1

Tài liệu tương tự
(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

I

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Bạn Tý của Tôi

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Layout 1

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Code: Kinh Văn số 1650

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Cúc cu

A

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Niệm Phật Tông Yếu

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

CHƯƠNG 10

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Nam Tuyền Ngữ Lục

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - 08-toikhongquen

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

Cổ học tinh hoa

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

Microsoft Word - Dao-3 kho bau-1.doc

Bản ghi:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG Chuyên ngành: Triết Học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DÂ N KHOA HỌC PGS. TS. LÊ THỊ LAN HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Thị Lan. Nội dung luận văn có sự kế thừa của các công trình nghiên cứu đi trước, với những trích dẫn và sử dụng tài liệu trong giới hạn cho phép. Các kết quả luận văn chưa được công bố trong các công trình nào khác. Tài liệu sử dụng trong luận văn là khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. Hà Nội, ngày... tháng... năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Trúc

MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 Chương 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG... 9 1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội của Việt Nam 20 năm đầu thế kỷ XIX với sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng... 9 1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng... 19 1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của Minh Mạng... 26 Chương 2: NỘI DUNG, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG... 36 2.1. Nội dung tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng... 36 2.2. Giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng... 60 KẾT LUẬN... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 80

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao anh hùng, nhà lãnh đạo xuất sắc, lãnh tụ vĩ đại làm rạng danh đất nước. Trong xã hội không ngừng phát triển hiện nay, việc tìm hiểu lại những giá trị tư tưởng của các bậc tiền nhân là một trong những điều cần thiết để có thể phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc vào phát triển đất nước. Trong số các bậc tiền nhân ấy, Minh Mạng (1791-1841) được xem là một nhà cai trị xuất sắc đầu thế kỉ XIX. Ông không chỉ là một nhà chính trị lão luyện, nhà quân sự tài năng, mà còn là một nhà tư tưởng lớn. Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của ông. Nó thể hiện tư duy chiến lược sâu rộng của ông trước những yêu cầu của xây dựng và phát triển đất nước trong nửa đầu thế kỉ XIX. Tìm hiểu tư tưởng của Minh Mạng, một mặt, góp phần vào việc ngày càng làm sáng tỏ tư tưởng xây dựng, phát triển đất nước của ông, mặt khác, góp phần khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng ta về việc kế thừa và phát triển các tinh hóa văn hóa dân tộc vào sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Minh Mạng là một nhà tư tưởng, nhưng ông không trình bày quan điểm của mình thành một học thuyết, mà từ hiện thực lịch sử đầy sôi động của dân tộc đầu thế kỷ XIX, ông đã suy xét, xử lý, giải quyết mọi vấn đề rồi khái quát thành các nguyên tắc trị nước, an dân, xây dựng triều đại, phát triển dân tộc. Cho nên, tư tưởng nhân sinh của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống, hòa lẫn và ẩn chứa đằng sau các lĩnh vực tư tưởng khác, như kinh tế - chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục Trong dòng chảy của lịch sử, mỗi thời đại đều để lại những dấu ấn riêng của mình, dấu ấn đó biểu hiện ở sự đan xen giữa cái tiến bộ và bảo thủ, tích cực và hạn chế. Giai đoạn đầu của thế kỷ XIX là một giai đoạn mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, lúc này tuy đất nước đã thống nhất trên toàn lãnh thổ, 1

nhưng những mối nguy đe dọa sự tồn vong của dân tộc vẫn còn hiện diện. Đó là dư âm từ sự khủng hoảng của nước ta ở giai đoạn trước, sự tàn phá nghiêm trọng bởi các cuộc nội chiến kéo dài triền miên, sự nhòm ngó của các nước phương Tây. Minh Mạng với tư cách là vua của một nước, nắm quyền lực tối cao, có trách nhiệm lớn lao trong việc giải quyết những yêu cầu khách quan mà lịch sử đã đặt ra. Vì vậy, mà tư tưởng của ông là sự đúc kết của quá trình trị quốc, đối diện với vấn đề chính trị, an nguy của cả một đất nước. Điều này cũng được thể hiện rõ qua tác phẩm Minh Mệnh Chính Yếu được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Trong tác phẩm này Minh Mệnh ít khi đề cập tới thế giới quan, mà đa số chỉ tập trung bàn về nhân sinh quan, trong đó tư tưởng xuyên suốt của ông là tư tưởng lấy dân làm gốc, trách nhiệm của người đứng đầu, đạo làm người Có thể nói, những tư tưởng về nhân sinh quan là một trong những tư tưởng có nhiều tiến bộ, không chỉ tác động trong việc xây dựng đất nước đương thời mà còn có nhiều ý nghĩa đối với sau này. Vì lẽ đó mà tác giả chọn tìm hiểu Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tư tưởng của Minh Mạng nói chung và tư tưởng nhân sinh của ông nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu chung có thể chia là 3 hướng nghiên cứu chính như sau: Hướng thứ nhất, những công trình viết về lịch sử của nhà Nguyễn và cuộc đời, sự nghiệp của Minh Mạng. Trước hết là những công trình bộ chính sử của nhà Nguyễn như: Quốc sử toát yếu của Cao Xuân Dục (Nxb. Thuận Hóa); Đại Nam Liệt Truyện gồm 4 tập (Nxb. Thuận Hóa); Đại Nam thực lục (gồm Tiền biên và Chính biên) gồm 10 tập (Nxb. Giáo dục); Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ gồm 15 tập (Nxb. Thuân Hóa, Huế). Trong đó cuốn Minh Mệnh Chính Yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, thể hiện toàn bộ tư tưởng, chính sách của Minh Mạng trong thời gian trị vì đất nước, cuốn sách này có giá trị rất lớn trong việc tìm hiểu về triều Nguyễn nói chung và về Minh Mạng nói riêng. 2

Bên cạnh đó có một số tác phẩm khác như nói về cuộc đời và sự nghiệp của Minh Mạng như cuốn Những vị vua hay chữ của nước Việt. Cùng đề cập tới cuộc đời và sự nghiệp của Minh Mạng cũng có công trình Chân dung các vua nguyễn, tập 1, của Đỗ Bang; tác phẩm Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh; Cuốn Chín đời chúa mười ba đời vua nguyễn của Nguyễn Đắc Xuân, Nxb. Thuận Hóa. Đi sâu vào phân mô tả phân tích tình hình kinh tế nước ta dưới thời Minh Mạng có cuốn Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn (Nxb. Lửa Thiêng), của Nguyễn Thế Anh. Tác phẩm này dẫn ra những hạn chế mà triều Nguyễn thời đó mắc phải, bên cạnh đó cũng khẳng định những thành tựu mà vương triều Minh Mạng đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Viết về kinh tế còn có những tác phẩm như: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn (Nxb Thuận Hóa, 1997); Kinh tế xã hội thời Nguyễn của Nguyễn Duy Hinh ở tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1997. Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn ở tạp chí NCLS số 56/1963 của tác giả Chu Thiên. Tác phẩm Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn (Nxb. Thuận Hóa) của Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang (chủ biên), cuốn sách đề cập tới địa bạ thời Nguyễn và tình hình ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình nông nghiệp và đời sống nông dân thời Nguyễn (1802-1884), những chuyển biến kinh tế Nông Lâm Ngư nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và ruộng đất nông nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn những vấn đề đặt ra hiện nay. Đề cập một cách tổng quát, đặt Minh Mạng trong tổng thể nghiên cứu chung của nhà Nguyễn, có một số công trình như: Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 của Trương Hữu Quýnh; Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nxb Giáo Dục, 2000) của Huỳnh Công Bá; Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (Nxb Văn hóa thông tin, 2011) của Phan Huy Lê; Lịch sử Việt Nam giản yếu (Nxb Chính trị Quốc gia, 2000) của Nguyễn Quang Ngọc Các tác phẩm này đề cập về triều Nguyễn ở những khía cạnh khác 3

