. Trong những vui buồn của cuộc sống, họ vẫn biết chạy đến với Thiên Chúa như chỗ dựa tinh thần. Với họ, tôn giáo luôn là mối bận tâm để giúp họ cân bằng cuộc sống. Hơn nữa, họ giúp nhau đến với Thiên Chúa và cùng nhau vượt qua những khó khăn. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng số người trẻ này quả là quá ít ỏi so với dân số Việt Nam. Và chiếm số đông vẫn là thành phần thứ nhất. [1] Bên cạnh đó, khi bàn về đức tin của giới trẻ trong đời sống hôm nay, tác giả Lô-ren-sô Vũ Văn Trình MF, cũng đã phác họa khá chi tiết và cụ thể về thực trạng sống đức tin của giới trẻ hiện tại. Bài viết có đoạn sau: Hiện nay vẫn còn một số bạn trẻ làm cho chúng ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho thế hệ tương lai Các nhà lãnh đạo tôn giáo rất lo ngại trước vấn đề đạo đức của giới trẻ bị sa sút! Tại một số xứ đạo, các bạn trẻ đi lễ đang giảm dần một cách trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng. Đi vì bổn phận, hoặc vì gượng ép. Họ đến nhà thờ là do cha mẹ thúc giục, không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Và vẫn còn những điều đáng buồn khác, nhiều bạn trẻ ngày nay sống đức tin rất hời hợt. Có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đang học lớp giáo lý hôn nhân, tôi thật ngỡ ngàng về một số đông không biết gì về giáo lý căn bản, ngay cả những kinh đọc hằng ngày họ cũng không thuộc. Họ mang danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu. Một bạn trẻ nói: Những việc như đi nhà thờ, đọc kinh và cầu nguyện chỉ là do thói quen, cũng như do áp lực của những người thân. Như vậy, hơn bao giờ hết, ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, số lượng người trẻ đi học giáo lý ngày càng ít đi. Và người ta không còn thấy bóng dáng bạn trẻ đi tham dự Thánh Lễ hằng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là xe ôm, hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho qua giờ lễ Một người mẹ chia sẻ: Mỗi lần tôi nhắc nhở đứa con trai đi tham dự Thánh Lễ, nó trả lời rằng: Thời đại này, đến nhà thờ làm gì hả mẹ? Chỉ cần mình tin có Chúa là đủ. Mẹ thử nghĩ xem, mấy đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giàu có đấy thôi. [2] Nhân đây, xin nhắc lại là, trong Thư Mục Vụ năm Đức Tin 2012, Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng lên tiếng nhấn mạnh như sau: Tại Việt Nam, phần đông các tín hữu vẫn trung thành dự lễ Chúa Nhật, kể cả ngày thường. Đa số các gia đình Công Giáo vẫn là cái nôi nuôi dưỡng và thông truyền đức tin cho con cái. Tuy nhiên, nơi một số người, việc giữ đạo chỉ theo tập tục và thói quen, chưa trở thành xác tín cá nhân và động lực cho những chọn lựa quan trọng trong đời sống. Nơi một số người khác, đời sống đức tin quá thiên về tình cảm, chỉ giới hạn vào một số thực hành nghi lễ và luân lý. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời đại đề cao lối sống vật chất và hưởng thụ, nhiều người trẻ Công Giáo ngày nay cảm thấy bị lung lạc trong đời sống đức tin, nhiều đôi vợ chồng trẻ không còn ý thức trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái (số 5). Quả vậy, thực trạng giới trẻ ngày BTDL tr. 5 nay lơ là với đời sống tôn giáo, lung lạc trong đời sống đức tin, không quan tâm tới việc sống đạo là điều quá rõ ràng. Và nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn thì thấy rằng thực trạng ấy đã xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính vẫn là sự khủng hoảng trầm trọng về niềm tin tôn giáo của giới trẻ trong thời hiện đại và sự thiếu sót quá lớn trong việc giáo dục đức tin cho giới trẻ. * TỪ THỰC TRẠNG THỬ TÌM RA NGUYÊN NHÂN. Chúng ta có thể tạm thời liệt kê ra đây một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giới trẻ Công Giáo lơ là đời sống đức tin, như sau: - Có thực mới vực được đạo! Khi nói đến vấn đề sống đạo, thực hành đức tin, nhiều bạn trẻ phản ứng ngay, Có thực mới vực được đạo!. Điều đó có nghĩa là đời sống vật chất, vấn đề cơm-áo-gạo-tiền đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Kitô hữu trẻ. Từ sáng sớm đến tối mịt, từ ngày này qua ngày kia, từ tháng này qua tháng nọ, người ta đầu tắt mặt tối lao vào việc kiếm việc, kiếm tiền, củng cố sự nghiệp. Điều đó không có gì đáng trách nhưng sẽ là một mối nguy cơ lớn nếu tiền bạc, vật chất ảnh hưởng xấu tới đời sống tâm linh, tôn giáo. Thực vậy, Do ảnh hưởng của thời đại đề cao lối sống vật chất và hưởng thụ, nhiều người trẻ Công Giáo ngày nay cảm thấy bị lung lạc trong đời sống đức tin, nhiều đôi vợ chồng trẻ không còn ý thức trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái. [3] Tuy nhiên, bạn trẻ chúng ta sẽ phải đối mặt với hai trường hợp: khi vấn đề thực là cấp bách thì có thể chúng ta lấy lý do cơm áo gạo tiền để biện minh cho việc chọn lựa cái gì là ưu tiên, là khẩn thiết. Lúc đó chúng ta quên đạo hay xếp đạo vào hàng thứ yếu. Nhưng đến khi chúng ta đã cơm no, áo ấm, thì liệu cái thực có vực được cái đạo không, hay là chúng ta liều đánh mất đạo để bảo đảm cái thực, để sống theo hấp lực của vật chất, tiền bạc. Có tiền mua tiên cũng được hay Đồng tiền liền khúc ruột Người ta nhận thấy, chính trong cuộc sống dư thừa, giầu có, sung túc mà các bạn trẻ lại dễ dàng xa Chúa, đánh mất gốc đạo của mình và rời bỏ đức tin. Về vấn đề này, một tác giả đã đưa ra nhận định sau: Về phương diện vật chất dường như họ không thiếu sự gì, nhưng cái thực nó cũng chẳng vực được cái đạo, đáng buồn hơn nữa là nó còn làm mất luôn cái đạo. Càng những ông to bà lớn, càng những cậu ấm cô chiêu thì

