Microsoft Word - Nh?ng Con Ðu?ng Ký ?c th?i Van H?c

Tài liệu tương tự
Phần 1

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Phần 1

No tile

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Phần 1

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Document

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

No tile

CHƯƠNG 1

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Document

Phần 1

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - suongdem05.doc

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Tứ Hành Xung

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

nguoiHSI_2019AUG18_sun

No tile

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Kể về một người bạn mới quen

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Thuyết minh về hoa mai

TÌNH CHIẾN HỬU. Lam Sơn Ngày xa xưa, lâu lắm, kể ra củng đã hơn 40 năm dài, Lần đầu tiên khi sắp hàng dài để chờ nhận lãnh quân trang, quân dụng. Tôi

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phần 1

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Viết thư gửi một người bạn ở xa

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Document

Phần 1

Document

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

No tile

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Bên lề

Bao giờ em trở lại

Document

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

36

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Mộng ngọc

Cúc cu

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Microsoft Word - ptdn1251.docx

Document

Đề bài: Tả một đồ chơi mà con thích

No tile

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Document

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

No tile

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Công Chúa Hoa Hồng

VINCENT VAN GOGH

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Mạ Tôi, Cư Dân Xóm Lò Gạch Đà Lạt _ (Phạm Mai Hương) (Hồi Ký)

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Vung Tau ngay thang cu

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Trường Tây - Trường Ta.Những ngày xưa truyện đẹp như truyền kỳ Những mai vui hay trưa tối sầu bi Đều đẹp cả những ngày xưa truyện đẹp Cung Trầm Tưởng

mộng ngọc 2

Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính


Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Document

Oai đức câu niệm Phật

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Phần 1

Phong thủy thực dụng

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Bản ghi:

Những Con Đường Ký Ức thời Văn Học Chử Nhị Anh Hồi đó bốn chị em chúng tôi học Trung Học ở trường nhà. Trường Văn Học do ba tôi thầy Chử Bá Anh làm hiệu trưởng. Trường Văn Khoa thì mẹ tôi làm hiệu trưởng. Mẹ cũng là nhà thơ Vi Khuê. 1973-1974 - Học lớp 12 - đệ Nhất - Văn Học 1972-1973 - Học lớp 11 - đệ Nhị - Văn Khoa 1971-1972 - Học lớp 10 - đệ Tam - Văn Khoa 1970-1971 - Học lớp 09 - đệ Tứ - Văn Học 1969-1970 - Học lớp 08 - đệ Ngũ - Văn Học 1968-1969 - Học lớp 07 - đệ Lục - Văn Học 1967-1968 - Học lớp 06 - đệ Thất - Văn Học Năm 1971, thầy Hiệu trưởng xin được viện trợ của cơ quan USAID xây và mở trường Văn Khoa ở số 9 đường Phan Chu Trinh. Hồ Than Thở chỉ cách đấy có 2 cây số (nhìn theo bản đồ Googlemaps.com) mà hồi đó cảm thấy như chân trời góc bể! Ba năm 1971-1973, chúng tôi học ở Văn Khoa. Năm đệ Nhất trở lại Văn Học vì VK chỉ mở từ đệ Tứ đến đệ Nhị mà thôi. Năm ấy tôi và Tam Anh học lớp 12B cùng với Sơn Đen, còn Nhất Anh Tứ Anh học 12A - sinh vật học. Tháng Sáu 1974. Năm cuối cùng. Chúng ta thi Tú Tài IBM. Nhà trường dán bản kết quả sớm nhất thị xã. Tôi còn nhớ cảnh hàng trăm học sinh và cha mẹ bu quanh cửa sổ nhỏ xíu của trường Văn Học, nói lớn tên và 1