nhau, nhằm đánh giá những đóng góp, hạn chế của vương triều Nguyễn ở nhiều góc độ. Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu một cách trực tiếp những khía cạnh khác nhau như đạo đức, tôn giáo, giáo dục, văn hóa trong tư tưởng của Minh Mạng. Với chủ đề này, có những tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, của Lê Sĩ Thắng, khi nói về Minh Mạng ông đã nhận xét Ông là người đặt cơ sở tư tưởng và thiết chế của triều Nguyễn [69, tr.74], Lê Sỹ Thắng đưa ra nhận định về tư tưởng của Minh Mạng Đó là một hệ tư tưởng hoàn chỉnh, được sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đất nước và vương triều [69, tr. 109] và Dầu sao, Minh Mệnh cũng là một hoàng đế có nhiều tư tưởng tích cực cần được nghiên cứu và kế thừa. Ông là một trong những nhà tư tưởng lớn của nước ta thời phong kiến [69, tr. 113]. Vào năm 1973, Trần Văn Giàu trong cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, khi nói về triều đại thời Minh Mạng, Trần Văn Giàu đã nhận định Thời Minh Mạng được xem như thời cường thịnh nhất của triều Nguyễn, lại đúng là thời có nhiều cuộc nổi dậy quy mô lớn nhất [23, tr. 45]. Năm 1996, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội cho xuất bản cuốn Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820 1840), của tác giả Nguyễn Minh Tường. Trong cuốn sách này, tác giả không đề cập tới mọi vấn đề thuộc bộ máy quản lý hành chính đất nước, mà nó chỉ nằm ở giới hạn ở những cải cách thực hiện ở dưới triều Minh Mạng, tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích những chính sách mới, những thiết chế mới hoặc có sự đổi mới trong việc quản lý đất nước nửa đầu thế kỷ XIX. Tác phẩm Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh của Nguyễn Hoài Văn. Tác phẩm này mang lại một cái nhìn toàn diện, khá đầy đủ về tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV cho đến nửa đầu triều Nguyễn giữa thế kỷ XIX, nghĩa là từ Lê Thánh Tông tới Lê Mạt cho đến Minh Mạng. Trong cuốn sách này, Nguyễn Hoài Văn đánh giá cao vai trò của tư 4

tưởng chính trị Nho giáo của Lê Thánh Tông và Minh Mạng: Qua đó, có thể thấy tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông và Minh Mệnh đều xoay quanh những vấn đề cụ thể, thiết thực đối với đời sống quốc gia như: khuyến nông, chăm lo phát triển sản xuất, tổ chức bộ máy, đề cao pháp trị, đào tạo nhân tài, vấn đề dùng người trong chính trị, vấn đề đạo làm người, vấn đề cứu đói cho dân khi gặp thiên tai, vấn đề chống tham nhũng Trong tất cả các vấn đề trên, các ông đều có những kiến giải sáng suốt, lời nói đi đôi với việc làm [78, tr. 329]. Công trình Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn của tập thể tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nxb. Thuận Hóa, cuốn sách này gồm 4 chương. Cuốn sách này đề cập tới tình hình chính trị xã hội, nguyên lý xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn, và một số chính sách nội trị của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, ngoài ra còn đề cập tới lược sử quan chế các triều đại trước nhà Nguyễn, các quan chức chính dưới triều Nguyễn, cách tuyên bố các quan và lệ phong quan tước, nhiệm vụ và quyền lợi của các quan, biện pháp kiểm soát và trừng trị quan lại phạm pháp Công trình Những vấn đề về lịch sử và văn chương triều Nguyễn của Nguyễn Phong Nam. Cuốn sách này đề cập tới nhiều nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau của triều nguyễn, như vấn đề về công cuộc chiêu dân khẩn hoang, tryện, thơ và văn xuôi Việt Nam ở thế kỷ XIX. Ngoài ra nó cũng đề cập tới hai tư tưởng của Minh Mạng đó là củng cố nền thống nhất quốc gia, và yên dân. Về tôn giáo cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong giai đoạn triều Nguyễn như các công trình: Cuốn Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883), Nxb Tôn giáo, 2009, của Nguyễn Quang Hưng; cuốn Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Nxb Tôn giáo, 2001, của tác giả Nguyễn Văn Kiệm. Tác phẩm Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn có 2 phần: phần 1, nói về công giáo Việt Nam thế kỷ XVII XVIII; phần 2, công giáo thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883). Ở phần 2, trong mục chính sách của Minh Mạng đối với công giáo gồm 2 mục nhỏ là: sự tiếp tục hoàn thiện chế độ nhà nước dựa trên các chuẩn mực Nho giáo làm trầm trọng thêm vấn đề nghi 5

lễ; các chỉ dụ cấm đạo của Minh Mạng; cách ứng xử của Minh Mạng sau chiến tranh Nha phiến ở Trung Quốc; phản ứng của các thừa sai và một số đánh giá về chính sách cấm đạo ở thời Minh Mạng. Về Nho giáo có công trình nghiên cứu như: Nguyễn Tài Thư với cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã trình bày những đặc điểm, vai trò của Nho giáo Việt Nam nói chung hay giai đoạn triều Nguyễn nói riêng, nói về nho giáo thời kỳ Minh Mạng ông đưa ra nhận định: Triều Nguyễn đã xây dựng nên bộ Minh Mạng chính yếu, trong đó thể hiện xu hướng tư tưởng phục hồi Nho và xuất phát từ các yếu tố gọi là tích cực của nhà nho để trị nước [74, tr. 154]. Năm 2004, tạp chí Triết học số 7 có bài Những lý do văn hóa chính trị và tôn giáo trong chính sách cấm đạo của Minh Mệnh, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 6, năm 2007 có bài Về chính sách tôn giáo của triều Nguyễn những kinh nghiệm lịch sử... Hướng thứ ba, các công trình đánh giá về đặc điểm, giá trị, hạn chế, ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Minh Mạng nói chung và tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng nói riêng. Đề tài Tư tưởng chính trị của Minh Mạng qua tác phẩm Minh Mệnh Chính Yếu của Bùi Thị Ngọc Mai, chuyên ngành triết học, năm 2015 với 132 trang. Bài viết đề cập tới vấn đề thân thế sự nghiệp của Minh Mạng. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Minh Mệnh Chính Yếu và nội dung tư tưởng chính trị của Minh Mạng, từ đó nêu ra hạn chế và ý nghĩa tư tưởng chính trị của Minh Mạng Công trình nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của Phạm Thị Phương Thảo, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM. Do PGS.TS Lương Minh Cừ hướng dẫn (2014) với đề tài Tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh và ý nghĩa lịch sử của nó. Công trình này gồm 145 trang, tác giả phân tích những tiền đề chính trị, kinh tế xã hội, tư tưởng của nước ta ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX cho sự phát triển tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. Tác giả đã hệ thống và làm rõ hơn về tư tưởng của ông như tư tưởng thân dân lấy dân làm gốc, về đạo lý làm người và đạo đức xã hội, về văn hóa, 6