6 càng suy thoái đạo đức, tung tiền qua cửa sổ vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng, nhất dạ đế vương. Con nhà nghèo, không có thực lấy tiền đâu ra mua thuốc lắc, uống rượu ngoại, chích xì ke? Họ chẳng biết bám víu cậy nhờ vào ai trên thế gian này, cho nên chỉ còn biết ngửa mặt lên phó thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Chính những con người khốn khó cơ cực đó lại vực lên được cái đạo thì sao? Nhìn sang những nước văn minh tiên tiến giầu có ở Âu Châu, ở Hoa Kỳ, có biết bao nhà thờ phải đóng cửa, phải bán đi vì không có ai đến tham dự Thánh Lễ nữa. Có nhiều nhà dòng, chủng viện phải chuyển đổi mục đích sử dụng vì không còn người đi tu nữa. Cái thực nó có vực được cái đạo nơi những quốc gia giầu có này không? Vì thế muốn đặt vấn đề có thực mới vực được đạo cho đúng đắn, chúng ta phải cậy nhờ vào Kinh Thánh. Lời Chúa như thế này: Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần, ai làm tôi Đức Kitô như vậy thì được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận. Qua miệng ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa nói: Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng, để chúng không lìa bỏ Ta (Gr 32, 39). Chúa không nói: Ta sẽ cho chúng ăn no để chúng không bỏ Ta. [4] - Thiên Chúa đã chết!? Triết gia vô thần (Friedrich Nietzsche * ) đã khẳng định Thiên Chúa đã chết! (Dieu est mort). Có thể nhiều Kitô hữu chúng ta, nhất là các bạn trẻ, đang sống mà như không có Thiên Chúa. Chúng ta đã khai tử Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống chúng ta, mặc dù trên danh nghĩa chúng ta là kẻ có đạo! Nhiều Kitô hữu, nhất là giới trẻ, chỉ quan tâm giữ đạo một cách hình thức, theo thói quen và theo nếp cũ, họ nghĩ rằng làm một vài việc theo luật buộc là đủ, là yên tâm mình có đạo. ĐHY Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận đã nhắc nhở rằng, đừng coi trọng côngviệc-của-chúa ngang bằng Chúa được. Chúng ta tích cực hành đạo mà điều cốt lõi trong lệnh truyền của Chúa là Mến Chúa - Yêu Người thì ta bỏ sót, không quan tâm. Thực vậy, Giữ đạo đơn giản là giữ đúng những gì mà Giáo Hội yêu cầu: Đi lễ mỗi ngày Chúa nhật, xưng tội rước lễ một năm ít là một lần Vậy mà vẫn có một số người, đặc biệt là giới trẻ họ vẫn không giữ được đạo của mình. Có người vì tiến thân trong công việc hoặc địa vị xã hội đã không dám xưng mình là người theo đạo Thiên Chúa trong tờ sơ yếu lí lịch khi đi học, xin việc làm hoặc vào Đoàn, vào Đảng. Có người không dám bày biện bàn thờ trong nhà khi ở trong khu phố có nhiều Đảng viên. Trong nhà hàng, quan sát những khách ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối có mấy người theo đạo dám làm dấu thánh giá trước bữa ăn? Có một số người lại mặc cảm, không dám xưng mình theo đạo trong các cuộc gặp gỡ bạn bè. Hoặc rất ít gia đình tổ chức đọc kinh gia đình mỗi ngày, hoặc đọc kinh trước bữa ăn, mặc dầu chỉ là một kinh lạy cha. [5] Xét thực tế trên, phải chăng chúng ta đã quên mất Thiên Chúa rồi chăng? Và chúng ta có khác gì người vô thần không? - Mục tử và con chiên: cung không đủ cầu! Có một thực tế mà ngày nay ai cũng có thể nhận ra, đó là Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Hay nói theo kiểu kinh tế, thì cung không đủ cầu, nghĩa là số lượng mục tử quá ít, không đáp ứng nhu cầu chăm sóc con chiên quá đông Khi mục tử không còn đủ sức lực, thời gian, tâm trí để phục vụ con chiên nữa thì một số chiên sẽ bơ vơ lạc lõng, một số chiên sẽ tan đàn, mạnh ai nấy sống, đường ai nấy đi. Liên quan đến vấn đề này, một tác giả đã viết như sau: Nếu xét theo qui luật cung cầu thì trong Giáo Hội Việt Nam hiện nay, người linh mục không cần giáo dân mà giáo dân cần linh mục; nghĩa là cung không đủ cầu. Chính điều đó làm cho người linh mục càng ngày càng ít quan tâm đến việc lên đường đi tìm con chiên lạc, ít nỗ lực xoay sở để loan báo Tin Mừng, nhưng thường thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người giáo dân một cách bất đắc dĩ, hoặc đạo đức hơn thì cũng dừng lại ở mức độ một người mục tử liêm chính, chu toàn trách nhiệm đòi hỏi của một người công chức. Những tính cách như thế khác xa mẫu mực của người mục tử mang ngọn lửa của sứ vụ trong tim. Tình hình mất quân bình theo luật cung cầu như thế làm cho người linh mục cũng như những sinh hoạt trong giáo xứ rất dễ tiến theo kiểu ban phát, theo cơ chế xin cho như chúng ta thấy trong xã hội thời kinh tế bao cấp trước đây. [6] Khi chiên phải sống xa mục tử và mục tử không còn mang mùi chiên nữa thì vấn đề giữ đạo, sống đạo đối với tín hữu chỉ còn là chuyện hình thức có cũng được, mà không có cũng chẳng sao! * TỪ NGUYÊN NHÂN NGHĨ TỚI MỘT VÀI GIẢI PHÁP. Trước tình trạng giới trẻ ngày nay thờ ơ, lạnh nhạt đối với đời sống đức tin, các vị chức trách trong Hội Thánh BTDL tr. 6 đều cảnh báo và đặc biệt quan tâm tìm những giải pháp thích hợp nhằm giúp các Kitô hữu nói chung, các bạn trẻ nói riêng thoát khỏi tình trạng sống đạo hình thức, sống xa đời sống và sinh hoạt của Dân Thiên Chúa, sống như không-có- Thiên-Chúa. Ở đây, xin mạn phép đề cập vắn tắt hai giải pháp cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ trong việc lấy lại và củng cố niềm tin vào tình thương của Thiên Chúa, vào đạo của Chúa Kitô, vào Tin Mừng cứu rỗi. - Giới trẻ ngày nay cần được hưởng nền giáo dục đức tin thích hợp. Thư Mục Vụ năm Đức Tin 2012 của HĐGMVN đã nêu rõ: Cách riêng, chúng tôi muốn ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ, và các bậc cha mẹ trong gia đình Công Giáo. Giáo dục đức tin là trách nhiệm gắn liền với thừa tác vụ linh mục đến nỗi các linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm mà các ngài đã nhận được từ nơi Chúa. Do đó, trong sự hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn giáo phận, anh em linh mục hãy dành thời giờ, năng lực và nhiệt tâm cho công việc hết sức quan trọng và cần thiết này, đặc biệt trong việc giảng Lời Chúa và dạy giáo lý cho thiếu nhi và giới trẻ. Anh em cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo đội ngũ giáo lý viên, những người trực tiếp cộng tác với chúng ta trong việc thông truyền đức tin cho thế hệ trẻ (số 9). Như vậy chúng ta thấy rằng, trách nhiệm chủ yếu trong việc giáo dục đức tin cho giới trẻ vẫn thuộc về các linh mục, đặc biệt là các linh mục trực tiếp phục vụ tại giáo xứ. Để chu toàn nhiệm vụ này, các ngài phải dành nhiều thời gian, công sức kể cả tài chánh để đầu tư vào công việc khẩn thiết và quan trọng này. Tuy nhiên, xét thực tế, ta thấy hiện nay, tại nhiều nơi đã và đang gặp phải nhiều khó khăn, phức tạp, chẳng hạn: - Tổ chức các lớp giáo lý cho thiếu nhi thì ở đâu cũng có, nhưng lớp giáo lý cho giới trẻ và cho giáo dân trưởng thành thì nhiều nơi chưa làm được vì còn gặp khó khăn về đội ngũ giảng viên, giáo lý viên, nhất là không có sự tham gia tích cực của học viên Rất nhiều thành phần, tuổi tác trong giáo dân hiện nay biết rất ít về giáo lý, về Thánh Kinh, về các vấn đề cần biết trong đời sống và sinh hoạt của Hội Thánh vv. Có thể nói phần đông họ mù tịt. Đó là một thực trạng đáng báo động! - Tại nhiều nơi, các linh mục không quan tâm đầu tư cho bài giảng đạt chất lượng cao, các ngài thích nói lòng vòng, không chủ đề, thiếu chủ điểm, sao cho hết giờ, mà không lưu ý đến việc Đọc tiếp trang 11

