TC so 12 mau final pdf

Tài liệu tương tự
Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

Tựa

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 3: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(3): LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P,

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG NGÔ HÀNG HÓA CHO ĐỒN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Microsoft Word - TT HV_NguyenThiThom_K18.doc

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

Microsoft Word - 01-NN-NGUYEN THANH TRUC(1-8)042

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Tựa

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Ch­¬ng 3

THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG GIA LAI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN 1 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Người ta phân biệt nhóm thực vậ

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

CATALOGUE HUS NEW.cdr

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

Microsoft Word - V doc

KỸ THUẬT BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY ĐIỀU GHÉP Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TS. Đỗ Trung Bình KS. Nguyễn Lương Thiện 1. Mở đầu Những năm gần đây, cây điều được mở r

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Code: Kinh Văn số 1650

Preliminary data of the biodiversity in the area

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

ENews_CustomerSo2_

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

LÝ LỊCH KHOA HỌC

1

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT


Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - 09-MT-PHAM QUOC NGUYEN(78-89)

Thuyết minh về một loài hoa

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

Phần 1

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Document

Thuyết minh về cây hoa mai hay

NguyenThanhLong[1]

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Microsoft Word - SINH 1_SINH 1_132.doc

Microsoft Word - GT Phuong phap thi nghiem.doc

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - Nguyen Van Hoat

Microsoft Word - Made In VietNam - Tieu T?

