Microsoft Word - 19-NGUYEN DUC THINH_NN( )

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 13-NN-TRAN VAN HIEU(97-104)162

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Thuyết minh về hoa mai

Thuyết minh về cây hoa mai hay

TÌM NƯỚC

Hotline: Du lịch chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 Ngày - 0 Đêm (T-S-OT-VNM-86)

Tướng Ngô Quang Trưởng

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Microsoft Word - V doc

CHƯƠNG 2

1

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY CÓ MÚI Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) Khả năng gây hại - Ấu và thành trùng chích hút dinh dưỡng lá, đọt non làm p

Thien yen lang.doc

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Microsoft Word - Tai lieu huong dan dieu tra 30 cum 2009 f.DOC

(Microsoft Word - C\342y Mu`a Xu\342n Tu` 2003-Hi\352?n ta?i)

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Tam Quy, Ngũ Giới

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Microsoft Word - GIÆO XỨ BACH XA

Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

NguyenThanhLong[1]

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

ÔNG ĐẠO DỪA MỘT THỜI CỒN PHỤNG Võ Quang Yến 1989 Ông Nguyễn Thành Nam sinh năm Kỷ Dậu (1910) tại xã Phước Thạnh, tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh K

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

PNQW5655ZA-IIQG-MV72AVN.book

Microsoft Word - doc-unicode.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

CHƯƠNG 10

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

NHỮNG HOẠT ĐỘNG

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

ptd PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA Hƣớng dẫn thực địa dành cho cán bộ khuyến nông và Câu lạc bộ nông dân Chương trình Khuyến nông PTD Phát triển k

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Code: Kinh Văn số 1650

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

Thuyết minh về một loài hoa

Microsoft Word - 8b. Tai lieu doc them ve Khai thac TS.doc

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG TUẦN 5 CTKM "TIỆN ÍCH TUYỆT VỜI CÙNG I. 100 Khách hàng đăng ký và kích hoạt đầu tiên STT Chi nhánh Họ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

B n tin Di s n V n hãa Sè 04 (24) 2013 Nhµ thê téc t¹ mét vµi th«ng tin vò lþch sö, v n hãa Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên cùng với tầm nhìn c

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

DANH SÁCH LỚP 6.1 NH DANH SÁCH LỚP 6.2 NH Stt Họ và Tên Lớp cũ Ngày Sinh Stt Họ và Tên Lớp cũ Ngày Sinh 01 Nguyễn Nhật Khánh An 29

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 11/2018/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả


1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

nhayduvietnam - Yahoo! Mail

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Tựa

Thuyết minh về Cố Đô Huế

Microsoft Word

No tile

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Tả người thân trong gia đình của em

Bản ghi:

