Microsoft Word HUYNH THI NGOC LINH(54-61).doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 13-NN-TRAN VAN HIEU(97-104)162

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

CHƯƠNG 10

Ngũ Minh Pháp

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

HỒI I:

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

(Microsoft Word - Nghi th?c t?ng ni?m CH\332 \320?I BI V\300 GI?NG GI?I.doc)

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

daithuavoluongnghiakinh

Thuyết minh về cây hoa mai hay

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Preliminary data of the biodiversity in the area

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Niệm Phật Tông Yếu

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Final Giới bổn Tiếp Hiện tân tu edited in March 2012

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Code: Kinh Văn số 1650

Thuyết minh về hoa mai

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

N.T.H.Le 118

ttvnctk20

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010

No tile

CHUYEN NGANH XA HOI HOC.xls

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

doc-unicode

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI HẾT MÔN TIẾNG ANH THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NA

PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TH NGÔI SAO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH HỌC SINH THI TOÁN BẰNG

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

TC so 6_2015

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Nghiencuuquocte.net-76-Nguoi Hoa o Bac Viet Nam thoi ky

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

1

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Cúc cu

CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 1 TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 20/04/2019 Buổi: Chiều Cấp độ: Starters Candidate number First name

Kho Tàng Tâm Của Đấng Giác Ngộ

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 59 ngaøy Lễ Khánh Thành Văn phòng Hiệp Thiên Ðài. Lễ Khánh Thành văn phòng Hiệp Thiên Ðài, ngày mồng 8 tháng chạp năm

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

SÓNG THẦN Gia Ñình Traâu Ñieân Quoác Noäi... Họp Mặt Đầu Năm 2016 MX Đông Triều Nguyễn Bá Đương Chuyến xe chạy từ Phan Thiết đi Sài Gòn với đoạn đường

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn Tống Free Distribution Not For Sale o0o--- Nguồn Chuy

Tựa

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Tựa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

ĐƯỜNG VỀ THIÊN QUỐC

Cổ học tinh hoa

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Microsoft Word - ducsth.doc

Số 124 (7.472) Thứ Bảy ngày 4/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

CUỘC THI QUỐC GIA LÁI XE SINH THÁI TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU LẦN THỨ 31

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Tập huấn Kinh doanh lưu trú DU LỊCH tại nhà dân Bài 2: Vệ sinh và bảo vệ môi trường trong kinh doanh lưu trú du lịch nhà dân esrt programme

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

thacmacveTL_2019MAY06_mon

1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8

Bản ghi:

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC ÁP DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH CỦA SÙNG KHOAI LANG, CYLAS FORMICARIUS FAB., TRÊN ĐỒNG RUỘNG Huỳnh Thị Ngọc Linh 1,2, Châu Nguyễn Quốc Khánh 1, Nguyễn Thị Huyền Trang 1,3, Phạm Kim Sơn 1 và Lê Văn Vàng 1 ABSTRACT Optimum application for the sex pheromone of the sweet potato weevil, Cylas formicarius Fab., in filed were investigated in laboratory and field conditions. Amongst tested solutions, water-soap (7 g soap in 300 ml water) was the best in killing the sweet potato weevils, and thus it is also best for making a water-trap. Results of field evaluations proved that Vietnamese rubber septa and water trap were absolutely able to replace imported rubber septa and sticky trap in preparation of lure and trapping of the weevils. On the other hand, the height of trap setting and color of trap were not effect on the attraction of pheromone lure. Keywords: Cylas formicarius, field test, pheromone trap, sex pheromone, sweet potato weevil Title: Study on the optimum application for the sex pheromone of the sweet potato weevil, Cylas formicarius FAB., in the field TÓM TẮT Một số điều kiện tối ưu cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai lang (SKL) đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Trong các loại dung dịch thử nghiệm, nước xà phòng cho hiệu lực giết SKL tốt nhất và thích hợp nhất cho việc làm bẫy nước. Các kết quả đánh giá ngoài đồng cho thấy tuýp cao su nội địa và bẫy nước có khả năng thay thế tốt cho tuýp cao su ngoại nhập và bẫy dính trong việc điều chế mồi pheromone và bắt giữ sùng. Ở khía cạnh khác, độ cao đặt bẫy, với vị trí cửa bẫy từ ngang mặt giồng khoai đến cao hơn mặt giồng khoai 100 cm và màu sắc bẫy (xanh dương và vàng) thì không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn đối với SKL của mồi pheromone. Từ khóa: bẫy pheromone, Cylas formicarius, pheromone giới tính, sùng khoai lang, thử nghiệm ngoài đồng 1 GIỚI THIỆU Sùng khoai lang (SKL), Cylas formicarius Fab. (Coleoptera: Curculionidae) là đối tượng gây hại quan trọng trên khắp các vùng trồng cây khoai lang thuộc Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương và một số khu vực Caribbean (Chalfant et al., 1990; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Pheromone giới tính của SKL đã được xác định là hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate (Z3-12:E2) (Heath et al., 1986). Áp dụng bẫy pheromone giới tính để phòng trừ sùng khoai lang ở mật độ 4 10 bẫy/0,1 ha đã được ghi nhận thành công ở Đài Loan 1 Khoa Nông nghiệp & SHƯD, 2 Phòng Sở Hữu Trí Tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ 3 Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Thủy sản, Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp 54