Microsoft Word - phuong-phap-thuyet-minh.docx

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Bản ghi:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DINH DƯỠNG P, K, Ca, VÀ Zn ĐẾN KHẢ NĂNG OXY HÓA VÙNG RỄ NHƯ MỘT CƠ CHẾ GIẢM ĐỘC SẮT CÂY LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN Trương Minh Ngọc 1, Võ Đình Quang 1 TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến cơ chế tăng khả năng oxy hóa vùng rễ để giảm độc Fe của cây lúa trên đất phèn. í nghiệm tác động của các yếu tố thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và thế Eh của đất và Fe trong lá lúa. P được bón với lượng 60 mg P 2 /kg đất; K: 30 mg K 2 O/kg đất; Ca: 20 mg Ca/kg đất; Zn:10 mg Zn/kg đất và phun Zn-EDTA nồng độ 0,1% trong thí nghiệm nhà lưới và kg 60 P 2 /ha; K: 30 kg K 2 O/ha; Ca: 20 kg Ca/ha; Zn: 10 kg Zn/ha và phun Zn-EDTA nồng độ 0,05% trong thí nghiệm đồng ruộng. Các chỉ tiêu sinh trưởng và Eh được đo vào thời kỳ đẻ nhánh. Giống lúa thí nghiệm: IR 50404. Kết quả cho thấy, có tương quan rất chặt giữa sự thay đổi về thế năng oxy hóa khử vùng rễ của các nghiệm thức thí nghiệm và hàm lượng Fe ts tích lũy trong lá lúa cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lúa. Bón P và Zn có khả năng làm tăng khả năng oxy hóa vùng rễ lúa, làm giảm sự xâm nhập của các ion sắt độc hại lên thân lá lúa, làm giảm tác hại độc sắt, cải thiện khả năng sinh trưởng và năng suất lúa. Bón K hoặc Ca hoặc phun Zn-EDTA chưa thể hiện rõ tác dụng trong việc cải thiện khả năng oxy hóa vùng rễ và sự sinh trưởng của cây lúa. Từ khoá: Độc sắt, oxy hoá vùng rễ, đất phèn, dinh dưỡng P, K, Ca và Zn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Độc sắt là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất lúa trên đất phèn (Ottow et al., 1993). Quá trình ngập nước đất phèn để trồng lúa có thể làm tăng nồng độ Fe 2+ trong dung dịch đất từ hàng trăm đến nhiều ngàn ppm (Quang et al., 1995; Nguyễn Đức uận, 2002). Độc sắt có thể gây tổn hại đến nhiều quá trình khác nhau đối với lúa như làm rối loạn quá trình chuyển hóa lipids, proteins và nucleic acids làm cây trồng ngừng sinh trưởng (Becana et al., 1998), làm cho cây lúa không tổng hợp sắc tố chlorophyll, lá chuyển thành màu nâu (bronzing) và hệ thống rễ tổn thương không phát triển (Vechnevetskaia and Roy, 1999; Pereira et al., 2013), làm ảnh hưởng đến khả năng hút các khoáng quan trọng như K, Zn, Mn dẫn đến làm rối loạn quá trình tổng hợp ADN, làm thay đổi cấu trúc của tế bào trong cây (Da Silveira et al., 2007). Độc sắt làm năng suất lúa đất phèn giảm từ 12% đến 100% tùy vào giống (Audebert and Sahrawat, 2008). Khả năng oxy hóa vùng rễ là một trong những cơ chế giải độc sắt quan trọng của cây lúa và được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để chọn lọc các giống lúa chịu độc sắt. Trong điều kiện ngập nước aerenchyma giúp chứa oxy vận chuyển từ lá xuống rễ giúp cây lúa có thể hô hấp trong điều kiện yếm khí. Hệ rễ lúa có aerenchyma phát triển mạnh khả năng tích trữ oxy cao, oxy được thải ra vùng rễ quyển nhiều tạo nên tình trạng oxy hóa vùng cận rễ, từ đó thúc đẩy quá trình oxy hóa sắt Fe 2+ ở vùng rễ thành Fe 3+ giảm ngộ độc sắt (Kirk, 2004; Jackson and Armstrong, 1999). Có thể nêu một số cơ chế oxy hóa như sau: oxy hóa sắt trên bề mặt bộ rễ (Ando et al., 1983), tạo thành màng oxy hóa, ngăn chặn một cách có chọn lọc các ion sắt không cho xâm nhập vào rễ và giữ ion trong các mô rễ (Tadano, 1976). Độc sắt trên đất phèn luôn gắn liền với sự thiếu hụt dinh dưỡng và một số độc tố khác như mangan, lưu huỳnh... Bón P từ lâu được cho là một trong những biện pháp hiệu quả để hạn chế độc sắt trên đất phèn (Quang and Dufey, 1996). Bên cạnh P thì bón K, Ca và Zn để hạn chế độc sắt cũng được đề cập khá nhiều trong các tài liệu nghiên cứu (Chen et al., 1997; Sahrawat et al., 1996; Sahrawat, 2004). Phần lớn các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vai trò của các nguyên tố này như những nguyên tố dinh dưỡng thúc đẩy tăng trưởng cây trồng. Trong khuôn khổ bài này, nghiên cứu sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của việc bón các nguyên tố dinh dưỡng này dưới khía cạnh nâng cao khả năng oxy hóa vùng rễ nhằm giảm độc Fe cho cây lúa. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành trên đất phèn hoạt động nông thuộc ấp Hòa uận, xã ạnh Hòa, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đất có lịch sử trồng lúa nhiều năm và biểu hiện ngộ độc sắt trong nhiều vụ trước. Một số tính chất đất tầng mặt trước thí 1 Viện Ứng dụng Công nghệ 124