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC ÁP DỤNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH CỦA NGÀI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI, PRAYS ENDOCARPA MEYRICK (LEPIDOPTERA: YPONOMEUTIDAE) Nguyễn Đức Thịnh 1, Lê Kỳ Ân 2, Châu Nguyễn Quốc Khánh 3 và Lê Văn Vàng 3 1 Chi Cục Bảo vệ Thực vật Vĩnh Long 2 Công ty The Fruit Republic 3 Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 07/08/2013 Ngày chấp nhận: 30/10/2013 Title: Studying the optimal condition for trap application of sex pheromone of the citrus pock caterpillar, Prays endocarpa Meyrick (Lepidoptera: Yponomeutidae) Từ khóa: Pray endocarpa, (Z)-7- tetradecenal, sâu đục vỏ trái bưởi, pheromone giới tính, bẫy pheromone Keywords: Pray endocarpa, (Z)-7- tetradecenal, the citrus pock caterpillar, sex pheromone, pheromone trap ABSTRACT The citrus pock caterpillar, Prays endocarpa, is one of serious insect pests of pomelo in the Mekong Delta. In order to apply sex pheromone as a tool for a sustainable management of P. endocarpa, optimal conditions for the application were investigated in Nam Roi pomelo orchards at My Hoa village, Binh Minh district, Vinh Long province. The results showed that Vietnamese lure (lure prepared in Vietnam) was as effective as Japanese lure (lure prepared in Japan) in attraction of P. endocarpa males. Otherwise, sticky traps showed more efficient in capture of P. endocarpa males than water traps. Traps setting with the horizontal sticky board captured more P. endocarpa than those with vertical sticky board, while roof trap did not effect on the attractiveness of lure. The best height for trap catch of P. endocarpa males in Nam Roi pomelo orchards was 1.0 1.5 meter. TÓM TẮT Sâu đục vỏ trái bưởi, Prays endocarpa, là một trong những đối tượng gây hại quan trọng trên bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm ứng dụng pheromone giới tính như là một công cụ cho chiến lược quản lý bền vững đối với đối tượng gây hại này, điều kiện thích hợp cho việc áp dụng bẫy pheromone giới tính đã được khảo sát trên các vườn bưởi Năm roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Không có sự khác biệt ý nghĩa trong số lượng ngài P. endocarpa bắt được bởi bẫy đặt với mồi pheromone được điều chế ở Nhật Bản và bẫy đặt với mồi pheromone được điều chế ở Việt Nam. Theo hướng khác, bẫy dính cho hiệu quả bắt ngài cao hơn so với bẫy nước. Bẫy được đặt với tấm dính nằm ngang bắt được nhiều ngài P. endocarpa hơn so với bẫy được đặt với tấm dính nằm đứng, trong khi mái che thì không ảnh hưởng đến số lượng ngài vào bẫy. Độ cao đặt bẫy trên vườn bưởi Năm roi tốt nhất là từ 1,0 1,5 m. 1 GIỚI THIỆU Sâu đục vỏ trái bưởi, Prays endocarpa (Lepidoptera: Yponomeutidae), là một trong các đối tượng gây hại quan trọng trên bưởi Năm roi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Sâu mới nở đục vào ăn phá bên trong vỏ trái làm cho trái bị rụng trước khi trưởng thành, hoặc vỏ trái u nần, dù không ảnh hưởng đến chất lượng của thịt trái nhưng giảm đáng kể giá trị thương phẩm của trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Do sâu ẩn bên trong vỏ trái nên 130

