SỞ GD ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể th

Tài liệu tương tự
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H¶i D­¬ng

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Tràng Giang

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Hạnh Phúc Bên Trong

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

No tile

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Trần Thị Thanh Thu

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

CHƯƠNG 1

Thuyết minh về Nguyễn Du

1

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

J

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) KỲ KIẾM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 THPT NĂM 2019 Bài kiểm tra môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 12

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Thuyết minh về truyện Kiều

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Phân tích bài thơ Chiều tối

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Phần 1

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Thuyết minh về quan điểm sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

PHẠM CÔNG THIỆN Những ngày hoang vu trên mặt đất tản mạn Tất cả đều xuất phát từ cơ cấu của ngôn ngữ, cú pháp, văn phạm, ngữ pháp: tất cả những thứ ấy

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nghĩ về mái trường

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Bài Học 9 20 Tháng 5 26 Tháng 5 HÃY LÀ NGƯỜI THEO CHÚA CÂU GỐC: Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho

Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

I

Bản ghi:

SỞ GD ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 2020 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết... (Thử nói về hạnh phúc - Thanh Thảo, Từ một đến một trăm, NXB Tác phẩm Mới, 1984) Câu 1 (0.5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3 (0.5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về 3 dòng thơ cuối: đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết Câu 4 (1.0 điểm) Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề hư danh của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Câu 2 (5.0 điểm) Nhận xét về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, sách Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1 viết: Tư tưởng nhân đạo trong văn học thể hiện ở sự quan tâm tới số phận con người. Bằng cảm nhận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm), anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------------- Hết -----------------

ĐÁP ÁN Câu Ý Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ: Tự do. 0.5 Biện pháp tu từ: nêu một trong các biện pháp được sử dụng. Ví dụ : 2 3 - Liệt kê đất nước là nhịp tim... là một làn mây mỏng... là một giọng nữ cao... Tác dụng: tạo âm hưởng, cảm xúc về tình yêu đất nước; thể hiện rõ hình ảnh đất nước vô cùng gần gũi. - Điệp từ Chúng tôi : chúng tôi không muốn chết vì hư danh chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng Tác dụng : Khẳng định lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ đương thời.tạo âm hưởng nhịp điệu cho đoạn thơ. Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý: - Đất nước gắn bó mật thiết, không thể tách rời khỏi mỗi con người. - Thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ. Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đây là gợi ý: 1.0 0.5 4 - Thông điệp tâm đắc nhất: Ai cũng một lần chết nhưng đừng chết vì hư danh, vật chất hay những ảo mộng tầm thường... - Lý giải: + Thông điệp khẳng định một lý tưởng sống cao đẹp, có ý nghĩa. 1.0 + Thể hiện tinh thần dũng cảm; quan điểm sống tốt đẹp của người trẻ. II Làm văn 7,0 1 Viết đoạn văn (200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về hư danh đối với một bộ phận giới trẻ được gợi ra từ phần Đọc hiểu a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (Nếu học sinh viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) (0,25 điểm). b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống: vấn đề hư danh đối với một bộ phận giới trẻ (0,25 điểm). 2.0

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (1,0 điểm) Vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ đoạn trích thơ trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận. c.2. Các câu phát triển đoạn - Giải thích: Hư danh là ham muốn tầm thường của con người khi muốn đặt cái tôi cá nhân lên trên/nổi bật trước cộng đồng bằng những việc làm vô nghĩa lý, không đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Những người chạy theo hư danh chỉ nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi; muốn dành được sự ngưỡng mộ mà không phải trải qua những con đường rèn luyện, phấn đấu vì những mục đích tốt đẹp (VD: trào lưu rich-kid; anh hùng bàn phím; ca sĩ thị trường...). - Bàn luận + Nêu tác hại của việc chạy theo hư danh: Hủy hoại đạo đức, nhân cách và nhất là tàn phá lý tưởng sống của giới trẻ; tạo ra những giá trị ảo khiến con người chạy theo một cách điên cuồng; làm dấy lên một làn sóng nguy hại đến cả một thế hệ. + Chỉ ra nguyên nhân: do sự háo thắng, bồng bột, thích chứng tỏ bản thân; do nhận thức kém, thiếu đi lý tưởng sống cao đẹp; do tác động của mạng xã hội; do sự thất bại của giáo dục... c.3. Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (xác định lý tưởng, mục đích sống tốt đẹp; nhận ra đâu là giá trị thật của cuộc sống; học hỏi đức tính khiêm tốn...). d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận (0,25 điểm). e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) (0,25 điểm). a. Yêu cầu chung - Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học. - Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc. 2 b. Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách, nhưng về cơ bản cần bảo đảm những nội dung sau: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng nhân đạo thể hiện qua văn học trung đại nói chung và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói riêng. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 0.25 4.5

1. Giải thích nhận định (0,5 điểm) - Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người. - Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm. Nó được biểu hiện cụ thể ở các phương diện: Lòng xót thương những con người bất hạnh, phê phán những thế lực hung ác, áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người 2. Chứng minh vấn đề qua tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (2,5 điểm). - Hoàn cảnh sáng tác: Nửa đầu thế kỉ XVIII có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, triều đình bắt nhiều trai tráng đi lính để dẹp loạn. Những cuộc chia tay diễn ra. Cảm thời mẫn thế Đặng Trần Côn đã sáng tác tác phẩm này (0,25 diểm). - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa tác phẩm từ câu 193 đến câu 217, thể hiện niềm ước mơ được đoàn tụ với chồng, sự khát khao hạnh phúc thầm kín của người chinh phụ (0,25 điểm). - Cảm nhận đoạn trích: (1,5 điểm) + 16 câu thơ đầu: Nỗi cô đơn trong chờ đợi của người chinh phụ. + 8 câu thơ tiếp theo: Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ. Đánh giá tư tưởng nhân đạo thể hiện qua đoạn trích: (0,5 điểm) - Viết về nỗi buồn khổ, cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn người chinh phụ cũng chính là cách tác giả thể hiện thái độ đồng tình và ngợi ca của mình đối với niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của nàng. - Qua đó tác giả muốn lên tiếng tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Chính những cuộc chiến phi nghĩa này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những người chồng xa vợ, những người mẹ phải lìa con. Có bao nhiêu người chinh phụ phải sống trong cảnh mòn mỏi nhớ thương cô đơn như nàng đây? 3. Bình luận (1,0 điểm) - Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quí của tác phẩm văn học chân chính, biểu hiện giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh, lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. - Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã phản ánh chân thực xã hội phong kiến Việt Nam với nhiều biến động thăng trầm. Số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ bị

ảnh hưởng lớn nhất từ bối cảnh ấy. Họ là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Và người phụ nữ có chồng ra trận mòn mỏi trong chờ đợi và khát khao hạnh phúc đã trở thành tâm điểm trong các trang viết của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. - Khi vận mệnh cá nhân, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa thì cảm hứng nhân đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam: Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách; tư tưởng của Phật giáo: từ bi bác ái, yêu thương con người; và tư tưởng của Nho giáo: cái nhân cái nghĩa. 4. Đánh giá chung (0,5 điểm) - Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. Sự gắn bó với đất nước và số phận con người làm cho văn học Việt Nam vừa giàu chất hùng tráng vừa thấm đượm giọng điệu cảm thương. - Có thể nói đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là đoạn trích tiêu biểu nhất trong Chinh phụ ngâm về tinh thần nhân đạo của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm cũng như văn học giai đoạn trung đại. Diễn đạt có sáng tạo, đảm bảo đúng qui tắc chính tả và cách dùng từ, đặt câu. 0,25