7 Tức giận Khi ta chưa thấu hiểu cơn giận, dù có điều khiển được nó thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi. Cơn giận từ đâu tới? Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa. Sự thật là càng trả đũa thì cơn giận càng lớn mạnh và khiến ta càng đuối sức. Vì khi giận năng lượng trong ta bị đốt sạch, cơ thể liên tục phóng thích ra các chất kích thích adrenaline và cortisol gây rối loạn chu trình sinh học của cơ thể, nhất là nhịp tim và hơi thở tăng dồn dập. Ta sẽ rơi vào tình trạng hôn mê tạm thời, nhìn mọi thứ đều sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát nổi mọi hành vi của mình. Nếu thế hệ trước, gần nhất là cha mẹ, có mang tính nóng giận thì ta khó thoát khỏi sự trao truyền từ nhiễm sắc thể (DNA). Ta còn chịu sự tưới tẩm từ cách nói năng và hành động hằng ngày của họ. Môi trường lớn lên và làm việc cũng đóng góp đáng kể cho tính cách nóng giận hình thành trong ta. Sự nuông chiều và nể trọng cũng rất dễ khiến ta có thói quen muốn gì được nấy hay muốn chứng tỏ quyền lực trước mọi người, vì thế chỉ cần có chút vấn đề không vừa ý là ta lập tức nổi giận ngay. Ngoài ra, ta còn bị ảnh hưởng sâu nặng bởi tâm thức xã hội, nên ta luôn cho rằng nổi giận là bản năng tự vệ của con người, nhờ nó mà người khác mới không dám uy hiếp mình. Ta còn xem đó cũng là cách giải tỏa cảm xúc để ta lấy lại sự cân bằng mỗi khi gặp điều phiền toái. Nhưng thực chất là ta đã thất bại. Ta chưa thuần phục được bản tính hơn thua cố hữu, không biết cách giãi bày sự không hài lòng một cách hiểu biết hơn và đang làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn. Chuyển hóa cơn giận. Sau mỗi cơn giận, ta thường cảm thấy hối tiếc và ray rứt vì những phản ứng dại dột và thấp kém của mình. Ta biết mỗi lần tức giận là mỗi lần ta đánh mất hình tượng đẹp và làm suy giảm niềm tin yêu trong mắt người khác, nên lòng cứ dặn lòng sẽ không để cho cơn giận thao túng mình thêm lần nào nữa. Thế nhưng khi gặp chuyện trái nghịch, nhất là tổn hại đến quyền lợi hay danh dự, là cơn giận cứ không hẹn mà đến. Ngay lúc ấy dù được người khác nhắc nhở ta cũng gạt ngang, lý trí cũng phải đứng lặng chào thua cảm xúc. Từ thất bại này đến thất bại khác, ta dần trở nên căm ghét cơn giận của mình. Rồi có khi ta quay sang trách giận cha mẹ trao chi cái tính làm khổ mình khổ người như thế. Thật ra, nếu hạt giống giận trong ta không được nuôi dưỡng thường xuyên thì nó không đủ sức làm cho ta khổ. Ta đã vô tình tạo ra nó từ những điều bất như ý nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày mà ta không hay biết như: kẹt xe, xếp hàng mua đồ, gọi điện người thân không nhấc máy, thức ăn không vừa miệng, người kia quên chào hỏi đến những phiền toái do chính mình gây ra như: mở nhầm chìa khóa, uống nước bị bỏng miệng, trượt chân ở cầu thang, tìm mãi không ra quyển sách, hồi tưởng về quá khứ đau buồn. Nếu ta không quan sát và hóa giải bớt những phản ứng chống đối một cách âm ỉ từ những việc như thế, thì cơn giận chắc chắn sẽ hình thành như một quy trình tự nhiên. Khi nguồn năng lượng giận gần như được mặc định trong tâm thức, chỉ cần một hành động không dễ thương hay một hoàn cảnh trái ý nho nhỏ cũng đủ khiến cho nó bị kích động. Nó sẽ nhanh chóng biến thành cơn giận dữ dội mà chính ta cũng rất bất ngờ. Khi phát hiện ra cơn giận đang nổi lên và sắp sửa bung ra thành lời nói hay hành động, ta hãy mau chóng tìm cách tách ly ra khỏi đối tượng vừa mới tác động vào cơn giận của mình. Lý tưởng nhất là ngồi trong căn phòng yên tĩnh, hay dạo bước trên con đường râm mát. Trong trường hợp không thể tách khỏi hoàn cảnh thì ta hãy ngồi yên đó, cố gắng đừng mở lời nói thêm một câu hay một từ nào, dù ta cho đó là lời giải thích thỏa đáng. Mọi hành vi xảy ra trong cảm xúc giận hờn đều sẽ khiến ta hối tiếc sau này. Ta hãy cố quên đối tượng kia đã làm hay đã nói điều gì với ta, mà chỉ đem hết tâm ý tập trung vào hơi thở để làm lắng dịu cơn bão cảm xúc. Nếu ta đã có sẵn kỹ năng theo dõi hơi thở để định tâm thì chỉ 15 phút sau là ta sẽ vượt khỏi. Cũng như khi căn nhà của ta bất ngờ bị cháy thì ta chỉ cần lo chữa cháy để cứu lấy những tài sản quý báu bên trong, chứ đừng vội vã truy cứu hay trừng phạt kẻ mà ta tình nghi đã đốt nhà. BTDL tr. 7 Chuyện đó hạ hồi phân giải. Hơi thở là điểm tựa rất an toàn mỗi khi ta bị những cơn bão cảm xúc tấn công mà ta không biết phải làm sao. Tuy nhiên, nếu cứ sử dụng mãi cách này thì ta sẽ không bao giờ hiểu rõ bản chất cơn giận của mình. Không hiểu rõ cơn giận thì muôn đời ta cũng không thể chuyển hóa được nó, sẽ mãi bị nó phiền nhiễu. Cho nên, sau khi luyện tập được thói quen nhìn lại bản thân mình mỗi khi nổi giận, thay vì tìm cách trả đũa, ta hãy dành nhiều thời gian để quan sát cơn giận của mình. Hãy chú tâm quan sát tiến trình từ khi cơn giận biểu hiện lên bề mặt ý thức, thôi thúc ra hành động, đến khi nó tan biến. Khi có kinh nghiệm, ta sẽ phát hiện ra cơn giận vốn không có thật. Nó chỉ là nguồn năng lượng được sinh ra từ vài sai sót trong sự vận hành của guồng máy tâm thức như: nhận thức sai lầm, trí tưởng tượng phóng đại, cảm xúc nhạy bén, các giác quan không được phòng hộ cẩn thận. Nên chỉ cần duy trì khả năng quan sát tiến trình ấy lâu bền, bằng thái độ không thành kiến, từ từ ta sẽ thấy rõ những gì đã tạo nên cơn giận và dễ dàng chuyển hóa nó. Tuy nhiên, lỗi thường mắc phải là ta mong muốn mình sẽ hết nóng giận ngay khi bắt đầu luyện tập. Một thói quen được hình thành trong thời gian quá dài thì không thể thay đổi trong một sớm một chiều được. Tiến trình quan sát cơn giận có thể đem tới cho ta những khó chịu bất ngờ trong giai đoạn đầu, nhưng dần dà ta sẽ quen và còn cảm thấy rất thú vị như đang xem một bộ phim hành động. Ta cứ ngồi đó quan sát cơn giận của mình như đang ngả người ra ghế xem phim vậy. Trong trường hợp bất hại đến kẻ khác, ta hãy để cơn giận của mình nổi lên một cách tự nhiên, nhưng khác với mọi lần là ta có quan sát. Lẽ dĩ nhiên, cơn giận vẫn cứ xảy ra theo tốc độ của riêng nó và ta không có ý đuổi theo để dập tắt. Ta chỉ quan sát để thấu hiểu cơ chế hoạt động của nó như thế nào thôi. Mỗi lần quan sát sẽ cho ta một cái thấy mới về bản chất vô thường của cơn giận. Nhận thức sai lầm trong ta từ đó sẽ rơi rụng. Ta cần kiên nhẫn luyện tập để điều chỉnh lại cơ chế hoạt động của tâm thức, chứ không phải muốn trấn áp hay điều khiển cơn giận. Khi ta chưa thấu hiểu cơn giận, dù có điều khiển được nó thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi. Có thương đừng giận. Ta cũng đừng vội thỏa mãn với kết quả thực tập ban đầu, dù ta không còn dễ giận như trước nữa. Thậm chí, ta có thể mỉm cười thật tươi để nghe lời quở trách của sếp hay hành động bất cẩn của một bạn đồng nghiệp. Hãy đợi đấy! Khi

