Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Con Đường Khoan Dung

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Nghị luận xã hội về sống đẹp

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Document

Phần 1

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Tràng Giang

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc


Cảm nghĩ về người thân

Phần 1

Phong thủy thực dụng

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phần 1

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

No tile

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Em hãy kể một câu chuyện đã được nghe, đọc về tính trung thực

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Document

Tả cây vải nhà em

VINCENT VAN GOGH

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

-

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Bao giờ em trở lại

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Microsoft Word - ptdn1252.docx

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

No tile

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Microsoft Word - chantinh09.doc

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Document

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Phần 1

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

PHẦN I

CHƯƠNG I

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

No tile

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Phần 1

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

No tile

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Phần 1

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Bản ghi:

Văn mẫu 8: Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng 1. Bài văn mẫu số 1: Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên Nhà văn người Mĩ chuyên viết truyện ngắn O.Hen-ri sáng tác rất nhiều tác phẩm đặc sắc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, các truyện của ông tuy nhẹ nhàng giản dị nhưng lại thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tình thương yêu giữa con người với con người. Trong số đó, truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" mang đến cho người đọc những rung cảm sâu sắc về lòng nhân ái cao cả giữa những số phận nghèo khổ, đặc biệt hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn thực sự là một kiệt tác nghệ thuật. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của ba nhân vật Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men, họ đều là những người họa sĩ nghèo sống trong khu trọ gần công viên Oa-sinh-tơn. Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ còn trẻ, còn cụ Bơ-men thì đã già, cả cuộc đời luôn ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng vì còn phải kiếm tiền trang trải cuộc sống nên chưa có cơ hội. Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi, khi ấy mùa đông làm cho bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng, vốn nghèo khổ lại thêm bệnh tật, điều đó khiến cô tuyệt vọng không còn muốn sống. Từng ngày nằm trên giường bệnh nhìn ra cửa sổ và đếm từng chiếc lá trên cây thường xuân, cô chờ đợi đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống nghĩa là cô cũng sẽ buông xuôi đi theo cái chết. Biết được suy nghĩ của Giôn-xi, bằng tình thương chân thành của

mình, cụ Bơ-men đã không quản trong đêm bão tuyết mưa rét, không màng tuổi cao sức yếu mà vẽ nên một kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng" để phần nào đó giúp cho Giôn-xi có niềm tin và động lực để sống tiếp, vươn lên và chống chọi với bệnh tật. Có thể nói, cụ Bơ-men qua bức tranh chiếc lá cuối cùng đã thực hiện và có cho mình một kiệt tác để đời. Hình ảnh chiếc lá giống y như thật, đến cả Xiu và Giôn-xi là họa sĩ cũng không nhận ra "cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa", ta cảm nhận được từng đường nét, màu sắc của chiếc lá đều rất rõ nét, chân thật và sống động. Cụ Bơmen đã thực hiện kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, chẳng ai lại xách đèn ra ngoài trời giữa đêm mưa bão tuyết gió lạnh và bắc thang để vẽ bức tranh trên tường gạch. Chỉ có cụ mới làm được điều đó, cụ đã hy sinh tất cả vì nghệ thuật, vì kiệt tác của cuộc đời mình, bất chấp sức khỏe và hoàn cảnh không gian, thời gian, đó chính là thời điểm thích hợp nhất. Kiệt tác nghệ thuật ấy được sinh ra vì một mục đích tốt đẹp và cao cả, đó là mang lại hy vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi, cô còn quá trẻ không thể cứ phó mặc cuộc đời vào chiếc lá vô tri vô giác, phải mạnh mẽ và làm chủ cuộc đời của mình. Hình tượng chiếc lá cuối cùng còn là đại diện cho giá trị nhân đạo cao cả, lòng nhân ái giữa con người với con người. Nếu không vì tình thương với Giôn-xi, sự cảm thông và lòng nhân ái bao la, cụ Bơ-men đã không hy sinh cả tính mạng của mình để vẽ nên hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt đối với tinh thần và sự sống của Giôn-xi. Cuộc đời của cô gái này có lẽ đã khác đi nếu cô nhìn thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống, chỉ nhờ có hình ảnh chiếc lá, cô mới vực dậy được niềm tin sự sống trong tâm hồn mình "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội". Trong con người Giôn-xi đã có nhựa sống mới, cô bắt đầu hi vọng và có cho mình những ước mơ "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ".

