Ông Dương, ông đã về Trời Cung Tích Biền August 1, Cung Tích Biền (trái) và Dương Nghiễm Mậu trong dịp tưởng niệm nhà thơ Hoàng Trúc Ly ngày 23

Tài liệu tương tự
Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Cúc cu

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Microsoft Word - V doc

Công Chúa Hoa Hồng

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phần 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Mộng ngọc

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

36


VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Bao giờ em trở lại

Document

VINCENT VAN GOGH

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Phần 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Microsoft Word - suongdem05.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Phần 1


Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Khoanh khac sau cung

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

No tile

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Kể về một người bạn mới quen

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

1 HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG Huyền Lam Đã đăng trên Thư Viện Hoa Sen Cội tùng cheo leo bên vực thẳm trong vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ - Ảnh: H.L Si

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Phần 1

No tile

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Document

No tile

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Document

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Nguyeãn Thò Ngoïc Dung

Document

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

mộng ngọc 2

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Bản ghi:

Ông Dương, ông đã về Trời Cung Tích Biền August 1, 2017 1 Cung Tích Biền (trái) và Dương Nghiễm Mậu trong dịp tưởng niệm nhà thơ Hoàng Trúc Ly ngày 23 Tháng Mười Hai, 2013. (Hình: Huỳnh Lê Nhật Tấn) Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một tài năng đáng quý, một nhân cách đáng trọng, đã ra đi. Dù cẩn thận thế nào, dè sẻn chữ nghĩa ra sao, tôi hiểu, mình vẫn cứ phải nói. Ngoài trách nhiệm một nhà văn, Dương Nghiễm Mậu còn là một con người khôn khéo trong thuật Xuất-Xử giữa cuộc thế đầy những nghịch lý. Hành trình ấy là cuộc dài dặc đầy nan nguy mà thời cuộc đã luôn bày ra nhiều thử thách; chúng thật lòng khước từ sự chân thiện; chúng hết mình biến hóa tà thành ra chính; một sử lịch thiếu phân minh khi luôn mong muốn những ước mơ, hy vọng, nhân phẩm của mỗi con người phải bị toàn triệt bôi đen, tẩy xóa. Ðến châu ngọc, cũng đành, dưới cái nhìn lem luốc, một thế cuộc đã vãn tuồng. 1

Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. (Nguyễn Khuyến tiễn Dương Khuê) Sự nghiệp văn chương của Dương Nghiễm Mậu đã được minh định, và tồn tại tới hôm nay qua bao nhiêu thế hệ người đọc, tôi viết, muốn viết về chữ nghĩa của ông, lại khó thể viết ra trong một bài ngổn ngang những ngậm ngùi này. Ðành viết những kỷ niệm chỗ lai rai tương phùng, giữa tôi và ông. Những gặp gỡ, kỷ niệm, những sớm chiều bên chén trà cốc rượu cùng nhau, gẫm ra chỉ là những vụn vặt thường tình chỗ riêng tư, chẳng đáng kể ra; nhưng đêm qua, đêm Sài Gòn Tháng Tám, một cuộc mưa dư hưởng của cơn bão bùng từ phương Bắc dội về, ông đã từ biệt quá bất ngờ. Nhanh. Ðau. Một cái đột quỵ. Một gục xuống. Và, mãi mãi Nỗi bàng hoàng đã tức tốc hóa ánh chớp, bỗng sáng lòa trong tôi. Bao là kỷ niệm về nhau bừng dậy, như sinh thể đồng loại bước đi, như ai đó bất ngờ bật điện cho hàng đèn đường, một không gian từ lâu tối tăm. Phút ánh sáng mờ ảo, trải rộng những ướt át, rõ mặt từng lá rụng, vắng quá một đường mưa. Tôi đi ngược con đường ân sủng của kỷ niệm, cho một ít trí nhớ, viết từ trí nhớ, về nhau. Chỉ là mơ màng những ngày cũ kín trùm, mờ trắng của màn sương, ngậm ngùi là con thằn lằn khuya nhìn nghiêng trên góc tường. 2 Một chiều đầu Tháng Bảy Âm Lịch của năm 2016, ra đầu con đường, đến thắp một nén nhang cho người vừa khuất một tầm nhìn, đầu con đường Sài Gòn, tôi ngó mông tìm một chiếc xích lô. Chẳng thấy đâu. Hình ảnh chiếc xích lô đã vắng bóng hơn vài thập niên qua, nhưng nhớ ông Mậu, tôi đi tìm, tôi chẳng thể quên hình bóng ấy. Xích lô đạp, luôn là vậy, trên con đường đầy những bóng mát, tà áo dài bay, lá me rụng của một Sài Gòn xưa. Và, ông Mậu. Sinh thời, trước 1975, Mậu chẳng bao giờ tự lái xe hai bánh, đó đây. Người ta bảo ông không biết đi Honda. Tôi nghĩ, ông chống 2