giáo dục, văn hóa và tôn giáo từ đó chỉ ra vai trò và đóng góp của Minh Mạng trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam. Có thể nói, việc nghiên cứu về tư tưởng của Minh Mạng được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu theo nhiều khía cạnh, chiều hướng khác nhau như vấn đề về chính trị, văn hóa, tôn giáo. Trong cuốn luận văn này tác giả muốn đề cập tới vấn đề như tư tưởng yên dân, đạo làm vua, đạo làm người, tư tưởng về độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, các tư tưởng văn hóa giáo dục một cách chuyên sâu và mở rộng. Trên nền tảng kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, trong khuôn khổ của một luận văn cao học và khả năng còn nhiều hạn chế, người viết cố gắng tiếp tục tìm hiểu, góp phần vào việc làm sáng tỏ và khẳng định những giá trị nổi bật trong tư tưởng nhân sinh mà Minh Mạng đã đóng góp vào tiến trình phát triển của tư tưởng Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm làm rõ nội dung tư tưởng nhân sinh của Hoàng đế Minh Mạng. Từ đó rút ra được những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. - Để thực hiện mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, trình bày và phân tích bối cảnh xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. Hai là, trình bày, phân tích và làm rõ những nội dung trong tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. Ba là, nêu lên những giá trị, hạn chế, ý nghĩa lịch sử và hiện tại của nó 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng được thể hiện trong các tác phẩm của ông, chủ yếu là trong Minh Mệnh chính yếu. 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn lựa chọn cách tiếp cận lịch sử triết học và giá trị học. Luận văn lấy thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề nhân sinh làm cơ sở lý luận. Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích, tổng hợp, diễn giải, so sánh, quy nạp, logic để nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng trên các phương diện về vai trò, vị trí, bản chất của con người và quan niệm về đạo làm người, giáo dục con người - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập lịch sử tư tưởng Việt Nam và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung chính và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính gồm có 2 chương và 5 tiết. Chương 1: Điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng Chương 2: Nội dung, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng 8

Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG 1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội của Việt Nam 20 năm đầu thế kỷ XIX với sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng 1.1.1. Tình hình chính trị Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), vương triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh chính thức trở thành chủ nhân của toàn lãnh thổ Đại Việt bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sự phân chia đất nước của thời kỳ trước gây nên những hệ quả, thế nước suy yếu, kinh tế cô lập, xã hội không ổn định, mâu thuẫn chính trị và chiến tranh liên miên. Đó là những năm tháng bi thương trong lịch sử dân tộc và cũng là di sản quá khứ nặng nề mà vương triều Gia Long phải gánh chịu. Vấn đề được đặt ra là phải có chính sách và thời gian, mới dần dần khắc phục những hạn chế, những nhược điểm để thống nhất đất nước chặt chẽ hơn, vững vàng hơn. Tổ chức hành chính triều Nguyễn ngay từ thời Gia Long đã biểu hiện tính chất trấn áp, nặng về quân sự. Các vị quan lại đứng đầu ở các cơ quan hành chính ở trung ương chỉ có một số ít người có học thức như Lê Quang Định, Đặng Đức Siêu, Trịnh Hoài Đức, còn lại phần lớn là các võ quan. Vua Gia Long chọn đất Phú Xuân làm nơi định đô cho triều đại mình vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do mà theo sử gia Phạm Văn Sơn là Có lẽ Gia Long đã triệt để tuân theo lời của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng: Họ Nguyễn chỉ có một mảnh đất để dung thân, đó là miền trung (Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân) [63, tr. 251]. Vua Gia Long khi mới lên ngôi đã ra sức tổ chức một lực lượng quân đội mạnh để đối phó với phong trào nhân dân nổ ra quyết liệt ngay từ đầu. Gia Long muốn xây dựng một đội quân tam phủ như họ Trịnh ở thế kỷ trước, một đội quân trung thành với dòng họ Nguyễn. Để kiểm soát và quản lý có hiệu quả một đất nước rộng lớn nhất trong lịch sử, hoạt động tổ chức và phân chia lãnh thổ theo địa lý hành chính đóng một vai trò quan trọng. 9

Vua Gia Long đã chia đất nước làm 23 trấn, 4 doanh. Lúc này, lãnh thổ đất nước trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau được chia thành ba khu vực. Từ Thanh Hóa trở vào đến Bình Thuận, với trung tâm là Phú Xuân, do triều đình trực tiếp quản lý. Từ Sơn Nam trở ra Bắc gọi là Bắc thành: gồm 11 trấn trong đó có 5 nội trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và 6 ngoại trấn: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên. Gia Định Thành là từ Trấn Biên trở vào Nam, gồm 5 trấn: Biên Hòa, Phiên An, Vĩnh Thanh, Vĩnh Tường, Hà Tiên. Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành là một võ quan đại thần, được toàn quyền xử lý mọi công việc và thường xuyên phải báo cáo tình hình về triều đình. Mối quan hệ Bắc Thành và Nam Thành với triều đình trung ương thời kỳ này rất lỏng lẻo, có phần mang tính chất hình thức. Có thể nói, trong suốt thời gian trị vì của mình Gia Long chưa nắm hết được 11 trấn Bắc Thành, đặc biệt là các trấn miền núi và 5 trấn thuộc Gia Định Thành, Gia Long chấp nhận để họ quyền tự trị. Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh. Đứng đầu triều đình là vua, người có quyền lực cao nhất, nắm mọi quyền hành trên mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước, dưới vua là triều đình bao gồm: 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) với các chức thượng thư, tả, hữu tham tri, tả hữu thị lang; 6 khoa (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công). Tiếp đó là 6 tự (thái thường, đại lý, quang lộc, hồng lô, thái lộc...) với chức tự khanh chuyên trách từng công việc, chịu trách nhiệm trước vua. Dưới các bộ, khoa, tự như trên còn có các cơ quan chuyên trách: Đô sát viện, Hàn lâm viện, Thái y viện, Quốc tử giám, Khâm thiên giám, Tài chính ty, Thương bạc ty, Nội vụ phủ [33, tr. 415]. Đối với các vùng biên giới xa xôi của đất nước, Gia Long tìm cách thu phục lòng người để họ tự nguyện thần phục triều đình. Vua cũng cho thực hiện chế độ lưu quan. Triều đình nhà Nguyễn thường cử một số quan lên các phủ, châu, huyện miền núi để trực tiếp nắm, quản lý, kiểm soát, hạn chế quyền lực của các tù trưởng, lang đạo, thổ ty. Ở vùng miền núi xa triều đình, Gia Long cho dùng các tù trưởng 10