việc phòng trị bằng biện pháp xử lý nông dược chỉ cho hiệu quả cao trong một giai đoạn rất ngắn, khi sự tấn công chưa vào sâu bên trong vỏ trái. Pheromone giới tính là hợp chất hoặc hỗn hợp của các hợp chất hóa học được cá thể tiết ra để hấp dẫn sự bắp cặp của các cá thể khác giới trong loài. Cho đến nay pheromomne giới tính của 643 loài côn trùng cánh vảy đã được xác định (Ando, 2013) nhằm mục đích ứng dụng trong khảo sát diễn biến mật số quần thể (monitoring), bẫy tập hợp (mass trapping) và quấy rối sự bắt cặp (mating disruption) (El-Sayed, 2012). Pheromone giới tính của P. endocarpa đã được xác định là hợp chất (Z)- 7-tetradecenal (Z7-14:Ald) (Vang et al., 2011). Quy trình tổng hợp và hiệu quả ứng dụng của hợp chất Z7-14:Ald đã được xây dựng và thẩm định trong các điều kiện ở Việt Nam (Lê Văn Vàng và ctv., 2006). Mặc dù cho hiệu quả cao trong khảo sát diễn biến quần thể, bẫy tập hợp và quấy rối sự bắt cặp (Vang et al., 2011), cho đến nay việc ứng dụng pheromone giới tính của P. endocarpa ở ĐBSCL vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm do giá thành áp dụng cao. Để có thể ứng dụng pheromone giới tính như là một công cụ trong việc quản lý sự gây hại của P. endocarpa ở ĐBSCL, nghiên cứu các điều kiện thích hợp cho việc áp dụng, đồng thời tìm kiếm các vật liệu nội địa thay thế nhằm làm giảm giá thành áp dụng là rất cần thiết. Trong báo cáo này chúng tôi trình bày kết quả khảo sát các điều kiện thích hợp và đánh giá hiệu quả của một số vật liệu thay thế cho việc sử dụng bẫy pheromone giới tính của ngài sâu đục vỏ trái bưởi trên các vườn bưởi Năm roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Hóa chất Hợp chất (Z)-7-tetradecenal (Z7-14:Ald), pheromone giới tính của P. endocarpa, được tổng hợp trong chương trình nghiên cứu trước đây tại Phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, Đại học Cần Thơ (Vang et al., 2011). n-hexane là dạng dùng trong phân tích HPLC (HPLC grade) Silica gel (60N) được mua từ Công ty hóa chất Merck (Đức). Ni trat bạc (AgNO 3 ) được mua từ Công ty hóa chất tinh khiết Wako. Z7-14:Ald được tinh lọc bằng cột sắc ký mở với pha tĩnh là hỗn hợp 15% AgNO 3 trong silica gel trước khi được dùng để điều chế mồi pheromone. 2.2 Mồi pheromone Mồi pheromone của ngài đục vỏ trái bưởi được điều chế như mô tả của Lê Kỳ Ân (2009). Một cách ngắn gọn, hợp chất Z7-14:Ald, được pha loãng trong n-hexane ở nồng độ 100 mg/ml, rồi nhồi vào chất nền là một tuýp cao su Aldrich (grey rubber, 8 mm OD; Sigma-Aldrich) (Hình 1A) hoặc một tuýp cao su nhỏ (đường kính 3 mm, dài 6 mm, dùng trong ghép cà chua) (Hình 1B) ở hàm lượng 10 μl (tương ứng với 1,0 mg Z7-14:Ald) bằng một micro-syringe. Sau khi để cho dung môi (n-hexane) bay hơi (khoảng 15 phút), mồi pheromone được gói lại bằng giấy nhôm (aluminum foil), dán nhãn và trữ trong tủ lạnh cho đến khi đem đi thí nghiệm. A Hình 1: Chất nền để điều chế mồi pheromone Tuýp cao su Aldrich (A); Tuýp cao su Việt Nam (B) Ngoài ra, mồi pheromone của ngài P. endocarpa được điều chế và cung cấp từ phòng thí nghiệm Sinh Thái Học Hóa Chất, Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) được sử dụng trong thí nghiệm so sánh hiệu quả của mồi pheromone được điều chế ở Việt Nam và Nhật Bản. 2.3 Đánh giá hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone Năm roi 7 năm tuổi có diện tích 3.000 m 2 tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ 08/04/2008 đến 08/05/2008 theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy pheromone. Trong thí nghiệm này hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone giới tính điều chế tại Việt Nam được so sánh với hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone giới tính được điều chế tại Nhật Bản. Bẫy đặt với mồi là ngài cái chưa bắt cặp và bẫy đặt với mồi là tuýp cao su nhồi 10 μl n- hexane được dùng làm các nghiệm thức đối chứng. 2.4 Khảo sát ảnh hưởng của vật liệu làm chất nền lên sự hấp dẫn của pheromone giới tính đối với ngài sâu đục trái bưởi Năm roi 7 năm tuổi có diện tích 3.000 m 2 tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 18/7/2008 đến 15/8/2008 (Thí nghiệm 1) và từ ngày 06/3/2009 đến 06/4/2009 (Thí nghiệm 2) theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 B 131

nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là một bẫy pheromone. Trong thí nghiệm này, hiệu lực hấp dẫn đối với ngài P. endocarpa của mồi pheromone có chất nền là tuýp cao su Việt Nam (Hình 1B) được so sánh với hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone có chất nền là tuýp cao su Aldich (Hình 1A). Bẫy đặt với mồi là tuýp cao su Aldrich nhồi 10 μl n-hexane được dùng làm nghiệm thức đối chứng. 2.5 Khảo sát ảnh hưởng của loại bẫy lên số lượng ngài P. endocarpa vào bẫy Năm roi 7 năm tuổi có diện tích 5000 m 2 tại ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ 11/01/2010 đến 21/02/2010 theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là một bẫy pheromone. Đối với nghiệm thức đối chứng mồi là ống cao su được nhồi với 10 μl n-hexane. Trên vườn thí nghiệm, bẫy được treo trên cành bưởi ở độ cao khoảng 1,2 1,5 m nơi râm mát. Các kiểu bẫy dùng trong thí nghiệm gồm: 1) Bẫy dính có mái che Takeda: bẫy pheromone bao gồm một tấm dính (27 cm x 30 cm) và mái che được mua từ Công ty hóa chất Takeda (Takeda Chemical Ind., Ltd., Osaka, Nhật Bản) (Hình 2A). Mồi pheromone được đặt ở giữa tấm dính. 2) Bẫy dính có mái che tự chế: bẫy pheromone bao gồm một tấm dính là một miếng bìa cứng (25 x 30 cm) bên ngoài được bao lại bằng bọc nylon (để tránh bị ướt), trên một mặt ny lon được phết keo bắt côn trùng (sử dụng trong làm bẫy màu); mái che được làm bằng tấm nhựa xốp dày 2,5 mm (Hình 2B). Mồi pheromone được đặt ở giữa tấm dính. 3) Bẫy nước dạng chai: là dạng chai nhựa có dung tích 1,0 và 1,5 lít được cắt 3 ô cửa sổ hình vuông (4 x 4 cm), bên dưới cửa bẫy 5-7 cm khoét từ 3-5 lỗ nhỏ để làm nơi thoát nước (Hình 2C). Mồi pheromone được treo bên trong bẫy ở giữa và ngay bên trên cửa bẫy (khoảng 1 cm). Vật liệu để bắt và giết ngài trong bẫy là dung dịch nước xà phòng (~15 g xà phòng/lít nước). 4) Bẫy nước dạng hộp: tương tự như bẫy nước dạng chai, nhưng bẫy được làm hộp nhựa có dung tích 2,0 lít được cắt 3 cửa sổ hình chữ nhật (3 x 7 cm), bên dưới cửa bẫy 5-7 cm khoét từ 3-5 lỗ nhỏ để làm lỗ thoát nước (Hình 2D). Mồi pheromone được treo bên trong bẫy ở giữa và ngay bên trên cửa bẫy (khoảng 1 cm). Vật liệu để bắt và giết ngài trong bẫy là dung dịch nước xà phòng (~15 g xà phòng/lít nước). A B C D E Hình 2: Các kiểu bẫy dùng trong thí nghiệm A) Bẫy dính có mái che Takeda; B) Bẫy dính có mái che tự chế; C) Bẫy chai nước 1,0 lít; D) Bẫy chai nước 1,5 lít; E) Bẫy hộp nước 2,0 lít 2.6 Khảo sát ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy lên số lượng ngài P. endocarpa vào bẫy Long từ ngày 21/2/2010 đến 14/3/2010 theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm Năm roi 7 năm tuổi có diện tích 5000 m 2 tại ấp Mỹ thức là một bẫy pheromone treo ở một độ cao trên Hưng 2, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh vườn bưởi. Các độ cao đặt bẫy gồm: 1) 1,0 m tính 132