nghiệm: hữu cơ: 12,99%, ph KCl : 3,35, ph H2O : 3,63, N tổng số: 0,31%, P hữu hiệu: 9,59 mgp/kg, K trao đổi: 0,26 meq/100 g, Ca trao đổi: 2,05 meq/100 g, Zn hữu hiệu: 4,16 mgzn/kg, Fe tổng số: 3,13%. - Giống lúa nghiên cứu: IR 50404. - Phân bón sử dụng: N dạng urea (46%N); P 2 dạng DAP (18%N+ 46%P 2 ); K 2 O dạng KCl (60%K 2 O); Ca dạng CaSO 4.7H 2 O (18%Ca); Zn dạng ZnSO 4.7H 2 O (23%Zn) và Zn phun sử dụng dưới dạng Zn-EDTA (15% Zn). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Nghiên cứu gồm một thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới tiến hành trên mẫu đất tầng mặt lấy từ tầng 0-15 cm để theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, thế năng oxy hoá (Eh) và một thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành để theo dõi năng suất thực tế. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: CT1: N + P 2 O; CT2: N O; CT3: N + P 2 ; CT4: N + P 2 O + Ca; CT5: N + P 2 O+ Zn; CT6: N + P 2 O + Phun Zn EDTA; CT7: N + P 2 + K 2 O + Ca + Zn. í nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn theo khối (RCBD) với 5 lần lặp lại. Liều lượng bón trong thí nghiệm trong nhà lưới là N: 80mg N/kg đất; P: 60 mg P 2 /kg đất; K: 30 mg K 2 O/kg đất; Ca: 20 mg Ca/kg đất; Zn: 10 mg Zn/kg đất và Phun Zn-EDTA nồng độ 0,1% trong công thức phun Zn. Liều lượng bón trong thí nghiệm trên đồng ruộng là N: 80 kg/ha, P 2 : 60 kg/ha, K 2 O: 30 kg/ha, Zn: 10 kg Zn/ha và phun Zn-ETDA 0,05 % trong công thức phun Zn. ời ký bón phân: N: 30% bón vào giai đoạn 7-10 ngày, 40% vào giai đoạn 18-22 ngày và 30% vào giai đoạn 35-40 ngày sau gieo; P: 50% vào bón giai đoạn 7-10 ngày và 50% bón 18-22 ngày sau gieo; K: 50% vào giai đoạn 7-10 ngày và 50% vào giai đoạn 35-40 ngày sau gieo; Ca: 100% vào giai đoạn 7-10 ngày sau gieo; Zn: 100% vào giai đoạn 7-10 ngày sau gieo. Phun Zn: được phun 3 thời kỳ sau 7-10 ngày, 18-22 ngày và 35-40 ngày sau gieo. Khối lượng đất trong thí nghiệm nhà lưới là 60 kg/chậu, mật độ cấy: 10 bụi/chậu. Diện tích ô trong thí nghiệm đồng ruộng là 20 m 2, mật độ sạ: 150 kg giống/ha. 2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi a) í nghiệm trong nhà lưới - Điện thế oxy hóa khử (Eh) vùng rễ tại thời điểm 40 ngày sau gieo. Eh được đo trực tiếp vùng rễ trong chậu bằng máy đo Eh chuyên dụng với độ sâu của điện cực 3 cm từ mặt đất. - Chiều cao cây, số nhánh/cây và khối lượng thân, lá vào 40 ngày sau gieo. - Hàm lượng Fe tổng số trong mẫu lá ở giai đoạn 40 ngày sau gieo. Mẫu lá lúa được vô cơ hóa bằng hỗn hợp axit HNO 3 và HClO 4 đậm đặc, trình tự các bước thực hiện theo Ryan và cộng tác viên (2013); xác định Fe ts bằng máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS). b) í nghiệm đồng ruộng Năng suất thực thu cuối vụ. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phền mềm Excel 2010 và so sánh giá trị trung bình theo phương pháp trắc nghiệm LSD (Least Signi cant Di erence) với mức ý nghĩa α = 0,05 bằng phần mềm SAS (Statistical Analysis Systems). 2.3. ời gian và địa điểm nghiên cứu - í nghiệm được thực hiện trong vụ Hè u năm 2018. - í nghiệm trong nhà lưới được thực hiện tại Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP. HCM. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện tại ấp Hòa uận, xã ạnh Hòa, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến thế năng oxy hóa khử vùng rễ lúa Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến khả năng oxy hoá vùng rễ lúa được trình bày trong bảng 1. Kết quả đo thế năng oxy hóa khử (Eh) trong thí nghiệm nhà lưới trình bày trong bảng 1 cho thấy, mặc dù K và Ca vẫn được xem là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện khả năng oxy hóa của cây lúa (Chen et al., 1997; Mitra et al., 2009), trong thí nghiệm này bón K và Ca hầu như rất ít làm thay đổi Eh vùng rễ lúa. Ngược lại, Eh ở nghiệm thức bón P, Eh đất đã tăng 66 mv so với đối chứng NK. Vai trò của lân trong việc tăng Eh của lúa có thể do 125

