447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

Tài liệu tương tự
PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

daithuavoluongnghiakinh

Niệm Phật Tông Yếu

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Cúc cu

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

TRUYỀN THỌ QUY Y

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Tác giả: Dromtoenpa

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Độc công tử

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

1

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - kinhthangman.doc

MỞ ĐẦU

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT - HT

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

Microsoft Word - V doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

459 VĂN HÓA DUNG HỢP VỚI CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU HIỆN NAY ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ * ĐĐ. Thích Thanh Quế ** TÓM TẮT Dung hợp và

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO BẢO THÂN TIẾT DỤC PHÁP NGỮ

Code: Kinh Văn số 1650

Pháp Môn Niệm Phật

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn Tống Free Distribution Not For Sale o0o--- Nguồn Chuy

Nam Tuyền Ngữ Lục

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - BAI KHAO HACH GIOI TU TY KHEO 2017

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Niệm Phật tam muội

I _Copy

Phần 1

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Bản ghi:

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã sớm bén rễ trên mảnh đất này. Và trong tâm thức mỗi người dân Việt, Phật giáo nghiễm nhiên trở thành tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển cùng với dân tộc Việt Nam đối sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Hay nói cách khác, Phật giáo được xuất phát từ Ấn Độ khi truyền vào nước ta đã được nhân dân ta tiếp biến và hội nhập như thế nào để làm nên đặc trưng Phật giáo Việt Nam qua các thời đại lịch sử. Với một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, giữa Ấn Độ và Trung Hoa, tiến trình du nhập Phật giáo vào nước ta diễn ra một cách nhanh chóng, không có một sự phản kháng nào. Theo các tài liệu sử ghi lại thì từ lâu trước Tây lịch, giao thông đường biển khá thuận lợi hơn đường bộ. Các thương thuyền qua lại giữa Ấn Độ, Sri Lanka, Java, Indonesia, Việt Nam, Trung Hoa đã làm nên sự giao lưu, hội nhập văn hóa, văn minh giữa các quốc gia. Từ thế kỷ thứ nhất, xứ Giao Châu (Việt Nam bấy giờ) là một bến cảng cho các thương thuyền Ấn Độ ghé qua buôn bán các sản phẩm tơ lụa, vải vóc, hồ tiêu và các gia vị khác. Trong diễn trình này, đạo Phật được biết đến ở nước ta qua những sinh hoạt hàng ngày của các tu sĩ và tín đồ thực hiện với mục đích mong cầu được bình an. Dần dần, các tu sĩ này được quần chúng tín nhiệm và cuộc sống tâm linh của dân ta trở nên phong phú. Vậy là từ buổi đầu, Phật giáo đến với nước ta được định hình bằng một Phật giáo chức năng. Theo như Nguyễn Lang nói trong *. Ủy viên HĐTS - GHPGVN Phó Viện trưởng Học Viện PGVN tại TP. HCM.

