TCVN

Tài liệu tương tự
Microsoft Word

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 01:2008/BCT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN National technical regulation on Electric safety HÀ NỘ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

SoŸt x¾t l·n 1


Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - MSDS-XANG.doc

AN TOÀN VÀ VỆ SINH tại nông trại Là một người nông dân, bạn thực hiện rất nhiều công việc khác nhau trong ngày làm việc của mình. Trong đó, bạn thường

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

TRUNG TÂM NGHIÊN C?U XU?T B?N SÁCH VÀ T?P CHÍ

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Microsoft Word - MSDS-Dau hoa.doc

TCCS

PHỤ LỤC 17

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - TCVN

Microsoft Word - unicode.doc

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hà

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Hãy tả ngôi trường của em

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

INSTRUCTION MANUAL AQR-IG656AM

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

Phòng Ngừa Ô Nhiễm Cống Thoát Nước Mưa Quy Định Hướng Dẫn dành cho Các Cơ Sở Thương Mại và Công Nghiệp Nhẹ Để biết thêm thông tin về Ngăn Ngừa Ô Nhiễm

Title

Quality Plan

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

CUỘC THI QUỐC GIA LÁI XE SINH THÁI TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU LẦN THỨ 31

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN DA LIỄU TW Số: 488/BVDLTW-HC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2018 PHƯƠNG ÁN V

Document

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Kinh Từ Bi

Gian

BỘ Y TẾ

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

BỘ Y TẾ

Document

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG KTTT H

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 43/2010/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 12

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

PHỤ LỤC 17 (Kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương) Số CAS: Số UN: 1090 Số đăng ký EC: Phiế

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

MỤC LỤC * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GIỚI THIỆU 1 TRIẾT LÝ KINH DOANH 2 DỊCH VỤ 3 CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 4 THIẾT BỊ BẾP 5 BẾP Á CÔN

Phần 1

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

CHÍNH PHỦ Số: 21/2008/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH Về sửa đổi, bổ

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

PHỤ LỤC 17

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tháng tư năm 1975, trong khi Sài Gòn đang hấp hối và mọi người vội vã tìm cách thoát thân thì chính tôi lại từ chối không đi theo gia đình đôi bạn thâ

Hướng dẫn sử dụng Bếp Từ Bosch PID775N24E Bếp từ 3 bếp nhập khẩu Bosch PID775N24E có DirectControl với truy cập trực tiếp đến 17 cấp độ nấu ăn. 3 khu

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CƠ SỞ Y TẾ XANH-SẠCH-ĐẸP (Ban hành kèm theo Quyết định số6573/qđ-byt ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Mục đích: H

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh Đại Tá Nguyễn Thành Trí Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thu

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẾP TỪ BOSCH PID679F27E Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm bếp điện từ mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản phẩm sẽ

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Title

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY HÚT ẨM STADLER FORM ALBERT 20 L

Báo Công An số ra ngày :

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Document

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

PGS - Tai lieu DHDCD v2

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

1

BỘ XÂY DỰNG

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Niệm Phật tam muội

Bản ghi:

