Một số đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua truyện ngắn "Khoa thi cuối cùng" Trong tiến trình văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân là một cây bút c

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - suongdem05.doc

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Cúc cu

PHẦN TÁM

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phần 1

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

No tile

No tile

Document

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Microsoft Word - ptdn1252.docx

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

HỒI I:

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc


1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

CHƯƠNG I

No tile

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Document


Cảm nghĩ về người thân

ĐỨC TIN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN Trong cuộc sống hàng ngày từ ngàn xưa đến nay, cầu nguyện là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi lãnh vực như làm ăn,mua bán, h

Cảm nghĩ về người thân

No tile

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Phần 1

Tải truyện Đừng Nói Với Anh Ấy Tôi Vẫn Còn Yêu (Phần 2) | Chương 2 : Chương 2

Phần 1

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phần 1

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Document

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Ông Dương, ông đã về Trời Cung Tích Biền August 1, Cung Tích Biền (trái) và Dương Nghiễm Mậu trong dịp tưởng niệm nhà thơ Hoàng Trúc Ly ngày 23

No tile

Tình yêu và tội lỗi

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25)

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Chan uot chan raoTPV

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Mở đầu

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Document

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

VẠCH MẶT NHÂN CHỨNG GIAN DỐI

VINCENT VAN GOGH

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Công Chúa Hoa Hồng

No tile

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

VINCENT VAN GOGH

Bản ghi:

Một số đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua truyện ngắn "Khoa thi cuối cùng" Trong tiến trình văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân là một cây bút có sức viết dồi dào. Cả trước và sau cách mạng tháng Tám ông đều để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Đến với tác phẩm của nhà văn tài hoa này, mỗi người đọc đều nhận ra một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ gia tài văn học của ông từ Vang bóng một thời, Tuỳ bút I, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài... đến Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi: Đó là phong cách nghệ thuật của ông. Chính những trang văn như có dấu triện đóng vào được Nguyễn Tuân viết ra trong sự nghiệp văn chương của mình đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi nó mang phong cách uyên bác, tài hoa, độc đáo và một giọng văn rất riêng không ai bắt chước được. Trong tiểu luận này, người viết sẽ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua truyện ngắn Khoa thi cuối cùng (trích trong tập Vang bóng một thời của ông). Như chúng ta đã biết cho đến nay có rất nhiều cách hiểu, cách định

nghĩa về phong cách nghệ thuật của một nhà văn hay một trường phái văn học. Tuy nhiên ta có thể hiểu về phong cách theo cách có nhiều điểm chung được nhiều người đề cập đến, trong đó: Phong cách là kiểu nhận thức của nhà văn về cuộc sống, biểu hiện những đặc điểm cá tính sáng tạo của nhà văn; đó là cách nhìn và sự cảm thụ thẩm mĩ của nhà văn đối với cuộc sống, đối với thế giới, là sự tổng hợp các đặc điểm của hình thức nghệ thuật trong sự thống nhất với nội dung. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được người viết hiểu theo hướng đó. Người viết, qua truyện ngắn Khoa thi cuối cùng, không có tham vọng tìm hiểu một cách đầy đủ các nét phong cách của Nguyễn Tuân mà chỉ nhằm tìm hiểu một số nét phong cách của nhà văn thể hiện trong tác phẩm này. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một người viết nhiều về đề tài truỵ lạc, xê dịch và hoài cổ. Đây là mảng đề tài đã góp phần tạo nên phong cách Nguyễn Tuân. Trên thực tế, đề tài hoài cổ cũng là một biến thể của cảm hứng xê dịch và tập truyện ngắn Vang bóng một thời (trong đó có Khoa thi cuối cùng) là sự kết tinh của cảm hứng đó với lao động nghệ thuật của nhà văn. Khoa thi cuối cùng, như các truyện khác trong Vang bóng một thời, nói về một đoạn quá khứ chưa xa lắm với thời tác giả, nó thuộc về giai đoạn giao thời. Khoa thi năm Mậu Ngọ, khoa thi mà cả những ông đồ già, râu tóc bạc màu vì sự đùa nhả của công danh cũng cố chen ra vớt lấy một chút phấn hương cuối mùa của triều đình, là khoa thi của buổi giao thời, được Tú Xương nói đến trong cảnh Trường Nam thi