448 LÃNH ĐẠO CHÍNH NIỆM VÀ HÒA BÌNH Việt Nam Phật giáo sử luận thì các tu sĩ đi theo thuyền buôn Ấn Độ là những người đầu tiên truyền đạo Phật vào nước ta với tín ngưỡng đơn sơ, như giữ tam quy ngũ giới, tin thuyết nhân quả, cúng dường, thờ phụng xá lợi Phật, đốt hương, kể chuyện tiền thân đức Phật. Với một nội dung sinh hoạt buổi đầu như thế, dường như nó phù hợp với tín ngưỡng bản địa văn hóa người Việt. Người ta tin rằng ông Trời được nhìn nhận như là vị thần ở trên cao, nhìn thấu mọi việc ở dưới đất, trừng trị kẻ làm điều ác, giúp đỡ người hiền. Ông Trời có thuộc hạ gần xa. Gần thì có ông Sấm, mụ Sét. Xa thì có Sơn Tinh, Thủy tinh, thần cây Đa, ông Táo. Khi Phật giáo vào nước ta, Bụt được nhìn nhận như là ông Trời có phép thần thông, nghe biết hết mọi chuyện trên thế gian như ông Trời, nhưng không ở trên cao nhìn xuống như ông Trời, mà rất thân cận với con người. Bụt có thể hiện ra dưới hình thức để cứu người, giúp đời, nhất là những người có lòng tốt mà bị điều oan ức. Bụt rất thương người, cứu giúp người hiền, nhưng khác ông Trời là không trừng trị kẻ ác. Bụt không bị nước trôi, lửa cháy vì Bụt có phép thần thông và biến hiện. 1 Do đó, Phật giáo cứ thế mà được cộng đồng người Viêt tiếp biến và hội nhập một cách tự nhiên. Nó được đi vào trong đời tín ngưỡng và đạo lý sống của người Việt. Thuyết Nhân quả nghiệp báo hẳn nhiên thích ứng với quan niệm của dân gian, ông Trời thì trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ người hiền; quan niệm luân hồi thì phù hợp các ý niệm linh hồn tồn tại sau khi chết. Điều đáng nói, trên nền tảng tín ngưỡng bản địa tại Giao Châu thời đó, đạo Phật thật sự dễ dàng cắm rễ trong lòng dân chúng người Việt. Cũng vào thời điểm này, vẫn chưa có ai trở thành những tín đồ trung kiên của đạo Khổng, Lão, bởi ý thúc tự chủ văn hóa độc lập của cộng đồng người Việt rất mạnh mẽ. Đọc Lý Hoặc Luận của Mâu Tử viết vào cuối thế kỷ II thì sẽ thấy rõ điều này. Chẳng hạn, khi diễn đạt về vấn đề luân hồi tồn tại thì Mâu Tử diễn đạt theo tư duy và ngôn ngữ người Việt Thân thể người ta cũng như cành rễ của cây, linh hồn như hạt giống còn sống. Cành rễ của cây sẽ bị hư hoại nhưng hạt giống còn sống và sẽ tạo nên cành rễ mới 2. Hay nói cách khác trong buổi đầu đạo Phật mới du nhập vào 1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Lá Bối, 1974, tr. 40. 2. Xem Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử, tập 2, Tu thư Vạn Hạnh, 1982.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP 449 nước ta, Phật giáo đã tiếp thu những yếu tố văn hóa Việt để có thể hòa nhập, tồn tại, sau đó đi sâu vào đời sống xã hội. Do đó, từ một tín ngưỡng dân gian đa thần mang màu sắc quyền năng, hình ảnh Phật thể được thiết lập; từ một con người sau khi tu chứng trở thành vị thần, được ghi nhận vào trong Lục độ tập kinh truyện 74, tờ 39b16-20 như sau: Tâm tịnh đắc bỉ tứ thiền, tại ý sở do, khinh cử thắng phi, đạp thủy nhi hành, phân thân tán thể, biến hóa vạn đoan, xuất nhập vô gián, tồn vong tự do, mạc nhật nguyệt, động thiên địa, động đổ triệt thính mỵ bất văn kiến, tâm tịnh quán minh, đắc nhất thiết trí (Lòng sạch, được bốn thiền kia, theo ý tự do, nhẹ nhàng bay nhảy, đạp nước mà đi, phân thân tán thể, biến hóa muôn hình, ra vào không hở, còn mất tự do, rờ mó tới trăng, chấn động đất trời, trông suốt che khắp, không đâu là không thấy nghe, lòng sạch thấy sáng, được nhất thiết trí). Tiến trình tiếp biến các yếu tố quyền năng của các vị thần vào trong Phật giáo ở Giao Châu không dừng ở đó, nó được bản địa hóa hoàn toàn khi mà xã hội Việt Nam bấy giờ, con người sinh sống dựa trên nền tảng của xã hội nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài yếu tố cần cù lao động, con người luôn có nhu cầu Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm để cày cấy sinh tồn mà dân gian cụ thể hóa Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Cho nên, vị thần trong thần điện của người Việt tôn thờ tất nhiên là thần mây (vân), tiếp đến thần mưa (vũ), sau đó là thần sấm (lôi), cuối cùng là thần chớp (điện). Như vậy, trong tâm thức cư dân nông nghiệp nước ta bấy giờ, muốn có mưa (có nước) tức là phải nhờ có mây, đi chung cùng với mưa hay trước khi mưa thì sấm, chớp xuất hiện để phục vụ cho việc nông nghiệp trồng lúa nước. Hình ảnh Phật điện được cụ thể hóa thành Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Pháp Điện được tôn thờ trong bốn ngôi chùa trùng tên. Rõ ràng, khi Phật giáo được truyền vào Giao Châu, sau một thời gian Phật Quang bản điạ hóa giáo lý thì đến lượt Khâu Đà La là nhà sư thứ hai bản địa hóa Phật điện. Sự xuất hiện hình ảnh Phật điện trong tín ngưỡng như là nhân tố quan trọng, tích cực cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp chống lại sự đồng hóa văn hóa nô dịch Trung Hoa và phát triển văn hóa nước nhà. Nếu ở giai đoạn buổi đầu, vai trò Phật giáo quyền năng, được thiết lập một cách rõ ràng cụ thể để Phật giáo dễ dàng thâm nhập tín ngưỡng dân gian đa