(Hwang and Hung, 1991), Ấn Độ (Pillai et al., 1993), Nhật Bản (Yasuda, 1995), Cộng Hòa Dominica (Alvarez et al., 1996), Cuba (Alcazar et al., 1997) và Indonesia (Braun and van de Fliert, 1999). Trong bách khoa thư về quản lý dịch hại, bẫy pheromone đã được ghi nhận là một biện pháp hữu hiệu để phòng trừ sùng khoai lang ở Mỹ, Nhật và Đài Loan (Kakizaki, 2007). Tại Việt Nam, gần đây, pheromone giới tính của SKL đã tổng hợp thành công với hiệu lực hấp dẫn rất cao trên đồng ruộng (Phạm Kim Sơn et al., 2011). Tuy nhiên, Phạm Kim Sơn et al., (2011) chỉ mới xác định được hàm lượng áp dụng của pheromone, các yếu tố ảnh hưởng lên sự hấp dẫn trên đồng ruộng cũng như làm giảm giá thành áp dụng vẫn chưa được khảo sát. Để pheromone giới tính có thể được phổ biến và áp dụng trên diện rộng, việc tìm ra các loại vật liệu phụ trợ (chất nền của mồi và bẫy) rẻ tiền và điều kiện thích hợp cho hiệu lực hấp dẫn trực tiếp trên đồng ruộng là rất cần thiết. Trong báo cáo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu các điều kiện thích hợp cho việc áp dụng pheromone giới tính để phòng trị SKL trên đồng ruộng. 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Pheromone tổng hợp Pheromone giới tính tổng hợp của SKL (gọi tắt là pheromone), hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate, với độ tinh khiết >98%, hòa tan trong n-hexane tinh khiết (sản phẩm HPLC grade của Merk) ở nồng độ 10 mg/ml, được cung cấp từ đề tài Tổng hợp và đánh giá sự hấp dẫn ngoài đồng của pheromone giới tính sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab. (Coleoptera: Curculionidae) (Phạm Kim Sơn et al., đang gởi đăng). Mồi pheromone là tuýp cao su được nhồi 30 μl dung dịch pheromone tổng hợp, tương ứng với 0,3 mg pheromone. Trong các thí nghiệm ngoài đồng, bẫy ở nghiệm thức xử lý thì được đặt mồi pheromone, còn ở nghiệm thức đối chứng, bẫy được đặt tuýp cao su nhồi với 30 μl n-hexane tinh khiết. 2.2 Khảo sát hiệu lực gây chết đối với SKL của các dung dịch làm bẫy nước. Thí nghiệm được thực hiện trong phòng gồm 4 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức thử nghiệm gồm 1) nước xà phòng (7 g xà phòng trong 300 ml nước); 2) nước muối (15 g muối trong 300 ml nước); 3) thuốc trừ sâu (1 g thuốc trừ sâu Anitox 50SC, hoạt chất Acephate, trong 300 ml nước); 4) nước thường (300 ml nước; đối chứng);. Sau khi pha chế trong beaker, mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức (300 ml dung dịch) được cho vào trong một hộp nhựa rồi thả vào 30 SKL trưởng thành. Ghi nhận tỉ lệ chết của SKL ở các thời điểm 10, 20, 30 và 60 phút sau khi thả. 2.3 Đánh giá ảnh hưởng của tuýp nhồi làm chất nền phóng thích pheromone Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai lang trong giống khoai Tím Nhật ở 3 tháng tuổi có diện tích 1.700 m 2 tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long gồm 3 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Trong đó, nghiệm thức 1 là tuýp cao su ngoại nhập (0,8 OD, rubber septum, Aldrich, Mỹ) (Hình 1A); nghiệm thức 2 là tuýp cao su Việt Nam (dùng để ghép cây cà chua con) (Hình 1B); nghiệm thức 3 là đối chứng, sử dụng tuýp cao su 55

