Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 17 (1) (2018) ẢNH HƢỞNG CỦA XỬ LÝ SIÊU ÂM ĐẾN KHẢ NĂNG TRÍCH LY HỢP CHẤT POLYPHENOL VÀ ANTHOCYANIN TỪ VỎ

Tài liệu tương tự
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) SO SÁNH HIỆU QUẢ TRÍCH LY CHẤT MÀU BETACYANIN TỪ VỎ QUẢ THANH LONG BẰNG VI SÓNG VÀ SIÊU ÂM

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Tóm tắt Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ mầm đậu xanh (Vigna radiata) STUDY ON BEVERAGE FROM GREEN BEAN (Vigna radiata) Trần Thị Dịu, Nguyễn Đức

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CÔNG NGHÊ SẢN XUÂ T RƯỢU TỪ HỘT MÍT ThS. Phan Vĩnh Hưng, Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm T

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

Microsoft Word - TT lu?n án TS. Huy?n.doc

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Microsoft Word - New Microsoft Office Word Document _2_

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) ỨNG DỤNG PECTIN TỪ NHA ĐAM ĐỂ BAO BỌC SUBMICRON CURCUMIN Nguyễn Cẩm Hƣờng *, Nguyễn Bích Ng

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) SO SÁNH HÀM LƢỢNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA RIÊNG CỦA POLYPHENOL TRÍCH LY TỪ 4 LOẠI HẠT TR

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THUỲ QUÝ TÚ NGHIÊN CỨU CỐ ĐỊNH VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM TRONG HẠT POLYTER VÀ ỨNG DỤNG TRÊ

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

dau Nanh

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tựa

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Microsoft Word - 1 Ho so dieu chinh_MFT_ (OGA)

VIỆN KHOA HỌC

OpenStax-CNX module: m Công nghệ chế biến nước mắm ThS. Phan Thị Thanh Quế This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creativ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ SỐ NÉN Ở ĐỘNG CƠ MỘT XYLANH KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CNG HÌNH THÀNH HỖN HỢP BÊN NGOÀI A STUDY ON THE EFFECT OF COMPRESSION R

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Dự thảo ngày 19/4/2018 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN A VÀO THỰC PHẨM National technical regulation on subst

CHƯƠNG 6

1003_QD-BYT_137651

Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thƣơng Mại Du Lịch Marketing ---o0o--- Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG EVENT Giảng viên hƣớng dẫn: Tiế

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TÓM TẮT B6-319 Lyù Thöôøng Kieät, Phöôøng 15, Quaän 11, HCMC Tel: Fax: Web: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Sản phẩm chăm sóc da rendez-vous chứa 100% thành phần tự nhiên, không chứa nước và cồn, thay vào đó là chiết xuất lá Nha Đam tươi và hỗn hợp tinh dầu

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người mắc bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) ( Tiểu đường còn được gọ

ĐẶT VẤN ĐỀ

OXFORD AGAR PHÁT HIỆN LISTERIA I. ỨNG DỤNG Oxford agar là môi trường chọn lọc được sử dụng để phân lập và định lượng Listeria monocytogenes từ sữa và

Microsoft Word - TCVN

EU301_VN

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 16 (1) (2018) TỐI ƢU HÓA QUÁ TRÌNH TRÍCH LY CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG POLYPHENOL TỪ VỎ LỤA HẠT ĐIỀU Mạc Xuân H

8 món ăn để sống mạnh khỏe

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Bảo tồn văn hóa

Microsoft Word

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Tựa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

1 ĐẶT VẤN ĐỀ UTBM khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, mô

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP

Chương 22: Động cơ nhiệt, entropy, và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học Một động cơ Stirling vào đầu thế kỷ XIX được miêu tả như trên hình 22.1

Tuân thủ: Số 28/2010/TT-BCT; Phụ lục 17 PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT Mã sản phẩm GHS (Hệ Thố ng Hợp Tác Toàn Cầu Về Phân Loại Và Ghi N

24 KẾT LUẬN - Đã tách chiết, phân lập, định danh và nuôi cấy tăng sinh thành công tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ, từ đó đưa ra một qui trình tóm

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

1

Microsoft Word - Tom tat LA. Nguyen Canh Binh.Dia.doc

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

Aucun titre de diapositive

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần :

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XI, NĂM 2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10 (HDC gồm 06 tra

CHƯƠNG 1

MP02_VN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau. 1

ISSN: Tröôøng Ñaïi hoïc Caàn Thô Journal of Science, Can Tho University Säú 28a (2013) Volume 28a (2013)

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) XÁC ĐỊNH SALBUTAMOL TRONG MẪU THỊT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC/MS) Trần

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

Hướng dẫn sử dụng Bếp Từ Bosch PID775N24E Bếp từ 3 bếp nhập khẩu Bosch PID775N24E có DirectControl với truy cập trực tiếp đến 17 cấp độ nấu ăn. 3 khu

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẾP TỪ BOSCH PID679F27E Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm bếp điện từ mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản phẩm sẽ