450 LÃNH ĐẠO CHÍNH NIỆM VÀ HÒA BÌNH thần của người Việt. Từ Chữ Đồng Tử, Tiên Dung và nhà sư Phật Quang, rồi đến Tu Định và Man Nương và sư Khâu Đà La, thực chất đây là cả quá trình tiếp biến, bản địa hóa đạo Phật, khiến cho Phật giáo có vị thế vững chắc trong lòng dân tộc, tạo nên sắc thái đặc biệt của Việt Nam. Một mặt, giới Phật giáo cộng đồng người Việt nỗ lực bản điạ hóa giáo lý cơ bản như nhân quả, nghiệp báo luân hồi, về Phật, Pháp, Tăng của nhà Phật theo đạo lý truyền thống và tín ngưỡng đa thần, được diễn đạt theo cách hiểu và ngôn ngữ Việt bấy giờ. Mặt khác giới Phật giáo cũng nhiệt tâm xây dựng hình tượng Phật được cụ thể cho phù hợp tư tưởng người Việt. Như vậy, người Việt giải trình vấn đề bản địa hóa đạo Phật bằng thể nhập niềm tin và chuyển hóa thân tâm. Con người có thể vươn tới những quyền năng bằng sự tu thân, phải hiếu thảo cha mẹ, sống có nhân nghĩa, không lấy của không cho, không tà dâm để trở thành những con người có phẩm tính cao cả, lên trời, đi trên hư không, không vẫy đục trong bùn như Lục độ tập kinh mô tả hay như trong Lý hoặc luận mà Mâu Tử định danh là một vị Phật. Ấn Độ có một đức Phật Thích Ca lịch sử, khi đạo Phật vào Giao Châu, với tinh thần khế lý khế cơ, quá trình bản địa hóa đó đòi hỏi cần tái tạo một hình ảnh những vị Phật xuất phát từ trong cội rễ văn hóa nước nhà, được hình thành từ trong hiện thực lao động, thật bình dị và gần gũi để cầu nguyện, gởi gắm tâm tư nguyện vọng của mình. Cho nên, các vị Phật của cộng đồng người Việt bấy giờ phải có những yếu tố người Việt thật, mang dáng vóc và gương mặt người Việt. Vì vậy thần mây, thần mưa, thần sấm, thần sét đã hóa thành hệ Tứ Pháp bao gồm Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Hẳn nhiên trong tâm thức người Việt, thần điện người Việt đã có những vị thần này rồi, để rồi một ngàn năm sau, vào thời Trần, có hình ảnh Phật Đại Việt thị hiện trong bối cảnh lịch sử nước ta, ba lần lãnh đạo dân ta đánh tan quân Nguyên Mông, mở bờ cõi phương Nam, phục hưng văn hóa Đại Việt. Cũng từ nội dung về tín ngưỡng Tứ Phật pháp, ta có nhìn Phật giáo Việt Nam luôn mang dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc. Đến thế kỷ sáu, khi Phật giáo Việt Nam với sự ra đời dòng Thiền do Tỳ Ni Đa lưu Chi tại ngôi chùa thờ Phật Pháp Vân, cũng là tên ngôi chùa này, còn gọi là dòng Thiền Pháp Vân. Dòng Thiền này đã sản sinh những vị thiền sư lỗi lạc như Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện, Định