bên trong ông thư ký là cụ Đinh Tình và vài người giúp dò trên danh sách. Ai đậu thì sung sướng hò hét, còn kẻ rớt thì cha mẹ nước mắt dầm dề, lo cho con trai phải vào lính vân vân. Tại sao không dán danh sách vào trên tường để coi chung nhỉ? Giản dị thôi: Hồi đó không có nào sao bản ngoại trừ chép bằng tay - không có máy xerox! Danh sách này là cả Dalat chớ không chỉ trường Văn Học, có lẽ đến mấy trăm tên. Danh sách ở đâu ra? Thầy HT kêu điện thoại về Saigon nhờ người quen chép lại từ bản công bố ở bộ Giáo Dục. Thế nào cũng có trường hợp chép tới lui sai lên sai xuống. Nhưng sau vài ngày thì có danh sách chính thức. Hình như lúc đó đệ Nhất đã trở thành lớp 12. Mùa Hè 1974, những buổi liên hoan cuối khóa hình như có gì rời rạc. Cả thằng ngu ngơ không tư lự như tôi cũng cảm thấy có gì thê lương. Phải chăng vì nạn nước sắp đến, hay vì tin bạn X vừa chết trên chiến trường, bạn Y thi rớt lên đường vào Thủ Đức, những buổi học cuối lớp học vắng hẳn. Tuy vậy lớp học vẫn còn vang vang tiếng nói cười của Sơn Đen và giọng Bắc chua chua của PhạmThị Mai Anh (12C - Sinh Ngữ). Hai người này chủ xướng một buổi picnic tại thác Prenn. Chúng ta đèo nhau trên những chiếc Honda, Yamaha, Kawasaki, Suzuki, hoặc sang nhất là Huỳnh Quốc Hùng Con Cua phom phom như anh hùng xa lộ. Tôi chỉ nhớ một phút duy nhất có năm bảy người quây quần nhảy nhót trên những tảng đá tròn tròn khổng lồ giữa tiếng thác đổ ầm ầm, Mai Anh nói mấy câu chọc ghẹo gì làm có người ngẩn ngơ, không những hôm cuối cùng ấy mà cả đến 2013-1974=39 năm sau vẫn còn nhớ mãi. PTMA người cao gầy, hay mặc áo mưa kiểu tây màu xam xám - hình ảnh đậm trong trí nhớ của tôi là cô nàng đi lưng hơi khòm khòm ở cuối dốc đường Duy Tân đi lên. Mấy chục năm nay, tôi vẫn nhớ đến cô ta và ít nhất hai, ba lần tìm kiếm trên Internet - nhưng không thấy tăm hơi. Biết đâu con tạo xoay vòng, vì bài viết này tôi sẽ nhận được một cái email, viết: Ối giời, hôm ấy tôi nói đùa vậy mà cũng vui nhỉ! Mùa Xuân năm nào, có hình ảnh Phan Kim Thanh Thủy mặc áo đầm cầm cái vợt tennis. Cái mặt cô này tôi nhận ra ngay vì có ảnh TT tặng chị tôi mỗi khi nhìn lại hình ngày xưa. Không biết sao tôi vẫn nghĩ TT học trường Tây ra. Biết đâu con tạo xoay vòng, PKTT gởi email viết: 2

Ối giời, hồi xưa anh này đẹp trai học giỏi con nhà giàu, hoặc thực tế hơn: Ối giời, hồi ấy anh cứ như con khỉ nhảy tưng tưng phá phách không thể tả! hoặc Ối giời hồi ấy chẳng nhớ cái mặt anh này ra sao, nhỉ! Không biết tôi có nhớ lầm không: nhà TT đi đường Hoàng Diệu ngược lại hướng ra phố. Đường Hoàng Diệu đi khoảng 400 thước tới đường Yagút, đi lên dốc thì tới nhà TT. Tại sao tôi lại nhớ rõ như thế nhỉ? Có thể trật bét, nhưng tự nhiên gắng nhớ lại thì nhưng chi tiết trên tuôn ra! PKTT bây giờ mang tên Sonia như nữ thủ tướng Ấn Độ, ấn tượng lắm. Vườn cây năm nào ngồi vắt vẻo trên những cây ổi nhà Đỗ Thị Thu. Ở chỗ nào tôi chẳng nhớ rõ, hình như khá gần cái a ba toa. Cái nhà sát sinh này từ trường Văn Học đường Hoàng Diệu đi ra phố, quẹo tay phải đường không tên (bên trái là đường Hải Thượng) đi ngang qua cái cầu kiên cố rồi trường Việt Anh là tới chân đường Duy Tân, quẹo phải vào đường Lê Quý Đôn. Nếu tới chút nữa là đại lộ Hùng Vương. Nhà ĐTT hình như đâu khoảng có. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, nhưng nhớ sơ sơ tơ lơ mơ vậy chắc cũng đủ trả nghĩa ổi. Với lại hồi đó mười hai mười ba răng hư đau quá xá cũng vì ăn ổi mà ra. Chị tôi có liên lạc được với ĐTT. Biết đâu con tạo xoay vòng, chuyện hồi xưa vui lắm khi nào gặp ta bàn: bạn thân của Nhất Anh từ đệ Thất cho đến lúc ra đi 1975, chúng ta có biết bao kỷ niệm. Tức cười nhất là năm đệ Thất (1967), DTT bị Nhất Anh tưởng là học trò của xóm đạo La Vang. Tôi nhớ đăm đăm hình ảnh cô bé tóc bới với hai cái kẹp hai bên trông rất khôi ngô, cầm cái nón lá, áo dài trắng và áo len xanh tím - đồng phục học sinh Dalat đấy thôi! Nếu đi ngược lên dốc Duy Tân, trên đầu dốc bên phải là tiệm thuốc bắc tên gì quên rồi nhưng vẫn gọi là con Cua là tiệm của ba mẹ Huỳnh Quốc Hùng, ba tôi vẫn vào đó mua Salonpas là cao dán, bây giờ bên Mỹ các tiệm Việt hay Đại Hàn vẫn còn bán, y hệt như hồi xưa. Tôi nhớ có bán kẹo ho tây viên hiệu Pulmoll màu nâu thơm lừng ở trong cái hộp thiếc bằng hai hộp diêm. Có bán nhân sâm có lần thấy mà toát mồ hôi vì trông như ông già tí hon! Anh chàng HQH CC này nhớ mài mại giống như các tài tử xi nê Hồng Kong hồi đó, mắt kiếng đen bự xư. Năm đệ Tứ biết lái xe Honda. VN chẳng biết có luật lệ gì không mà 14 tuổi mà được lái nhỉ? Một vài buổi chiều lái Honda từ Văn Học về nhà 3