TCVN 48-1996 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. PHẠM VI ÁP DỤNG. 1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ( sau đây gọi tắt là doanh nghiệp thương mại) thuộc bộ thương mại. 1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng có tính chất nguy hiểm về cháy nổ như: xăng dầu, khí hoá lỏng, hoá chất dễ cháy nổ. 2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN - TCVN 2622-1995-PCCC cho nhà và công trình - TCVN 4245-1995-Quy phạm kỹ thuật an toàn và vệ sinh trong sản xuất, sử dụng axetylen, oxy để gia công kim loại. - TCVN 3146-1986-Công việc hàn điện (yêu cầu về an toàn) - 20 TCN25-1991-Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế. 3. YÊU CẦU CHUNG 3.1. Các doanh nghiệp thương mại phải căn cứ vào tính chất của mặt hàng; địa điểm và các hình thức tổ chức kinh doanh của đơn vị và căn cứ vào yêu cầu trong tiêu chuẩn này để ban hành các quy định cấp cơ sở, văn bản hướng dẫn, hoặc nội quy PCCC, phương án chữa cháy, cấp cứu người bị nạn, giải quyết hậu quả sau vụ cháy.. sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Chú thích: Các doanh nghiệp có các cơ sở sản xuất, chế biến cửa hàng kinh doanh phân tán, nhỏ, lẻ có diện tích dưới 50m 2 thì chỉ cần ban hành văn bản ở dạng hướng dẫn hoặc nội quy PCCC. 3.2. Phương án PCCC cấp cơ sở do doanh nghiệp soạn thảo trước khi ban hành phải thông qua cơ quan PCCC địa phương. 4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH 4.1. Trên toàn khu vực đất đai thuộc địa điểm của doanh nghiệp phải được giữ gìn phong quang, sạch đẹp. Đường đi lại, lối ra vào giữa các ngôi nhà, các công trình, tới các nguồn nước chữa cháy phải được thông thoáng, không để bất kỳ một chướng ngại vật nào. Khoảng cách giữa các ngôi nhà và các công trình phải giữ đúng theo thiết kế đã được duyệt. Cấm xây chen hoặc chất, xếp hàng dễ cháy trong khoảng cách phòng cháy giữa các ngôi nhà và công trình. 4.2. Những khu vực cửa hàng và kho chứa thường xuyên đưa hàng đến dồn dập với khối lượng lớn cần phải : 4.2.1. Dành riêng 1 nơi để nghiệm thu, phân loại, bao gói,bảo quản, chế biến lại 4.2.2. Chìa khoá của mỗi gian kho, cửa hàng phải đánh số thứ tự. Phải có quy chế quản lý chìa khoá để bảo vệ tốt hàng hoá và khi cần có thể sử dụng được ngay. 4.3. Các gian nhà kho, cửa hàng có diện tích trên 100m 2 phải có ít nhất 2 cửa ra vào riêng biệt và cánh cửa phải mở ra phía ngoài. Cấm ngăn thành nhiều gian nhỏ phía trong mà mỗi gian không có cửa trực tiếp ra ngoài. 4.4. Kết cấu kho trạm, cửa hàng, phân xưởng phải bảo đảm vững chắc và phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại mặt hàng và quy trình công nghệ sẽ được tiến hành. 4.5. Các kho, trạm,cửa hàng lớn cần phải có giải pháp kiến trúc và kỹ thuật nhằm ngăn chặn cháy lan, hạn chế thiệt hại do cháy xảy ra. 4.6. Khi xây dựng, cải tạo, hoặc mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải căn cứ vào TCVN 2622-1995 và phải có sự thỏa thuận của cơ quan PCCC địa phương, đồng thời phải có phương án chữa cháy trong quá trình thi công. 5. YÊU CẦU VỀ BẢO QUẢN HÀNG HOÁ 5.1. Hàng hoá, sắp xếp bảo quản tại cửa hàng, kho, bãi phải bảo đảm: 5.1.1. Gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. 5.1.2. Sắp xếp, bảo quản hàng hoá theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau. 5.1.3. Sắp xếp thành hàng, có lối đi ngang, dọc bảo đảm hợp lý thuận tiện. Không xếp hàng hoá và các vật chướng ngại trên các lối đi. 5.1.4. Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tác dụng phản ứng hoá học (không xếp hàng hóa gần bóng đèn, gần dây dẫn điện; các hàng hoá kỵ nhau sát gần nhau ).