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP 451 Không, Vạn Hạnh, Mãn Giác đã có mở ra những trang sử mới cho nước nhà, và cho Phật giáo Đại Việt bấy giờ. Các nhà lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo Phật giáo nhà Lý càng thể hiện tính nhất quán tư tưởng thiền, kết hợp yếu tố mật giáo với hình thức tu tập Tổng trì Tam ma địa của dòng Thiền này để thể nhập sâu vào Hệ Tứ Pháp để thu phục nhân tâm người dân Đại Việt trong tinh thần đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động để kiến thiết đất nước. Về phương diện này, nhà Lý chủ động trùng tu các chùa và đưa hệ thống thờ Tứ Pháp vào các chùa, từ trong kiến trúc, tôn trí tượng Phật Tứ Pháp cũng đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp theo thẩm mỹ người Việt, cách bài trí trong các chùa tiền Phật, hậu thần hay tiền Phật, hậu Mẫu, thậm chí các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng, thổ địa, anh hùng dân tộc vào trong chùa để ngưỡng bái. Hệ quả, nó đã khiến cho đạo Phật phát triển nhanh chóng trong sinh hoạt quần chúng, trên hết quy tụ mọi thành phần vào khối thống nhất để phát triển quốc gia và dân tộc ở trên tầm mới. Dĩ nhiên, các vua nhà Lý là những vị Phật tử thuần thành, đã tiếp thu cội nguồn văn hóa dân tộc, đồng thời thực thi quá trình bản địa hóa Phật giáo Đại Việt, mang bản sắc dân tộc riêng biệt dưới sự dạy dỗ và đào tạo của các thiền sư. Việc khai sáng ra triều đại nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thành Thăng Long, xây dựng chùa Tháp làm biểu tượng quốc gia An Nam Tứ Đại khí (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, đỉnh Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm), phát triển văn hóa, văn học nước nhà, ai dám bảo rằng không có sự ảnh hưởng tác động từ tư tưởng, niềm tin bất động của mọi thành phần, các giới từ tín ngưỡng Hệ Tứ Phật pháp. Sang đời Trần, với sự ra đời thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở hợp nhất ba dòng thiền: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường càng chứng tỏ quá trình hội nhập và phát triển đạo Phật đã được bản địa hóa hoàn toàn. Nó đòi hỏi sự ra đời của một Phật giáo Nhất tông thống nhất từ trong quan điểm, tư tưởng, hình thức tổ chức các nội dung sinh hoạt Phật giáo phải mang bản sắc văn hóa dân tộc, thuần Việt trong một bối cảnh lịch sử dân tộc độc lập, tự chủ trên mọi phương diện kể cả tín ngưỡng tâm linh. Với một quan điểm Phật tại tâm mà Quốc sư Viên Chứng khuyến cáo vua Trần Thái Tông: Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm, chỉ cần lòng lặng mà biết, đó chính là chân Phật, khi vua muốn từ bỏ ngôi vị