8 về đến nhà, nếu bất ngờ ta bị người thương nghi ngờ hay phán xét một cách vô căn cớ, thì cơn giận năm xưa có thể sẽ quay về ngay lập tức. Thế nhưng, ta lại hay biện minh rằng có thương mới giận. Ta nghĩ đối với người dưng nước lã thì như thế nào ta cũng mặc kệ, ta chẳng cần quan tâm vì họ chẳng liên quan gì đến ta. Đằng này, một người sống với ta chừng ấy năm trời, lúc nào ta cũng tin yêu và sẵn sàng cho họ tất cả, mà họ lại đối xử với ta như thế thì đó là sự xúc phạm rất nặng nề. Nhưng sự thật là ta đang tức tối trước những đòn tấn công mà ta không hề có ý thức phòng thủ. Vì ta cho rằng khi ta đã hết lòng với ai thì người đó không được quyền làm cho ta tổn thương. Đòi hỏi một người đừng bao giờ có những lầm lỡ với ta, chỉ vì ta đã từng nâng đỡ hay hiến tặng cho họ quá nhiều thứ thì đúng là một ảo tưởng. Thử đổi lại vị trí ấy xem ta có làm như thế được không? Đời sống ngày càng nhiều áp lực, chỉ mỗi khó khăn kinh tế thôi cũng đủ khiến người ta mất hồn mất vía rồi, nên việc bỏ bê bản thân và hành động sai sót cũng rất đỗi thường tình. Nếu ta là người có hiểu biết và đang bình ổn thì hãy giúp họ tươi tỉnh lại, để họ nhận diện ra chính mình và sự mầu nhiệm của cuộc sống đang hiện hữu. Chứ lẽ nào ta lại muốn quẳng tiếp vào họ cơn thịnh nộ nảy lửa để thiêu đốt họ thêm? Trừ phi không tự chủ được mình, chứ ta đừng bao giờ cố gắng giả bộ nổi giận để mong bên kia thức tỉnh và hành động đúng đắn trở lại. Không ai thích đón nhận những cảm giác nặng nề và khó chịu cả. Dù biết mình có lỗi và không thể phản kháng ra mặt, nhưng họ sẽ rất mệt mỏi và bất mãn ta. Không cẩn thận thì cách đó có khi bị hiểu lầm là thái độ trừng phạt không thương tiếc, nên họ sẽ nuôi hận trong lòng và sẽ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Nên nhớ, phiền não vốn rất tinh tế. Nếu không có một kỹ năng quan sát thật tốt thì ta khó mà phát hiện hết sự vận hành của nó. Để rồi một ngày nào đó ta không thể ngờ cơn giận cuồng điên bỗng từ đâu tràn ra như thác lũ. Cũng do ta thường quá chủ quan tưởng mình không còn giận hờn nữa, hoặc nghĩ rằng mình chỉ giả bộ để ra uy, hay cố gắng trình diễn để lấy lòng kẻ khác, mà ta không thấy những đợt sóng tức giận đang ngấm ngầm bên trong. Mỗi ngày một chút, năng lượng giận hờn kết tinh thành một khối rất lớn mà người ta thường gọi đó là nội kết. Khối nội kết này gần như chi phối mọi hành vi của ta. Lúc nào nó cũng khiến ta cau có hay gây sự với đối tượng ấy, mặc dù họ chẳng làm gì ta cả. Hóa ra, ta đã không hiểu hết cái tâm cố chấp và chưa đủ độ lượng của mình, dù trong ý chí ta cho rằng những chuyện ấy không đáng chi cả. Thế mới biết, thấu hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm còn quan trọng hơn là dập tắt được ngay một cơn giận. Cho nên, khi nào ta vẫn còn quá quan trọng và luôn tìm cách nâng niu cái tôi của mình thì cơn giận sẽ vẫn còn. Trong khi đó, tình thương chính là khắc tinh của cơn giận. Cơn giận cũng vô thường Nắng bừng vỡ màn sương Mời lên tâm tỉnh thức Càng nhìn lại càng thương. Tác Giả: Minh Niệm Tiếp theo tr. 9: Vì sao giới trẻ Công... chuyển tải ý hướng Phụng Vụ, đến việc truyền dạy những điều liên quan tới đức tin, luân lý và Tin Mừng Kitô giáo. Vì phần lớn giáo dân chỉ tham dự Thánh lễ mỗi tuần một lần vào ngày Chúa Nhật, do đó, bài giảng của linh mục chủ tế có thể được coi là một nguồn nuôi dưỡng không thể thiếu được vì nhờ đó đem lại lợi ích thiêng liêng cho giáo dân. Vì khi đó linh mục chẳng những giảng mà còn dạy nữa. Dạy đức tin, dạy luân lý Kitô giáo, dạy Thánh Kinh, dạy Thần học vv. - Giới trẻ ngày nay cần sống trong môi trường có nhiều chứng nhân. ĐTC Phao-lô VI đã nói: Ngày nay, người ta tin vào những chứng nhân hơn là thầy dạy. Điều đó có nghĩa là trong lãnh vực sống và truyền bá đức tin, rất cần có các chứng nhân cụ thể, sống động, nhiệt tình. Các bạn trẻ sẽ chịu ảnh hưởng và thu hút bởi các gương sống đạo, từ môi trường gia đình, xóm đạo, cho tới xứ đạo, cộng đoàn Kitô hữu vv. - Gia đình Kitô được mệnh danh là Hội thánh tại gia, do đó các thành viên phải tích cực sống đạo và nêu gương sáng cho nhau. Thực vậy, Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bạn trẻ sống đức tin một cách sung mãn. Một gia đình mà trong đó cha mẹ và mọi người sống đạo đức, thánh thiện biết yêu thương lẫn nhau thì con cái sẽ noi gương cha mẹ. Hơn nữa, con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: Thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy dỗ cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành thánh và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự Thánh Lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể qua những chọn lựa yêu thương và hy sinh BTDL tr. 8 cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ thấm nhuần lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. [2] - Giáo xứ là cộng đoàn đức tin và đức ái, nên cũng là môi trường thích hợp để mọi thành viên làm gương sáng cho nhau về niềm tin và lòng yêu thương. Các bạn trẻ sẽ nhìn vào đời sống các mục tử và các tín hữu trưởng thành để học hỏi gương sống đức tin và thực hành đức ái. Hơn lúc nào hết, ngày nay các bạn trẻ rất quan tâm tới đạo-thựcchất hơn là đạo-hình-thức, do đó họ dễ nản lòng và thất vọng khi thấy trong cộng đoàn giáo xứ thiếu gương sáng sống đạo, thiếu chứng tá Tin Mừng và thiếu sự hợp nhất yêu thương./. Aug. Trần Cao Khải [1] Người trẻ còn thiết tha với tôn giáo?, Giuse Phạm Đình Ngọc SJ [2] Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF Bài Đức tin của giới trẻ trong đời sống hôm nay - Nguồn: giaophanvinhlong.net [3] Thư Mục vụ năm Đức Tin 2012, HĐGMVN [4] LM Giuse Trần Đình Long, SSS Bài Có thực mới vực được đạo - Nguồn: [5] Phê-rô Nguyễn Sơn Thạch Bài Theo đạo Giữ đạo Sống đạo Nguồn: tonggiaophansaigon.com [6] LM Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP - Bài Thời WTO, đe dọa hay cơ may của đời sống đức tin? Nguồn: Internet Đâu là tính nhạy cảm về luân lý và cảm giác sắc bén về luân lý của chúng ta? Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách phản ứng với những gì được công nhận là đúng. Kết quả là chúng ta phát triển mức nhạy cảm nào đó để quan ngại những gì được xác định là sai trái. Quy luật này liên quan điều đúng và điều sai, tôi luyện chúng ta về xu hướng luân lý và sự nhạy cảm tinh thần hoặc lương tâm. Khi chúng ta học hỏi và phát triển tới mức trưởng thành, chúng ta hệ thống hóa thói quen theo đuổi luân lý và bắt đầu tạo khuôn mẫu cho tính cách luân lý của chúng ta. Tính cách lý tưởng là điều được tôi luyện thành người nghiêm túc, thực sự cảm thấy bị phiền phức vì tội lỗi. Kitô hữu được dạy tránh mọi điều xấu xa (1 Tx 5: 22), người phát triển tính nhạy cảm luân lý cần có sẽ không chỉ dị ứng với điều cấm, mà còn thực sự ghê tởm điều xấu và trung thành với điều tốt: Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành (Rm 12: 9). Tôi e rằng rất nhiều Kitô hữu đang bị giảm mức nhạy cảm với tội lỗi. Khi