thiểu số làm tri phủ, tri châu, tri huyện, huyện thừa. Những vùng sâu, vùng xa cho đặt thêm chức phòng ngự sứ, giao cho một tù trưởng có thế lực nắm giữ. Trong suốt thời gian trị vì của Gia Long, quan lại chủ yếu trong bộ máy hành chính của nhà nước là những võ tướng, đặc biệt là ở cấp địa phương vì do thiếu quan văn được đào tạo nên nhà Nguyễn không có sự lựa chọn nào khác để cung cấp cho chính quyền địa phương những quan văn đã qua đào tạo [12, tr. 87]. Trong quá trình thực hiện cải cách, sắp xếp lại đơn vị hành chính, triều Nguyễn đã hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thống nhất từ trung ương đến đến địa phương. Hệ thống chính quyền thời Gia Long được tổ chức, xây dựng chặt chẽ theo khuynh hướng tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, giảm bớt quyền lực quan lại địa phương, vua là đại diện tối cao nắm và quyết định mọi công việc. Về mặt pháp luật, năm 1811, Gia Long sai đình thần biên soạn một bộ luật mới lấy tên là Hoàng Triều Luật lệ hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long, bộ luật này được biên soạn trên cơ sở tham khảo bộ luật của nhà Thanh và bộ luật Hồng Đức (thời Lê Thánh Tông). Bộ luật được biên soạn từ 1811 hoàn thành vào năm 1815, gồm 398 điều, chia làm 22 quyển. Trong 398 điều luật thì có 166 điều về hình luật. Bộ Luật Gia Long thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của vua và đề cao địa vị của quan lại và gia trưởng, trừng trị tàn bạo những người chống đối, thể hiện tính chất chuyên chế cực đoan đối với nhân dân. Có thể thấy, bộ máy chính quyền thời Gia Long còn đơn giản và lỏng lẽo, tính chất phân quyền trong việc quản lý nhà nước khá rõ. Trong khi đó những người đứng đầu chính quyền thì đại đa số là quan võ, đây là hạn chế của bộ máy chính quyền thời Gia Long. Bộ máy nhà nước thời Nguyễn là một nhà nước quân chủ tập trung quan liêu chuyên chế nặng nề. 1.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa và xã hội Sau khi thiết lập được vương triều của mình, triều Nguyễn bắt đầu chú ý đến việc củng cố, xây dựng nền kinh tế đất nước. Trong những bộn bề của một triều đại mới lập, vua Gia Long đầu tiên chú trọng tới vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. 11

Về vấn đề sở hữu ruộng đất: vua Gia Long ra lệnh tịch thu toàn bộ ruộng đất của những người theo Tây Sơn. Nhà vua cũng chú ý đến việc lập địa bạ bởi đó là phương thức tốt nhất để quản lý ruộng đất và quản lý xã hội nhằm khẳng định vai trò nhà nước [6, tr. 10]. Năm 1804, Gia Long xuống chiếu cho các trấn ngoài Bắc Hà lập địa bạ (sổ điền). Đến 1810, Gia Long ra chiếu cho triển khai lập địa bạ ở các làng xã thuộc khu vực miền Trung (từ Quảng Bình vào Nam Trung Bộ). Việc lập địa bạ mà Gia Long chủ trương có thể được coi là một giải pháp tích cực giúp nhà nước quản lý tốt hơn đối với sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu ruộng đất Việt Nam ở thời kỳ này vẫn bao gồm hai bộ phận: ruộng đất sở hữu nhà nước, ruộng đất sở hữu tư nhân. Triều đình Gia Long vẫn duy trì và bảo vệ, mở rộng sở hữu nhà nước về ruộng đất, đặc biệt đối với bộ phận ruộng đất công làng xã. Năm 1803, Gia Long ra chỉ dụ về việc cấm buôn bán, cầm cố ruộng đất công, cũng trong năm đó ông cũng cho định tô thuế trong cả nước. Năm 1804, nhà vua ban hành thể lệ cấp công điền đối với ruộng đất làng xã với điều khoản, ruộng đất 3 năm được cấp một lần. Vua Gia Long đã nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu ruộng đất ngay sau khi xác lập nền thống trị. Vậy nên, trong chính sách của mình, nhà vua đã có thái độ tôn trọng quyền tư hữu ở một mức độ nhất định. Đối với vùng Nam Bộ, Gia Long không có chủ trương can thiệt vào sở hữu ruộng đất của người dân bằng cách cào bằng theo từng hạng như làm với miền Bắc và miền Trung. Bởi ông cho rằng: Dân không đều nhau đã lâu rồi, sao có thể nhất nhất đều nhau được [60, tr. 123]. Do vậy, mà chế độ tư hữu về ruộng đất ở Nam Bộ vẫn được đảm bảo. Chính điều đó là nguyên nhân sâu xa cho phép Nam Bộ sản xuất được một khối lượng nông sản dồi dào, sớm có điều kiện để phát triển hàng hóa. Trong khi đó ở một số nơi khác đặc biệt là vùng đồng Bằng Bắc Bộ, Gia Long lại muốn dựa vào chế độ sở hữu ruộng công về ruộng đất làm cơ sở kinh tế nền tảng cho nhà nước. Điều này, đã dẫn đến việc sở hữu lớn về ruộng đất ở những nơi đó rơi vào bế tắc. Gia Long ngay từ khi mới lên ngôi đã xác định tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp. Ông nói: Nghề nông là gốc của nước; sự ăn trọng nhất của 12

dân Vậy hạ lệnh cho các dinh thần đi khắp các huyện và các làng ấp mà thân hành khuyến khích, khiến mọi người siêng năng làm việc, đừng tiếc công làm cỏ, để có thể hát mừng thóc lúa đầy kho [79, tr. 409]. Gia Long cử người đi tới các huyện, xã để đốc thúc sức dân chăm việc làm ruộng, để khuyến khích người dân chăm tham gia sản xuất. Triều Nguyễn trong giai đoạn này cũng rất quan tâm tới chính sách khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích đất canh tác. Những chính sách này đã đạt được những thành quả khả quan, trong đó đáng lưu ý là đồn điền và doanh điền. Chính sách khẩn hoang được thực hiện từ triều Gia Long và được đẩy mạnh dưới triều Minh Mạng. Để mở rộng diện tích sản xuất, nhà Nguyễn đã huy động binh lính, dân nghèo, dân tộc thiểu số và những người bị tù tội nặng đi khai hoang do nhà nước tổ chức để thành lập đồn điền ở nhiều nơi. Hệ thống đồn điền vừa có tác dụng phát triển kinh tế vừa có tác dụng quốc phòng. Cùng với việc xây dựng đồn điền, triều Nguyễn thực hiện chế độ doanh điền. Doanh điền là hình thức khẩn hoang theo lối di dân lập ấp, tạo điều kiện cho nhân dân có nơi cư trú, làm ăn để ổn định đời sống. Nguyễn Công Trứ là người đề xuất và thực hiện hiệu quả chính sách này. Vào thời kỳ này, triều Nguyễn có lúc phải đề ra một số biện pháp, nhằm hạn chế tình trạng địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất của nông dân như dựa vào công điền, công thổ làng xã và chế độ quân điền để giải quyết vấn đề. Nhà nước cấm các làng xã không được bán đứt hay cầm cố ruộng công, ngoài ra thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường diện tích ruộng đất công, thậm chí can thiệp vào cả sở hữu của địa chủ, những chính sách đề ra này vấp phải sự phản đối quyết liệt của giai cấp địa chủ nên rốt cuộc đều không hiệu quả. Nhờ sức lao động cần cù của nông dân và những cố gắng của chính quyền nhà Nguyễn, chính sách khẩn hoang theo hình thức đồn điền và doanh điền đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần giải quyết cho một bộ phận nông dân có nơi cư trú để xây dựng cuộc sống. Tuy nhiên, những kết quả này, cùng với một số thành tựu khác đạt được vẫn chưa thể làm chuyển biến căn bản nền kinh tế của đất nước. 13