cái sự nổ, từ cơ khí. Mà chống cái nổ sao chẳng đi xe đạp. Chỉ biết ông luôn ngồi xích lô. Một dáng người thanh nhã, lúc nào cũng ăn bận chỉnh tề, áo trắng bỏ vào quần tây đen dài, nếu thiếu, Mậu thiếu một cái áo màu chim cò trong bộ sưu tập y phục chính mình. Mậu luôn ngồi ngay thẳng, đôi mắt sáng nhìn thẳng, trán rộng sống mũi cao, miệng luôn một nụ cười thân thiện nhưng thừa bí hiểm. Cây dù đen dựng dọc theo thân người, chiếc xích lô thong dong. Cái nhân dạng này, cốt cách này, tôi nghĩ, nếu thay là đôi giày hạ, vành khăn đóng, chiếc áo dài đen, Dương Nghiễm Mậu chẳng khác nào chân dung các nhà Nho. Một cái phẩm hạnh cổ điển, đóng khung trong sự chân thành, thuần khiết, nhưng rất lạ, cái tri đạo, Lạc thiên an mệnh Vui với Trời, an với phận, đã đến quá sớm với Dương Nghiễm Mậu, từ lớp tuổi ông chưa là Tứ thập nhi bất hoặc. Ông bước trước tuổi, gìn vàng giữ ngọc khi tuổi đời lẽ ra phải điên đảo vì những lẽ vô thường của phá phách, lưu linh, bạt gió, mổ bụng mặt trời để nhặt ra một mặt trăng. Coi chơi. 3 Tôi gặp Mậu lần đầu tiên, khoảng đầu năm 1967. Trớ trêu, không phải Sài Gòn, mà là ở tận Bạc Liêu. Ông đi trong đoàn văn nghệ, gồm nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, anh Tô Kiều Ngân làm trưởng đoàn. Tô Kiều Ngân, người nổi tiếng qua tiếng sáo một thời, từng có biệt danh Tiếng sáo Tô Lang, lúc này chàng Tô mang lon thiếu tá. Chúng tôi có ngồi cùng nhau, quán Xừng Ký, sông miền Tây đục lờ chảy chậm, chiều Bạc Liêu tàn nắng. Hồi này tôi là sĩ quan tiểu đoàn 211 Pháo Binh, doanh trại bộ chỉ huy là một biệt thự trong khu vườn rộng mênh mông của ông hội đồng Ðiều. Có một vài sĩ quan trong Sư Ðoàn 21, từng đọc Dương Nghiễm Mậu, cùng có mặt trong bữa rượu, Ðể xem dung nhan nhà văn mình yêu thích. 3