ngoại nhập. Bẫy dùng trong thí nghiệm là dạng bẫy dính có mái che (Takeda, Nhật) (Hình 2B). Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ ngày 17/08/2009 đến ngày 15/09/2009. (A) (B) Hình 1: Kiểu chất nền (giá thể) để phóng thích pheromone. (A) tuýp cao su ngoại nhập (Aldrich, Mỹ); (B) tuýp cao su nội địa 2.4 Đánh giá ảnh hưởng của kiểu bẫy pheromone Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai lang trồng giống khoai tím Nhật ở 3,5 tháng tuổi có diện tích 1.200 m 2 tại tại ấp Thành Nhẫn, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long gồm 4 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Trong đó, nghiệm thức 1 là bẫy nước (Hình 2A); nghiệm thức 2 là đối chứng 1, sử dụng bẫy nước; nghiệm thức 3 là bẫy dính (Hình 2B); nghiệm thức 4 là đối chứng 2, sử dụng bẫy dính. Mồi pheromone là dạng tuýp cao su Việt Nam. Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ ngày 11/08/2009 đến ngày 07/09/2009. (A) Mái che (B) Mồi pheromone Mồi pheromone Cửa bẫy Nước xà phòng Tấm dính Hình 2: Các kiểu bẫy pheromone. (A) dạng bẫy nước; (B) dạng bẫy dính (Takeda, Nhật) 2.5 Đánh giá ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy pheromone Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai khoai Trắng sữa có diện tích 2.000 m 2, tại xã Đông Bình, huyện Bình Minh, Vĩnh Long gồm 5 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Trong đó, nghiệm thức 1 là cửa bẫy đặt ngang mặt giồng khoai; nghiệm thức 2 là cửa bẫy đặt cao hơn mặt giồng khoai 30 cm; nghiệm thức 3 là cửa bẫy đặt cao hơn mặt giồng khoai 50 cm; nghiệm thức 4 là cửa bẫy đặt cao hơn mặt giồng khoai 100 cm; nghiệm thức 5 là đối chứng, cửa bẫy đặt ngang mặt giồng khoai. Bẫy dùng trong thí nghiệm là dạng bẫy nước; mồi pheromone là dạng tuýp cao su Việt Nam. Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ ngày từ ngày 27/02/2010 đến ngày 19/03/2010. 56

2.6 Đánh giá ảnh hưởng của màu sắc bẫy pheromone Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai khoai Trắng sữa có diện tích 2.000 m 2, tại xã Đông Bình, huyện Bình Minh, Vĩnh Long gồm 5 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Trong đó, nghiệm thức 1 là bẫy có màu trắng như trình bày trong Hình 2A; nghiệm thức 2 là bẫy được bao bên ngoài một lớp băng keo màu xanh dương; nghiệm thức 3 bẫy được bao bên ngoài một lớp băng keo màu vàng; nghiệm thức 4 là đối chứng, bẫy màu trắng như ở nghiệm thức 1. Bẫy dùng trong thí nghiệm là dạng bẫy nước; mồi pheromone là dạng tuýp cao su Việt Nam. Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ ngày 31/12/2009 đến ngày 24/01/2010. 2.7 Xử lý số liệu Số liệu ghi nhận trong các thí nghiệm được chuyển đổi sang log(x+10) và được xử lý bằng chương trình thống kê MSTATC. 3 KẾT QUẢ 3.1 Hiệu lực gây chết đối với SKL của các dung dịch dùng làm bẫy nước Bảng 1: Tỷ lệ ( %) SKL bị chết và thoát ra sau khi bị thả vào các loại dung dịch thử nghiệm Tỷ lệ SKL chết (%) sau khi thả a Tỷ lệ (%) thoát ra a,b 10 phút 20 phút 30 phút 60 phút Nước xà phòng 100 a 100 a 100 a 100 a 0 c Nước muối 3,3 b 5 b 5 b 5 b 50 b Thuốc trừ sâu 6,7 b 8,3 b 8,3 b 8,3 b 85 ab Nước thường (Đối chứng) 0 b 0 b 0 b 0 b 100 a X a 1 Trung bình quy đổi trở lại của arcsin 4n. Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan. b Ghi nhận ở thời điểm 1 giờ sau khi thả. Bảng 1 trình này kết quả khảo sát hiệu lực gây chết của một số loại dung dịch đối với SKL. Tỷ lệ SKL chết ở nghiệm thức nước xà phòng là 100% chỉ 10 phút sau khi thả, cao và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, khả năng gây chết của nước muối và thuốc trừ sâu đối với SKL là rất thấp, tỷ lệ SKL chết chỉ đạt 5% và 8%, tương ứng, và không khác biệt so với đối chứng ở tất cả các thời điểm ghi nhận. Mặt khác, tại thời điểm 60 phút sau khi thả, tỷ lệ SKL thoát ra khỏi dung dịch của nghiệm thức thuốc trừ sâu là 85% và nghiệm thức nước muối là 50%. 3.2 Ảnh hưởng của giá thể lên sự hấp dẫn của pheromone Kết quả trình bày trong bảng 2 cho thấy số lượng SKL vào bẫy, một cách trung bình, ở nghiệm thức tuýp nhồi ngoại nhập và nghiệm thức tuýp nhồi nội địa là tương đương nhau. Trong khi số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức tuýp nhồi nội địa luôn khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng trong suốt thời gian thí nghiệm (4 tuần) thì số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức có tuýp nhồi ngoại nhập chỉ khác biệt với đối chứng ở 2 tuần lễ đầu sau khi thử nghiệm. Thêm vào đó, số lượng SKL 57