sự thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của bộ rễ dẫn đến tăng khả năng thải oxy vào vùng rễ (Mengel and Kirkby, 1987). Đối với Zn, kết quả cho thấy trong khi phun Zn-EDTA hầu như ít gây ảnh hưởng đến Eh thì bón 10 mg Zn/kg đất đã tác động rất mạnh đến Eh vùng rễ cả trên 2 nền NPK và nền NPK+Ca. Chênh lệch Eh giữa công thức bổ sung Zn so với đối chứng đạt 117 mv trên nền NPK và 94 mv trên nền NPK+Ca. Kết quả này chứng tỏ rằng bón P hoặc Zn có khả năng làm tăng khả năng oxy hóa vùng rễ của lúa và làm tăng khả năng chịu độc sắt và làm giảm thiệt hại do độc sắt gây ra đối với lúa. Zn có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các enzym oxy hoá (Ando et al., 1983). eo đó, Dobermannvà Fairhurst (2000) cho rằng Zn có khả năng làm tăng enzyme superoxydae và carbonnic anhydrase làm tăng khả năng oxy hóa vùng rễ của của cây lúa. Đối với trường hợp phun Zn-EDTA, rất có thể là chỉ với 3 lần phun với nồng độ 0,1% Zn trong điều kiện diện tích mặt lá thấp và cấu trúc lá lúa hướng xiên đứng làm giảm độ bám dính dẫn đến hiệu quả hút Zn của nghiệm thức này thấp. Công thức Bảng 1. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến thế năng oxy hóa khử (Eh) vùng rễ ở giai đoạn 40 NSG Miêu tả Eh vùng rễ (mv) CT1 N + P 2 O 36 b CT2 N O -30 a CT3 N + P 2 28 b CT4 N + P 2 O + Ca 76 c CT5 N + P 2 O + Zn 153 d CT6 N + P 2 O + Phun Zn - EDTA 84 c CT7 N + P 2 O + Ca + Zn 170 d LSD 0,05 22 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị theo sau bởi các ký tự giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD. 3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến sự tích lũy Fe ts trong lá lúa Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến việc tích luỹ hàm lượng Fe tổng số trong lá được trình bày tại bảng 2. Nồng độ Fe tích lũy trong lá lúa được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định mức độ độc sắt đối với cây lúa (Ottow et al., 1993). Tùy theo điều kiện dinh dưỡng, ngưỡng sắt tích lũy trong cây lúa có khả năng gây độc giao động khá mạnh từ 300 ppm đến 2000 ppm (Dobermann and Fairhurst, 2000). Kết quả nghiên cứu trong bảng 2 cho thấy, hàm lượng Fe tích lũy trong cây lúa rất cao và giao động khá mạnh giữa các nghiệm thức thí nghiệm (1098-2333 mg Fe/kg). Quy luật biến động về tích lũy sắt trong cây lúa khá phù hợp với kết quả về biến động Eh trên đây. Bón P đã làm giảm mạnh sự tích lũy Fe trong cây lúa so với nghiệm thức chỉ bón NK. Ngược lại, bón K trên nền NP hầu như không gây ảnh hưởng đến sự tích lũy Fe trong cây lúa. Bón Ca với liều lượng 20 mg Ca/kg đất tuy có làm giảm nhẹ sự tích lũy Fe trong cây lúa nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê α = 0,05. Bón Zn đã làm giảm mạnh sự tích lũy Fe trong cây lúa ở cả trên 2 nền NPK và NPK+ Ca trong khi đó phun Zn-EDTA lại ít gây ảnh hưởng đến sự tích lũy Fe trong cây lúa. Bảng 2. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến sự tích lũy hàm lượng Fe trong lá ở giai đoạn 40 NSG Công thức Miêu tả Fe ts trong lá 40 NSG (mg Fe/kg) CT1 N + P 2 O 1780 c CT2 N O 2333 d CT3 N + P 2 1869 c CT4 N + P 2 O + Ca 1514 bc CT5 N + P 2 O + Zn 1202 ab CT6 N + P 2 O + Phun Zn - EDTA 1670 c CT7 N + P 2 O + Ca + Zn 1098 a LSD 0,05 352 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị theo sau bởi các ký tự giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD. 3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca, Zn đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lúa Kết quả thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca và Zn đến sinh khối lúa trồng trong điều kiện nhà lưới và kết quả năng suất lúa trong thí nghiệm đồng ruộng được trình bày qua bảng 3. Bón P trên nền NK đã làm tăng mạnh số nhánh/ bụi, tăng chiều cao cây và tăng gần gấp đôi năng suất sinh khối lúa và làm tăng năng suất 43% so với đối chứng chỉ bón NK. Đối với yếu tố đa lượng K 126