452 LÃNH ĐẠO CHÍNH NIỆM VÀ HÒA BÌNH để vào núi tìm Phật. Từ đây, một quan điểm về một Phật thể ra đời xuất phát từ hiện thực con người chỉ cần lòng lặng mà biết, nó đã tích cực tác động chi phối toàn bộ lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Việt. Mọi người đều có thể thành Phật ngay giữa cuộc đời, bất luận là tu sĩ xuất gia, hay tại gia, nam hay nữ chỉ cần biện tâm là được. Điều đó cũng có nghĩa, nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau. Do đó, ta chẳng ngạc nhiên gì, nếu xứ sở Ấn Độ có Thái tử Tất Đạt Đa thị hiện đản sinh, xuất gia tu hành, chứng ngộ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni thì ở nước Đại Việt có Thái tử Trần Khâm đời Trần đản sinh, về sau xuất gia, tu hành chứng ngộ và hoằng pháp được tôn vinh là Phật Biến Chiếu Tôn hay còn gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tam Tổ thực Lục ghi rằng Nhân Tông ra đời như là một vị Phật vừa gắn liền yếu tố huyền sử, vừa gắn liền yếu tố lịch sử, được kính như là một nhân vật đầy đủ tính cách, nhân cách phi thường tuyệt bích của một vị giáo chủ của một tôn giáo. 3 Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi nhận tương tự như thế 4. Tất cả các dữ kiện đó nhằm chứng minh Nhân Tông là một vị Phật Đại Việt. Qua thư tịch, ta thấy Thái tử Khâm từ khi mới đản sinh đến lúc xuất gia đến lúc ngộ đạo, hoằng hóa, thị tịch chẳng khác gì đức Phật Thích Ca. Những yếu tố huyền sử được phô diễn xung quanh con người Ngài như: mẫu thân mằm mộng rồi có thai, sinh ra người Thái tử có nước da vàng rồng; đặt tên Kim Phật ; nằm ngủ trong chùa Tư Phúc mơ thấy từ rốn mình mọc lên hoa sen, trên hoa sen có vị Phật, có người chỉ Thái tử bảo đó là Biến Chiếu Tôn Phật. Các dữ liệu đó, cho phép chúng ta kết nối các huyền thoại, huyền sử được ghi trong các thần thoại Ấn Độ, hay kinh điển Phật giáo mà từ lâu đã nằm trong ký ức của nhân loại để lý giải. Theo thần thoại Ấn Độ kể lại thì hoa sen mọc lên rốn Vislonu và trên đó Brahmanisme ra đời để dựng nên Bà la môn giáo Brahmanisme cứu vớt chúng sinh. Trong các bản kinh Phật giáo thì nói Thái tử Tất Đạt Đa có 32 tướng tốt mà mình vàng là một tướng. Hơn nữa, các 3. Xem Tam Tổ thực lục, Thích Phước Sơn dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN, 1995, tr. 17 34. 4. Xem Đại Việt sử ký tòan thư, q.2, Viện Khoa học Xã hội VN, Nxb KHXH, HN, 1998, tr 44-70.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP 453 truyền thuyết tín ngưỡng An Độ đã xây dựng khá nhiều hình ảnh các vị chúa tể thần linh như Brahma, Vishnu, Phật thỉnh thoảng đầu thai, tái sinh xuống trần dưới Trần dưới hình thái này hoặc hình thái khác để cứu vớt chúng sinh. Quá trình du nhập và tiếp biến đạo Phật ở nước ta đến đời Trần đã được bản đại hóa. Trần Nhân Tông là một hóa thân của vị Phật Đại Việt được đản sinh vừa mang mẫu thức với các yếu tố huyền sử của Phật giáo Ấn như trong kinh điển ghi nhận, nhưng cũng mang những yếu tố đặc trưng của văn hóa truyền thống của Đại Việt đã có sẵn. Do đó, việc mẫu thân nằm mộng thấy Thần nhân đưa kiếm và đặt tên Kim Phật hay như trong Đại Việt sử ký toàn thư gọi là Kim Tiên là hình ảnh vị Phật đản sinh được xây dựng theo tâm thức văn hóa người Việt thời bấy giờ. Điều này thật dễ hiểu, trong một bối cảnh lịch sử đất nước Đại Việt độc lập tự chủ, phồn thịnh trên mọi lĩnh vực, việc khắc họa hình ảnh Phật Hoàng Trần Nhân Tông thị hiện ở Đại Việt với hiệu Biến Chiếu Tôn là điều phù hợp với tâm thức người Việt mang tính dân tộc hóa. Trần Nhân Tông thị hiện cứu độ cho người dân Việt gắn liền ba biểu trưng của lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc: Thanh kiếm biểu đạt cho việc chặt đứt phiền não, là anh hùng hiển hách, giải thoát ách xâm lược của ngoại bang; Biến Chiếu Tôn biểu trưng cho Phật đản sinh cứu muôn loài; Kim tiên đồng tử biểu đạt cho Thần tiên xuống trần độ đời. Thực tế, Trần Nhân Tông trở thành người anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước, dựng nước, mở nước; một vị Phật khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm, một vị Tiên giáng trần để cứu đời đúng truyền thống kinh điển Phật giáo và truyền thống văn hóa người Việt. Rõ ràng, hình ảnh một vị Phật Đại Việt thị hiện ở đời Trần, từng sống và hoằng hóa độ sinh ở Đại Việt, ắt hẳn sẽ làm sống dậy tinh thần dân tộc, tinh thần đạo pháp mà Phật hoàng Trần Nhân Tông chủ trương: Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc, Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công. 5 Chính tư tưởng tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục đã hình thành nên mẫu người Phật tử Đại Việt biết đem đạo ứng dụng vào đời thật hữu ích. Chính Trần Thái Tông là người sống trong thế giới vật chất, sặc mùi danh lợi, thế mà ông vẫn hướng tâm giải thoát 5. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998, tr. 506.