5.2. Hàng hoá sắp xếp trong kho, bãi, trạm, cửa hàng phải để trên bục kê, ô giá. Nếu xếp chồng đống phải xếp vững chắc, gọn gàng; phía ngoài gần cửa ra vào phải để lối đi rộng bằng độ rộng của cửa ra vào nhưng không được nhỏ hơn 1m. 5.3. Không xếp để hàng hoá dễ cháy (nhựa, phim ảnh, bông, polyme tổng hợp.) ở chân cầu thang hoặc buồng gần cầu thang. 5.4. Việc sắp xếp hàng hoá phải tạo ra lối thoát nạn thuận tiện, bảo đảm việc sơ tán người và hàng hoá nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy. 6.YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐIỆN, THIẾT BỊ 6.1. Hệ thống điện và thiết bị điện bảo vệ tại các nhà kho và cửa hàng phải được thiết kế, tính toán theo đúng tiêu chuẩn 20 TCN 25-1991 và tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Cấm tuỳ tiện lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện làm quá tải hệ thống điện. 6.2. Mỗi năm doanh nghiệp phải tổ chức kiểm tra hệ thống điện ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra phải đặc biệt chú ý: * Sự hoàn chỉnh của hệ thống điện, độ tin cậy và đặc tính các thiết bị điện như: rơle, công tắc, cầu chì, cầu dao. * Kiểm tra điện trở cách điện của dây cáp, dây dẫn, dây nối đất, và chống sét. Khi kiểm tra phải ghi nhận xét vào sổ kiểm tra và nếu có những hư hỏng phải đề xuất biện pháp và ấn định thời gian sửa chữa. 6.3. Hệ thống điện trong các cửa hàng, phân xưởng có chứa các chất có khả năng gây mòn, cháy nổ phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với môi trường của từng loại. 6.4. Các tiếp điểm trên hệ thống điện lắp đặt trong nhà kho, cửa hàng phải được nối thật chắc chắn, bảo đảm chỗ nối không bị phát nhiệt, đánh lửa. 6.5. Lắp đặt các bóng điện chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được như giấy, vải, nilon để bao, che bóng điện. 6.6. Tại các phân xưởng, kho, trạm cửa hàng có sử dụng các máy móc, thiết bị để phục vụ cho sản xuất kinh doanh như máy trục, lò sấy, máy trộn, bàn là, bếp điện phải tuân theo những nguyên tắc sau: 6.6.1. Mỗi thiết bị phải có quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hoặc bản hướng dẫn sử dụng riêng và phù hợp với yêu cầu quản lý kỹ thuật của từng loại, đồng thời phải giao cho một người chịu trách nhiệm chính quản lý vận hành. 6.6.2. Các máy móc thiết bị được bảo vệ bằng các thiết bị bảo vệ. Đặc tính bảo vệ của các thiết bị bảo vệ phù hợp với thông số kỹ thuật quy định cho thiết bị của xí nghiệp sản xuất ra thiết bị đó. 6.6.3. Nếu các thiết bị, dây chuyền công nghệ khi vận hành có sử dụng các chất lỏng, chất khí dễ cháy thì phải thường xuyên kiểm tra độ kín của thiết bị, công nghệ đó. 6.6.4. Không vận hành các thiết bị công nghệ thiếu các dụng cụ đo, kiểm tra.theo thiết kế của nhà máy chế tạo đã quy định. 6.6.5. Các thiết bị điện đã hư hỏng không sử dụng nữa thì phải tháo ra khỏi hệ thống điện. 6.7. Hệ thống cấp nước chữa cháy (nếu có) phải được thường xuyên kiểm tra: 6.7.1. Sự hoạt động của máy bơm, đường ống thiết bị phun nước theo thiết kế lắp đặt. 6.7.2. Lượng nước dự trữ chữa cháy. 6.7.3. Lối vào lấy nước chữa cháy 6.8. Hệ thống báo cháy và bảo vệ tự động phải hoạt động tốt, chính xác. 7. YÊU CẦU BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA 7.1. Mọi công việc bảo dưỡng, sửa chữa có dùng đến lửa (lửa điện, lửa trần) tại các cửa hàng, kho, trạm, phân xưởng.thuộc doanh nghiệp đều phải có phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể. Sau khi giám đốc phê duyệt mới được triển khai thực hiện. Trước khi thực hiện phải thông báo cho Cảnh sát PCCC địa phương biết về thời gian và địa điểm tiến hành sửa chữa. 7.2. Trong khi tiến hành bảo dưỡng sửa chữa phải giao trách nhiệm cho một người phụ trách để tổ chức, chỉ đạo và liên tục kiểm tra, theo dõi việc thực hiện phương án. Nếu phát hiện thấy những vi phạm hoặc hiện tượng không đảm bảo an toàn PCCC thì phải có biện pháp cử lý kịp thời và báo cho người có trách nhiệm biết. 7.3. Trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa có sử dụng công tác hàn thì phải: 7.3.1. Sử dụng thợ hàn chuyên nghiệp 7.3.2. khi hàn phải quan sát xung quanh, trên dưới phải xem có vật gì có thể cháy do tia lửa hoặc vụn sắt bắn vào và phải che chắn hoặc chuyển dời các vật đi nơi khác. 7.3.3. Nếu hàn điện phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 3196-1979. 7.3.4. Nếu hàn bằng khí axetylen và ôxy phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4245-1996. 7.3.5. Không được hàn khi : - Có một trong các bộ phận của thiết bị, dụng cụ hàn không đảm bảo kỹ thuật.