Về chính sách tô thuế, triều Nguyễn chia cả nước ra những khu vực đánh thuế khác nhau và duy trì sự khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Mặc dù thuế ruộng tư gần như nhau, nhưng tô thuế ruộng đất công các địa phương thuộc Đàng Ngoài cũ phải nộp nhiều hơn Đàng Trong cũ khoảng 2 lần. Những người có ruộng tư chủ yếu là giai cấp địa chủ, cường hào được hưởng chế độ thuế tương đối thống nhất, còn người cày ruộng đất công phải nộp mức độ khác nhau. Thời này chế độ lao dịch, bóc lột sức lao động của nhân dân rất nặng nề. Mỗi năm người dân phải đi lao dịch 60 ngày không công, những lúc cần thiết mức huy động số ngày lao dịch tăng gấp đôi. Để tăng cường bảo vệ và liên lạc giữa các khu vực trọng yếu, triều Nguyễn chủ trương xây dựng thành lũy ở các tỉnh và mở rộng hệ thống đường sá giao thông thủy, bộ giữa các địa phương. Đồng thời, huy động lực lượng xây dựng cung điện, lăng tẩm của vua và dinh thự cho quan lại. Đối với công tác trị thủy và thủy lợi cũng được Gia Long quan tâm. Ở khu vực Nam Bộ, để thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nơi đây phát triển, vua Gia Long rất chú trọng đến công tác thủy lợi, cho đào hệ thống kệnh rạch dẫn nước phục vụ tưới tiêu. Kênh đào lớn đầu tiên đó là kệnh Thoại Hà, được khởi công và hoàn thành trong năm 1817, tạo thành một hệ thống đường thủy thuận lợi nối Hậu Giang tới Rạch Giá. Tiếp đó Gia Long còn cho đào tiếp kênh An Thông ở Phiên An đến sông Mã Trường với 10.000 người, cấp cho tiền gạo mà sai làm việc. Dấu ấn to lớn nhất mà triều Nguyễn để lại trong công cuộc khẩn hoang ở vùng đất Nam Bộ chính là công trình đào kênh Vĩnh Tế dài 200 dặm được hoàn thành dưới thời Minh Mạng. Hằng năm, nhà nước xuất tiền thuê công nhân sửa đắp đê, kêu gọi các quan lại đóng góp ý kiến về các biện pháp chống hạn hán, lũ lụt. Vua Gia Long đã nhiều lần ban bố về điều lệnh của đê điều, tập trung nhiều trí tuệ, tài chính để thực hiện việc tu bổ, cải thiện tình trạng xuống cấp của đê điều. Các cơ quan chuyên trách về đê điều như Nha đê chính, các đoàn thanh tra được lập ra và để tăng cường thêm trách nhiệm cho các viên quan phụ trách công việc bảo quản đê điều, nhà nước cũng đặt ra chế độ thưởng phạt. 14

Mặc dù Gia Long đã có những cố gắng trong việc chăm lo công tác thủy lợi để nhằm phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả công việc trị thủy lại không mang nhiều hiệu quả do thiếu quản lý và quy hoạch một cách thống nhất và đồng bộ cũng như do tác động của môi trường sinh thái, nạn vỡ đê vẫn liên tục xảy ra. Kể đến là trong 82 năm mà 36 lần xảy ra hiện tượng vỡ đê điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nông nghiệp khiến cho cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào cảnh nghèo nàn, khốn khó. Về thủ công nghiệp, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã đầu tư mở rộng quy mô các công xưởng thủ công ở kinh đô Huế, Hà Nội và một số các tỉnh lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của cung đình, bảo vệ và kiến thiết quốc gia. Thợ thủ công giỏi từ các nơi được tập trung về hoạt động trong các công xưởng của triều đình đặt ở kinh thành. Thời kỳ này, việc khai mỏ vàng, bạc, chì do nhà nước quản lý kinh doanh cũng khá phát triển, nhưng chủ yếu là ở miền núi với tổng số 139 mỏ. Triều Nguyễn giành quyền khai thác những mỏ kim loại quý, trữ lượng lớn. Nhà nước cũng huy động rất nhiều nhân công như binh lính và dân phu tham gia khai thác; mặt khác nắm độc quyền mua bán các kim loại quý như vàng, bạc, chì, thiếc... Thủ công nghiệp trong nhân dân khá phát triển, các nghề thủ công tiếp tục được duy trì mở rộng như nghề xây dựng, làm đồ gốm, dệt vải, sành sứ, lụa Nhiều trung tâm thủ công nghiệp mới được hình thành và phát triển. Các nghề như đan lát, in tranh dân gian, làm pháo, làm nón phát triển ở các làng như Bình Đà, Đồng Kị, làng Đông Hồ. Thủ công nghiệp nước ta trong giai đoạn này, tuy có bước phát triển nhưng do nhà nước thiếu đi những chính sách khuyến khích và nguồn tiêu thụ bị hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề thủ công, cộng với đó phương thức sản xuất mang tính chất cá thể, lạc hậu. Về thương nghiệp, kinh tế hàng hóa đã phát triển khá mạnh, việc buôn bán trong nước được mở rộng và phát triển. Trước yêu cầu mở rộng lưu thông hàng hóa trong nước, triều Nguyễn nâng cấp và xây dựng hệ thống đường sá, nhiều kênh ngòi, hệ thống sông được khai đào càng thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các vùng. 15

Thế nhưng, chính một số chính sách của triều Nguyễn thực thi đã cản trở việc mở rộng thị trường trong nước, kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa, như chủ trương trọng nông, ức thương của nhà nước đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự do của thương nghiệp. Trong đó chính sách thuế khóa phức tạp và nghiêm ngặt gây cản trở cho hoạt động nội thương và lưu thông hàng hóa. Về ngoại giao, đứng trong tình hình thế giới và các nước đầu thế kỷ XIX có những diễn biến phức tạp nên Gia Long phải có những chính sách đối ngoại làm sao phải khôn khéo, mềm dẻo, vừa đảm bảo các nguyên tắc giao bang, vừa khắc phục xung đột, tránh được các mối họa xâm lăng luôn cận kề. Gia Long giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh, Vua Gia Long có sự ưu đãi đối với các thương nhân trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Đối với Cao Miên nhà Nguyễn dùng biện pháp khống chế, đặt thành Trấn Tây, bắt Lào phải thần phục. Quan hệ với Xiêm cũng không ổn định, lúc hòa hoãn lúc xảy ra tranh chấp. Gia Long đối với các nước phương Tây tuy có tạo điều kiện, nhưng rất dè dặt đối với Pháp, Bồ Đào Nha và hạn chế đối với Anh. Năm 1803-1804, một số thương đoàn người Anh xin đặt mối quan hệ giao thương, nhưng đều bị Gia Long từ chối. Thời Gia Long ngoại thương có bước mở rộng và phát triển nhưng vẫn do nhà nước nắm độc quyền. Chính sách ngoại thương dưới triều Gia Long được thực thi theo hai hướng trái ngược nhau. Đối với các nước láng giềng trong khu vực, đặc biệt Trung Quốc, chính sách ngoại thương của triều Nguyễn tương đối cởi mở. Các thương nhân nhà Thanh được tạo điều kiện qua lại dễ dàng, được chính quyền ưu đãi về nhiều mặt, nhất là về hàng hóa và thuế. Đối với những nước Đông Nam Á khác, triều đình Gia Long vẫn cho phép hoạt động giao thương được tiến hành một cách bình thường. Thái độ của vua Gia Long đối với các nước phương Tây, khá lịch thiệp và chừng mực. Tuy vậy, hoạt động ngoại thương dưới thời Gia Long vẫn luôn có sự dè chừng, đề phòng và cảnh giác cao độ. Về văn hóa, giáo dục và tín ngưỡng, triều Nguyễn chú trọng đến việc học và thi cử. Hệ thống trường học được thiết lập ở khắp cả nước. Năm 1807, quy chế thi 16