lẫn với trường Hà trong thơ mình. Cái quá khứ còn chưa xa nhưng lại rất xa đó là mảnh đất chỉ Nguyễn Tuân độc diễn mới thành công. Khoa thi cuối cùng nói riêng và Vang bóng một thời nói chung là nơi mà những người, những cảnh của buổi giao thời đua nhau hiện về trong từng trang viết. Nguyễn Tuân nhìn con người từ góc nhìn của cái đẹp nên ông trân trọng cái đẹp, cái tài, cái thanh sắc của những con người tài hoa nghệ sĩ. Khoa thi cuối cùng là nơi những con người tài hoa nương náu và sống nốt phần thời gian quý báu mà thời cuộc dành cho bởi sau đó ở cái buổi giao thời (...) chữ Hán chỉ còn là một thứ xa xỉ phẩm trong cõi học vấn của một lớp người (...) còn sống thêm một ngày là càng chỉ thêm một ngày bỡ ngỡ với phong hội mới. Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân dùng thủ pháp soi gương để dẫn dắt mạch truyện về những kẻ tài hoa bất đắc chí và những kẻ tài tình mà không được gặp gỡ (chữ dùng của Mộng Liên đường chủ nhân). Ông đầu xứ anh và đầu xứ em người làng Ngoạt, giống nhau như đúc và cùng chịu sự báo oán của một hồn ma. Sự báo oán dai dẳng và khủng khiếp đó đã vùi giập cả hai anh em không cho họ tranh đua tài hoa được với đời. Cô Phương hàng sách cũng là một con người tài hoa, tài tình và có nhan sắc. Với thủ pháp soi gương, Nguyễn Tuân để ông đầu xứ anh nhận ra khuôn mặt cô Phương cũng hao hao tợ như người đàn bà ẵm con xoã tóc ngồi rú kêu than nơi đầu chiếc chõng tre trong trường thi năm nọ. Ở đây, cái Đẹp, trong cách

nhìn của Nguyễn Tuân, còn là cái Đẹp ma quái, sắc đẹp là âm oán. Cô Phương chính là cái bóng, là di ảnh của một âm hồn chết trong tủi hờn, oan ức. Cái đẹp như gần mà như xa, như đáng yêu, quyến rũ nhưng cũng đáng sợ. Nguyễn Tuân viết về quá khứ là để xê dịch ngược dòng thời gian mà sống với những vẻ đẹp xưa. Ông nói đến những con người tài hoa, nổi tiếng một thời là để phản ứng lại, để phá ngang với những gì phản giá trị, phản tài hoa. Ở đây, gần như không có một thế lực xã hội nào thể hiện rõ thái độ phản lại những giá trị tài hoa (ngoài việc nhà nước bắt đám sĩ tử chụp ảnh dán vào quyển nộp hay thêm mục thi tân thư và toán pháp hoặc đám lính thanh khoá đội nón đĩa nai nịt súng ống gọn ghẽ (...) vào trường giữ trật tự) nên Nguyễn Tuân hướng vào vận mệnh và số phận của tài hoa. Chính số phận đã dìm những con người tài hoa xuống đáy sâu của sự tàn lụi (mưa thu dầm dề, trời thu ảm đạm và âm hồn của người đàn bà báo oán). Tất cả được xây dựng trong một ám ảnh văn hoá của tâm thức tài mệnh tương đố, tạo vật đố toàn xa xưa và ám ảnh về sự cùng đường mạt vận của một lớp người bị lịch sử dồn vào một góc, trở thành một đám tài hoa bất hạnh. Nguyễn Tuân lên án buổi giao thời đã làm cho những giá trị xưa cũ không còn đất sống, không chốn nương thân sau những lựa chọn sinh tử cho một cơ hội nhỏ nhoi cuối cùng. Buổi giao thời với những kim tiền, ông Tây An nam sẽ thay thế các giá trị cũ, đạp lên những nhúm tài hoa cũ mà khoa thi Mậu Ngọ, khoa thi cuối cùng, chỉ là một khoảnh khắc ồn ào, một sự hỗn loạn mà sau nó là

