Nghị luận về bạo lực học đường trong học sinh hiện nay

Tài liệu tương tự
Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường – Văn hay lớp 9

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Nghị luận xã hội về tệ nạn xã hội nghiện game của giới trẻ – Văn mẫu lớp 9

LÔØI TÖÏA

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nghĩ về mái trường

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Tải truyện "Chiến" Chiếm Hữu | Chương 20 : Chương 20: Cuộc chiến thứ 20

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

4 Buoc So Cuu Can Lam Ngay Khi Bi Cho Can

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Phân tích bài thơ Chiều tối

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Cảm nghĩ về người thân

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Thuyết minh về con gà – Văn mẫu lớp 8

No tile

Tải truyện Đừng Nói Với Anh Ấy Tôi Vẫn Còn Yêu (Phần 2) | Chương 2 : Chương 2

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Giải thích câu: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

CHƯƠNG 1

Con Đường Khoan Dung

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

No tile

Nghị luận xã hội về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”

mộng ngọc 2

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Layout 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) của Đảng về " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí"

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Giới thiệu về quê hương em

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử – Văn mẫu lớp 9

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bản ghi:

Nghị luận về bạo lực học đường trong học sinh hiện nay Author : Kính Cận Categories : Văn mẫu hay lớp 9 Nghị luận về bạo lực học đường trong học sinh hiện nay 1. Mở bài Dàn ý chi tiết Nạn bạo lực học đường đang là một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trong thời gian gần đây. 2. Thân bài a. Giải thích Bạo lực học đường là việc gây tổn hại giữa các học sinh; sinh viên giữa giáo viên và học sinh trong môi trường học tập. Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức: lăng mạ; xúc phạm; cố ý gây thương tích; chế giễu; b.thực trạng Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề báo động, cấp thiết trong môi trường giáo dục. Nạn bạo lực học đường xảy ra nhiều ở nữ sinh Độ tuổi chủ yếu là từ 15-18 tuổi Mâu thuẫn phát sinh chỉ vì những xích mích nhỏ. Một vài vụ việc tiêu biểu c. Hậu quả Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, khôn lường: Tải tài liệu văn tại

+ Suy đồi đạo đức; nhân cách cá nhân + Gây thiệt hại về sức khỏe thậm chí là tính mạng con người + Gây tổn hại đến nhân phẩm; danh dự con người + Cá nhân có thể sẽ đối diện với sự trừng phạt của pháp luật khi còn quá trẻ=> ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp về sau. + Gây mất trật tự an toàn an ninh xã hội + Đi ngược lại với lí tưởng giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn + Gây tâm lí hoang mang cho các bậc phụ huynh và các bạn khác + Ảnh hưởng đến giảng dạy; truyền thụ kiến thức d. Nguyên nhân + Tâm sinh lý mới lớn: thích thể hiện; bồng bột; thiếu suy nghĩ + Sự quản lí lòng lẻo từ phía nhà trường + Gia đình chưa quan tâm sát sao + Cá nhân chưa định hướng đúng; hiểu rõ về cách thức giáo dục => ức chế trong quá trình giảng dạy => mâu thuẫn + Bị kẻ xấu lôi kéo dụ dỗ + Thiên về học các môn cứng như Toán văn anh còn các môn về xây dựng bản thân và kĩ năng sống chưa được tích cực. e. Giải pháp + Bản thân cá nhân: trau dôi; xác định đúng đắn mục tiêu học tập, đến trường + Giư vững quan điểm + Gia đình nhà trường nên chú ý quan tâm sát sao hơn; nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm sinh lý các em + Gần gũi hơn qua các buổi teambuilding; cắm trại; worrkshop; sinh hoạt chia sẻ Tải tài + Môn liệu văn học tại GDCD nên được chú trọng và đầu tư giảng dạy hơn.