454 LÃNH ĐẠO CHÍNH NIỆM VÀ HÒA BÌNH và lãnh đạo nhân dân ta đập tan cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất và cũng là người chủ trương đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời. Không chỉ Thái Tông mà một loạt thiền sư xuất gia hay tại gia của giai đoạn này như Tuệ Trung, Trần Thánh Tông đều tích cực tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Họ có thể là những nhà tư tưởng chiến lược, tướng cầm quân, những nhà trí thức lớn, nhà thơ, nhà văn, thầy thuốc tùy theo sự phân công và khả năng của mình mà sẵn lòng tham gia không có một yêu cầu đòi hỏi nào cả, sống đúng đạo lý như Phật Trần Nhân Tông nói trong Cư Trần lạc đạo. Sau thời kỳ Bắc thuộc, Đại Việt không ngừng vạch định chính sách phát triển đất nước bằng cách mở rộng bờ cõi. Phật giáo Đại Việt cũng đồng song hành với dân tộc trong sự nghiệp giữ nước, mở nước. Nhà Lý đã sáp nhập ba châu Đại Lý, Ma Linh và Bố Chính, cùng với việc thành lập Thiền phái Thảo Đường. Đến đời Trần, yêu cầu phát triển kinh tế, phục hưng các giá trị văn hóa, việc gia tăng dân số trong thời bình trở nên vấn đề hàng đầu. Trần Thánh Tông đã cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu mộ dân nghèo các địa phương khai hoang, dãn dân nhằm đáp ứng việc gia tăng dân số mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi rất rõ Mùa Đông, tháng 10 (1266) xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang. Vương hầu có trang thực từ đấy. 6 Rõ ràng, sự phát triển đất nước sau chiến tranh khiến nhà Trần có chính sách lâu dài về vấn đề dân số, kéo theo vấn đề kinh tế, an ninh chính trị. Bốn năm sau, Trần Nhân Tông tiếp tục sự nghiệp Nam tiến của cha mình là sáp nhập hai châu Ô Mã và Việt Lý vào bản đồ Đại Việt. Từ đây, Đại Việt không chỉ giải quyết được vấn đề áp lực gia tăng dân số mà còn thiết lập được một nền an ninh vững mạnh. Về mặt lý luận, Phật giáo Đại Việt với Phật quan Phật ở trong lòng tạo ra sự bình đẳng về con người giải thoát, bình đẳng về quyền lợi xã hội và khi đi vào hoạt động thực tiễn với tinh thần nhập thế, nó đã tác động mạnh mẽ trong công cuộc Nam tiến của dân tộc. Vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã cắm cột mốc phía Nam của 6. Sđd, tr. 36.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP 455 Tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên, đến triều Nguyễn thì cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi của dân tộc mới hoàn thành. Hơn nữa, công cuộc chấn hưng đất nước đòi hỏi việc tái thiết các công trình văn hóa do kẻ thù tàn phá. Dưới tác động xây dựng mẫu người Phật tử lý tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, mọi người dân đã tích cực tái thiết. Tinh thần tùy duyên, tùy tục, hòa quan đồng trần như đặc trưng Phật giáo của Đại Việt được vận dụng hơn vào giờ hết. Trong Cư trần lạc phú, Trần Nhân Tông nói rõ việc tái thiết quốc gia đó thật là sinh động: Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu 7. Việc Trần Nhân Tông đem mười điều thiện dạy khắp đã phản ánh chính sách dùng Chánh pháp để an dân mà trước đó hơn một nghìn năm đã được ghi vào kinh Lục độ tập. Một bản kinh được Phật giáo nước ta vận dụng nhuần nhuyễn phù hợp với đạo lý truyền thống. Nó được các nhà lãnh đạo quốc gia dùng làm pháp luật quốc gia nhằm đem lại sự bình an cho xã hội. Vậy là Phật giáo Đại Việt với tinh thần nhập thế đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề lịch sử đặt ra, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân tộc. Sau thời Trần Nhân Tông, Phật giáo còn tích cực nhập thế với những nhiệm vụ mới mà lịch sử giao phó. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới. Đời sống sinh hoạt của Phật giáo cũng nằm bối cảnh theo xu hướng toàn cầu hóa mà vận hành. Huống chi thuộc tính của Phật giáo là duyên khởi tính, vì thế Phật giáo cũng năng động uyển chuyển trong quá trình hội nhập trên mọi phương diện. Vấn đề là trong quá trình hội nhập, Phật giáo vẫn giữ sắc thái riêng của Phật giáo, của dân tộc, nhưng đồng thời cũng mang những tính chung của cộng đồng quốc tế, nhân loại. Bản chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tư duy sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới phục vụ tiện nghi đời sống con người trong chiều hướng cạnh tranh công bằng. Nó cũng bảo đảm tính thực dụng và mang lợi nhuận về cho nhà đầu tư, người tiêu dùng được hưởng sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng. Ưu việt của nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra động lực phát khả năng sáng tạo của 7. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998, tr. 508.