sự im lặng đến đáng sợ của con người hỏng thi uống hết ba bình rượu cúc trong một đêm dài nhất trong một đời người, buông xuôi theo một cảnh thu muộn, theo một chén trà trong sương sớm, hay những cuộc đánh thơ, thả thơ. Sự ồn ào không khoả lấp được nỗi buồn do sự im lặng mà nó gây ra. Khoa thi Mậu Ngọ ấy chỉ làm hằn sâu thêm nỗi đau trong lòng hai anh em ông đầu xứ, hai cái tài hoa cộng lại không được bốn mươi nhăm tuổi đầu mà tài hoa đã làm trội một vùng tỉnh Nam. Khoa thi cuối cùng là truyện ngắn mang hơi thở của truyền kỳ và yêu ngôn. Tuy không cùng một dòng với đa số truyện khác trong Vang bóng một thời nhưng ở tác phẩm này vẫn thể hiện những nét phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân. Nhà văn viết về những con người tài hoa, những con người cũ và thực chất ông cũng là một cây bút tài hoa, uyên bác. Ông đã mở đầu truyện bằng một màu vàng của bìa cuốn lịch toà Khâm Thiên Giám nhoè nét son dấu kim ấn, màu vàng của hoa hoè nở vàng khè bên đường cái quan, hoa hoè rầu cánh màu vàng úa tối mãi xuống, màu vàng của một tấm giấy cáo trục phong tặng hoặc là phần hoàng mai sau cho đấng sinh thành, rồi chuyển sang không gian âm u của mưa của gió của khói hương và không gian đêm của bữa rượu dài nhất trong một đời người sĩ tử hỏng thi (vừa thi xong đã biết là mình thi hỏng). Không gian của giấc mơ, của những ân oán u hiển cứ trộn hoà vào nhau dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có lẽ cũng chỉ có Nguyễn Tuân mới viết về quá khứ sâu sắc và uyên bác đến thế. Những đoạn viết

của ông về chọn giấy, chọn mực, về ngày thi, về khung cảnh trường thi... thực sự là những tờ hoa, trang hoa. Người đọc thấy hấp dẫn bởi những sắc màu của trí tuệ toả ra từ trang văn với sắc vàng của Hoè hoa hoàng, cử tử mang, từ những chiếc bút Song Lan, Thanh Chi, Nhất Chi, Tảo Thiên Quân, từ những trang giấy lệnh đóng quyển thi, của mực Kiêu Kị, mực Hoàng Tam Sương... cùng những phong tục trường ốc cầu kì, bí hiểm. Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, phóng túng và các nhân vật của ông cũng in bóng cái Tôi của ông. Ông đầu xứ anh tài hoa và đa tình không may trượt kỳ thi Ất Mão và nhận mình chỉ là thí sinh của một kỳ thi duy nhất dù cho thầy học, bạn bè và quan đốc trên tỉnh gửi gắm rất nhiều tin tưởng ở ông. Sự cực đoan trong cách nghĩ của nhân vật là nét tâm lý chung của kiểu người tài hoa bất đắc chí và cũng là của Nguyễn Tuân. Hình ảnh ông đầu xứ anh xét cho cùng là cái bóng của con người nhà văn và là hình mẫu mà ông đầu xứ em rồi sẽ trải qua. Ông đầu xứ em cũng hội đủ những nét tài hoa, bất đắc chí để trở thành nghệ sĩ bất mãn với thời cuộc. Đây cũng là đặc điểm chung của kiểu nhân vật lãng mạn. Dù là thí sinh của kỳ thi duy nhất hay thí sinh của khoa thi cuối cùng thì những con người đó (với cái nhìn vận vào ) vẫn coi mình là người của thời cũ, thuộc về cái cũ dù trong hiện thực họ phải đối diện với cái mới (chụp ảnh và học tân thư toán pháp trước khi thi). Con người tài hoa bất đắc chí đó kiêu bạc, mỉa mai trong cái nhìn với phong hội mới và với chính hành trang văn hoá mang nặng trên mình.

Nguyễn Tuân đã sống và viết khổ hạnh suốt cả một đời văn và chính sự khổ hạnh ấy của đã giúp ông viết nên những trang văn ấn tượng, đầy phong cách. Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ trang viết nào của nhà văn cũng mang đậm và mang đầy đủ tất cả các đặc trưng, phong cách của Nguyễn Tuân. Truyện ngắn Khoa thi cuối cùng cũng vậy, đó chỉ là một mẫu để người viết xem xét và tìm ra một số nét phong cách được nhà văn thể hiện trong đó. Truyện kể về những con người tài hoa bất đắc chí chịu sự vùi dập của số phận được viết bởi một cây bút phóng khoáng, tài hoa, uyên bác, độc đáo, một cái Tôi cao ngạo, tôn thờ cái đẹp duy mỹ. Khoa thi cuối cùng là những trang văn đẹp theo kiểu Nguyễn Tuân và chỉ Nguyễn Tuân mới viết được như thế.