f. Liên hệ bản thân + Lễ phép với thầy cô + Chan hòa với bạn bè + Tích cực học tập; rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi; thành tấm gương tốt và có ích cho cộng đồng. 3. Kết bài Nạn bạo lực học đường là một vấn nạn tiêu cực. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để đẩy lùi vấn nạn đáng sợ này, trở cho con trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh và phát triển. Bài làm Xã hội ngày càng phát triển, thế hệ trẻ ngày càng được đầu tư phát triển từ sinh hoạt, đi lại, vui chơi; giải trí cho đến học tập. Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu cho một quốc gia phát triển. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có giá trị và lâu bền. Môi trường giáo dục hiện nay được canh tân với nhiều cải cách; nhiều đầu tư trang thiết bị phục vụ tối ưu. Thế nhưng liệu rằng cứ đầu tư là sẽ phát triển đi lên hay không? Đây là một câu hỏi làm tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các chuyên gia. Bởi chất lượng của giáo dục không chỉ phụ thuộc vào cơ sở vật chất mà còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Những năm vừa qua, dư luận báo chí không khỏi lùm xùm dấy lên những vụ nữ sinh đánh nhau, cởi đồ; giáo viên mầm non ngược đãi trẻ;.. Người ta gọi chung nó là Bạo lực học đường. Nạn bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng Vậy Bạo lực học đường là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến thế? Bạo lực học đường là việc sử dụng những hành vi hung tính; ngang ngược; sai trái gây tổn hại đến người khác; bao lực học đường xảy ra giữa các học sinh; sinh viên giữa giáo viên và học sinh trong môi trường học tập. Bạo lực học đường bao gồm bạo lực về tinh thần và bạo lực về thể chất được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: đánh đập; lăng mạ; xúc phạm; cố ý gây thương tích; chế giễu; Vấn đề bạo lực học đường đang là chiếc đèn đỏ báo động dấy lên hồi chuông cấp thiết trong môi trường giáo dục. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Giáo dục và đào tạo thì trong một năm học, trên toàn quốc có đến hơn1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, tương đương trung bình là 5 vụ/ngày và cứ trên 5200 học sinh lại có một em đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, nạn bạo lực học đường xảy ra chủ yếu ở phái yếu- nữ giới và độ tuổi chủ yếu là lứa tuổi mới lớn, là từ 15-18 tuổi. Cũng theo như tiến trình điều tra, xét hỏi, các vụ bạo lực đa số phát sinh chỉ từ những xích mích nhỏ như: kiêu; điệu; ngứa mắt; hay đôi co tình cảm,.. Tải tài liệu văn tại

Trên các trang báo đài luôn cập nhật đưa tin khá nhiều về các vụ bạo lực học đường xảy ra trên địa bàn. Ta chắc hẳn còn nhớ đến vụ cô giáo tại trường Tiểu học xã Phìn Ngan; huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã nổi nóng, dùng tay tát liên tiếp đến tím mắt một em học sinh chỉ vì viết sai lỗi chính tả. Hay phẫn nỗ, ngán ngẩm khi nhắc tới vụ án hai nữ sinh lớp 9 trường THCS Quỳnh Long cầm dép tát liên tiếp vào mặt 2 bạn nữ khác rồi sau đó lai hả hê quay video tung lên mạng để tự cao dằn mặt hồi đầu năm 2017 vừa qua. Nói đến đây chắc hẳn đã không ít tiếng thở dài; nỗi lòng thổn thức đáng chiêm nghiệm cho vấn nạn sâu cay này. Nạn bạo lực học đường là một vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội nhân loại bởi nó gây ra nhiều hậu họa nguy hiểm, khôn lường. Dù bạo lực diễn ra dưới hình thức nào thể hiện ra sao thì nó cũng gây ra những tổn hại đến con người. Đó có thể là tổn hại về nhân thân: danh dự; uy tín bị xâm phạm cũng có thể là những tổn hại về sức khỏe và thậm chí còn trả giá bằng cả tính mạng con người. Quan hệ nhân thân và tính mạng, sức khỏe con người là những khách thể được luật hình sự bảo vệ. Bởi vậy khi đến một chừng mực nhất định, chủ thể của nạn bạo lực học đường có thể sẽ phải đối diện với sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật hình sựchế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai, sự nghiệp sau này của các bạn trẻ. Không chỉ gây sức đè lên cá nhân, nạn bạo lực học đường còn là hòn đá tảng chắn ngang sự phát triển của xã hội. Bởi lẽ chính những vụ bạo lực học đường đã và đang gây rối trật tự công cộng; làm mất ổn định an ninh, an toàn xã hội; kỉ cương bị lung lay. Nạn bạo lực học đường là con sâu đục khoét môi trường giáo dục; đi ngược lại với lý tưởng cao đẹp của ông cha ta: Tiên học lễ, hậu học văn. Chức năng chính của thầy cô là giảng dạy là cung cấp kiến thức ấy vậy mà giờ đây lại còn phải đi giải quyết những vụ bạo lực thì liệu rằng chát lượng giáo dục, thời gian giáo dục cũng như tâm huyết liệu có còn được bảo đảm? Và cuối cùng nạn bạo lực học đường còn mang đến tâm lý hoang mang, e ngại cho các bậc phụ huynh và các bạn đồng trang lứa khác khi mỗi ngày cắp sách đến trường lại ngoài việc lo học hành lại phải lo cả đến vấn đề an toàn. Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều vấn đề nan giải được đặt ra Muốn chữa được bệnh thì trước hết phải bắt được bệnh. Để tìm ra hướng giải quyết cho những hậu họa đã đề cập chúng ta hãy cũng đi tìm hiểu nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường. Bạo lực học đường có nguồn gốc từ đâu? Do cá nhân hay còn có nhân tố tác động? Về mặt chủ quan ta có thể thấy rằng, nạn bạo lực học đường xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi mới lớn. Lúc này tâm sinh thay đổi; có những diễn biến phức tạp, con người thương thích thể hiện, thích ra oai với bạn bè. Ở lứa tuổi này, khả năng suy nghĩ chín chắn; hành động cẩn thận; tỉ mỉ còn rất hạn chế; cái tôi cá nhân thường lớn và thường mang tính chất áp đặt; khiên cưỡng. Về mặt khách quan có thể kể đến các nhân tố tác động đến như: gia đình; trường lớp; xã hội. Gia đình là nơi gần gũi nhất với con thế nhưng lại không ít các gia đình bố mẹ chỉ lo đi kiếm tiền mà bỏ bê con cái; không quan tâm đến tâm tư của con; thời gian biểu và bạn bè của con. Khi đến lớp nhà trường lại không quản lí hết được các em học sinh; thường chú trọng đến các môn chính như Văn; Toán; Lí; Hóa;..mà không theo dõi được sát sao từng em; chú trọng giáo dục nhân cách và kĩ năng sống cho các em trẻ. Ra ngoài xã hội với tâm lí non nớt, các em lại bị những lời ngon tiếng ngọt của kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo; kích động. Cộng hưởng những nguyên nhân trên con đường dẫn đến bạo lực học đường là vô cùng gần. Chỉ một chút xích mích; chỉ vì cái nhìn; chỉ vì câu nói cũng có thể châm ngòi cho chiến tranh. Tải tài liệu văn tại Bạo lực học đường còn xảy ra giữa giáo viên với học sinh. Trường hợp này là ít nhưng cũng