và nguyên tố trung lượng Ca, kết quả cho thấy với lượng bón 30 mg K 2 O/kg đất hoặc 20 mg Ca/kg đất trong thí nghiệm nhà lưới và 30 kg K 2 O/ha hoặc 20 kg Ca/ha trong thí nghiệm ngoài đồng ruộng hầu như không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như năng suất lúa. Công thức Bảng 3. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng P, K, Ca, Zn đối với một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lúa Miêu tả Chiều cao cây (cm/cây) í nghiệm nhà lưới Số nhánh/bụi (nhánh/bụi) Khối lượng khô thân, lá (g/chậu) í nghiệm đồng ruộng Năng suất (tấn/ha) CT1 N + P 2 O 80,3 bc 5,7 b 39,3 b 4,65 b CT2 N O 66,4 a 3,4 a 21,3 a 3,25 a CT3 N + P 2 80,6 bcd 5,4 b 37,2 b 4,77 bc CT4 N + P 2 O + Ca 77,9 b 5,6 b 41,7 bc 4,73 bc CT5 N + P 2 O + Zn 85,3 cd 6,7 c 49,3 c 5,48 c CT6 N + P 2 O + Phun Zn - EDTA 81,5 bcd 6,0 bc 41,6 bc 4,79 bc CT7 N + P 2 O + Ca + Zn 86,3 d 6,9 c 51,4 c 6,36 c LSD 0,05 5,7 0,8 8,4 0,72 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị theo sau bởi các ký tự giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD. Bón Zn với lượng 10 mg Zn/kg đất đối với thí nghiệm trong nhà lưới hoặc 10 kg Zn/ha đối với thí nghiệm ngoài đồng trên nền NPK làm tăng rất mạnh quá trình đẻ nhánh, tăng sinh khối và tăng năng suất lúa 18% so với đối chứng chỉ bón NPK. Trên nền NPK+Ca, bón Zn với liều lượng 10 mg Zn/kg đất đối với thí nghiệm trong nhà lưới hoặc 10 kg Zn/ha đối với thí nghiệm ngoài đồng cũng có tác dụng làm tăng mạnh số nhánh/bụi, chiều cao cây và thúc đẩy tăng năng suất lúa 34% so với nền NKP+Ca. Kết quả cũng cho thấy, phun Zn nồng độ 0,1% hoặc 0,05% vào 3 lần không gây ảnh hưởng rõ đến các chỉ tiêu theo dõi cũng như năng suất cuối vụ. 3.4. Quan hệ giữa sự thay đổi khả năng oxy hóa và sự tích lũy Fe trong lá lúa Kết quả phân tích tương quan giữa thế năng oxy hóa khử (Eh) với hàm lượng Fe tổng số trong lá trình bày tại hình 1 cho thấy sự thay đổi về Eh vùng rễ lúa dưới tác động của các yếu tố thí nghiệm có tương quan nghịch rất chặt với hàm lượng Fe tổng số trong lá lúa ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo (r=-0,98, p<0,001), điều này chứng tỏ rằng việc tăng Eh vùng rễ dưới tác động của các yếu tố thí nghiệm làm giảm nồng mạnh sự xâm nhập và vận chuyển Fe độc hại vào trong cây lúa. Hình 1. Quan hệ giữa điện thế oxy hóa khử (Eh) vùng rễ với hàm lượng Fe ts trong lá ở giai đoạn 40 NSG 127