từ mặt đất; 2) 1,5 m tính từ mặt đất; 3) 2,0 m tính từ mặt đất; 4) 3,0 m tính từ mặt đất. Nghiệm thức có bẫy đặt với mồi là tuýp cao su nhồi 10 μl n-hexane được dùng làm đối chứng. 2.7 Khảo sát ảnh hưởng của cách đặt bẫy số lượng ngài P. endocarpa vào bẫy Năm roi 7 năm tuổi với diện tích 5000 m 2, tại ấp Mỹ Hưng 2, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 13/12/2010 đến 10/01/2011 theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là một bẫy pheromone được đặt theo một cách. Nghiệm thức đối chứng sử dụng bẫy dính có mái che Takeda với mồi là tuýp cao su nhồi 10 μl n-hexane. Trên vườn thí nghiệm bẫy được treo ở độ cao từ 1,2-1,5 m và mồi pheromone được dán vào giữa tấm dính của bẫy. Các cách đặt bẫy trong thí nghiệm gồm: 1) Bẫy tự chế đặt đứng không có mái che: là một tấm dính (25 cm x 30 cm) tương tự như tấm dính ở bẫy mái che tự chế (Mục 2.5, Hình 2B). Trên vườn thí nghiệm, bẫy được treo đứng (Hình 3A); 2) Bẫy tự chế đặt nằm không có mái che: Tương tự như bẫy đứng nhưng trên vườn thí ngiệm bẫy được treo theo kiểu nằm ngang (Hình 3B); 3) Bẫy tự chế đặt theo hình chữ V không có mái che: bẫy là một miếng nhựa xốp có kích thước 50 cm x 30 cm, được bẻ thành hình chữ V. Keo dính được phủ lên mặt trong của chữ V. Mồi pheromone giới tính được treo chính giữa bẫy (Hình 3C); 3 Bẫy Takeda có mái che đặt nằm (Hình 2A); 4) Bẫy tự chế có mái che đặt nằm (Hình 2B). A B C Hình 3: Cách đặt bẫy thí nghiệm A) bẫy đặt đứng không mái che; B) bẫy đặt nằm không mái che; C) bẫy đặt hình chữ V không mái che 2.8 Ghi nhận và xử lý số liệu Số lượng ngài P. endocarpa vào bẫy ở tất cả các thí nghiệm được ghi nhận mỗi tuần một lần, số Nghiệm thức liệu được chuyển sang log(x + 1) và xử lý thống kê bằng phầm mềm MSTATC. 3 KẾT QUẢ 3.1 Hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone Kết quả trình bày trong Bảng 1 cho thấy số lượng ngài vào bẫy ở các nghiệm thức có mồi pheromone cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức có mồi là ngài cái chưa bắt cặp và đối chứng, chứng tỏ, mồi pheromone đã thành công trong việc hấp dẫn ngài P. endocarpa đực. Số lượng ngài vào bẫy ở nghiệm thức có mồi pheromone được điều chế tại Nhật Bản (19,7 con/bẫy/tuần) và nghiệm thức có mồi pheromone được điều chế tại Việt Nam (19,3 con/bẫy/tuần) thì không khác biệt ý nghĩa với nhau. Kết quả này cho thấy mồi pheromone được điều chế tại Việt Nam có hiệu lực tương đương với mồi pheromone được điều chế tại Nhật Bản trong việc hấp dẫn ngài P. endocarpa sau 4 tuần đánh giá. 133 Bảng 1: Sự hấp dẫn của các kiểu mồi pheromone đối với ngài P. endocarpa Con/bẫy/tuần* Mồi pheromone điều chế tại Nhật Bản 19,7a Mồi pheromone điều chế tại Việt Nam 19,3a Ngài cái chưa bắp cặp (4 con)** 2,3b Đối chứng 0,0b CV (%) 35,50 a Trung bình quy đổi trở lại của ( con / bây 0,5 ) Giá trị trong cột có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan ** Ngài cái được thay mới 3 ngày/lần và được nuôi bằng dung dịch nước đường sucrose 10% 3.2 Ảnh hưởng của chất nền lên sự hấp dẫn của mồi pheromone đối với ngài P. endocarpa Bảng 2 trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng của kiểu tuýp cao su dùng làm chất nền để giữ và phóng thích pheromone lên sự hấp dẫn của mồi pheromone đối với ngài P. endocarpa. Trong cả hai thời điểm thí nghiệm có mật số ngài