BÀI GIẢI

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 17 (1) (2018) 66-75 ẢNH HƢỞNG CỦA XỬ LÝ SIÊU ÂM ĐẾN KHẢ NĂNG TRÍCH LY HỢP CHẤT POLYPHENOL VÀ ANTHOCYANIN TỪ VỎ CHANH DÂY (Passiflora incarnate) Nguyễn Đình Dũng 1,2, Vũ Thị Hƣờng 1, Lê Trung Thiên 2*, Hoàng Quang Bình 2, Hồ Nam Chiến 2 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Trường Đại học Nông lâm TP.HCM *Email: le.trungthien@hcmuaf.edu.vn Ngày nhận bài: 26/10/2018; Ngày chấp nhận đăng: 05/12/2018 TÓM TẮT Vỏ chanh dây được tách từ quả chanh dây trong quá trình chế biến và là phụ phẩm của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến hiệu quả thu nhận hợp chất polyphenol và anthocyanin từ vỏ chanh dây tím. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly bao gồm: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/nước, thời gian siêu âm, mật độ năng lượng siêu âm và tỷ lệ nguyên liệu/hệ dung môi. Hàm lượng polyphenol được xác định bằng phương pháp so màu, hàm lượng anthocyanin được xác định bằng phương pháp ph vi sai. Kết quả cho thấy, dung môi trích ly ethanol, tỷ lệ ethanol/nước là 75/25 (v/v), thời gian siêu âm 10 phút, mật độ năng lượng siêu âm 1,5 (W/g), tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 (g/ml) cho hàm lượng polyphenol và anthocyanin đạt cao nhất lần lượt là 13,41 (mg GAE/g DW) và 3,59 (mg/g DW). Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin một cách có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình trích ly polyphenol và anthocyanin, nâng cao giá trị của quả chanh dây tím và giảm ô nhiễm môi trường do vỏ chanh dây tím gây ra. Từ khóa: Chanh dây, Passiflora incarnate, polyphenol, anthocyanin, siêu âm. 1. MỞ ĐẦU Chanh dây là một loại cây dễ trồng và được trồng ở nhiều nước khác nhau. Chanh dây chứa nhiều vitamin, acid amin, khoáng chất và có hương thơm rất đặc trưng nên được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, loại quả này chủ yếu được tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi, nước ép hoặc bột chanh dây và có tiềm năng xuất khẩu sang một số nước lân cận. Thành phần chủ yếu trong vỏ chanh dây là chất xơ không hòa tan và đặc biệt có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, có khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn như tannin và pholyphenol tổng [1]. Tuy nhiên, nguồn phụ phẩm này chưa được tận dụng trong công nghiệp thực phẩm mà mới chỉ được xử lý làm phân bón, thức ăn gia súc hoặc thải ra ngoài môi trường. Các hợp chất polyphenol và anthocyanin có nhiều trong thực vật và đóng vai trò hết sức quan trọng như tạo màu sắc đặc trưng, bảo vệ thực vật khỏi những tác nhân xâm hại của côn trùng, bảo vệ lục lạp khỏi tác động bất lợi của ánh sáng, sự oxy hóa và tác dụng của tia cực tím. Về y học, polyphenol và anthocyanin là một trong những hợp chất tự nhiên có nhiều tác dụng như chống oxy hóa mạnh, hoặc chống oxy hóa các sản phẩm thực phẩm, hạn chế sự 66

Ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến khả năng trích ly hợp chất polyphenol và anthocyanin... suy giảm sức đề kháng, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng, chống lão hóa và một số bệnh liên quan đến ung thư [2-4]. Quá trình trích ly các hợp chất kháng oxy hóa từ thực vật bằng phương pháp truyền thống thường tốn nhiều thời gian nhưng hiệu suất thu hồi không cao. Để nâng cao hiệu suất trích ly các hợp chất kháng oxy hóa, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp trích ly truyền thống có sóng siêu âm hỗ trợ. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội như thời gian trích ly ngắn, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường. Kỹ thuật siêu âm đã ứng dụng rộng rãi trên nhiều nguyên liệu để thu nhận polyphenol và anthocyanin như vỏ nho, quả việt quất, cải bắp đỏ [5-7]. Tuy nhiên, việc xử lý siêu âm trích polyphenol và anthocyanin từ vỏ chanh dây tím chưa được nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành khảo sát và đánh giá tác động của sóng siêu âm đến khả năng trích ly các hợp chất polyphenol và anthocyanin trong vỏ chanh dây tím. Nghiên cứu tập trung khảo sát các yếu tố công nghệ như: Loại dung môi, tỷ lệ dung môi/nước, thời gian siêu âm, mật độ năng lượng siêu âm. Từ đó, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các điều kiện tối ưu quá trình trích ly pholyphenol và anthocyanin có sự hỗ trợ của sóng siêu âm nhằm nâng cao giá trị của quả chanh dây tím và giảm ô nhiễm môi trường do vỏ chanh dây tím gây ra. 2.1. Nguyên vật liệu 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu chính: Vỏ chanh dây tím (Hình 1) được tách ra từ quả chanh dây tím (Passiflora incarnate) trồng tại Việt Nam, làm sạch, sấy khô đến độ ẩm 10%, nghiền, rây đạt kích thước từ 2 mm. Hình 1. Vỏ chanh dây tím Hóa chất: Ethanol, methanol, acetone, HCl, KCl, natri acetat, thuốc thử Folin-Ciocalteu 0,1N, Na 2 CO 3 7,5% (Xilong, Trung Quốc), acid gallic (Sigma), nước cất 2 lần. Thiết bị: Máy siêu âm UP100H (Hielscher, Đức), máy sấy đối lưu (Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh), máy hấp thu quang phổ V730 (Jasco, Nhật Bản), máy ly tâm Z206A (Hermale, Đức). Các dụng cụ: Bình tam giác, bình định mức, nhiệt kế, pipet 2.2. Quy trình trích ly Cân 1,5 g bột chanh dây khô (độ ẩm 10%) cho vào cốc thủy tinh 100 ml, bổ sung 30 ml dung môi, trích ly ở nhiệt độ thường. Các yếu tố khảo sát bao gồm: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/nước, thời gian siêu âm, mật độ năng lượng siêu âm, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 67