A B C D Hình 2. A. Tương quan giữa hàm lượng Fe ts trong lá với chiều cao cây ở 40 NSG. B. Tương quan giữa hàm lượng Fe ts trong lá với số nhánh/cây ở 40 NSG. C. Tương quan giữa hàm lượng Fe ts trong lá với trọng lượng thân lá ở 40 NSG. D. Tương quan giữa hàm lượng Fe ts trong lá với năng suất lúa Kết quả phân tích tương quan giữa làm lượng Fe trong lá lúa trong hình 2 cho thấy có một mối quan hệ khá chặt giữa sự tích lũy sắt trong lá lúa và các chỉ tiêu sinh trưởng đối với thí nghiệm trong nhà lưới cũng như năng suất lúa trong thí nghiệm đồng ruộng. Các kết quả này cho phép rút ra rằng bón Zn và P trong điều kiện đất có biểu hiện độc sắt có tác dụng làm tăng khả năng oxy hóa vùng rễ, làm giảm lượng Fe xâm nhập và vận chuyển lên thân lá lúa và góp phần cải thiện năng suất lúa trên đất phèn. IV. KẾT LUẬN Có một mối tương quan rất chặt chẽ giữa sự thay đổi về thế năng oxy hóa khử vùng rễ của các nghiệm thức thí nghiệm và hàm lượng Fe tích lũy trong thân lá lúa cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lúa. Khả năng ôxy hóa vùng rễ có quan hệ đa chiều, phức tạp với nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Bón P và Zn có khả năng làm tăng khả năng oxy hóa vùng rễ lúa, làm giảm sự xâm nhập của các ion sắt độc hại lên thân lá lúa, làm giảm tác hại độc sắt, cải thiện khả năng sinh trưởng và năng suất lúa. Bón K ở liều lượng 30 mg K 2 O/kg đất hoặc 20 mg Ca/kg đất hoặc phun Zn-EDTA nồng độ 0,1% trong thí nghiệm nhà lưới và 30 kg K 2 O/ha hoặc 20 kg Ca/ha hoặc phun Zn-EDTA nồng độ 0,05% trong thí nghiệm ngoài đồng chưa thể hiện rõ tác dụng trong việc cải thiện khả năng oxy hóa vùng rễ của cây lúa cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đức uận, 2002. Đặc điểm một số độc chất trong đất phèn nặng mới khai hoang trồng lúa ở Đồng áp Mười và biện pháp khắc phục. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Ando T.S., Yoshida I. and Nishiyama, 1983. Nature of oxidizing power of rice roots. Plant Soil,72: 57-71. Audebert A. and Sahrawat K.L., 2008. Mechanisms for iron toxicity tolerance in lowland rice. Journal of Plant Nutrition,1877-1885. Becana M., Moran J.F. and Iturbe-Ormaetxe I., 1998. Iron dependant oxygen free radical generation in plants subjected to environmental stress: toxicities and antioxidant protection. Plant and Soil, 201: 137-147. 128