456 LÃNH ĐẠO CHÍNH NIỆM VÀ HÒA BÌNH mỗi cá nhân, làm đòn bẩy cho xã hội phát triển trên mọi lĩnh vực. Như chúng ta đã đề cập, Phật giáo Việt Nam luôn phát triển song hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng - bảo vệ và phát triển đất nước. Do đó, khi kinh tế đất nước hưng thịnh thì sự sinh hoạt Phật giáo ắt hẳn phát triển. Nhất là trong thời đại 4.0, nhà nước đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân và phát huy sức sáng tạo toàn thể của mỗi công dân Việt Nam hiện hữu đang sinh sống trong và ngoài nước, với những chính sách cởi mở và quan hệ đa phương với các nước, đã làm thay đổi diện mạo đất nước Việt trở nên giàu mạnh, thịnh vượng thái bình hơn bao giờ hết. Phật giáo Việt Nam với sự ra đời tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981, trên cơ sở hơp nhất tất cả các hệ phái thành một khối thống nhất cũng theo đó mà hội nhập và phát triển trên nhiều phương diện, từ cơ cấu tổ chức điều hành cũng như sự hoạt động mạnh mẽ của 13 Ban Ngành Viện đã làm cho Phật giáo Việt Nam sánh vai cùng với các nước Phật giáo phát triển trên toàn thế giới. Đây cũng chính là thành tựu nổi bật của Phật giáo Việt Nam mà thực tiễn đã minh chứng trong thời kỳ Phật gíao thời hiện đại. Cũng dễ hiểu, tiềm lực của Phật giáo không chỉ nằm trong giới xuất gia mà còn chứa đựng trong khối đại đoàn kết của quần chúng Phật tử. Giáo lý Phật giáo là giáo lý thể hiện tính năng động trên tinh thần duyên khởi. Vả lại, đức Phật từng dạy Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian pháp, do đó sự năng động và uyển chuyển đó chính là tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên mà thôi. Tại đây với tất cả những gì trình bày trên đã làm nên đặc trưng Phật giáo Việt Nam trải qua từng thời kỳ lịch sử. ***

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP 457 Tài liệu tham khảo Minh Chi, Vài ý kiến góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần, Tập văn Vu Lan, số 21, Ban Văn hóa TW GHPGVN, 1991, Nxb. TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Lang (1974), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Lá Bối. Sài Gòn. Ngô Sĩ Liên (1988), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 (Ngô Đức Thọ dịch và chú), Nxb. KHXH, Hà Nội. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 (Hoàng văn Lâu dịch và chú), Nxb. KHXH, Hà Nội. Nhiều tác giả (1981), Tìm hiểu Xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. KHXH, Hà Nội. Tam Tổ thực lục (1995),Thích Phước Sơn dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN. Lê Mạnh Thát, Lê Mạnh Thát (1982). Nghiên cứu về Mâu Tử, tập 2, Tu thư Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh. Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb Tp.HCM. Trần Thái Tông (1997), Khóa hư lục, Thích Thanh Kiểm dịch, THPG.TP.HCM. Viện Văn học, (1977), Thơ văn Lý - Trần tập 1, Nxb. KHXH, Hà Nội. Viện Văn học, (1998), Thơ văn Lý - Trần tập 2, Nxb. KHXH, Hà Nội.

458