mới ở 30 Nguyễn Du thì đi ngang qua bờ Hồ Xuân Hương, có thoáng thấy người bạn cùng lớp tên Ngọc Hương - mặc áo len màu hồng xinh xinh đi bộ về nhà quãng đường Trần Quốc Toản gần tới nhà Thủy Tạ. Ước gì hồi đó cả gan đi rà rà theo nói chuyện như trong bài thơ của Phạm Thiên Thư Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê! Thực tế là: giả bộ tỉnh bơ lái xe cái vù qua, bụng nghĩ, úi cha cô nàng đang ngưỡng mộ cái lưng của tui. Biết đâu con tạo xoay vòng, cô Hương này gởi email, viết: Đúng, hôm đó tôi có thấy anh lái xe Honda qua, foula phất phới trông cứ như tài tử Tàu. Đường Trần Quốc Toản đi tới chút xíu rồi quẹo tay phải ngược lên là đi vế phía nhà thờ Đức Bà. Hồi đó có lần tôi ghé thăm người bạn tên Bùi Thanh (chụp hình đứng cạnh T.A. năm đệ Ngũ quyên tiền) nhà ở đâu đó. Thanh người nhỏ con mà học toán giỏi đáo để. Tôi còn nhớ một bạn lớp đệ Nhất B là Nguyễn Hoàng Sơn tục gọi là Sơn đen. Sơn Đen này rời vào năm 1975 rời VN sang Pháp. Tôi gặp lại ở Virginia và nam California mấy lần. Khoảng 1990 Sơn lêu phêu từ Pháp qua với bằng kiến trúc sư tốt nghiệp École Nationale Supérieure des Beaux-Arts là một trường nổi tiếng thế giới, nên đào tạo ra những kẻ khác người. Sơn mặc bộ đồ đen bằng NHUNG (corduroy) tự anh ta cắt và may lấy, cái vest có túi trên túi dưới túi trong túi ngoài nhét đầy những bút chì, cọ, sách trắng để vẽ. Thăm vùng thủ đô, Sơn phác họa hàng mấy chục trang cơ cấu các tòa nhà hay tượng hình nổi tiếng. Tôi có xin một cuốn ngắm nghía. Lần cuối thấy ở dưới hầm nhà cũ. Sơn bây giờ nhảy sang nghề địa ốc, nhưng ước mơ hướng về mỹ thuật giờ còn không? 4