Nguyễn Đình Dũng, Vũ Thị Hường, Lê Trung Thiên, Hoàng Quang Bình, Hồ Nam Chiến thay đổi theo từng thí nghiệm. Sau khi trích, hỗn hợp sẽ được ly tâm với tốc độ 5000 vòng/phút trong thời gian 5 phút bằng thiết bị ly tâm. Sau đó, tiến hành lọc bằng giấy lọc để loại bỏ phần bã còn lẫn trong dịch chiết và xác định hàm lượng polyphenol và anthocyanin. 2.2. Bố trí thí nghiệm Trong nghiên cứu này, các yếu tố được khảo sát bằng phương pháp đơn yếu tố. Cụ thể, các yếu tố được lần lượt khảo sát độc lập. Khi một yếu tố được khảo sát thì các yếu tố còn lại sẽ được cố định ở một mức được lựa chọn. Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Chỉ tiêu đánh giá lượng polyphenol và anthocyanin có trong dịch trích. Các yếu tố được khảo sát là: - Khảo sát ảnh hưởng của dung môi: Loại dung môi (methanol/nước, ethanol/nước, acetone/nước (tỷ lệ 1:1) và nước) và tỷ lệ dung môi/nước (25/75, 50/50, 75/25, 100/0 (v/v)). Các thí nghiệm thực hiện tại nhiệt độ phòng, thời gian 60 phút và khuấy với tốc độ 60 vòng/phút. - Khảo sát ảnh hưởng của xử lý siêu âm: thời gian siêu âm (5-20 phút, bước nhảy 5 phút), mật độ năng lượng siêu âm (1-2,5 W/g, bước nhảy 0,5 W/g), tỷ lệ nguyên liệu/hệ dung môi (1:10; 1:15; 1:20; 1:25; 1:30 (g/ml)). Các thí nghiệm thực hiện tại nhiệt độ phòng. 2.3. Phƣơng pháp phân tích 2.3.1. Phương pháp phân tích hàm lượng polyphenol tổng số Hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết được xác định bằng phương pháp Folin- Cocialteu (Singleton và Rossi, 1965) [8], cụ thể như sau: Lấy 1 ml mẫu đã được pha loãng thêm vào 2,5 ml dung dịch Folin-Ciocalteu 0,1N, chờ 4 phút. Sau đó, thêm 2 ml dung dịch Na 2 CO 3 7,5%. Sau khi ủ ở nhiệt độ phòng (23-25 C) trong 120 phút, độ hấp thụ của hỗn hợp được đo bằng máy quang phổ V730 (Jasco, Nhật Bản) tại bước sóng 760 nm. Acid galic được sử dụng để xây dựng đường chuẩn và kết quả được biểu thị bằng mg acid galic tương đương lượng acid galic (GEA) trên 1 g chất khô (mg GEA/g DW). 2.3.2. Phương pháp xác định hàm lượng anthocyanin Hàm lượng anthocyanincủa dịch chiết được xác định bằng phương pháp ph vi sai [9]. - Tại ph 1, các anthocyanin tồn tại ở dạng oxonium hoặc flavylium có độ hấp thụ cực đại. - Tại ph 4,5 chúng ở dạng carbinol không màu. Đo độ hấp thụ cực đại của 2 mẫu ở ph 1 và ph 4,5 tại bước sóng của độ hấp thụ cực đại 515 nm, so với độ hấp thụ tại bước sóng 700 nm (độ đục của mẫu). Trong đó: Lượng anthocyanin theo % chất khô được tính bằng công thức ( ) ( ) A: độ hấp thụ của anthocyanin (đơn vị Abs) A = (A 520 (ph 1) A 700 (ph 1) ) (A 520 (ph 4,5) A 700 (ph 4,5) ) với: A 520 (ph 1; ph 4,5) : Độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 520 nm ở ph 1 và ph 4,5. A 700 (ph 1; ph 4,5) : Độ hấp thu cực đại tại bước sóng 700 nm ở ph 1 và ph 4,5. a: Hàm lượng anthocyanin (mg/l). 68

Ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến khả năng trích ly hợp chất polyphenol và anthocyanin... M: Khối lượng phân tử của anthocyanin, được biểu diễn qua cyanidin 3-glucoside (449,2 g/mol), ɛ: Hệ số hấp thụ phân tử (25.740 L. mol -1.cm -1 tại λ = 520 nm), l: Chiều dày cuvet (1 cm), V: Thể tích dịch chiết (L), k: Độ pha loãng (5, 10, 20, ), m: khối lượng mẫu phân tích (g), W: Độ ẩm của mẫu (%). 2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Tất cả các thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần để đảm bảo tiến hành phân tích Anova. Số liệu được phân tích Anova bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê chuyên dụng JMP 10.0. Kiểm định Student s được thực hiện để đánh giá mức độ khác biệt có ý nghĩa giữa các giá trị với mức ý nghĩa p < 0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của các loại dung môi đến lƣợng polyphenol và anthocyanin thu đƣợc Trong kỹ thuật trích ly rắn lỏng, việc lựa chọn dung môi phù hợp là rất quan trọng, có tính chất quyết định đến hiệu suất quá trình trích ly. Hiệu suất của quá trình trích ly phụ thuộc vào độ phân cực của dung môi và bản chất của hợp chất cần trích ly. Polyphenol và anthocyanin vốn có các gốc hydrocarbon kỵ nước, chỉ tan tốt trong các dung môi hữu cơ, tuy nhiên nó lại có các nhóm chức polyphenol phân cực tan tốt trong dung môi phân cực. Do đó, chiết polyphenol và anthocyanin phải dùng hệ dung môi gồm: dung môi hữu cơ và một chất phân cực (thường là nước). Ở khảo sát này, các dung môi gồm: methanol/nước; acetone/nước; ethanol/ nước (v/v) với tỷ lệ 50/50 và nước được lựa chọn để trích ly. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hệ dung môi đến lượng polyphenol và anthocyanin được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hệ dung môi đến hàm lượng polyphenol và anthocyanin Loại dung môi Lượng polyphenol (mggae/g DW) Lượng anthocyanin (mg/g DW) Methanol/nước (50/50) 17,23 a ± 0,035 2,38 b ± 0,067 Ethanol/nước (50/50) 17,25 a ± 0,028 2,59 a ± 0,062 Acetol/nước (50/50) 17,28 a ± 0,056 2,65 a ± 0,060 Nước 12,05 b ± 0,017 1,49 c ± 0,095 a,,b,c: thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Kết quả cho thấy, khi trích ly nguyên liệu trong cùng một điều kiện thời gian, nhiệt độ thì lượng polyphenol trích ly thu được khi sử dụng 3 hệ dung môi methanol/nước, ethanol/nước, acetol/nước cao hơn dung môi nước và khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong khoảng tin cậy 95%. Trong khi đó, lượng polyphenol thu được từ quá trình trích ly sử dụng dung môi nước là nhỏ nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng tin cậy 95%. 69

