/Thư Viện ELib

Tài liệu tương tự
Làng (trích)

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Thuyết minh về truyện Kiều

Document

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Document

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Cúc cu

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Giới thiệu về quê hương em

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Phần 1

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

SỰ SỐNG THẬT

Code: Kinh Văn số 1650

bendoiquanhiu_2019JUL20_sat

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Phần 1

HỒI I:

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

TT TranPVu NChi Thien

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phần 1

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Mộng ngọc

THỨC CHO XONG BÀI THƠ 1 Ý Nhi 1.Năm 1993 Tôi đã được nghe Trường Sa hành, Chiều trên phá Tam Giang, Thi sĩ trước khi gặp Tô Thùy Yên. Vì vậy, có phần

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

mộng ngọc 2

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - suongdem05.doc

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Phần 1

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Cảm nghĩ về người thân

Document

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - V doc

Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Bản ghi:

TỔNG HỢP DÀN Ý PHÂN TÍCH TÁC PHẨM LÀNG CỦA KIM LÂN 1. Dàn ý 1 a. Mở bài - Giới thiệu truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: thành công về nghệ thuật thể hiện tài năng viết truyện ngắn của nhà văn. b. Thân bài 1. Khái quát truyện ngắn Làng - Hoàn cảnh sáng tác - Cốt truyện + Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai - người yêu làng, sau khi rời làng tản cư ông Hai luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người. + Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông thấy bẽ bàng, tủi hổ, đau xót không dám ra ngoài chỉ ở trong nhà, mỗi khi nghe thấy ai nhắc tới từ Việt gian theo Tây ông lão đều lảng tránh. Mãi tới khi được cải chính, ông Hai mới vui vẻ trở lại và tiếp tục hãnh diện khoe làng chợ Dầu của mình. 2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm để thấy tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân - Nghệ thuật tạo dựng tình huống làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật + Đặt nhân vật vào tình huống éo le, bất ngờ: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. + Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua việc miêu tả nội tâm: + Tâm trạng ông Hai biến chuyển từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính diễn ra phức tạp, tinh tế. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 1

+ Nhiều đoạn miêu tả tâm lí rất sâu sắc (ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: da mặt tê rân rân, cổ nghẹn ắng lại, lúc ông Hai lựa chọn giữa tình yêu nước với tình yêu làng). + Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật chứng tỏ Kim Lân am hiểu về người nông dân và thế giới tinh thần của họ. - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ truyện đặc sắc nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. + Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. + Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, truyện được trần thuật chủ yếu theo lời nhân vật ông Hai (hình thức trần thuật ngôi thứ 3). + Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điêm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động. + Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật. c. Kết bài - Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ nhân vật. - Những đặc sắc về nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong hoàn cảnh tản cư. - Khẳng định Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc và có sức lay động tới trái tim người đọc. 2. Dàn ý 2 a. Mở bài - Về đề tài quê hương đất nước trong văn học: Đây là một đề tài quen thuộc của văn học nhưng không bao giờ xưa cũ - Giới thiệu về tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân: Một tác phẩm viết về đề tài quen thuộc nhưng vẫn để lại những rung động sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật trung tâm của tác phẩm b. Thân bài 1. Hoàn cảnh đặc biệt của ông Hai + Xuất thân là một người nông dân quanh năm gắn bó với lũy tre làng elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 2

+ Một người yêu làng nhưng phải rời làng đi tản cư 2. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư Tình cảm của ông Hai với làng: - Ông đau đáu nhớ về quê hương, nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em, ông nhớ làng - Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre - Ông luôn đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình về ngôi làng của mình Tình cảm của ông Hai với đất nước, với kháng chiến: - Ông Hai yêu nước và giàu tinh thần kháng chiến + Đến phòng thông tin đọc báo, nghe tin tức về kháng chiến. + Lúc nào cũng quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, các tin chiến thắng của quân ta + Trước những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan cứ múa cả lên ngôn ngữ quần chúng, độc thoại Tự hào, vui sướng, tin tưởng khi nghe tin về cuộc kháng chiến, đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc 3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: - Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ: + Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân + Lặng đi không thở được, giọng lạc đi + Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã. Về đến nhà trọ: - Nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra. - Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 3

- Ông nắm chặt tay, rít lên: chúng bay mà nhục nhã thế này Nghệ thuật miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ, cử chỉ Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc Những ngày sau đó: - Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp, lủi ra một góc, nín thít. Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hãi thường xuyên. - Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi: ông bế tắc, tuyệt vọng. - Ông băn khoăn trước quyết định hay là về làng nhưng cuối cùng ông đã gạt bỏ ngay ý nghĩ bởi đối với ông: làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ - Ông trò chuyện với đứa con út để khẳng định thêm: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù 3. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính. - Thái độ ông Hai thay đổi hẳn: + Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên + Mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy + Chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai c. Kết bài - Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Liên hệ tới lòng yêu làng quê, yêu đất nước hôm nay 3. Dàn ý 3 a. Mở bài - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm: + Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8-1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc, gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 4

+ Làng (1948) đã thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam với làng, với nước trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. b) Thân bài Khái quát về tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Nội dung cốt truyện: Ông Hai là một người vô cùng yêu quý làng quê mình vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc dù tuổi đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông buộc phải tản cư lên thị trấn Hiệp Hòa. Thế rồi một hôm ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khi đó ông đã vô cùng đau khổ. Nhưng cho đến khi nghe tin cải chính về làng ông vui sướng đến mức đi khoe nhà ông bị đốt hết trong niềm tự hào. Luận điểm 1: Phân tích tình huống truyện - Tình huống: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc -> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê tinh thần cách mạng lắm của ông. - Ý nghĩa của tình huống: Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai. Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai - Tình yêu làng của ông Hai trước Cách mạng + Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre... + Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. - Tình yêu làng của ông Hai sau Cách mạng. + Ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào. - Diễn biến tâm trạng ông Hai: elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 5

+ Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. + Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. + Khi biết tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính. - Đặc sắc nghệ thuật: - Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân - Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu theo lời nhân vật ông Hai (ngôi thứ 3) - Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điểm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động - Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua y nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. c) Kết bài - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 6