- Ở những nơi có vật liệu, chất lỏng, chất khí có thể gây ra cháy nổ. - Ở trên các sản phẩm, máy móc, thùng, bể chứa mà trong đó còn có chất lỏng hơi, khí, có thể cháy nổ hoặc còn áp lực, còn dòng điện 7.3.6. Không để mỏ hàn trên các vật dễ cháy. 7.4. Sau khi bảo dưỡng sửa chữa xong phải : 7.4.1. Thu dọn sạch sẽ các vật liệu, dụng cụ, thiết bị. 7.4.2. Kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ máy móc, thiết bị đã bảo dưỡng, sửa chữa theo tính năng công dụng của từng loại, kể cả dây nối đất (nếu có) nhằm bảo đảm vận hành được tuyệt đối an toàn. 7.4.3. Lập kế hoạch kiểm định lại các thiết bị đo lường có trên máy móc, thiết bị như đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất (nếu có). 8. TRÁCH NHIỆM VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 8.1. Giám đốc các doanh nghiệp thương mại là người chịu trách nhiệm chính về công tác PCCC và có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các nội dung sau : 8.1.1. Ban hành các quy định về PCCC cấp cơ sở, văn bản hướng dẫn PCCC hoặc nội quy PCCC cho các cửa hàng, kho trạm, phân xưởng. (sau đây gọi tắt là cơ sở) trực thuộc. 8.1.2. Tuỳ thuộc vào phương thức quản lý, địa hình, vị trí của cơ sở mà phân công, phân cấp quản lý công tác PCCC bằng văn bản cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc. 8.1.3. Thành lập các đội PCCC nghĩa vụ tại đơn vị và tại các cơ sở trự c thuộc; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội PCCC hoạt động. 8.1.4. Hàng năm tổ chức tập huấn và kiểm tra, đôn đốc cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong đơn vị thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những điều quy định về PCCC. 8.1.5. Trang bị đủ các phương tiện PCCC theo yêu cầu về PCCC đối với các mặt hàng đang sản xuất, kinh doanh. 8.1.6. Thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan PCCC địa phương để thực hiện tốt công tác PCCC của đơn vị. 8.2. Các cửa hàng trưởng, trưởng các kho, trạm, phân xưởng trực thuộc doanh nghiệp Thương mại có trách nhiệm về công tác PCCC cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào sự phân công, phân cấp của giám đốc doanh nghiệp, nhưng về trách nhiệm chung phải là: 8.2.1. Nắm vững và kiểm tra đôn đốc CBCNV thực hiện đầy đủ các quy định, quy phạm quản lý kỹ thuật, bảo hộ lao động; an toàn PCCC. 8.2.2. Theo dõi tình trạng hệ thống điện, các máy móc, thiết bị. Tổ chức sửa chữa ngay những hư hỏng, thiếu sót có thể gây ra cháy, nổ. 8.2.3. Tổ chức, quản lý chặt chẽ về mặt số lượng và chất lượng các dụng cụ, phương tiện PCCC, thiết bị thông tin liên lạc và để đúng nơi quy định, bảo đảm có thể sử dụng được ngay khi xảy ra cháy. 8.2.4. Hết giờ làm việc phải kiểm tra, xem xét các thành viên trong đơn vị thực hiện vệ sinh công nghiệp, ngắt các nguồn điện sản xuất, sinh hoạt. Nếu vắng phải chỉ định người thay thế. 8.3. Cán bộ công nhân viên trong đơn vị có trách nhiệm như sau: 8.3.1. Hiểu rõ, nắm vững, thực hiện và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện các văn bản pháp quy liên quan đến công tác PCCC có tại nơi mình làm việc, 8.3.2. Hiểu rõ các phương án PCCC và nhiệm vu cụ thể của mình khi xảy ra cháy. 8.3.3. Nắm vững tính năng, công dụng và biết cách sử dụng, đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản các công cụ, phương tiện PCCC có tại nơi làm việc. 8.3.4. Trong khi làm việc thấy có những sơ suất, vi phạm hoặc có những hiện tượng có thể phát sinh cháy, nổ kịp thời khắc phục hoặc báo cáo ngay cho người có trách nhiệm biết để giải quyết. 9. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCC 9.1. Mỗi doanh nghiệp hoặc cửa hàng, kho, trạm, phân xưởng thuộc doanh nghiệp có địa điểm ở phân tán, riêng lẻ phải thành lập đội PCCC nghĩa vụ. Trường hợp số lượng người không nhiều (dưới 10) thì không thành lập đội, nhưng phải chỉ định một người chỉ huy và tất cả mọi người đều phải tham gia công tác PCCC. Người chỉ huy phải qua lớp huấn luyện về PCCC của cơ quan PCCC địa phương. 9.2. Các đội PCCC nghĩa vụ phải có lịch học tập, thực tập theo phương án PCCC của đơn vị mà đã thống nhất với cơ quan PCCC địa phương và được Giám đốc phê duyệt. Đội được trang bị các dụng cụ và phương tiện PCCC theo tính chất, đặc thù và yêu cầu về PCCC ở từng khu vực, 9.3. Các đội viên PCCC, các quy phạm, quy định kỹ thuật; kiểm tra, hướng dẫn và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 9.4. Những cơ sở nằm trong vùng dân cư, đóng tại địa phương nào thì người chịu phụ trách cơ sở phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, với chính quyền và cơ quan PCCC địa phương để phối hợp trong công tác PCCC.