9 các Kitô hữu làm giảm mức nhạy cảm với tội lỗi thì họ càng có xu hướng làm ngơ nó. Ma quỷ đã dùng vài cách rất hiệu quả để loại bỏ lương tâm đúng đắn cần thiết cho một tính cách luân lý mạnh mẽ. Xin đưa ra ba vấn đề sau đây để chúng ta cân nhắc. 1. HÌNH ẢNH ĐỒI TRỤY: Cứ dần dần xem những hình ảnh đen, đọc loại văn lá cải, truy cập những trang mạng xấu, ma quỷ sẽ cướp mất những cảm xúc nghiêm túc khiến chúng ta xơ cứng sự nhạy cảm với điều tốt lành. Ngày nay, những biển quảng cáo hoặc video quảng cáo đầy những thứ gây xốn mắt chẳng liên quan gì đến sản phẩm quảng cáo, chỉ đánh vào sự tò mò của người ta. Có một câu truyện về một nhóm nghệ sĩ nữ than phiền về máy vi tính của họ bị tấn công, có các hình ảnh nghèo được lan truyền trên các trang mạng. Có ai thắc mắc về lý do họ dùng các hình ảnh lõa lồ như vậy? Các nội dung đó làm thoái hóa và hạ thấp con người tới độ sâu thẳm, làm cho người ta bị nhiễm cái xấu khủng khiếp, và trở nên thói quen tồi tệ. Đâu là tính nhạy cảm về luân lý và cảm giác sắc bén về luân lý của chúng ta? Cái xấu xâm nhập từ từ, nhưng nó làm xơ cứng chúng ta về trí tuệ, nhận thức, ý chí, tình cảm, thậm chí còn biến chúng ta thành nô lệ của cái xấu. Tội là tội, dù chúng ta có chọn nó hay không. Chúa Giêsu nói: Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục (Mt 5: 28-30). Thánh Phaolô phân tích: Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình (1 Cr 6: 18). Còn Thánh Giacôbê xác định: Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai. Nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt. Rồi một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi, thì sinh ra cái chết. Anh em đừng có lầm lẫn (Gc 1: 13-16). 2. NGÔN NGỮ TỤC TĨU: Ngày nay, việc tiếp xúc với ngôn ngữ tục tĩu làm cho chúng ta bớt nhạy cảm đến nỗi chúng ta không còn phản ứng. Một số người trẻ xem các phim có những kiểu nói thô lỗ rồi bị nhiễm và hóa quen quen tai và quen miệng. Đó là điều gây phiền toái. Nếu cứ tiếp tục làm ngơ, chúng ta sẽ hóa vô cảm. Nhân nhượng với cái xấu là một cách dần dần chấp nhận nó. Hơn nữa, công khai chấp nhận nó rồi sẽ sử dụng nó, và chúng ta sẽ khó thoát khỏi nó nghĩa là sập bẫy của ma quỷ. Thánh Giacôbê nói: Tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy. Thật thế, mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người. Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được (Gc 3: 2-10) 3. SỰ DỐI TRÁ: Sự dối trá trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay, tới mức được người ta chấp nhận ở một số lĩnh vực chính trị, thương mại, kinh tế, y tế, xã hội, thậm chí cả trong lĩnh vực giáo dục. Quảng cáo đủ kiểu gian dối, quảng cáo sản phẩm rất tốt mà thực chất rất tệ; nghề nghiệp thăng tiến cũng thường do gian dối; đồ giả tràn lan, ngay cả con người BTDL tr. 9 cũng giả. Kiểu nói dối ngày nay rất tinh vi, ngay cả Cuội cũng bị lừa mặc dù đã từng là vua lừa. Chúa Giêsu đã cảnh báo: Hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Mt 5: 37). Điều buồn nhất của chúng ta là cách chúng ta được dạy sống dối trá, tự xin lỗi mình, tự đề cao mình, tự thỏa mãn các đòi hỏi của mình để cảm thấy thoải mái. Ngay cả các vị lãnh đạo tôn giáo cũng giảm mức nhạy cảm về lòng yêu mến Thiên Chúa để tự quý chuộng mình và coi trọng mình. Có người nói rằng chúng ta tôn thờ Thiên Chúa không phải để làm vui lòng Ngài, mà để làm vui lòng chính mình, bởi vì Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phúc. Thật buồn khi chúng ta lừa dối mình như vậy! Có một cách dối trá tinh vi là xin lỗi chung. Viện cớ được coi là cách giải thích để che giấu sự thật. Nếu có lý do thì đó là lý do của sự viện cớ, tự biện hộ, nói thẳng ra thì đó chỉ là dối trá, điêu ngoa. Thánh Phaolô nói: Thay vì Thiên Chúa thật, họ đã theo những thần giả; họ đã tôn thờ những loài thọ tạo, thay vì chính Đấng Tạo Hoá (Rm 1: 25). Và thánh nhân khuyên: Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa, để được ơn thông hiểu (Cl 3: 9-10). Chân thật là thượng sách. Tốt nhất là chúng ta đừng để cho tính nhạy cảm của mình trở nên chai lì, xơ cứng. Ma quỷ luôn xảo quyệt, không bao giờ chịu để cho chúng ta yên. Hãy luôn cảnh giác và tỉnh thức để duy trì tính luân lý tốt lành, không bị xói mòn hoặc mất mát. DEE BOWMAN TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ SouthSideOnline.org) Tiếp theo tr. 4: Mất thời gian cho shopping thì thoải mái và chả bao giờ thấy đủ cả. Ngày nay, nhiều dịch vụ làm đẹp, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghe đâu có nhiều cái dịch vụ là đi tập thể dục, đi đến phòng gym để làm đẹp, làm tốt cho sức khỏe. Nói thì có thể là đụng chạm, xin các bà các cô tha thứ cho. Mỗi khi đi làm tóc mất mấy tiếng thì các bà các cô là người hiểu hơn ai hết. Phim một bộ dài bao nhiêu thì người xem trả lời. Một chầu nhậu mất bao nhiêu thời gian thì người nhậu mới biết. Hẳn nhiên, làm đẹp, nhậu, xem phim tự nó không phải là xấu vì là nhu cầu của con người hết sức bình thường. Thế nhưng, bất thường ở chỗ là ta bỏ