Chen J., Xuan J., Du C. and Xie J., 1997. E ect of potassium nutrition of rice on rhizosphere redox status. Plant Soil,188:131-137. Da Silveira V.C., De oliveira A.P., Sperotto R.A., Espindola L.S., Amarat L., Dias J. F., Da Cunha J.B. and Fett J.P., 2007. In uence of iron on ineral status of two rice (Oryza sativa L.) cultivars. Brazilian Journal Plant Physiologist,16: 127-139. Dobermann A. and Fairhurst T.H., 2000. Rice: Nutrient Disorders and Nutrient Management. IRRI, Philippines. Jackson M. and Armstrong W., 1999. Formation of aerenchyma and the processes of plant ventilation in relation to soil ooding and submergence. Plant Biology,1: 274-287. Kirk G.J.D., 2004. e biogeochemistry of submerged soils. In e 17 th Irrigated Rice Meeting. Brazil. 26-30 Sep. 1989. Lavoura-Arrozeira, 42: 3-8. Mengel K. and Kirkby E.A., 1987. Principles of plant nutrition.4th Edition, International Potash Institute Bern, Switzerland. Mitra G.N., Sahu S.K. and Nayak R.K., 2009. Characterization of iron toxic soils of Orissa and ameliorating e ects of potassium on iron toxicity. Proceedings of the IPIOUAT- IPNI international symposium, Bhubaneswar.Vol. I: Invited papers. IPI/IPNI, Horgen/Norcross, p. 215. Ottow J.C.G., Prade K., Bertenbreiter W. and Jacq V.A., 1993. Iron toxicity mechanisms of ooded rice (Oryza sativa L.) in Senegal and Indonesia. Bas-Fonds, et Riziculture., Ed. M. Raunet, pp. 231-241. Pereira E.G., Oliva A.M., Souza L.R., Mendes G.C., Colares D.S., Stopato C.H. and Almeida A.M., 2013. Iron excess a ects rice photosynthesis through stomatal and non stomatal limitations. Plant Science,201-202: 81-92. Quang V.D. and Dufey J.E., 1996. Phosphate desorption from ooded and reoxidized soils as compared with adsorption characteristics. Communications in Soil Science and Plant Analysis. Quang V.D., Hai T.V. and Dufey J.E., 1995. E ect of temperature on rice growth in nutrient solution and in acid sulphate soils from Vietnam. Plant and Soil, 177: 73-83. Ryan J., Estefan G. and Sommer R., 2013. Methods of Soil, Plant and Water Analysis: A manual for the West Asia and North Africa Region. ird Edition. the International Center for Agricultural Research in the Dry Areas (ICARDA). page 156-157. Sahrawat K.L., 2004. Iron toxicity in wetland rice and role of other nutritions. Journal of Plant Nutrition, 1471-1504. Sahrawat K.L., Mulbah C.K., Diatta S., Delaune R.D., Patrick H., Singh B.N. and Jones M.P., 1996. e role of tolerant genotypes and plant nutrients in the management of iron toxicity in lowland rice. Journal Agricultural Science,126(02): 143-149. Tadano T., 1976. Studies on the method to prevent iron toxicity in the lowland rice. Mementos of the Faculty of Agriculture, Hokkaido University,10: 22-68. Vechnevetskaia K.D. and Roy D.N., 1999. Oxidative stress and antioxidative defence with emphasis on plant oxidantion. Environmental Review,7(1): 31-51. Abstract In uence of P, K, Ca, and Zn nutrition on rhizosphere oxydation capacity of rice as a mechanism to minimize iron toxicity in acid sulphate soil Truong Minh Ngoc, Vo Dinh Quang e study aims to elucidate the applicability of nutrients such as P, K, Ca and Zn as iron detoxi cation measures to improve rice yield through a mechanism of increasing root oxidation. e experiments were conducted in pots as well as on elds. Experimental rice variety was IR 50404. P was applied at 60 mg P 2 /kg soil; K: 30 mg K 2 O/kg soil; Ca: 20 mg Ca/kg soil; Zn: 10 mg Zn/kg soil and sprayed Zn-EDTA at concentration of 0.1% in Zn spraying formula in net greenhouse experiments and kg P 2 60kg/ha; K: 30 kg K 2 O/ha; Ca: 20 kg Ca/ha; Zn: 10 kg Zn/ha and Zn-EDTA sprayed with 0.05% concentration in eld experiments. Rice yields, growth parameters, redox potential (Eh) in soil and Fe in rice leaf were measured. e results show that there is a very strong correlation between the change in Eh in rhizosphere of rice and the Fe content in rice plants as well as the growth parameters and rice yield. Applying P and Zn leaded to increase the oxidation capacity of the rice roots, reducing the penetration of toxic iron ions on rice plants, reducing iron toxicity, improving the growth parametrs and paddy yield. Applying K or Ca or spraying Zn-EDTA has not shown any e ect in improving the oxidation ability of the root zone and the growth of rice. Keywords: Iron toxicity, rhizosphere oxydation, acid sulfate soil, P, K, Ca and Zn nutritions Ngày nhận bài: 16/11/2019 Ngày phản biện: 4/12/2019 Người phản biện: PGS. TS. Phạm Quang Hà Ngày duyệt đăng: 10/12/2019 129