Polyphenol (mg GAE/g DW) Anthocyanin (mg/g DW) Nguyễn Đình Dũng, Vũ Thị Hường, Lê Trung Thiên, Hoàng Quang Bình, Hồ Nam Chiến Quá trình trích ly sử dụng dung môi là nước (có độ phân cực mạnh hơn ethanol, methanol và acetone), ngoài polyphenol được trích ly sẽ lôi cuốn thêm nhiều hợp chất đại phân tử khác như: polysaccharide, protein vào trong dịch chiết, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép kiểm định hàm lượng của polyphenol [10]. Ngoài ra, nhóm tác giả Lapornik et al. (2005) cũng cho rằng nguyên nhân dịch trích ly bằng nước không tạo ra được hiệu quả trích ly polyphenol như mong muốn vì trong dịch chiết còn có sự tham gia hoạt động của các enzyme polyphenol oxidase, làm giảm hàm lượng cũng như hoạt tính các hợp chất polyphenol, hoạt động của các enzyme này chỉ bị ức chế khi sử dụng các dung môi hữu cơ cho trích ly [11]. Như vậy, dung môi thích hợp để trích ly polyphenol trong trường hợp này là 3 loại dung môi ethanol, methanol và acetone. Tuy nhiên, khi so sánh về hàm lượng anthocyanin thu được của 4 loại dung môi ethanol, methanol, acetone và nước thì lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng tin cậy 95%. Trong đó, hàm lượng anthocyanin được trích ly từ dung môi acetone và ethanol cho kết quả cao và không khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng tin cậy 95%. Vì vậy, dung môi ethanol được lựa chọn để khảo sát quá trình trích ly tiếp theo do ethanol an toàn hơn acetone. 3.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ dung môi/nƣớc đến lƣợng polyphenol và anthocyanin thu đƣợc Trong quá trình trích ly, mức độ hòa tan của hợp chất cần trích ly phụ thuộc rất lớn vào nồng độ dung môi (tỷ lệ dung môi/nước). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ dung môi/nước thay đổi với tỷ lệ lần lượt là 25/75; 50/50; 100/0. Kết quả được thể hiện trong Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ ethanol/nước đến lượng polyphenol có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mức. Khi tỷ lệ ethanol/nước tăng từ 25/75 đến 50/50 thì lượng polyphenol thu được tăng từ 15,28 mg GAE/g DW đến 17,25 mg GAE/g DW. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng tỷ lệ ethanol/nước lên 75/25 và 100/0 thì lượng polyphenol thu được giảm dần và thấp nhất ở tỷ lệ 100/0 (3,84 mg GAE/g DW). Kết quả khảo sát này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Theo tác giả Rostango et al. (2004), khi thêm một lượng nước nhất định từ 30 40% vào dung môi sẽ cải thiện được hiệu quả trích ly polyphenol vì trong nguyên liệu thực vật có rất nhiều loại polyphenol, trong đó các hợp chất chứa nhiều nhóm hydroxyl và gốc đường trong phân tử sẽ rất ưa nước nên chúng tan tốt trong nước hơn là trong dung môi hữu cơ nguyên chất [12]. Nhưng nếu tăng hàm lượng nước quá mức (trên 60%) sẽ làm giảm hiệu quả trích ly vì một số hợp chất polyphenol phổ biến khác như isoflavone, flavanone và các flavone có số lượng methoxyl cao đều là những chất phân cực yếu, tan tốt trong các dung môi phân cực yếu [13]. 20,00 15,00 10,00 17,25 a 15,28 b 13,99 c 3,00 2,50 2,00 1,50 2,58 a 2,38 b 1,99 c 5,00 3,84 d 1,00 0,50 0,51 d 0,00 25/75 50/50 75/25 100/0 0,00 25/75 50/50 75/25 100/0 Tỷ lệ ethanol/nước (v/v) Tỷ lệ ethanol/nước (v/v) Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ ethanol/nước đến lượng polyphenol và anthocyanin có trong dịch trích Bên cạnh đó, tỷ lệ ethanol/nước cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng anthocyanin thu được, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa với p < 0,05. Khi tăng tỷ lệ 25/75 đến 75/25 thì lượng anthocyanin thu được tăng từ 1,98 lên 2,57 mg/g DW và hàm lượng anthocyanin giảm xuống 70

Polyphenol (mg GAE/g DW) Anthocyanin (mg/g DW) Ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến khả năng trích ly hợp chất polyphenol và anthocyanin... 0,58 mg/g DW ở tỷ lệ 100/0. Với mục tiêu là trích ly được nhiều anthocyanin nhất, tỷ lệ ethanol/nước (75/25) được lựa chọn để tiến hành khảo sát quá trình trích ly tiếp theo. 3.3. Ảnh hƣởng của thời gian siêu âm đến đến lƣợng polyphenol và anthocyanin thu đƣợc Thời gian siêu âm cũng đóng vai trò nhất định trong toàn bộ quá trình trích ly polyphenol và anthocyanin, nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly mà còn ảnh hưởng đến chi phí và đặc biệt là chất lượng của dịch chiết [14, 15]. Các mốc thời gian 5, 10, 15, 20 phút được lựa chọn để khảo sát. Các yếu tố cố định là tỷ lệ ethanol/nước là 75/25, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 1/20 (w/v), mật độ năng lượng siêu âm là 2,00 W/g. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm (phút) đến khả năng thu hồi lượng polyphenol và anthocyanin được thể hiện ở Hình 3. Kết quả phân tích phương sai (Anova) cho thấy có sự khác khau về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các nghiệm thức đối với hàm lượng polyphenol và anthocyanin thu hồi. Điều này chứng tỏ rằng sự thay đổi thời gian siêu âm có ảnh hưởng rõ đến quá trình phá vỡ tế bào thực vật để thu hồi polyphenol và anthocyanin. 17,00 16,00 15,00 14,00 13,00 12,00 16,32 a 15,51 b 15,22 c 13,07 d 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5 3,1 a 2,85 b 2,64 c 2,37 d 11,00 5 10 15 20 0 5 10 15 20 Thời gian siêu âm (phút) Thời gian siêu âm (phút) Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến lượng polyphenol và anthocyanin có trong dịch trích ly Thời gian siêu âm ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng polyphenol và anthocyanin thu được. Khi tăng thời gian siêu âm từ 5 phút lên 10 phút thì hàm lượng polyphenol tăng lên từ 13,07 mg GAE/g đến 16,30 mg GAE/g và hàm lượng anthocyanin tăng từ 2,64 mg/g đến 3,1 mg/g. Tuy nhiên, khi thời gian xử lý siêu âm tiếp tục được tăng lên lớn hơn 10 phút thì polyphenol và anthocyanin lại giảm xuống. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi tăng thời gian xử lý siêu âm lên thì lúc này thời gian để sóng siêu âm tác động đến thành tế bào càng nhiều và kết quả là số lượng thành tế bào bị phá hủy nhiều hơn. Do đó, hàm lượng polyphenol và anthocyanin tăng lên. Tuy nhiên, khi thời gian xử lý siêu âm được tăng lên lớn hơn 10 phút thì hàm lượng polyphenol và anthocyanin lại bị giảm xuống. Điều này chứng tỏ việc kéo dài thời gian xử lý siêu âm không chỉ góp phần làm tăng khả năng phá hủy thành tế bào thực vật mà sóng siêu âm còn có tác động đến cấu trúc polyphenol và anthocyanin của dịch chiết làm cho hàm lượng polyphenol và anthocyanin giảm xuống. Do đó, thời gian xử lý siêu âm là 10 phút được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 3.4. Ảnh hƣởng của mật độ năng lƣợng siêu âm đến lƣợng polyphenol và anthocyanin thu đƣợc Ở thí nghiệm này, khảo sát ảnh hưởng của mật độ năng lượng phát siêu âm với mật độ năng lượng khảo sát 1 W/g; 1,5 W/g; 2 W/g và 2,5 W/g. Tỷ lệ ethanol/nước là 75/25 (v/v), tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 (w/v), thời gian siêu âm là 10 phút. 71