10 thời gian quá nhiều để chăm chút cho nó, còn phần hồn của ta, ta bỏ cho nó coi như là chết đói. Cứ thực lòng thực tâm, một ngày, ta cho linh hồn ta ăn được bao nhiêu thời gian hay ta chỉ bỏ đói phần hồn của ta? Đến Nhà Thờ, cha nào giảng dài một tí là ai oán. Không thích cha đó thì không đi lễ... và hóa ra là người ta theo đạo cha chứ không phải theo đạo Chúa. Mùa này là mùa mà nhiều giáo phận thuyên chuyển. Cứ không thuyên chuyển thì thôi mà cứ thuyên chuyển là có chuyện. Cha ở xứ nào đó chừng 5 năm là đổi, đó là chuyện hiển nhiên và bình thường. Thế nhưng khi đổi là ai oán và có người bỏ không đi nhà thờ vì giám mục dám chuyển cha của họ. Hóa ra họ theo đạo cha chứ không theo đạo Chúa. Chả có cha nào giảng dở cả. Cha nào cũng phân tích, chia sẻ và mời gọi mọi người sống Lời Chúa thôi. Có điều anh bất công, anh chê cha này, anh khen cha kia. Thế nhưng chuyện quan trọng cần đó là anh có sống Lời Chúa hay không mà thôi. Nhà nước Trung Quốc đã ra lênh xóa bỏ các từ Thiên Chúa, Thánh Kinh, Đức Kitô khỏi các sách cho trẻ em tiểu học. Vào đầu năm nay khi in một cuốn sách cho trẻ em lớp năm tiểu học trong đó có 4 câu chuyện của các nhà văn ngoại quốc và các câu chuyện khác của các nhà văn cổ điển Trung Hoa, nhà in giáo dục đã loại bỏ ba từ nói trên khỏi các bản văn. Mục đích của các câu chuyện này là giúp trẻ em hiểu biết các nền văn hóa khác, nhưng rất tiếc chúng đã bị lèo lái, muốn bóp nghẹt mọi tâm tình tôn giáo trong tâm hồn người dân. Trong câu chuyện Cô bé bán diêm của Hans Christian Andersen, khi bà cô bé đã qua đời hiện ra và nói với cô: Mỗi khi có một ánh sao rơi là có một linh hồn về bên Chúa, thì bản văn tiếng Hoa viết: Mỗi khi có một ánh sao rơi, thì có một người từ giã thế giới này. Cả chuyện Robinson Crusoe của Daniel Defoe cũng bị nhà nước vô thần kiểm duyệt. Sau khi bị đắm tàu, Robinson tìm thấy 3 cuốn Thánh Kinh. Bản văn tiếng Hoa viết: Crusoe đã tìm được vài cuốn sách từ con tàu bị vỡ. Trong câu chuyện Vanka của Anton Chekhov có kể lại một buổi cầu Không chăm chút phần linh hồn, không nuôi dưỡng phần hồn mà cứ mãi chạy theo thứ lương thực hay hư nát. Thử hỏi mỗi người, dù chăm chút cho sắc đẹp, dù giành nhiều thời gian để tập gym, dù ăn thật kỹ và thật bổ để lo cho thân xác nhưng thử hỏi cái mạng sống này giữ được bao lâu? Có người ăn uống cho thật kỹ nhưng rồi chết vẫn chết và không thoát khỏi cái chết. Mạnh giỏi chăng là được tám mươi thôi như Thánh Vịnh nhắc nhở. Chính vì thế, cũng cần chăm sóc cho cơ thể, cho sắc đẹp nhưng chuyện cần hơn là chăm chút cho phần hồn của chúng ta. Thế nhưng, ta cứ tự lòng nhủ lòng và tự lương tâm ta trả lời với Chúa là ta dành cho phần hồn của chúng ta được bao nhiêu hay ta cứ mãi lo thân xác mà không chăm chút phần hồn. Lời Chúa ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta nhìn lại bản thân của mỗi người. Có khi ta quá bất công với chính bản thân chúng ta mà chúng ta không biết. Hãy tội nghiệp cho bản thân chúng ta hơn là tội nghiệp cho con người và xã hội. Người Giồng Trôm Nhà nước Trung Quốc xóa bỏ các từ Thiên Chúa, Thánh Kinh và Chúa Kitô khỏi các sách cho trẻ em. nguyện trong nhà thờ, nhưng mọi tên Kitô đều bị xóa bỏ trong bản dịch tiếng Hoa. Việc kiểm duyệt và loại trừ các yếu tố tôn giáo cũng được triệt để thi hành trong sách vở của các lớp cao hơn. Trong các trường đại học, cũng có các giáo sư lên án các từ liên quan tới tôn giáo, và tịch thu các sách và tài liệu cổ điển. Trong số này có cuốn Quận công Montecristo của Alexandre Dumas, cuốn Phục sinh của Lev Tolstoj, cuốn Nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo v.v Tất cả mọi kiểm duyệt nói trên nhằm đáp lại lời của chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi từ năm 2015, theo đó mọi tôn giáo nếu muốn sống thì phải được Trung Quốc hóa. (Asia News ) Linh Tiến Khải (vaticannews ) BTDL tr. 10 Một ngày kia, Mark đang trên đường từ trường trở về nhà sau buổi học. Dọc đường cậu thấy một cậu bé cũng trạc tuổi như cậu đang đi phía trước làm rớt bọc đồ mang trên vai, trong đó rơi ra rất nhiều sách vở, còn có cả hai cái áo len, một đôi găng tay, một cây gậy chơi bóng chày và một máy thu băng. Mark giúp cậu ta nhặt các thứ vung vãi trên đường. Và do cả hai cùng đi về một hướng nên Mark mang giúp cậu ta một ít đồ đạc. Vừa đi vừa nói chuyện, Mark được biết cậu ta tên Bill, rất mê các trò chơi điện tử, đang gặp phải rất nhiều rắc rối (học dở tệ) với các môn học ở trường, và vừa chia tay với bạn gái. Theo con đường họ đến nhà Bill trước, Mark được cậu ta mời vào nhà uống nước và xem một số bộ phim truyền hình. Buổi trưa hôm đó trôi qua tương đối dễ chịu với những trận cười đùa nho nhỏ và những cuộc nói chuyện tâm tình. Sau đó Mark trở về nhà. Từ đó cả hai tiếp tục gặp nhau, thỉnh thoảng ở trường hoặc cùng đi ăn trưa,... Rồi cả hai cùng đậu tốt nghiệp cấp II, cùng vào một trường cấp III và vẫn giữ mối quan hệ bạn bè trong suốt thời gian nhiều năm sau đó. Khi những năm dài đằng đẵng ở trường trung học kết thúc, ba tuần lễ trước ngày tốt nghiệp, Bill bảo rằng cậu có chuyện cần nói với Mark. Bill nhắc lại cái ngày cách đây nhiều năm khi họ lần đầu tiên gặp nhau trên đường đi học về. "Có bao giờ cậu tự hỏi vì sao tớ mang vác quá nhiều thứ về nhà vào ngày hôm đó không?", Bill hỏi và rồi tự giải đáp: "Bữa đó tớ dọn dẹp sạch sẽ ngăn tủ cá nhân tại trường vì tớ không muốn để lại một đống hỗn độn cho người sử dụng sau tớ. Tớ đã đánh cắp một số thuốc ngủ của mẹ và hôm đó là lúc tớ đang trên đường về nhà để tự tử. Nhưng sau khi gặp cậu, nói chuyện cười đùa với cậu, tớ đã nhận ra rằng nếu tớ tự giết chết mình, tớ sẽ mất cơ hội vui đùa như đã có với cậu và có thể sẽ còn mất rất nhiều cơ hội sau đó nữa. Cậu thấy đấy Mark, khi cậu giúp tớ nhặt những đồ vật rơi vãi trên đường ngày hôm đó, cậu thật ra đã giúp tớ còn nhiều hơn thế nữa. Cậu đã cứu sống cuộc đời tớ". ST