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA, ĐẬU QUẢ, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI ĐỎ HÒA BÌNH TẠI CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI Cao Văn Chí 1, Nguyễn Quốc Hùng 2 TÓM TẮT í nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng quả bưởi đỏ Hòa Bình được tiến hành trên vườn bưởi tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong năm 2018. Các thí nghiệm được thực hiện trên vườn bưởi đỏ Hòa Bình trồng sẵn, cây 7 năm tuổi; các loại phân bón lá sử dụng: phân bón lá Đầu trâu 902, phân bón lá VS-21, phân bón lá Trimix DT02. Phân bón lá được phun định kỳ 10 ngày một lần, từ tháng 2 - tháng 5. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, loại phân bón lá được sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng quả của giống. Các loại phân bón lá VS-21 và Trimix DT02 được sử dụng cho tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả và năng suất đạt được đều cao hơn so với công thức đối chứng không sử dụng phân bón lá và các chỉ tiêu đánh giá ở hai công thức sử dụng phân bón lá tương ứng đạt 7,03 và 7,36%, 1.100,20 và 1.125,50 gam, 156,78 và 176,78 kg/cây. Các loại phân bón lá VS-21 và Trimix DT02 có tác dụng làm tăng làm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số và độ Brix nhưng không làm thay đổi số hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được, hàm lượng Vitamin C và axit tổng số giống bưởi đỏ Hòa Bình. Từ khóa: Bưởi đỏ Hòa Bình, phân bón lá, khả năng ra hoa, năng suất, Hà Nội I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là cây ăn quả được trồng ở nhiều vùng trên cả nước và tạo nên loại quả đặc sản cho từng vùng sinh thái riêng. Bưởi đỏ Hòa Bình là giống bưởi đặc sản của tỉnh Hòa Bình và đang được trồng tập trung tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Bưởi đỏ Hòa Bình sinh trưởng phát triển khỏe, ít bị sâu bệnh hại. Giống có quả hình cầu, vỏ quả khi chín có màu vàng, phớt hồng; phần cùi khi chín có màu hồng, khối lượng quả trung bình 800 gam - 1.000 gam, thịt quả màu đỏ hồng, mọng nước, ăn giòn, ngọt không the đắng. Sau trồng 3-4 năm cây bắt đầu bói quả, từ năm thứ 7 cây sẽ cho quả ổn định, năng suất bình quân 250-300 quả/cây. Trong những năm gần đây, bưởi đỏ Hòa Bình đã được đưa về trồng tại một số huyện trồng bưởi của thành phố Hà Nội như: Ba Vì, ạch ất, Quốc Oai, Chương Mỹ... (Tổng cục ống kê Hà Nội, 2016). Tuy nhiên, do tính đặc thù của từng vùng trồng cùng với kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chăm sóc không hợp lý, sự thay đổi về điều kiện vùng trồng nên bưởi đỏ Hòa Bình trồng ở các vùng của Hà Nội nói chung và vùng bưởi trồng trên đất đồi gò Chương Mỹ hiện nay đang gặp phải một số vấn đề như: khả năng ra hoa kém, tỷ lệ đậu quả thấp, rụng quả non, từ đó có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả của giống. Sử dụng phân bón lá đã có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng quả của một số cây ăn quả có múi đã có một số nghiên cứu đã được công bố (Davies and Gene Albrigo, 1998; Iglesias D.J et al., 2007). Nghiên cứu sử dụng phân bón lá sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng quả cho cây bưởi đỏ Hòa Bình trong điều kiện sinh thái vùng trồng Chương Mỹ, Hà Nội và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Cây bưởi đỏ Hòa Bình 7 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, được trồng tại vùng đồi gò huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Các loại phân bón lá được sử dụng trong thí nghiệm: - Phân bón lá VS - 21. Sản phẩm ở dạng bột; được nhập khẩu trực tiếp từ Isarel, do Công ty Cổ phần giồng Nông nghiệp Hà Nội đóng gói. ành phần chính gồm: N: 11%; P 2 : 0%; K 2 O: 40%; MgO: 4%. - Phân bón lá Đầu trâu 902. Sản phẩm ở dạng hạt, do Công ty Cổ phần Bình Điền sản xuất. ành phần chính gồm: N: 17%; P 2 : 21%; K 2 O: 10%; Ca: 0,03%; Mg: 0,03%; Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; B: 0,03%; Fe: 0,01%; Mn: 0,01%; Mo: 0,001%; Pennac: 0,002%; GA 3 ; α NAA; β NOA. - Phân bón lá Trimix DT02. Sản phẩm ở dạng nước, do Công ty Cổ phần Bình Điền sản xuất. ành phần chính gồm: N: 6,5%; P 2 : 3%; K 2 O: 2%; B: 200 ppm; Mg: 300 ppm; Ca: 300 ppm; Mn: 200 ppm; Fe: 200 ppm; Mo: 100 ppm; Cu: 200 ppm; Zn: 200 ppm; GA 3 : 1000 ppm; NAA: 1000 ppm; Bổ sung humate và phụ gia đặc biệt cho các giai đoạn của cây trồng. 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi; 2 Viện Nghiên cứu Rau Quả 130