Polyphenol (mg GAE/g DW) Anthocyanin (mg/g DW) Nguyễn Đình Dũng, Vũ Thị Hường, Lê Trung Thiên, Hoàng Quang Bình, Hồ Nam Chiến Ảnh hưởng của mật độ năng lượng siêu âm (W/g) đến quá trình trích ly polyphenol và anthocyanin được thể hiện ở Hình 4. Kết quả phân tích phương sai (Anova) cho thấy có sự khác khau về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các nghiệm thức đối với lượng polyphenol và anthocyanin thu hồi. Điều này chứng tỏ mật độ năng lượng siêu âm có ảnh hưởng rõ đến quá trình phá vỡ thành tế bào để thu hồi lượng polyphenol và anthocyanin. 17,00 16,00 15,00 14,00 13,00 12,00 12,30 d 13,29 c 16,27 a 15,68 b 11,00 1 1,5 2 2,5 Mật độ năng lượng siêu âm (W/g) 4,00 3,50 3,00 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00 3,59 a 3,05 b 2,78 c 2,59 d 1 1,5 2 2,5 Mật độ năng lượng siêu âm (W/g) Hình 4. Ảnh hưởng của mật độ năng lượng siêu âm (W/g) đến lượng polyphenol và anthocyanin có trong dịch trích Khi tăng mật độ năng lượng siêu âm từ 1 W/g lên 2 W/g thì hàm lượng polyphenol tăng từ 12,30 mg GAE/g DW đến 16,27 mg GAE/g DW và khi tăng mật độ năng lượng xử lý siêu âm lên 2,5 W/g thì lượng polyphenol thu được lại giảm xuống so với xử lý siêu âm ở mật độ năng lượng 2 W/g. Tuy nhiên, khi tăng mật độ năng lượng siêu âm từ 1 W/g lên 1,5 W/g thì lượng anthocyanin thu được tăng từ 2,78 mg/g DW đến 3,59 mg/g DW và khi tiếp tục tăng mật độ năng lượng xử lý siêu âm lên 2 W/g thì lượng anthocyanin thu được lại giảm xuống. Điều này chứng tỏ anthocyanin bị ảnh hưởng khi mật độ năng lượng lớn hơn 1,5 W/g. Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do tác dụng của sóng siêu âm, cấu trúc tế bào bị phá vỡ một phần giúp các hợp chất trong tế bào dễ dàng thoát ra ngoài, trong đó có polyphenol làm cho lượng polyphenol và anthocyanin trong tế bào thoát ra nhiều hơn [16]. Khi mật độ năng lượng xử lý siêu âm được tăng lên cao (> 2 W/g) thì năng lượng siêu âm cao có thể sinh ra gốc hydroxyl sẽ tác động đến polyphenol, làm giảm hàm lượng và hoạt tính kháng oxy hóa của chúng [17, 18]. Vì vậy, mật độ năng lượng siêu âm 1,5 W/g (45 W/30 g) được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 3.5. Ảnh hƣởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến lƣợng polyphenol và anthocyanin thu đƣợc Nhìn chung, tỷ lệ dung môi lớn có thể hòa tan, trích ly được các thành phần hiệu quả hơn, dẫn tới tăng cường sản lượng khai thác. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra sự lãng phí dung môi cũng như lãng phí các chi phí liên quan. Mặt khác, tỷ lệ dung môi nhỏ dẫn đến sản lượng khai thác thấp hơn. Do đó, sự lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là rất quan trọng. Trong nghiên cứu này, quá trình xử lý siêu âm với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) thay đổi từ 1/10 đến 1/30. Dung môi sử dụng ở đây là ethanol/nước (75/25), thời gian xử lý siêu âm được cố định là 10 phút và mật độ năng lượng cố định là 1,5 W/g. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến lượng polyphenol và anthocyanin được thể hiện ở Hình 5. 72