Dalat, 1963 Năm chục ngàn cư dân. Hai mươi lăm trường đại học, tiểu học, dân sự, quân sự, Tây Ta. Gồm có đại học Dalat, trung tâm huấn luyện cảnh sát (Gendarme Training center,) trường đại học quân sự, trường Võ Bị quốc gia Dalat, viện Y Tế Pasteur, trường trung học Trần Hưng Đạo cho nam sinh và Bùi Thị Xuân cho nữ sinh, trung học tư thục dạy tiếng Pháp có Lycée Yersin và Couvent des Oiseaux, một nhà trẻ của chính phủ, trường tiểu học Lasan Adran của các tu sĩ dòng Jesuit, và trường tiểu học Yersin. Trường trung học tư thì có Hiếu Học, tiền thân của Văn Học, Việt Anh, Trí Đức (của Công giáo), Bồ Đề (Phật giáo). Ngoài ra còn có các trường công tiểu học Đa Nghĩa, Phan Chu Trinh, Tây Hồ, Đoàn Thị Điểm, trường của các soeur Nazareth. Dalat thừa hưởng một hệ thống đường sắt, có đoạn lên dốc 75 độ, xe lửa khi đi lên có móc điện rachet gắn dưới đường mới ì ạch từng nấc một mới lên nổi. Ai đã bỏ công gầy sức tạo dựng như vậy? Hệ thống độc nhất vô nhị này nghe nói thị xã gần đây bán lại cho một hãng nước Thụy Sĩ, họ chở nguyên các đường rầy máy móc mang về đó xài! Không biết ai là bờm ai là phú ông trong giao dịch này! Dalat thừa hưởng hai sân Vận Động tân tiến, một sân cù đẹp nhất thế giới (thời đó), ba rạp xi nê. Dalat có hai mươi bốn nhà chùa, nhà thờ. Dalat có một thư viện thành phố và là nơi tọa lạc Viện Thư Khố quốc gia. Tại sao thành phố nhỏ xíu này lại có những cơ sở lớn như vậy? 5

Dalat có ba dinh Tổng Thống (trong bản đồ của Mỹ năm ấy gọi là Presidential Palace) mà ta gọi Dinh một Dinh hai Dinh ba. Hai phi trường lớn hoạt động cả nắng và mưa, Cam Ly và Liên Khương. Hai nhà máy nước và hai máy điện. 1963! Còn có một cơ sở mang tên Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc, vào năm 1963 chẳng biết có kỹ sư nào làm hạt nhân đụng leng keng gì trong đó không? Hỏi: Tại Sao? Đáp: Cái vụ nguyên tử là do Mỹ muốn dằn mặt cộng sản, nhưng kho tàng Dalat thì từ một mưu đồ đế quốc của người Pháp, muốn biến Việt Nam, Cam Bốt và Lào thành một thuộc địa gọi là French Indochina, mà Dalat chính là Thủ Đô. Trường Trần Hưng Đạo Trên bản đồ 1963, tôi thấy trường THĐ nằm ngay trên mé đông của hồ Vạn Kiếp và trông có vẻ là một khu biệt lập. Chị tôi vẫn kể vanh vách qua bao nhiêu năm, chuyện hồi chúng tôi còn nhỏ xíu khi ba mẹ mới di cư từ Huế vào Dalat, ba đi dạy tại trường Trần Hưng Đạo. Hồi bé, chị Nhất Anh và thằng em 3 tuổi là tôi thường hay đứng ở dưới thang cấp ở cổng trường đợi ba về. Có một ông Cha vui vẻ thân thiết với chúng tôi, mỗi chiều ông đi ra, hai đứa vòng tay rạp mình chào: - Chào ông cha daaaaaaaạ Tôi nhe răng cười nghe chị kể là hồi đó tôi thường núp sau thang cấp bê tông, thấy ai ra thì nhảy ra hù, dơ súng hai tay: - Pằng pằng, pằng pằng Trường Trần Hưng Đạo bây giờ đã bị phế bỏ, ngay cả hồ Vạn Kiếp cũng đã lấp đi. Ta không khỏi ngậm ngùi nhớ đến những bài Việt Văn xưa, thầy Phạm văn An giải thích hai chữ tang thương : - Tang: Tang điền là ruộng dâu. Thương: Thương hải là biển khơi, biển rộng. Ruộng dâu biến thành biển khơi. Phải buổi giao thời, kẻ chiến thắng đã nghiến răng làm việc đội đá vá trời để dập vùi chí khí của người con trai Dalat? 6