Hương được ban hành, đây là khoa thi đầu tiên được tổ chức, về sau số trường thi Hương ở cả nước giảm xuống, kỳ hạn thi không cố định. Năm 1820, vua Gia Long đặt trường Quốc Tử Giám ở Huế, trường học lớn nhất để tuyển chọn con cháu quan lại và những người giỏi ở các địa phương, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Năm 1822, nhà Nguyễn mở khoa thi hội đầu tiên, bảy năm sau lấy thêm học vị Phó bảng, tài liệu học tập và nội dung thi vẫn giữ nguyên như cũ, Trường Quốc Tử Giám chỉ nhận con em quan chức, các thổ quan, người học giỏi ở địa phương vào học, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Ở các tỉnh đặt quan đốc học phụ trách việc học, mỗi phủ đặt quan giáo thu, mỗi huyện đặt quan huấn đạo, các chức quan này được tuyển chọn từ các cựu thần, những người từng thi đỗ trong các kỳ thi hương, thi hội và tiến sĩ triều Nguyễn. Chế độ thi cử dưới triều Nguyễn được tổ chức khá quy củ và chặt chẽ, nhưng xét về nội dung thì chưa có gì mới so với các triều đại trước. Đầu thế kỷ XIX, Nho giáo được Gia Long thực thi nhiều biện pháp nhằm phục hồi, chấn hưng Nho giáo, mục đích sử dụng nho giáo như một hệ tư tưởng trong việc cai trị và quản lý xã hội, là cơ sở cho giai cấp cầm quyền đề ra đường lối phát triển đất nước nhằm củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế. Đối với Phật giáo, xét về một góc độ nào đó, Gia Long biểu thị thái độ hoài nghi và nghiêm khắc với tăng chúng. Vua Gia Long cũng đã có những hành động hỗ trợ như cho xây dựng mới, hoặc trùng tu lại một số chùa bị hư hại, song những hành động này chủ yếu là do lòng tín ngưỡng sùng phụng và ý muốn mong cầu phước đức, mang tính cách hình thức nhiều hơn là thâm nhập đạo pháp. Cho nên Phật giáo thời kỳ này chủ yếu là được chỉnh đốn về hình thức. Đạo Thiên chúa thời kỳ này, hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ được diễn ra tự do và không gặp phải sự cấm cản gì cả. Do vậy, mà trong thời gian này đạo Kitô ở nước ta phát triển một cách tương đối mạnh mẽ. Mặc dù không cấm đoán việc truyền bá đạo Thiên chúa nhưng bản thân Gia Long cũng nhìn nhận được trong sự phát triển của đạo Thiên chúa mối liên hệ dẫn tới sự nguy hại của nền độc lập quốc gia. Bởi vậy, Gia Long cũng như các triều thần tỏ ra e ngại ảnh hưởng của đạo Thiên chúa hay là sự xâm phạm của người phương Tây. Gia Long một mặt tỏ thái 17

độ hòa nhã với đạo Thiên chúa, mặt khác cũng thi hành nhiều biện pháp để có thể hạn chế sự phát triển của nó. Về văn học, văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thể loại khác nhau. Trong nhân dân xuất hiện, hàng loạt thơ ca nói về phong cảnh, đặc sản địa phương, kinh nghiệm sản xuất, các ngành nghề, sinh hoạt xã hội, trong đó kể đến những bài sử thi ca ngợi anh hùng. Loại hình văn học trào phúng diễn tả sự đả kích, mỉa mai những thói hư tật xấu của xã hội, bộ mặt giả dối tham lam của giai cấp thống trị. Về xã hội, thời kỳ này nhà nông dân do thiếu ruộng đất canh tác dẫn tới tình trạng đói kém xảy ra khắp nơi, điều này tạo ra mâu thuẫn sâu sắc đang diễn ra trong lòng xã hội giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Phần đông đời sống dân cư rơi hoàn cảnh bấp bênh, phải lĩnh canh, cày thuê cho địa chủ, chịu đựng tô thuế nặng nề, ngoài ra họ còn phải gánh chịu chế độ lao dịch, binh dịch của nhà nước. Vấn nạn tham quan, ô lại, cường hào, với một số quốc gia nông nghiệp, đa số người dân đều sống trong làng xã thì đây là nỗi lo thường trực, dù cho triều đình cũng ra cố gắng hạn chế tác hại của nạn cường hào song những chính sách thời này vẫn tạo điều kiện cho họ lợi dụng để bóc lột người dân. Thiên tai, lũ lụt vẫn xảy ra triền miên gây nên tình trạng đói kém, dịch bệnh diễn ra khắp nơi. Các tầng lớp lao động khác cũng chịu đựng sự bóp chẹt bởi chính sách thuế má nặng nề, phiền nhiễu nên đời sống hết sức cực khổ. Mặc dù nhà nước trong giai đoạn này đã có những chính sách nhằm xoa dịu tình hình, như miễn thuế, hoãn thuế, phát chẩn, cứu trợ, tập trung khai hoang để phát triển nông nghiệp song hiệu quả thực tiễn nó mang lại không đáng kể. Cuộc sống khổ cực, đường cùng đã khiến các tầng lớp nhân dân nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến Nguyễn chuyên chế và giai cấp bóc lột. Từ những năm đầu của triều Gia Long, một số cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ nổ ra ở vùng Sơn Nam và Hải Dương, sau đó từ năm 1808 trở đi, các cuộc khởi nghĩa bắt đầu có quy mô lớn hơn và quyết liệt hơn. Theo thống kê thì nửa đầu thế kỷ XIX có đến khoảng 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, riêng thời Gia Long là 90 cuộc và thời Minh Mạng là 250 cuộc. 18