P. endocarpa thấp (Thí nghiệm 1) và cao (Thí nghiệm 2) và ở tất cả các thời điểm ghi nhận chỉ tiêu, số lượng ngài vào bẫy ở nghiệm thức có mồi được điều chế bằng tuýp cao su Việt Nam là không có sự khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức có mồi 134 được điều chế bằng tuýp cao su Nhật Bản. Kết quả này chứng tỏ tuýp cao su Việt Nam là hoàn toàn có khả năng thay thế cho tuýp cao su chuyên dùng của Công ty Aldrich để làm chất nền điều chế mồi pheromone giới tính của ngài P. endocarpa. Bảng 2: Ảnh hưởng của kiểu chất nền lên hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone đối với ngài P. endocarpa Nghiệm Thức Con/bẫy a Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Thí nghiệm 1: từ ngày 18/07/2008 đến15/08/2008* Tuýp cao su Aldrich 14 4,7 6,3 7 Tuýp cao su Việt Nam 12,3 2,7 3 3 Giá trị T 0,13 ns 1,15 ns 1,13 ns 1,03 ns Thí nghiệm 2: từ ngày 06/03/2009 đến 06/04/2009** Tuýp cao su Aldrich 96,7a 59,7a 101,0a 62,3a Tuýp cao Việt Nam 96,0a 57,7a 72,0a 61,0a Đối chứng 0,0b 0,0b 0,0b 0,0b CV (%) 15,52 13,94 12,08 12,11 a Trung bình quy đổi trở lại của log(x+1) * ns: Không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo kiểm định T-test ** Giá trị trong cột có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, theo phép thử Duncan 3.3 Ảnh hưởng của loại bẫy lên sự hấp dẫn của mồi pheromone giới tính đối với ngài P. endocarpa Kết quả trình bày ở Bảng 3 cho thấy số lượng ngài P. endocarpa bắt được ở bẫy dính có mái che Takeda (3,4 con/bẫy/tuần), bẫy dính có mái che tự chế (5,0 con/bẫy/tuần) và bẫy nước dạng chai 1,5 lít (2,3 con/bẫy/tuần) là khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (0,0 con/bẫy/tuần). Trong khi đó, số lượng ngài bắt được ở các loại bẫy nước dạng chai 1,0 lít (0,8 con/bẫy/tuần) và bẫy nước dạng hộp 2,0 lít (1,0 con/bẫy/tuần) thì không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng và nghiệm thức bẫy nước dạng chai 1,5 lít. Kết quả này cho thấy khả năng bắt ngài P. endocarpa của bẫy dính có mái che là từ tương đương đến cao hơn so với bẫy nước. Bảng 3: Số lượng ngài P. endocarpa bắt được bằng các kiểu bẫy pheromne giới tính khác nhau Nghiệm thức Con/bẫy/tuần* Bẫy dính có mái che Takeda 3,4ab Bẫy dính có mái che tự chế 5,0a Bẫy nước chai 1,0 lít 0,8bc Bẫy nước chai suối 1,5 lít 2,3ab Bẫy nước hộp 2,0 lít 1,0bc Bẫy dính có mái che Takeda 0,0c CV (%) 11,1 % * Trung bình qui đổi trở lại của log(x + 1). Giá trị trong cột có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Ducan 3.4 Ảnh hưởng độ cao đặt bẫy lên sự hấp dẫn của mồi pheromone giới tính đối với ngài P. endocarpa Tất cả các độ cao đặt bẫy từ 1,0-3,0 m đều bắt được ngài sâu đục vỏ trái bưởi. Tuy nhiên, chỉ có số lượng ngài vào bẫy ở các độ cao 1,0 m (8,1 con/bẫy/tuần) và 1,5 m (17,0 con/bẫy/tuần) là khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (0,0 con/bẫy/tuần) (Bảng 4). Kết quả này chứng tỏ độ cao đặt bẫy từ 1,0-1,5 m trên vườn là thích hợp cho sự hấp dẫn của mồi pheromone đối với ngài P. endocarpa. Bảng 4: Số lượng ngài P. endocarpa vào bẫy ở các độ cao đặt bẫy khác nhau Độ cao đặt bẫy (m) Số lượng ngài/bẫy/tuần* 1,0 8,1a 1,5 17,0a 2,0 5,0ab 3,0 1,0b 1,5 (đối chứng) 0,0b CV (%) 28,27 * Trung bình qui đổi trở lại của log(x + 1). Giá trị trong cột có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan 3.5 Ảnh hưởng của cách đặt bẫy lên sự hấp dẫn của pheromne giới tính đối với ngài P. Endocarpa Kết quả trình bày trong Bảng 5 cho thấy số lượng ngài vào bẫy ở các nghiệm thức bẫy dính tự