vào bẫy ở nghiệm thức tuýp nhồi nội địa là gần như không giảm trong suốt thời gian thử nghiệm. Điều này chứng tỏ, tuýp cao su nội địa là hoàn toàn có khả năng thay thế tuýp cao su ngoại nhập để điều chế mồi pheromone. Bảng 2: Ảnh hưởng của kiểu tuýp nhồi lên hiệu lực hấp dẫn của pheromone (0,3 mg/tuýp) đối với thành trùng SKL Số lượng thành trùng SKL vào bẫy (con/bẫy) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Trung bình Tuýp cao su ngoại nhập 157 a 119,7 a 76,33 ab 90,67 ab 109 a Tuýp cao su nội địa 148,3 a 149,3 a 124,3 a 141 a 146,5 a Đối chứng 0,0 b 0,0 b 0,0 b 0,0 b 0,0 b a Trung bình quy đổi trở lại của log(x+10). Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau qua thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan. 3.3 Ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone Bảng 3 trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL. Số lượng SKL vào bẫy ở các nghiệm thức bẫy nước và bẫy dính có mồi pheromone là cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong khi giữa chúng thì không có sự khác biệt ý nghĩa với nhau. Như vậy, hiệu quả bắt SKL của bẫy nước và bẫy dính là tương đương nhau, mặc dù số lượng SKL thực tế bị bắt bởi bẫy nước (109 con) là cao gấp 1,6 lần so với bẫy dính (68 con). Bảng 3: Ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL Mồi pheromone (mg) Số lượng thành trùng (con/bẫy/tuần) a Bẫy nước (chai 1,5 lít) 0,3 109 a Bẫy nước (Đối chứng 1) 0 0 b Bẫy dính (Takeda) 0,3 68 a Bẫy dính (Đối chứng 2) 0 0 b a Trung bình quy đổi trở lại của log(x+10). Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan. 3.4 Ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone Bảng 4: Số lượng SKL vào bẫy pheromone ở các độ cao đặt bẫy khác nhau Cửa bẫy ngang mặt giồng khoai Cửa bẫy cao hơn mặt giồng khoai 30 cm Cửa bẫy cao hơn mặt giồng khoai 50 cm Cửa bẫy cao hơn mặt giồng khoai 100 cm Đối chứng Số lượng sùng (con/bẫy/tuần) a 36,3 a 39,6 a 22,9 a 23,2 a 0,0 b a Trung bình quy đổi trở lại của log(x+10). Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan. 58