Như vậy, hình tượng chiếc lá cuối cùng không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật đơn thuần mà còn giàu giá trị nhân văn cao cả, chính hình tượng chiếc lá cuối cùng đã cho chúng ta nhận ra được một điều rằng sức mạnh của nghệ thuật chân chính xuất phát từ chính tình yêu thương giữa con người, sức mạnh ấy còn đặc biệt hơn khi đó là tình thương giữa những con người nghèo khổ khốn cùng. 2. Bài văn mẫu số 2: Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng O.Hen-ri là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ. Ông có nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng với giá trị nội dung sâu sắc như: Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,... Và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế. Câu chuyện chứa đựng nhiều hình tượng giàu ý nghĩa, đặc biệt là hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Đó là một hình ảnh giàu ý nghĩa không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về tinh thần nhân đạo cao cả nữa. Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống tại một khu nhà chung. Họ là những con người có cùng niềm đam mê nghệ thuật hội họa, mong muốn cống hiến cho đời những kiệt tác đẹp nhất của mình. Trong đó, nổi bật lên là tình bạn của hai người nghệ sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với người nghệ sĩ già Bơ-men. Xiu và Giôn-xi sống cùng nhau trong một căn hộ nhỏ, cùng nhau trải qua những khó khăn về "cơm áo gạo tiền". Cùng sống trong khu nhà đó, có cụ Bơ-men, cụ cũng là một người họa sĩ. Nhưng những chật vật về cuộc sống không cho phép cụ theo đuổi mơ ước của mình, để cụ chỉ có thể ngồi làm mẫu vẽ cho những họa sĩ trẻ. Cả cuộc đời cụ mơ ước mình sẽ vẽ được một kiệt tác để đời mà vẫn chưa thực hiện được cho đến khi Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi nặng rồi mất hết hi vọng khiến cụ và Xiu vô cùng lo lắng. O.Hen-ri đã làm nổi bật lên trong câu chuyện của mình tình bạn giữa những con người nghèo khổ. Một Xiu hết lòng lo lắng cho người bạn của mình, chăm sóc, kiếm tiền chữa bệnh, thuốc thang, động viên Giôn-xi; một cụ Bơ-men với tình yêu thương vô bờ bến dành cho cô gái nghèo Giôn-xi. Và chính tình yêu

đó đã giúp cụ vẽ lên một kiệt tác để đời: Một chiếc lá thường xuân cuối cùng. Chính chiếc lá ấy đã vực dậy, làm hồi sinh một con người đã mơ tưởng đến "những nơi xa xôi" - Giôn-xi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà O.Hen-ri tạo ra vô cùng giàu ý nghĩa, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng trong đó cả những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc nữa. Về mặt nghệ thuật, chiếc lá cuối cùng trên tường ấy là một kiệt tác để đời của cụ Bơ-men - một người nghệ sĩ. Kiệt tác tức là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo, hết sức tuyệt vời, giàu ý nghĩa. Người ta thường nhắc tới các kiệt tác nổi tiếng thế giới như bức tranh nàng Mona Lisa của De Vinci, Sáng tạo của Adam - Michelangelo... Nhưng kiệt tác được tạo nên trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của Ô Henri lại chỉ là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng bình thường trên một bức tường. Thế nhưng ẩn sâu trong nó lại chứa đựng một tấm lòng cao cả, lớn lao, một sự hy sinh thầm lặng, không cầu báo đáp. Về giá trị nhân đạo, Chiếc lá cuối cùng là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng Giôn-xi - một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá ấy đã thực hiện ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng to lớn của mình là gieo lại niềm hi vọng sống cho một con người, cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần. Không chỉ thế, nó còn mang trong mình tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người họa sĩ nghèo, già cả - Bơ-men đối với Giôn-xi. Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường - kiệt tác để đời của cụ Bơ-men. Cuối cùng, cụ Bơ-men - người vẽ lên kiệt tác chiếc lá ấy đã không qua khỏi được căn bệnh viêm phổi nặng. Vậy nhưng chiếc lá mà cụ đã vẽ ấy đã giúp hồi sinh một con người. Sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của cụ thật đáng trân trọng biết nhường nào. Qua hình ảnh chiếc lá và sự hi sinh của người nghệ sĩ