Sân Vận Động Thống Nhất Phía Đông Bắc hồ Xuân Hương là sân vận động thành phố, cái gần cạnh nhà Thủy Tạ. Chỉ nhìn cái vòng bầu dục trên bản đồ tôi cũng bị tràn ngập những hình ảnh của một thời đại vàng son. Trong thời đệ nhị Cộng Hòa, từ 1966 cho đến 1973 hay sau nữa, chính phủ tổ chức rầm rộ ngày Quốc Khánh 1 tháng 11 mà thích thú nhất là màn diễn hành của học sinh sinh viên của trường học, chung với các tổ chức quân sự. Tôi vẫn nhớ trường Văn Học của chúng ta tập họp cùng với các trường bạn ở trên đồi cao gần trường Trí Đức, gần ngã ba Bá Đa Lộc/ Trần Hưng Đạo. Theo kiểu Thế Vận Hội, mỗi trường được dẫn đầu bởi một học sinh mang bảng tên trường, tiếp theo là người mang cờ quốc gia, và sau đó là các nam sinh nữ sinh mặc đồng phục, đi đều theo tiếng trống kèn quân nhạc. Các đoàn theo nhau tiến vào hội trường Thống Nhất, nhìn lên đài có hàng trăm ngàn khán giả chờ đón. Nữ sinh các trường thường mặc áo dài trắng, quần trắng. Có một năm trường mình phá lệ, tất cả con gái Văn Học mặc áo dài màu vàng, vàng chanh, tôi nghe phảng phất tiếng Mẹ tôi nói bên tai. Có năm con gái Văn Học mặc áo dài xanh da trời. Lại có năm, như Huyền Ma Soeur nhớ, chỉ có một người con gái duy nhất cầm bảng tên trường, phía sau là các nam sinh mặc complet đen, áo sơ mi trắng. Mấy năm liên tiếp, người cầm bảng tên Văn Học là Phạm Thị Bích Thủy, người con gái đẹp nhất trường và có lẽ của cả Dalat. Tôi nhớ rõ mồn một chi tiết quanh cái cờ. Cán cờ bằng nhôm mạ kền láng bóng, đặt vào một cái bao trông như bao súng bằng da, có dây treo quanh vai. Đỉnh cờ có một cái đầu sắt màu vàng mạ kền, nhọn, hình con thoi nhưng có góc cạnh. Sân Vận Động chính thằng tôi cũng đã có dịp nhảy nhót trong đó. Tôi nhớ lắm, vì cái cảm giác hụt hẫng sau khi chạy cả tiếng đồng hồ trong sân trong một trận đá bóng, mà chân tôi chỉ đụng quả bóng có một lần duy nhất! Sở dĩ như vậy vì nhờ quen lớn nên thằng bé 13 tuổi này mới được có mặt trong trận đấu giữa hai đội bóng người lớn! Vài năm sau đó, cũng tại vận động trường Thống Nhất có một trận đấu giữa trường Văn Học và trường Trần Hưng Đạo. 7

THĐ là trường nam lớn nhất thị xã và năm này qua năm khác luôn luôn không có đối thủ ngang hàng, bởi thế nên kết quả trận đấu hôm ấy làm tất cả mọi người choáng váng. Tôi nhớ đội Văn Học thắng với tỷ số 7-1 hay gì đó, rất chênh lệch. Đó là nhờ trong đội VH có bốn, năm người Thượng. Họ rất khỏe và nhanh, quả thật là những lực sĩ thiên bẩm chẳng khác gì người da đen ở Mỹ. Các anh Ha Rang, Ha Nhưng, Ha Kha này học Văn Học 2 (Văn Khoa) mà lại đấu cho đội mang tên Văn Học, xảy ra một tranh chấp ngoài sân còn gây cấn hơn. Làm tôi nhớ đến câu này mẹ tôi từng nói: Văn Học Văn Khoa, hai trường cũng đầy văn học cả! Sau trận đấu buổi chiều, học sinh Trần Hưng Đạo vây quanh trường Văn Học ở số 4 Hoàng Diệu, cả trăm người. Trường VH nằm ở trên ngọn đồi, muốn lên phải dùng thang cấp 120 bước. Cửa trường đóng lại. Hôm trước gần đây, tôi có nói chuyện được với anh Đình Hùng từ Sidney, anh ta cũng nhớ giai thoại này, chúng tôi cùng chắt lưỡi như hai con thằn lằn. Thầy hiệu trưởng một mình đi xuống 120 cấp thang, đi vào trong đám hỗn loạn ấy, gắng thuyết phục các học trò giải tán, vì lúc đó họ bắt đầu ném đá từ dưới đường lên, rơi trên mái tôn nghe lộp độp. Hôm ấy, ba tôi trở lại, sống nhăn răng! Tôi nhớ áo ba rách. 8