Xã hội Việt Nam ở cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX tồn tại những bất ổn mà chính quyền thời đó không thể nào giải quyết được. Bên cạnh mặt tích cực thì những chính sách triều Nguyễn đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu, làm cho tình hình xã hội ngày càng rối ren. Chính thực trạng xã hội ấy đã phần nào tác động tới tư tưởng của Minh Mạng, người kế vị của Gia Long sau này. 1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng không chỉ ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử xã hội, văn hóa cuối thể kỷ XVIII và những năm đầu thế kỷ XIX mà còn là sự kế thừa và phát triển của những tiền đề lý luận sau: Một là truyền thống chính trị của dân tộc Việt Nam, hai là tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Tam giáo gồm : Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đặc biệt là sự độc tôn Nho giáo trong giai đoạn này. 1.2.1. Truyền thống dân tộc cho sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng Mỗi dân tộc đều mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng, bản sắc văn hóa dân tộc là cốt lõi, là tinh túy văn hóa của dân tộc đó, nó được phản ánh ở rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Có thể nói bản sắc văn hóa dân tộc một mặt biểu hiện bên ngoài phản ánh các hoạt động đời thường, một mặt nói lên sức mạnh tiềm tàng ẩn chứa trong tư tưởng và hành động của dân tộc. Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng cũng không nằm ngoài những giá trị truyền thống của dân tộc mà nó bị ảnh hưởng, chi phối như một điều tất yếu, tự nhiên. Lịch sử dân tộc Việt Nam với việc phát triển hình thành một nền văn hóa từ rất sớm. Nước Việt Nam trên cơ sở phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và kết cấu làng xóm bền chặt, nhà nước sơ khai Văn Lang ra đời, cư dân Văn Lang đã sớm tiến hành khai hoang, làm thủy lợi, khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Người Việt từ đó đã xây dựng cho mình một nền văn hóa bản địa độc đáo, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng tự chủ. Ngay từ thời Hùng Vương, nước ta đã có phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng phong phú và đa dạng. Những ngày đầu dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ những khó khăn vừa phải chống 19

chọi thích nghi với điều kiện tự nhiên, vừa phải đương đầu với kẻ thù xâm lược từ bên ngoài đã hun đúc lên cho nhân dân ta một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, với tinh thần độc lập, tự chủ đấu tranh bất khuất để làm chủ đất nước, đồng thời định hình một nền văn hóa tiêu biểu mang bản sắc riêng của người Việt. Ý thức độc lập được thể hiện ngay từ những ngày đầu lịch sử thông qua hình tượng người anh hùng Thánh Gióng, từ Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi giặc ngoại xâm và chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền đánh đánh đuổi quân Nam Hán đã mở ra một kỷ nguyên cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Trong hệ thống giá trị tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng thì tinh thần yêu nước là một trong những yếu tố được coi là then chốt cho tư tưởng của ông. Chính đứng trước bao biến cố, sự tồn vong của đất nước, thử thách của lịch sử đã tạo ra giá trị bền vững biểu hiện ở lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự cường dân tộc. Tinh thần yêu nước có thể coi đó là một điểm dựa cho sự trường tồn của dân tộc, nó trở thành một đạo lý sống, một nhân tố đứng đầu trong bản giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Giáo sư Trần Văn Giàu đã từng nhận định Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam [22, tr. 100 101]. Có thể nói, tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng chịu ảnh hưởng của truyền thống yêu nước, thương dân. Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống tư tưởng, là cội nguồn chuẩn mực đạo đức của toàn dân tộc. Cũng chính nhờ đó, mà trong quá trình trị nước nó đã trở thành một lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, ý chí hành động của Minh Mạng. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một ngọn đèn soi sáng dẫn đường cho công cuộc xây dựng của dân tộc, nó chi phối toàn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng nói riêng, là một yếu tố căn bản, 20

có ý nghĩa sâu sắc cho sự hình thành và phát triển tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. 1.2.2. Tư tưởng của tam giáo ảnh hưởng trong việc hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng Nho giáo vào Việt Nam đã có một quá trình lâu dài, bằng con đường xâm lược và giao lưu văn hóa, kinh tế Việt Nam và Trung Quốc. Cùng xâm nhập với Nho còn có Phật và Đạo. Cả ba học thuyết này đều có ảnh hưởng vào tư tưởng Việt Nam vào cả các phong tục tập quán của người Việt đến ngày nay. Ở Việt Nam, Nho giáo đã truyền nhập vào từ thời Bắc thuộc. Trải qua các thời kỳ Lý, Trần, Nho giáo càng có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Nhưng thực tế trong thời gian này Nho giáo cũng chỉ lưu hành trong tầng lớp cầm quyền, ở các triều đình và các lộ phủ, còn trong dân gian Phật giáo vẫn là phổ biến và có ảnh hưởng sâu đậm hơn nhiều so với Nho giáo. Và phải vào thời kỳ Lê, Nguyễn Nho giáo mới thực sự thâm nhập sâu vào xã hội. Các nhà Nho Việt Nam không bàn nhiều về lý luận phức tạp, mà chú trọng vào củng cố nhân luân hiếu đễ, củng cố nền kinh tế nông nghiệp, củng cố cộng đồng gia đình, họ tộc, xóm làng, củng cố việc học hành khoa cử. Nhằm bảo vệ nhà nước quân chủ tập trung quan liêu chuyên chế, nhà Nguyễn sử dụng Nho thần thay thế các công thần. Cho nên, ngay từ đầu Gia Long đã quan tâm mở rộng học và thi, quan tâm việc đề cao Nho giáo. Mặc dù Gia Long là người tiếp xúc khá nhiều với Phương Tây và trong quá trình giành lại vương triều cũng có sự giúp sức của Pháp, nhưng ông vẫn lựa chọn Nho giáo cho hệ tư tưởng của mình và đến thời Minh Mạng thì Nho giáo càng được phát triển, nâng cao vị thế. Minh Mạng là một người sùng bái Nho giáo, điều này được thể hiện ở việc Ông cho xây dựng văn miếu thời Khổng Tử ở nhiều nơi, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng cho việc đào tạo, xét tuyển quan lại, mở các kỳ thi Nho học và ra lệnh cấm đạo kitô giáo một cách nghiêm khắc. Minh Mạng cũng cho ban hành mười huấn dụ với nội dung nhằm khuyên răn người dân về với Nho giáo và tuân theo triều đình. Minh Mạng sùng tín và độc tôn Nho giáo cũng với mục đích xây dựng cho mình một hệ 21