9.5. Tuỳ theo tính chất, khối lượng, đặc điểm của loại hàng hoá đang sản xuất, kinh doanh; tuỳ theo đặc thù của loại công trình kiến trúc ở tại cơ sở mà trang bị các loại dụng cụ, phương tiện PCCC cho phù hợp (với số lượng và chủng loại cụ thể do cơ quan PCCC địa phương hướng dẫn) nhưng không được ít hơn số lượng quy định trong bảng Phụ lục A ( xem Phụ lục A). Các dụng cụ, phương tiện PCCC phải để ở nơi cố định và giao cho từng công nhân viên làm việc gần đó chịu trách nhiệm quản lý. 9.6. Các dụng cụ, phương tiện PCCC phải được bảo quản tốt, để tại nơi dễ thấy, dễ lấy và phải được kiểm tra chất lượng theo đúng định kỳ cho từng loại. 9.6.1. Các bình khí phải để ở nơi râm mát, tránh nắng, mưa.và cứ ba tháng phải cân kiểm tra trọng lượng bình một lần. Nếu giảm 10% trọng lượng ban đầu thì phải nạp lại. 9.6.2. Cát, bao tải, chăn dùng để chữa cháy phải thường xuyên khô sạch. Nếu ướt phải được phơi, sấy ngay. 9.6.3. Các dụng cụ, phương tiện chữa cháy khác như máy bơm, vòi, lăng, phuy nước, bình bọt, xô.phải luôn ở tình trạng tốt, sẵn sàng có thể sử dụng được ngay. 9.7. Cấm sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC vào các mục đích khác, ngoài mục đích khác. 10. CHỮA CHÁY 10.1. Bất kỳ ai, đang làm việc gì, khi phát hiện thấy cháy đều phải: 10.1.1. Dùng các biện pháp cần thiết để báo động có cháy. 10.1.2. Báo khẩn cấp cho lực lượng PCCC địa phương. 10.1.3. Báo cho đội trưởng PCCC nghĩa vụ, báo cho người phụ trách khu vực. 10.1.4. Dùng phương tiện dụng cụ chữa cháy có tại chỗ để cứu chữa. 10.2. Đội trưởng đội chữa cháy nghĩa vụ có trách nhiệm. 10.2.1. Quan sát, nắm chắc tình hình đám cháy, vận dụng các phương án chữa cháy đã tập luyện, chọn phương án tốt nhất. 10.2.2. Tổ chức và chỉ huy lực lượng chữa cháy, triển khai phương án chữa cháy đã chọn để tiếp cận đám cháy và sử dụng dụng cụ, phương tiện chữa cháy có hiệu quả nhất. 10.2.3. Tổ chức và chỉ huy cứu hàng hoá hoặc người mắc nạn ở trong khu vực bị đám cháy đe dọa. 10.3. Người phụ trách sản xuất, kinh doanh tại khu vực bị cháy có nhiệm vụ: 10.3.1. Quan sát, nắm tình hình đám cháy, hội ý với đội trưởng đội PCCC nghĩa vụ về cách cứu chữa. Nếu không có sự nhất trí thì trưởng đội PCCC nghĩa vụ là người quyết định cuối cùng. 10.3.2. Kiểm tra lại xem đã báo cho lực lượng PCCC địa phương và ban giám đốc doanh nghiệp chưa. Nếu chưa phải cử người báo gấp. 10.3.3. Tổ chức bảo vệ tài sản, hàng hoá tại khu cháy và xung quanh. 10.3.4. Nếu có người bị nạn thì kịp thời đưa đi cấp cứu. 10.3.5. Ngừng mọi công việc để tập trung vào việc chữa cháy, cứu người, bảo vệ tài sản hàng hoá. 10.4. Khi lực lượng PCCC địa phương có mặt tại nơi cháy thì người đang chỉ huy chữa cháy phải báo cáo cho lực lượng PCCC địa phương biết. 10.4.1. Tình hình, biện pháp đã và đang thực hiện để chữa cháy, những tồn tại và khó khăn cần giải quyết để nhanh chóng dập tắt đám cháy. 10.4.2. Về những nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp tục cháy lan. 10.5. Khi đã dập tắt đám cháy phải bảo vệ tốt hiện trường để điều tra, tìm nguyên nhân vụ cháy. 10.6. Sau vụ cháy, Ban giám đốc doanh nghiệp phải: 10.6.1. Tổ chức phân loại hàng hoá, lau chùi, phơi, sấy những thứ bị hư hỏng, bẩn, ẩm ướt.. Chọn lọc, cân, đong, đo, đếm và kiểm kê để xác định sự thiệt hại cụ thể. 10.6.2. Lập phương án sửa chữa kho tàng, nhà xưởng để mau chóng phục hồi lại sản xuất, kinh doanh. 10.6.3. Lập biên bản vụ cháy, ghi rõ ngày giờ, nguyên nhân, sự thiệt hại, biện pháp xử lý.. báo cáo lên Sở Thương mại, Bộ Thương mại và cơ quan PCCC địa phương.