Polyphenol (mg GAE/g DW) Anthocyanin (mg/g DW) Ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến khả năng trích ly hợp chất polyphenol và anthocyanin... 14,00 13,50 13,00 12,50 12,00 11,50 11,00 12,19 d 13,41 b 13,10 c 13,74 a 13,40 b 1/10 1/15 1/20 1/25 1/30 Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) 4,00 3,50 3,00 2,50 2,00 1,50 1,00 0,50 0,00 3,59 b 3,13 b 2,85c 2,56 d 2,04 e 1/10 1/15 1/20 1/25 1/30 Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) Hình 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến lượng polyphenol và anthocyanin có trong dịch trích Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi trong dịch xử lý siêu âm đến lượng polyphenol thu được có sự khác biệt giữa các mức, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa giữa tỷ lệ 1/20 và 1/30. Lượng polyphenol thu được cao nhất tại tỷ lệ 1/25 (13,74 mg GAE/g DW) và thấp nhất ở 1/10 (12,09 mg GAE/g DW). Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi trong dịch xử lý siêu âm đến lượng anthocyanin thu được có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mức, hàm lượng anthocyanin thu được cao nhất tại tỷ lệ 1/20 (3,59 mg/g DW) và thấp nhất ở 1/10 (2,04 mg/g DW). Có được kết quả như vậy là do khi lượng dung môi/nước càng lớn thì lượng polyphenol thu được càng cao vì tạo ra được sự chênh lệch nồng độ cần thiết giữa bên trong và bên ngoài môi trường, tức là luôn có động lực cho quá trình. Bên cạnh đó, khi tỷ lệ dung môi/nước giảm sẽ làm hạn chế sự bốc hơi chất lỏng, giảm sự hình thành các bong bóng khí. Vì sự thiếu hụt chất lỏng, các bong bóng không được nhân lên và hiện tượng sủi bóng chỉ xảy ra xung quanh đầu dò của thiết bị siêu âm dẫn tới hiệu quả siêu âm bị giảm [19]. Kết quả thu được từ thí nghiệm này không có sự khác biệt nhiều so với kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi của các tác giả He et al. (2016) khi nghiên cứu chiết xuất anthocyanin và phenolics tổng từ bã của quả việt quất trong sản xuất rượu vang với sự hỗ trợ của sóng siêu âm (UAE) đã xác định tỷ lệ chất lỏng và rắn là 21,70 ml/g [6] và Zhu et al. (2016) khi nghiên cứu về tỷ lệ nguyên liệu/dung môi để trích anthocyanin va polyphenol từ khoai loang tím là 1/20 [20]. Do đó, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi phù hợp nhất để tiến hành quá trình trích ly là 1/20 (w/v). 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy nồng độ cồn, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, thời gian siêu âm, mật độ năng lượng có ảnh hưởng đến lượng polyphenol và anthocyanin thu nhận. Kết quả khảo sát cho thấy, ở tỷ lệ ethanol/nước 75/25, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/20, thời gian siêu âm 10 phút, mật độ năng lượng siêu âm 1,5 W/g sẽ thu được lượng polyphenol là 13,41 mg GAE/g DW và anthocyanin là 3,59 mg/g DW. Hàm lượng anthocyanin tăng 39,1% so với mẫu không ứng dụng siêu âm. 73