già, tác giả Ô Henri muốn nhấn mạnh với chúng ta mục đích cao cả của nghệ thuật. 3. Bài văn mẫu số 3: Phân tích hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên Nhà văn O.Hen-ri là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Mỹ, ông có nhiều sáng tác thu hút và gây được tiếng vang lớn với người đọc. Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là một tác phẩm có sức hút vô cùng lớn với người đọc thể hiện khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn mỹ trong cuộc sống của tác giả một cách vô cùng mãnh liệt cháy bỏng. Hình ảnh "Chiếc lá cuối cùng" trong kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già Bơ-men đã để lại trong lòng độc giả nhiều xúc động. Nó là một kiệt tác giàu tính nhân văn, cao cả, tính nghệ thuật sâu sắc. Hình ảnh "Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh những số phận họa sĩ nghèo cùng sống chung trong một ngôi nhà trọ. Hai cô họa sĩ trẻ mới vào trường mỹ thuật tên là Giôn-xi và Xiu, cùng ông họa sĩ già tên Bơ-men. Không may, Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi cô luôn có cảm giác rằng mình sắp chết. Năm đó mùa đông vô cùng lạnh lẽo, tuyết rơi phủ trắng đường, những trận bão tuyết làm cho căn bệnh của Giôn-xi càng nên nặng hơn. Cuộc sống của ba người họ vô cùng buồn bã, nó diễn ra lặp đi lặp lại mỗi ngày tẻ nhạt, xung quanh ngôi nhà họ ở có một cái cây, và những bụi dây leo quanh. Chiếc lá trên những cánh thường xuyên kia được tượng trưng cho số phận của cô gái xấu số Giôn-xi, bởi cô cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì lúc đó cô cũng sẽ chết. Giôn-xi hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống, và cô gái Giôn-xi này phó mặc đời mình vào những chiếc lá. Cả ba người họ đều là nghệ sĩ, chính là những người đi tìm niềm vui trong cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp và vì cái đẹp mà hoàn thiện bản thân mình tới sự chân-thiện-mỹ.

Ông cụ Bơ-men là người sống vì nghệ thuật, ông luôn mơ ước mình có thể vẽ được một tác phẩm để đời, một kiệt tác mà người đời sau phải trầm trồ ngưỡng mộ. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh để kiếm vào đô la một giờ ông cụ buộc lòng phải ngồi làm mẫu vẽ cho những sinh viên trường mỹ thuật. Chính vì vậy, ước mơ về một tác phẩm để đời của ông vẫn chưa thực hiện được. Ông cụ Bơ-men thường thương cho Giôn-xi khi cô tuyệt vọng ngồi đếm những chiếc lá rơi rồi lo lắng khi những chiếc lá còn lại trên cây ngày càng ít đi. Chính nhờ tình thương với cô gái trẻ này mà ông cụ Bơ-men đã sáng tác ra một bức tranh kiệt xuất đó chính là bức tranh chiếc lá cuối cùng, bởi ông biết nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với cô gái Giôn-xi tội nghiệp của chúng ta. Có thể nói rằng bức tranh Chiếc lá cuối cùng vừa bắt đầu cho một cuộc sống mới vừa kết thúc một đời người. Bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men chính là điểm nhấn là tia sáng của toàn bộ tác phẩm này. Nó là cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác, thể hiện sự đồng cảm nhân văn của tác giả. Bức tranh chiếc lá cuối cùng là biểu tượng giàu tính giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng giàu giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc. Khi chúng ta xét về phương diện nghệ thuật có thể thấy rằng đây chính là một bức tranh vô cùng xuất sắc của ngành mỹ thuật, khi ông Bơ-men vẽ thành công bức tranh mà Giônxi một sinh viên trường mỹ thuật nhìn chiếc lá trên cái cây ấy hoàn toàn không phát hiện ra nó chỉ là một bức tranh được vẽ nên. Vậy thì bức tranh đó phải vô cùng xuất sắc giống y như thật. Chính bức tranh kiệt tác này tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm, nó thể hiện sự tài hoa, sâu sắc tinh tế của nhà văn O.Hen-ri, dẫn dắt người đọc sang một lối rẽ khác của câu chuyện. Kiệt tác bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men đã giúp cho nhân vật Giôn-xi có hy vọng vào cuộc sống, có ý chí chiến đấu với bệnh tật mà không buông bỏ mạng sống của mình.

Bức tranh Chiếc lá cuối cùng được ông lão Bơ-men vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm mà những chiếc lá thường xuân đã rụng hết rồi. Và bức tranh của ông kịp thời cứu sống một linh hồn. Nhưng vì muốn kéo dài sự sống cho cô gái Giôn-xi mà ông cụ Bơ-men đã sinh bệnh rồi qua đời vào sáng hôm sau vì lạnh cóng. Một sự hy sinh vô cùng cao đẹp của một con người có trái tim nhân hậu ấm áp. Sự hy sinh của ông cụ Bơ-men khiến người đọc vô cùng xúc động rưng rưng dòng lệ. Ông cụ đã hy sinh mạng sống của mình cho nhân vật Giôn-xi có thêm động lực sống tiếp. Một sự hy sinh vô cùng nhân văn cao cả. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men chính là một kiệt tác hoàn hảo chứng minh cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà văn O.Hen-ri và những người làm những nghề nghiệp liên quan tới nghệ thuật. Nó thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của tác giả. Nó thể hiện một triết lý sống vô cùng cao đẹp, đáng quý của cuộc đời.