Phụ lục A SỐ LƯỢNG DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN PCCC TỐI THIỂU TRANG BỊ CHO CÁC CƠ SỞ TT Tên đối tượng cần tarng bị dụng cụ và phương tiện PCCC Diện tích m 2 Bình bột 10 lít Bình khí Co2 Cát 1m 3 xẻng 2 cái Nước 200 lít xô (cái) Chăn hoặc bao tải (cái) 1 Kho, cửa hàng chứa hàng hoá là vật liệu rắn không cháy 2 Kho, cửa hàng chứa hàng hoá, vật liệu rắn cháy được, kể cả chất lỏng có t o C bắt cháy >45 0 C; nhưng phải đựng trong thùng hộp kín với khối lượng < 500 kg. 3 Kho, cửa hàng chứa thiết bị, ôtô, xe máy 4 Phân xưởng sản xuất, chế biến có sử dụng thiết bị cơ khí, lò sấy, máy hàn 5 Phân xưởng sản xuất, bao bì, phân loại bảo quản lại hàng hoá không dùng đến lửa 6 Khu vực nhà bếp, phân xưởng chế biến thức ăn chín 500 1 1 350 1 1 1 1 200 1 1 1 200 1 1 1 1 300 1 1 1 1 1 200 1 1 Chú thích: Các cửa hàng, kho trạm, phân xưởng sản xuất, chế biến, phân loại, bảo quản lại có diện tích quy định trong bảng trên thì tuỳ theo diện tích thực tế và tính chất nguy hiểm về cháy mà trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC cho phù hợp, nhưng với diện tích nhỏ nhất cũng phải có một trong nhưng thứ đã quy định trong bảng trên.