Nguyễn Đình Dũng, Vũ Thị Hường, Lê Trung Thiên, Hoàng Quang Bình, Hồ Nam Chiến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Salgado J. M., Bombarde T. A. D., Mansi D. N., Piedade S. M. D.S., Meletti L. M. M. - Effects of different concentrations of passion fruit peel (Passiflora edulis) on the glicemic control in diabetic rat, Cieenc. Techno.Aliment 30 (3) (2010) 784-789. 2. Jin D. and Russell J. M. - Plant phenolic: Extraction, analysis and their antioxidant and anticancer properties, Molecules 15 (10) (2010) 7313-7352. 3. Popović D., Đukić D., Katić V., Jović Z., Jović M., Lalić J., Golubović I., Stojanović S., Ulrih N.P., Stanković M., Sokolović D. - Antioxidant and proapoptotic effects of anthocyanins from bilberry extract in rats exposed to hepatotoxic effects of carbon tetrachloride, Life Sciences 157 (2016) (168-177). 4. Cisowska A., Wojnicz D., Hendrich A. B. - Anthocyanins as antimicrobial agents of natural plant origin, Natural Product Communications 6 (1) (2011) 149-156. 5. Ghafoor K., Choi Y.H. - Optimization of ultrasound assisted extraction of phenolic compounds and antioxidants from grape peel through response surface methodology, Journal of the Korean Society for Applied Biological Chemistry 52 (3) (2009) 295-300. 6. He B., Zhang L.L., Yue X.Y., Liang J., Jiang J., Gao X.L., Yue P.X. - Optimization of ultrasound-assisted extraction of phenolic compounds and anthocyanin from blueberry (Vaccinium ashei) wine pomace, Food Chemistry 204 (2016) 70-76. 7. Ravanfar Raheleh, Tamadon Mohammad A., Niakousari Mehrdad. - Optimization of ultrasound assisted extraction of anthocyanin from red cabbage using Taguchi design method, Journal of Food Science and Technology 52 (12) (2015) 8140-8147. 8. Singleton V.L., Rossi J.A. - Colorimetry of total phenolics with phosphomolybdicphosphotungstic acid reagents, American Journal of Enology and Viticulture 16 (3) (1965) 144-158. 9. Gabriela S., Simona L., Constanta S., and Sabina Z. - Spectrophotometric study on stability of anthocyanin extracts from black grapes skins, Ovidius University Annals of Chemistry 21(1) (2010) 101-104. 10. Rostagno M.A., Palma M., Barroso C.G. - Ultrasound-assisted extraction of soy isoflavones, Journal of Chromatography A 1012 (2) (2003) 119 128. 11. Lapornik B., Prošek M., & Wondra A.G. - Comparison of extracts prepared from plant by-products using different solvents and extraction time, Journal of Food Engineering 71 (2) (2005) 214-222. 12. Rostagno M.A., Palma M., Barroso C.G. - Pressurized liquid extraction of isoflavones from soybeans, Analytica Chimica Acta 522 (2) (2004) 169 177. 13. Bradshaw M.P., Prenzler P.D., Scollary G. R. - Ascorbic acid-induced browning of (+)-catechin in a model wine system, Journal of Agricutural and Food Chemistry 49 (2) (2001) 934-939. 14. Naczk M., Shahidi F. - Extraction and analysis of phenolics in food, Journal of Chromatography A 1054 (1-2) (2004) 95-111. 15. Perva-Uzunalic A., Skerget M., Knez Z., Weinreich B., Otto F., Gruner S. - Extraction of active ingredients from green tea (Camellia sinensis): Extraction efficiency of major catechins and cafeine, Food Chemistry 96 (4) (2006) 597-605. 16. Charles D. J. - Antioxidant properties of spices, herbs and other sources: Springer Science & Business Media, 2012. 74

Ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến khả năng trích ly hợp chất polyphenol và anthocyanin... 17. Mason T. J., and Lorimer J. P.- Applied sonochemistry - the uses of power ultrasound in chemistry and processing, Wiley VCH Verlag, Weinheim, 2002, 1-48. 18. Vo D. H., and Le V. V. M. - Optimization of ultrasonic treatment of rose myrtle mash in the extraction of juice with high antioxidant level, International Food Research Journal 21 (6) (2014) 2331-2335. 19. Show K.Y., Mao T., Lee D.J. - Optimization of sludge disruption by sonication, Water Research 41 (20) 4741-4747. 20. Zhu Z., Guan Q., Guo Y., He J., Liu G., Li S., Barba F. J., and Jaffrin M. Y.- Green ultrasound-assisted extraction of anthocyanin and phenolic compounds from purple sweet potato using response surface methodology, International Agrophysics 30 (1) (2016) 113-122. ABSTRACT EFFECTS OF ULTRASOUND TREATMENT ON EXTRACTION OF POLYPHENOLS AND ANTHOCYANINS FROM PASSION FRUIT (Passiflora incarnate) PEELS Nguyen Dinh Dung 1,2, Vu Thi Huong 1, Le Trung Thien 2*, Hoang Quang Binh 2, Ho Nam Chien 2 1 Ho Chi Minh City University of Food Industry 2 Nong Lam University - Ho Chi Minh City *Email: le.trungthien@hcmuaf.edu.vn Passion fruit peels are considered as food production industry s by-products peeled from the passion fruits during the processing. This study was carried out to evaluate the effects of ultrasound treatment on polyphenol and anthocyanin extraction from passion fruit peels. The factors influencing the extraction process included type of solvent, solvent to water ratio, time of ultrasound treatment, ultrasound energy density, and ratio of material to solvent system. The polyphenol content and anthocyanin concentration were determined using the Folin-Ciocalteu method and ph differential method, respectively. The results show that using the ethanol, ethanol to water ratio of 75/25 (v/v), 10 minutes of ultrasound treatment, ultrasound energy density 1,5 (W/g), and material to solvent ratio of 1/20 (w/v) gave the highest content of polyphenols (13.41 (mg GAE/g DW)) and anthocyanins (3.59 (mg/g DW)). These findings prodive a comprehensive information of factors affecting the ultrasound-assisted extraction of polyphenols and anthocyanins from passion fruit peels, improve the quality of passion fruits and reduce the environmental pollution caused by passion fruit peels. Keywords: Passion fruit, Passiflora incarnate, polyphenol, anthocyanin, ultrasound. 75