Tương tự như kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của kiểu bẫy, tất cả các nghiệm thức có mồi pheromone trong thí nghiệm này đều có số lượng SKL vào bẫy cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Trong khi số lượng SKL vào bẫy ở các nghiệm thức có độ cao đặt bẫy khác nhau thì không khác biệt có ý nghĩa với nhau (Bảng 4). 3.5 Ảnh hưởng của màu sắc bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone Bảng 5: Ảnh hưởng của màu sắc bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL Bẫy bình thường Bẫy được bao băng keo màu xanh dương Bẫy được bao băng keo màu vàng Đối chứng Số lượng sùng (con/bẫy/tuần) a 156,9 a 115,5 a 172,3 a 0,0 b a Trung bình quy đổi trở lại của log(x+10). Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan. Số lượng SKL vào bẫy ở các nghiệm thức có màu sắc bẫy khác nhau là không khác biệt ý nghĩa với nhau, mặc dù số lượng này ở tất cả cá nghiệm thức xử lý pheromone đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Điều này cho thấy màu sắc bẫy không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của pheromone. 4 THẢO LUẬN Vật liệu để điều chế mồi và bẫy pheromone và các yếu tố ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL như kiểu bẫy, độ cao đặt bẫy và màu sắc bẫy đã được khảo sát và đánh giá trong các điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Với hiệu lực giết 100% SKL chỉ sau 10 phút (Bảng 1), nước xà phòng đã chứng tỏ là loại dung dịch hữu hiệu để làm bẫy bắt côn trùng, đặc biệt là côn trùng thuộc bộ cánh cứng. Theo Smit et al. (1997), bẫy nước dạng chai tròn cho hiệu quả bắt giữ 2 loài SKL, Cylas puncticollis và C. brunneus, ở Uganda cao hơn so với bẫy dính. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy bẫy nước có hiệu lực bắt giết SKL, C. formicarius, tương đương với bẫy dính, mặc dù số lượng SKL thực tế bị bắt ở bẫy nước là cao hơn ở bẫy dính (Bảng 3). Cho đến nay, bẫy dính được dùng trong các nghiên cứu về hóa chất tín hiệu tại Việt Nam, cụ thể là pheromone, hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài, do keo dính (vật liệu chính để bắt giữ côn trùng) nội địa có thời gian tồn tại ngoài đồng thấp trong khi yêu cầu của thời gian đặt bẫy là dài, thông thường trong suốt một vụ sản xuất, có thể kéo dài hơn 4 tháng. Một tấm dính của bẫy dính, thời gian sử dụng khoảng 2 tháng, mua từ Công ty Hóa Chất Tekada (Nhật) có giá 300 yên (79.000 đồng). Trong bẫy nước, vật liệu để bắt giữ côn trùng là nước xà phòng nên có thể thay mới dễ dàng. Ngoài ra, vật liệu làm bẫy nước chỉ là chai nhựa (dung tích 1,5 lít) nên giá thành làm bẫy rất thấp. Tuy nhiên, trong khảo sát trên loài bướm sâu đục vỏ trái bưởi, Prays endocarpa Meyrick, hiệu lực bắt giữ bướm của bẫy nước là thấp hơn so với bẫy dính (thông tin cá nhân). Như vậy, áp dụng bẫy nước chỉ đạt hiệu quả cao đối với côn trùng bộ cánh cứng. Một yếu tố quan trọng khác góp phần làm nên giá thành áp dụng của pheromone là mồi 59