chế không có mái che đặt nằm (22,8 con/bẫy/tuần), bẫy dính tự chế có mái che đặt nằm (17,3 con/bẫy/tuần) và bẫy Takeda có mái che đặt nằm (20,6 con/bẫy/tuần) là không khác biệt giữa nhau, nhưng cao hơn có ý nghĩa so với số lượng ngài vào bẫy ở nghiệm thức đối chứng (0,0 con/bẫy/tuần). Trong khi đó, số lượng ngài bắt được ở các nghiệm thức có bẫy đặt đứng thì không khác biệt so với đối chứng. Điều này chứng tỏ bẫy dính đặt nằm có khả năng bắt giữ ngài tốt hơn so với bẫy dính đặt đứng, và mái che không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của mồi pheromone đối với ngài P. endocarpa. Bảng 5: Số lượng ngài Prays endocarpa vào bẫy ở các cách đặt bẫy dính khác nhau Số lượng Nghiệm thức ngài/bẫy/tuần * Bẫy dính tự chế đặt đứng không 2,67b có mái che Bẫy dính tự chế đặt nằm không 22,8a có mái che Bẫy dính tự chế đặt theo hình 1,1b chữ V Bẫy dính tự chế đặt nằm có mái 17,3a che Bẫy đặt nằm có mái che Takeda 20,6a Đối chứng 0,0b CV (%) 18,08 * Trung bình qui đổi trở lại của log(x + 1). Giá trị trong cột có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan 4 THẢO LUẬN Một số điều kiện thích hợp cho việc áp dụng pheromone giới tính của ngài sâu đục vỏ trái bưởi đã được khảo sát trong điều kiện ngoài đồng trên các vườn bưởi Năm roi tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát cho thấy mồi pheromone được điều chế ở Việt Nam là có hiệu lực hấp dẫn đối với ngài P. endocarpa tương đương với mồi pheromone được điều chế ở Nhật Bản ít nhất trong thời gian 4 tuần áp dụng ngoài đồng (Bảng 1). Trong đó, việc tìm ra tuýp cao su Việt Nam (giá khoảng 30 đồng/tuýp) để thay thế cho tuýp cao su chuyên dùng của Công ty Aldrich (giá khoảng 12.500 đồng/tuýp) làm chất nền phóng thích pheromone là hết sức có ý nghĩa trong việc làm giảm giá thành áp dụng (Bảng 2). Ở khía cạnh khác, các loại bẫy tự chế bao gồm mái che và tấm dính (giá thành khoảng 16.500 đ/bộ), cũng cho thấy khả năng thay thế bẫy dính có mái che Takeda - Nhật Bản (giá bán khoảng 120.000 đ/bộ) (Bảng 5). Tuy nhiên, tấm dính tự chế chỉ cho hiệu lực bắt giữ ngài trong thời gian khoảng một tháng, trong khi tấm dính của bẫy Takeda có thể sử dụng được đến hơn 3 tháng. Thông thường, mồi pheromone giới tính của côn trùng thuộc bộ cánh vảy được áp dụng trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần (Ando et al., 2004). Do đó, cần cải tiến vật liệu làm tấm dính để kéo dài hơn hiệu lực bắt giữ ngài cho bẫy. Mặc dù kết quả ghi nhận cho thấy mái che không ảnh hưởng đến hiệu lực hấp dẫn đối với ngài P. endocarpa của mồi pheromone (Bảng 5), áp dụng mái che là cần thiết nhằm tránh ảnh hưởng của ánh nắng, mưa và nước tưới lên mồi pheromone, đồng thời giúp tấm dính không bị lá cây khô bám vào làm giảm hiệu lực bắt dính. Trong đánh giá của Huỳnh Thị Ngọc Linh và ctv. (2012), bẫy nước cho hiệu quả bắt giữ sùng khoai lang (Cylas formicarius Fab.) cao hơn so với bẫy dính. Kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 3 cho thấy bẫy dính cho hiệu quả bắt giữ ngài P. endocarpa từ bằng đến cao hơn so với bẫy nước. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện thí nghiệm việc treo, giữ bẫy và ghi nhận chỉ tiêu đối với bẫy nước trên cây bưởi là khó khăn hơn rất nhiều so với bẫy dính. Ở khía cạnh khác, số lượng ngài P. endocarpa bị bắt giữ bởi bẫy có tấm dính đặt nằm ngang là cao hơn có ý nghĩa so với bẫy có tấm dính đặt đứng (Bảng 5). Độ cao đặt bẫy trên vườn cho hiệu quả hấp dẫn cao đối với ngài P. endocarpa là từ 1,0-1,5 m (Bảng 4), khảo sát thực tế cho thấy thao tác đặt bẫy và ghi nhận chỉ tiêu độ cao từ 1,2-1,5 m là thuận tiện hơn so với độ cao 1,0 m. Như vậy, bên cạnh việc áp dụng mồi pheromone điều chế ở Việt Nam để làm giảm giá thành, các điều kiện thích hợp để áp dụng pheromone giới tính của ngài P. endocarpa ở ĐBSCL là sử dụng bẫy dính có mái che với tấm dính được đặt nằm ngang và ở độ cao từ 1,2-1,5 m trên vườn bưởi. LỜI CẢM TẠ Nhóm tác giả xin chân thành cảm tạ Gs. Tetsu Ando Phòng thí nghiệm Sinh Thái Học Hóa Chất, Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo (Nhật) đã hỗ trợ mồi pheromone giới tính của ngài P. endocarpa điều chế ở Nhật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ando, T., 2013. List of sex pheromone. Internet database. http://www.tuat.ac.jp/~antetsu/list_of_sex_p heromones(2013.06.20).pdf (tháng 06/2013) 2. Ando, T., Inomata S. and Yamamoto M., 2004. Lepidopteran sex pheromones. Topics Current Chemistry 239: 51-96. 135

3. El-Sayed, A. M. 2012. The Pherobase: Database of Pheromones and Semiochemicals. http://www.pherobase.com (tháng 08/2012). 4. Huỳnh Thị Ngọc Linh, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Kim Sơn và Lê Văn Vàng, 2012. Nghiên cứu điều kiện thích hợp cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab. trên đồng ruộng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 21b, trang: 54-61. 5. Lê Văn Vàng, Nguyễn Đức Độ, Phạm Kim Sơn, Nguyễn Trọng Nhâm và Lăng Cảnh Phú, 2006. Tổng hợp (7Z)-7-tetradecenal, pheromone giới tính của bướm sâu đục vỏ trái bưởi Prays citri Millière (Lepidoptera: Yponomeutidae). Hội thảo quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử, Hà Nội, 20-22/10/2006, trang: 134-141. 6. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang: 118 121. 7. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang: 185-187. 8. Vang, L. V., N. D. Do, L. K. An, P. K. Son and T. Ando, 2011. Sex Pheromone Components and Control of the Citrus Pock Caterpillar, Prays endocarpa, Found in the Mekong Delta of Vietnam. Journal of Chemical Ecology, 37:134-140. 136