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) không thể không nói đến. Do áp lực nghề nghiệp; do học sinh còn chống đối; không chịu tiếp thu; do tính cách mà một số thầy cô đã có những cách cư xử không phù hợp với học trò của mình. Những trường hợp này nên được xử lí kỷ luật nghiêm khắc để làm trong sạch nền giáo dục nước nhà. Vấn nạn bạo lực học đường nên được đẩy mạnh giải quyết triệt để và nhanh chóng. Đối với bản thân mỗi cá nhân, mỗi học sinh đầu tiên chúng ta phải xác định đúng đắn mục tiêu và phương pháp học tập, đến trường đến lớp là để trau dồi tri thức và rèn luyện đạo đức; là lễ phép với thầy cô; chan hòa với bạn bè. Chúng ta hãy luôn giữ vững quan điểm; lập trường đúng đắn; để tránh bị kẻ xấu kích động; lôi kéo dụ dỗ. Nên tránh xa những chuyện tình cảm nhăng nhít mà tập trung chính cho công việc tích lũy kiến thức. Để đẩy lùi vấn nạn này cũng cần phải có sự tương giao tích cực của gia đình và nhà trường. Mỗi bậc cha mẹ; mỗi thầy cô nên chú ý quan tâm sát sao đến tâm sinh lý của các em; nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh, chuyện to hóa nhỏ; chuyện nhỏ hóa thành không. Nhà trường cũng kết hợp với hội phụ huynh, với các tổ chức chuyên ngành để thiết lập các buổi vui chơi teambuilding; các buổi hội thảo; chia sẻ củng cố kĩ năng sống; đạo đức, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho các em học sinh. Nạn bạo lực học đường đang là cây gậy chắn ngang sự phát triển của thế hệ trẻ; sự đi lên của đất nước. Mỗi chúng ta hãy cũng nhau chung tay, cùng nhau hành động để đẩy lùi vấn nạn này; để trả lại cho những mầm non tương lai của đất nước một môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển toàn diện. Tải tài liệu văn tại