pheromone. Mồi pheromone thông thường bao gồm pheromone tổng hợp và giá thể để giữ và phóng thích pheromone đồng thời bảo vệ cho pheromone không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng (tia cực tím) và sự oxy hóa. Giá thể được dùng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu và áp dụng hóa chất tín hiệu là tuýp cao su của công ty Aldrich. Kết quả đánh giá cho thấy mồi pheromone được điều chế từ tuýp cao su Việt Nam (giá khoảng 50 đ/tuýp) cho hiệu lực hấp dẫn SKL tương đương với mồi pheromone được điều chế từ tuýp cao su Aldrich (giá khoảng 15.000 đ). Trong khi số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức có mồi pheromone là tuýp cao su Việt Nam vẫn gần như không giảm sau 4 tuần thì số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức có mồi pheromone là tuýp cao su Aldrich đã có dấu hiệu giảm từ tuần thứ 3 (Bảng 2). Điều này chứng tỏ tuýp cao su Việt Nam là hoàn toàn có khả năng thay thế tuýp cao su Aldrich để làm giá thể điều chế mồi pheromone của SKL. Áp dụng hóa chất tín hiệu để quản lý côn trùng gây hại thường gặp một trở ngại quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà nông sản có giá trị thấp, là do chi phí áp dụng rất cao, trong đó mồi pheromone chiếm một phần đáng kể. Việc tìm ra kiểu tuýp nhồi được sản xuất ở Việt Nam để thay thế cho tuýp nhồi ngoại nhập là rất có ý nghĩa cho việc áp dụng hóa chất tín hiệu không chỉ đối với SKL mà còn với các loài côn trùng gây hại khác ở Việt Nam. Số lượng SKL vào bẫy ở các vị trí đặt bẫy với cửa bẫy từ ngang mặt giồng khoai đến cao hơn mặt giông khoai 100 cm là tương đương nhau (Bảng 4). Như vậy, vị trí cửa bẫy đặt ngang hoặc cao hơn một chút so mặt giồng khoai là tốt nhất vì bẫy đặt được dễ và vững vàng hơn (đáy bẫy nằm trên mặt đất) so với các vị trí trên cao, đồng thời vị trí này cũng hạn chế được sự ảnh hưởng của gió và ánh sáng. Màu sắc, đặc biệt là màu vàng, đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi như là một biện pháp vật lý để thu hút côn trùng. Nghiên cứu của Nakamoto and Kuba (2004) cho thấy màu lục và màu xanh dương cho hiệu lực hấp dẫn đối với loài Euscepes postfasciatus (Fairmaire) (Coleoptera: Curculionidae) trên ruộng khoai lang cao hơn có ý nghĩa so với màu vàng và màu đỏ. Kết quả đánh giá cho thấy màu vàng và màu xanh không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của pheromone. Điều này có thể do hiệu lực hấp dẫn của pheromone đối với SKL là lớn hơn rất nhiều so với màu sắc, nên sự khác biệt trong số lượng SKL vào bẫy do tác động của màu sắc là không ảnh hưởng đáng kể lên tổng số lượng SKL vào bẫy, dẫn đến các nghiệm thức không khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alcázar, J., F. Cisneros & A. Morales. 1997. Large-scale implementation of IPM for sweetpotato weevil in Cuba: A collaborative effort, pp. 185 190 In Program Report 1995 1996, International Potato Center, Lima, Peru, 323 pp. Alvarez, P., P. Escarraman, E. Gomez, A. Villar, R. Jimenez, O. Ortiz, J. Alcázar & M. Palacios. 1996. Economic impact of managing sweetpotato weevil (Cylas formicarius) with sex pheromones in the Dominican Republic, pp. 83-94. In T. Walker & C. Crissman [Eds.], Case Studies of the Economic Impact of CIP Related Technology. International Potato Center, Lima, Peru. Chalfant R B, R K Jansson, D R Seal, and J M Schalk. 1990. Ecology and Management of Sweet Potato Insects. Annu. Rev. of Entomol. 35: 157-180. 60

Heath R.R., Coffelt J.A., Sonnet P.E., Proshold F.I., Dueben B., and Tumlinson J.H. 1986. Identification of sex pheromone produced by female sweetpotato weevil, Cylas formicarius elegantulus (Summers) 1. J. Chem. Ecol. 12 (6): 1489-1503. Hwang, J.S. and Hung C.C. 1991. Evaluation of the effect of integrated control of sweet potato weevil, Cylas formicarius Fabricius, with sex pheromone and insecticide. Chinese Jour. Entomol. 11: 140-146. Kakizaki M. 2007. Mass trapping. Encyclopedia of pest management Volume I. Edited by Pimentel D. Taylor & Francis Group: 332-335. NakamotoY. and Kuba H. 2004. The effectiveness of a green light emitting diode (LED) trap at capturing the West Indian sweet potato weevil, Euscepes postfasciatus (Fairmaire) (Coleoptera Curculionidae) in a sweet potato field. Appl. Entomol. Zool. 39 (3): 491 495. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011. Côn Trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 80-91. Pillai, K. S., P. Rajamma & M. S. Palaniswami. 1993. New technique in the control of sweetpotato weevil using synthetic sex pheromone in India. Int. J. Pest Manage. 39: 84 89. Phạm Kim Sơn, Châu Nguyễn Quốc Khánh và Lê Văn Vàng. 2011. Tổng hợp và đánh giá sự hấp dẫn của pheromone giới tính sùng khoai lang Cylas formicarius Fab. (Coleoptera: Curculionidae). Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ (đang gởi đăng). Smit N.E.J.M., Downham M.C.A., Laboke P.O., Hall D.R. and Odongo B. 2001. Masstrapping male Cylas spp. with sex pheromones: a potential IPM component in sweetpotato production in Uganda. Crop Protection 20: 643}651. Yasuda, K. 1995. Mass trapping of the Sweet Potato Weevil Cylas formicarius (Fabricius) (Coleoptera: Brentidae) with a synthetic sex pheromone. Applied Entomology and Zoology 30: 31-36. 61