11 Cầu xin Đức Mẹ chở che Cho con thoát khỏi ba thù bủa vây Cầu xin Đức Mẹ ra tay Cho con thoát khỏi những ngày tối tăm Giúp con vững chí, kiên tâm Bám vào Áo Mẹ bay lên thoát đời Con xin bám Áo Mẹ hoài Níu theo từng hạt Mân Côi hằng ngày Nỗi đời còn lắm đắng cay Lối đời theo Mẹ dạng Cây Thập Hình. Con xin bám Áo Mẹ luôn Nơi nào có Mẹ thì con an bình Dù con vết tội đầy mình Nhưng con tin Mẹ nhân lành chẳng chê TRẦM THIÊN THU BTDL tr. 11

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 201 Ngày 3 tháng 9 năm 1990 (Tôi đi gặp một linh mục. Ngài là một linh mục dòng, và tôi biết loại áo dòng của vị linh mục đó như thế nào. Khi cửa vừa mở và nhìn thấy ngài,

Chi tiết hơn

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 40-45 "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả Tin Mừng: Lc 1, 57-66. 80 "Nó sẽ gọi tên là Gioan". Tin Mừng Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 280 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Chúa ơi, Ngày 4 tháng 12 năm 1990 Chúa là Tất Cả, còn con là hư không. Chúa vô cùng Cao Cả, vậy những lời tán tụng của con thì đem lại được sự gì cho Chúa, vì Chúa là

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân,

Chi tiết hơn

mộng ngọc 2

mộng ngọc 2 PHẦN BA Bỗng dưng thật yên ắng, Lam Phương rúc vào cái vỏ của cô, cô đang học thi, thỉnh thoảng mới đi tìm Phú Quang hỏi anh những chỗ khó hiểu. Phú Quang vừa đỡ phiền phức vừa không bận tâm. Nhưng chiều

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C 1 9 2013 Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, 1.7-14) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả nước Tàu Trung ương ba cõi người mau rõ tường 4 Điển

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 424 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày tháng 6 năm 99 con ơi, hãy để Cha giảng giải cho con; Cha là Đấng đã ban cho con Ơn Hiểu Biết; con hãy cầu nguyện để Nước Cha dưới đất cũng nên như trên Trời; Ngày

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch  đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó PHẦN VII Nghi Xuân quẹo phải, rẽ trái rồi lại quẹo phải, cô đi vòng vo như thế đến mỏi nhừ cả chân. Nép vào một góc, cô nín thở. Cái đuôi theo sau cô không còn bám theo nữa. Cởi cái áo đen khoác ngoài

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 11 Chương 41 Liên Hệ Tô Niệm Đường xoay người, cúi thấp đầu: Em... Em không sao! Kỷ Lang còn muốn nói thêm nhưng đã đến Sở Sự Vụ, Đặng Phỉ xuống xe: Tôi tự về Cục cảnh sát, khi nào có báo cáo nghiệm

Chi tiết hơn

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Cho hay thiên địa chí công, Dữ lành báo ứng vô cùng

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích trong bài «Kinh Hạnh Phúc» mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 590 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 5-9 tháng 11 năm 1991 (Manchester nước Anh) (Ngay trước khi tới cuộc họp mặt tại Nhà Thờ Thánh Augustinô, ma quỷ đã tấn công tôi, cốt ý để phá cuộc họp mặt. Tôi cầu

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 75) */ Bài 2. TIẾNG GÕ CỦA ĐỊNH MỆNH I. Sau hơn ba mươi năm dập vùi sóng gió, nhìn lại đời mình như nhìn một bức tranh từng đã vẽ (chứ không còn là đang vẽ), mới thấy rõ ràng

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 12 Chương 53 Chăn Cuối cùng đêm nay Mục Nhạc đúng giờ đưa Diệp Dung trở về tuy rằng thời điểm đưa đến dưới ký túc xá vẫn lưu luyến không rời như cũ, nhưng đáy mắt lại phá lệ mang theo vài phần mỹ

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 478 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa (Ở Rhodos) Ngày 2 tháng 8 năm 1991 (Cho nhóm cầu nguyện người Hy Lạp) Giêsu, lạy Chúa con, chúc tụng Danh Chúa. Xin cho Thánh Danh Chúa được Vinh Hiển muôn muôn đời. Thánh

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 Hỡi đoàn chi CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C 7 8 2016 Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN 3 Xóm Bình Khang từ đó không còn biến động, mọi người không còn nghe tiếng cô Ba Phượng nửa đêm ngồi xoã tóc hát điệu Nam Ai hay xuống sáu câu vọng cổ nghe thật ai oán đau thương. Còn ở gánh hát Long

Chi tiết hơn

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 THỨ SÁU TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN (Mc 10, 1-12) "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ" Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

http:

http: www.talawas.org về trang chính tìm OK (dùng Unicode hoặc không dấu) tác giả: A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z Văn học Văn học Việt Nam Loạt bài: Hồ sơ Nhân văn-giai phẩm 1 2 3 4

Chi tiết hơn

Ban Tin Master Layout.pub

Ban Tin Master Layout.pub CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C Ngày 13 tháng 3 năm 2016 Số 46 GIÁO XỨ ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ CHRIST, THE INCARNATE WORD Tổng Giáo Phận Galveston-Houston 8503 South Kirkwood Road Houston, TX 77099 281.495.8133

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 4 Chương 16 Mất Tích Cục công án thành phố Bạch, Nguyễn Vi ngẩng đầu lên liếc nhìn đồng hồ được treo trên vách tường. Khi cô và Trương Ức An bước vào phòng họp, người cảnh sát tiếp bọn họ mang ra

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Kỳ Quan Ân Điển, Phần 3 Dr. David Platt 17/12/06 Xin kính chào quý vị. Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Cái Chết

Cái Chết Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác

Chi tiết hơn

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi Tin Mừng: Lc 6, 17. 20-26 "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có". Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộn Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân,

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

Sống Giữa Đời

Sống Giữa Đời Số 108 Ngày 04.12.2009 Sau khi Cánh Thiệp Tâm Tình tung lên mạng và Hướng về Đại Hội Dân Chúa post lên Web tường thuật về các bài thuyết trình của các bạn trẻ về những vấn đề nhức nhối và liên quan mật

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY,

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY, Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ 85051 pastor@cttdvnphx.org http://www.cttdvnphx.org CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY, NĂM C Ngày 24 tháng 3 năm 2019 CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG

Chi tiết hơn

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - THANG web Giáo Điểm Tin Mừng 1 *Mừng Bổn Mạng Giáo Điểm Tin Mừng Chúa Nhật II PS (28/4) Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót LÒNG THƯƠNG XÓT & LINH MỤC Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu giao ước, cam

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Công Chúa Hoa Hồng

Công Chúa Hoa Hồng Tác giả: Thể loại: Cổ Tích Website: Date: 18-October-2012 Đời xưa, một ông vua và một bà hoàng hậu có ba cô con gái. Họ yêu thương hai cô con gái lớn sinh đôi tên Cam Vàng và Hoe Đỏ. Hai cô này đẹp, tài

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 265 (Sứ điệp của Đức Mẹ.) Ngày 3 tháng 11 năm 1990 bình an cho các con, hỡi các con nhỏ bé; như người mẹ nuôi nấng và an ủi các con bé nhỏ của mình, Mẹ cũng nuôi nấng linh

Chi tiết hơn

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG & LỄ GIÁN

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG & LỄ GIÁN BẢN TIN MỤC VỤ 2412-48th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) 262-1078 Email: st.vsl@telus.net Cha xứ: Gioan B. Nguyễn Đức Vượng Phone: (403) 479-4638 Cha phó: Giuse Phạm Công

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 7 Chương 19 Xa Lạ Bắc Vũ không biết thời gian đã trôi qua bao lâu. Cô chỉ biết là ánh đèn trong phòng không ngừng lay động. Cả người cô đều đau đớn. Cô giống như người bị say sóng, đầu váng mắt hoa,

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại : Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Mục lục Table of Contents Lời nhà xuất bản Lời đầu sách 1. Dùng phương pháp kích động gián tiếp 2. Để đối phương

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

CHƯƠNG I

CHƯƠNG I CHƯƠNG V Minh Nhật bước vào nhà hành Thái Bình, chọn chiếc bàn ở gần cửa. Chàng chỉ gọi một ly coca rồi ngồi đợi Mai Giang theo cuộc hẹn đã được báo trước Mười lăm phút sau, Mai Giang đến. Nàng vẫn đẹp

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 455 Ngày 6 tháng 7 năm 1991 Chúa ơi, xin chữa cho con được lành. nếu con lắng nghe cẩn thận và không đem đến cho Cha những chống đối, những đối thủ, những nghi ngờ, nếu con

Chi tiết hơn

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào chợ Phú Nhuận, trên đoạn đầu đường Cách Mạng 1-11 gần cầu Công Lý nồng nặc mùi thành phố hoa

Chi tiết hơn

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em ở mà em đã có dịp quan sát kĩ. Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây.

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái đinh đóng vô đầu, vui ít buồn nhiều. Vui, là gặp được

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 1 Chương 1 Mèo thành tinh? Lần này Mục Nhạc về nước không hề nói trước với bất kỳ người nào sợ mẹ anh biết nên sáng sớm liền vội vàng thu dọn hành lý, thứ hai... cũng do mẹ anh cứ lải nhải nên có

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN TẢNG Núi Sọ chính là nguồn ơn phúc của muôn loài. Núi

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 385 Ngày 1 tháng 10 năm 1987 (Buổi sáng: Suốt cả buổi sáng tôi bận tiếp một người cố thuyết phục tôi mua mỹ phẩm. Thật là phí thì giờ cho những thứ không cần thiết. Nhưng

Chi tiết hơn

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY,

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ 85051 pastor@cttdvnphx.org http://www.cttdvnphx.org CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, NĂM C Ngày 31 tháng 3 năm 2019 CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 4 "X Chương 13 "Xem nè! Tối hôm qua tớ trăm cay nghìn đắng lắm đó!" Hồng Diệp mới bước vào phòng học, đã nghe thấy hai người bạn cùng lớp đang ngồi ở góc phòng xì xào bàn tán, hai má cô ửng hồng,

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 15 Chương 71 Xe Két một tiếng thắng gấp lại. Lam Nhi, em nói cái gì? Anh khó có thể tin nhìn cô, anh chưa từng nghĩ tới sẽ buông tha cô, mà chính cô cũng đã đồng ý với Đóa Nhi là người một nhà sẽ

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu Pháp sư Định Hoằng giảng Tập 10 1 SA DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU TẬP: 10 Nguyên bản: Ngẫu Ích Sa môn Trí Húc, y theo Luật Tạng biên tập. Người giảng: Pháp Sư Định Hoằng.

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Long Thơ Tịnh Độ

Long Thơ Tịnh Độ Long Thơ Tịnh Độ Dịch giả: HT Thích Hành Trụ --- o0o --- QUYỂN NHẤT CHỨC QUỐC HỌC TẤN SĨ ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU SOẠN LỜI ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU NÓI : Tôi xem khắp trong ba tạng kinh và các bộ ký; rút lấy ý chỉ

Chi tiết hơn

ban tin thang 7.cdr

ban tin thang 7.cdr HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ & THIẾU NHI Người trẻ & Người cao niên BẢN TIN ONLINE THÁNG 7/2019 Lời ngỏ Saigon ngày 30 tháng 06 năm 2019 Lm Gioan Lê Quang Việt 1 Trong số này Trang

Chi tiết hơn

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. Còn thì. Nhưng đôi khi Chú rể trẻ cố chống mí mắt trong

Chi tiết hơn

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Nguồn (Aug 27,2008) :   Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm Nguồn (Aug 27,2008) : http://phamtinanninh.com/?p=239 Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ) Phạm Tín An Ninh. Những

Chi tiết hơn

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc CHƯƠNG XIV Nhu Phong trở về nhà, lúc cha mẹ cô không ngờ đến vì chị Hương không hề hé môi gì với ông bà Công Đạt chuyện chị đến gặp Nhu Phong. Chị không dám nói cho ông bà chủ biết, chẳng qua chị sợ Nhu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Microsoft Word - 25-AI CA.docx 1 Thành Hoang Phế (Theo mẫu tự Hê-bơ-rơ) 1 Kìa thành phố một thời đông người nhộn nhịp, Nay thưa người đơn chiếc đìu hiu! Kìa nàng vốn đại đô các nước, Giờ trở thành góa phụ cô đơn! Kìa nàng vốn nữ hoàng

Chi tiết hơn

 Phần 3 Lam Huyên vui chân trên phố, trời chiều hôm nay trong xanh và phố phường dường như đông đúc hơn. Được một đoạn đường ngắn, Huyên nhận ra bên kia đường, Văn ngồi trên xe, môi thấp thoáng nụ cười.

Chi tiết hơn

No tile

No tile Phần 6 Cái va chạm làm cho Khả Tú bật ngửa, cô xoa xoa bàn tay trên trán: - Chết mất thôi! - Cô không sao chứ? Khả Tú ngẩng mặt, đôi môi cô chúm lại như chuẩn bị tung đòn: - Còn hỏi? Đụng người ta mạnh

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được 1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được nền bảo hộ trên toàn quốc. Tuy nhiên, triều đình Huế

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò - Bài làm 1 Tình yêu là vấn đề của muôn đời. Từ xa xưa đến mai sau, có lẽ nhịp đập

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10 Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng

Chi tiết hơn

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2 9 2012 Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh sư tụ họp quanh Ðức Giêsu. Họ là những người từ Giêrusalem

Chi tiết hơn

Kinh Từ Bi

Kinh Từ Bi Kinh Từ Bi Ni sư Ayya Khema Diệu Liên-LTL chuyển ngữ 1 Người hằng mong thanh tịnh: Nên thể hiện pháp lành, Có khả năng, chất phác, Hiền hòa, không kiêu mạn. Sống dễ dàng, tri túc, Thanh đạm không rộn ràng,

Chi tiết hơn