tư tưởng đủ mạnh phục vụ cho chính quyền phong kiến, là công cụ dùng để cai trị đất nước, đặt bề tôi vào thế tuyệt đối trung thành với vua, cho nên việc ông ưu ái Nho giáo trong giai đoạn này là điều dễ hiểu. Theo tư tưởng thiên nhân cảm ứng của Tống Nho, Minh Mạng cho rằng vua phải kính thiên, bởi lẽ trời đối với vua cũng như vua đối với bề tôi; nếu vua có đức xấu thì trời sẽ giáng tai họa để răn dạy, nếu vua biết sợ hãi sửa mình thì trời sẽ ban cho điều tốt lành. Bởi lẽ đó, nên những khi dân chúng gặp phải tai ương nhà vua thường cho rằng bản thân mình đã phạm lỗi nên bị ông trời trừng phạt bằng cách giáng tai họa xuống dương gian, ông cảm thấy cần phải hối lỗi bằng cách ăn chay, tự sửa mình. Nhân là phạm trù quan trọng cơ bản trong đạo đức học Nho gia, song nhân chỉ mang tính chất phổ quát, còn thể hiện sự cụ thể này phải kể đến phạm trù hiếu trung. Khổng Tử cho rằng hiếu không chỉ thể hiện ở sự phụng dưỡng cha mẹ, mà đó còn là lòng chân thành, kính trọng đối với các bậc sinh thành, là thái độ, là biểu hiện và tình cảm trong việc thực bổn phận của mình đối với cha mẹ. Khổng tử nói rằng, nếu vì gia cảnh nghèo khó, việc phụng dưỡng chỉ có cháo tấm và nước lã nhưng luôn làm cho cha mẹ tinh thần thoải mái, vui vẻ nghĩa là cũng đã tận hiếu rồi. Nho giáo đề cao đạo hiếu vì thế nó kết hợp và ngày càng củng cố vững chắc cơ sở cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Các vua Nguyễn cũng đề cao tín ngưỡng này. Trong phạm trù hiếu trung, nghĩa là phận làm con trong gia đình phải có hiếu với cha mẹ, phận làm dân trong một nước thì phải tận trung với nhà Vua. Với mục đích lập lại kỷ cương xã hội, Nho giáo cũng đề cao tinh thần trung quân. Chữ trung được hiểu là trung thành với vua, Nho giáo đòi hỏi bề tôi phải hết lòng thờ vua. Theo quan niệm của Khổng Mạnh thì trung không phải là nhắm mắt làm theo mệnh lệnh của vua một cách mù quáng mà phải biết can gián, khuyên nhủ, tránh cho vua gặp phải những điều sai lầm. Gia Long khi nói về đức hiếu có viết Mảng nghe đức lớn đạo chính của đề vương, không gì bằng hiếu. Cho nên ở trong nhà mà yêu kính thì phong hóa tràn khắp cả nước, thế gọi là đạt hiếu [79, tr. 55]. Các vua nguyễn còn ra chỉ dụ nếu phát 22

hiện ra những người hiếu tử, thuận tôn tâu lên vua để nhận khen thưởng, làm gương cho thiên hạ. Minh Mạng cũng chú trọng tới đức hiếu, ông cho rằng nếu không có hiếu với cha mẹ, thì không thể trung thành với vua Cầu người tôi trung hẳn tìm người con trong nhà có hiếu. Một trong những điểm tiến bộ của Nho giáo xưa là chủ trương Coi trọng người hiền tài. Quan điểm của Nho giáo rằng người hiền tài là trụ cột của quốc gia, bởi vậy, quốc gia chỉ quý người hiền tài là trên hết. Kế thừa quan điểm này, trong 21 năm làm vua, Minh Mạng đã bốn lần hạ chiếu cầu người hiền tài và năm nào cũng đề nghị các quan tiến cử. Trong việc cất nhắc, theo Minh Mạng việc tiến cử phải chí công, vô tư, công bằng, công khai đem ra bàn định trong triều, gạt bỏ mọi quen biết riêng tư. Minh Mạng cho rằng, vì nước tiến người hiền, chỉ cần biết cho đích xác, không nể người thân, không tránh kẻ thù, không yêu cũng lấy, kẻ không ghét cũng bỏ. Mạnh Tử là người kế thừa chính thống học thuyết của Khổng Tử. Mạnh Tử đã đề ra tư tưởng Nhân chính trong đường lối trị nước. Ông đưa ra quan điểm về dân quyền Dân di quý, xã tắc thứ chi quân vi khinh, theo Mạnh Tử thì có dân mới có nước, có nước mới có vua, nghĩa là nhân dân chính là tiền đề cho sự ra đời của nhà vua. Bởi vậy ông chủ trương rằng, dân chính là gốc, là cội nguồn, một nhà nước, một chế độ nếu không có sự ủng hộ của dân thì sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Bên cạnh đó Mạnh Tử cũng chủ trương chế độ Bảo dân người cầm quyền phải biết lo nổi lo của dân, vui cái vui của dân, bởi dân là gốc của nước, ý dân là ý trời nên vua phải có trách nhiệm làm cho dân ấm no, hạnh phúc. Trần Quốc Tuấn trong lời di chúc đã khẳng định tinh thần lấy dân làm gốc (Dĩ nông vi bản) trong câu nói dặn dò Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, phản ánh tinh thần một chủ nghĩa dân bản đích thực của Nho giáo. Ở Đại Việt thời Lý, tư tưởng dân bản, thân dân được thể hiện khá đậm nét trong đời sống xã hội, là sản phẩm của tư tưởng chính trị nho giáo. Các vua Lý đều nói tới người dân qua những cách dân vận khác nhau như thuận lòng dân của Lý Thái Tổ khi lên ngôi, yêu dân như con của Lý Thánh Tông. Kế thừa tư tưởng này cũng có Nguyễn Trãi, ông từng nhấn mạnh rằng 23

Lật thuyền mới biết dân như nước có thể hiểu một chế độ được xây dựng lên tất cả đều phải dựa vào lòng dân. Kế thừa những quan điểm trên, Minh Mạng cho rằng dân là gốc là nước, theo ông thì người làm chính trị phải thuận theo ý muốn của dân. Làm những gì dân muốn, và không làm những gì dân ghét. Ý thức được tầm quan trọng của dân ông cũng đòi hỏi các quan phải thực sự và thường xuyên chăm lo cho đời sống của dân, phải biết sửa mình hối lỗi từ những công việc hằng ngày, phải hết lòng với chức vụ được giao, không nên chỉ dùng những lời suông sáo rỗng. Khái niệm đạo trong Khổng Mạnh chỉ bản thể và quy luật của trời đất vạn vật trong đó có con người. Điều cốt lõi trong khái niệm đạo là đạo làm người, đạo trị nước. Có thể nói Đạo trong trong tư tưởng Khổng Mạnh là đạo trị nước, đạo làm người, đạo tu thân. Khổng Tử nói Kẻ sĩ để chí vào đạo lý nghĩa là khuyên kẻ sĩ lấy việc tu thân và thực hiện lý tưởng chính trị làm cho mục tiêu phấn đấu. Khổng Tử rất coi trọng việc cầu đạo Sáng nghe đạo, tối chết cũng cam lòng. Kế thừa tư tưởng của Nho giáo, Minh Mạng cũng nói : Vua Nghiêu vua Thuấn giữ đạo trung, vua Vũ vua Thang dựng đạo lớn để dạy dân đều là việc học. Những việc chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thật không có việc học nào lớn hơn thế. Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng không chỉ kế thừa tư tưởng của Nho giáo mà còn tiếp thu những triết lý nhân sinh hết sức sâu sắc của Phật giáo. Nếu các chúa Nguyễn xem đạo Phật là chỗ dựa tinh thần cho sự nghiệp xây dựng đất nước, thì vua Gia Long và các đời vua kế tiếp lại sùng Nho giáo, lấy đó là hệ tư tưởng cốt yếu để thực hiện đường lối trị nước. Phật giáo thời kỳ này vẫn được triều Nguyễn thiện niệm và ủng hộ, nên sau khi bị chiến tranh tàn phá, Phật giáo phần nào đã được chỉnh đốn và phục hồi. Mặc dù tới triều Nguyễn, Phật giáo đã không còn được hưng thịnh như trước, nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, trong đó có ảnh hưởng tới tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. Trong hệ tư tưởng nhân sinh của mình, Minh Mạng không chỉ kế thừa những tinh hoa của Nho giáo, Phật giáo mà còn phải kể đến một hệ tư tưởng nữa đó chính là Đạo giáo. 24