Lính mà, chén rượu, mỹ nhân, trận mạc, cái cách Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, khi đã chạm mặt, là phải đến nơi đến chốn. Nhưng ngồi một lúc, tôi nhận ra, Dương Nghiễm Mậu chừng như xa cách dần dà cảnh ồn ào, hừng hực chí lớn. Là một người lính, bấy giờ Mậu đã là bị gọi nhập ngũ, nhưng ông chừng rất ghét kỵ những ồn ào, bùng nổ lắm khi thô bạo, sỗ sàng, của cánh võ biền. Tinh ý lắm mới nhận ra điều xa lánh này ở Dương Nghiễm Mậu, vì ông là một người khôn khéo, biết tự chủ, không tự để mình hóa là một kẻ lạc lõng. Vẫn một nụ cười bí ẩn, không rõ ông cười vì cái gì, vẫn một ánh mắt nhìn kín đáo, rõ là không chú mục biểu lộ một soi mói riêng tư nơi một ai. Ngồi chung bàn đầy rượu, Mậu không uống được nhiều, vẫn tỏ ra thân thiện, luôn tôn trọng mọi người. 4 Tôi đã có thêm một người bạn, từ hôm ấy, tận dưới đáy bản đồ đất nước. Hơn nửa thế kỷ qua, tôi với ông chẳng là tri kỷ tâm giao gì, nhưng vẫn một lòng quý trọng nhau. Về tuổi tác, ông lớn hơn tôi hai tháng rưỡi tuổi. Cùng một lứa bên trời lận đận, ông và tôi cùng chung chịu những hoàn cảnh xã hội, thời thế, chinh chiến, đặc biệt sau Tháng Tư, 1975, hai chúng tôi cùng ở lại trong nước suốt hơn 40 năm qua. Cùng bầu trời ấy, hạnh phúc thì kham khó lượm nhặt năm thì mười họa, nỗi khổ thì trốn đâu cũng gặp. Rất nghi ngờ niềm vui có khi nó lẩn trốn kin đáo, hóa thân trong nỗi buồn tưởng như vạn đại. Trong cái lò cừ nung nấu, thử tài với con tạo điêu ngoa nói theo cách Nguyễn Gia Thiều chúng tôi đã trải, đã thấu thị cái lẽ vô thường. Ông Mậu, ông hít thở khí trời, ông được khóc oa dưới bầu trời, trước tôi chừng mươi tuần lễ. Ông biết đi chập chững trước tôi, tập nói trước tôi, rứa là ông trưởng thành hơn tôi, ông Mậu hỉ. 4

5 Gặp nhau một lần, cơ duyên sẽ cho gặp nhau hoài. Gặp mãi nhau, rồi có một ngày sẽ mãi mãi chẳng gặp được nhau. Bác Dương thôi đã thôi rồi. Sáng hôm nay Chủ Nhật. Mỗi buổi sáng cuối tuần tôi thường đi vơ vẩn khu trung tâm thành phố, quanh nhà thờ Ðức Bà. Xem có gì lạ không. Xa xa, trên đường phố, có thể có một đám đông. Một đám đông dân chúng đi biểu tình đòi quyền sống, quyền ngôn luận, quyền làm chủ một đất nước có danh dự. Một phản xạ có điều kiện, cứ sáng sáng Chủ Nhật là tôi ra khỏi nhà. Như ngày ngày của một gã ăn xin, mong được bố thí, nửa ổ bánh mì, một mẩu vụn lời hứa cho tự do. Vòng vo. Lẩn quẩn. Mong đợi. Sài Gòn nắng hay mưa, vẫn là cuộc đời vòng vo mong đợi. Mặt đất ta đi, cũ quá rồi, cằn cỗi rất mực, cần cày xới, tháo tung, gieo những hạt mầm, trồng những hy vọng. Nhà thờ Ðức Bà đông đúc những tín đồ. Cả thảy ăn vận chỉnh tề, hiến dâng lòng thành, để đợi giờ ân Chúa. Tôi dọc theo đường Catinat về hướng bờ Bạch Ðằng. Ðây rồi, La Pagode quán Cái Chùa ngày xưa, quán thường trực là nơi gặp gỡ các nhà sáng tác, tôi thỉnh thoảng gặp ông Mậu. Hôm nay La Pagode không còn, sau Tháng Tư, 1975 nó bị xóa tên, rồi đập bỏ cả, để trở thành một góc trơ của tòa nhà cao tầng. Quán Givral ở góc kia, nhìn ra tòa nhà Hạ Nghị Viện Cộng Hòa, nay cũng không còn dấu tích. Nhớ ông Mậu, Tìm một người đã ra đi đêm qua, tôi rẽ trái, qua khách sạn Continental (một thời phải đổi tên là Ðại Lục Lữ Quán, vì chính quyền miền Nam Cộng Hòa không cho phép dùng tên hiệu là tiếng nước ngoài), gặp La Dolce Vita ngày xưa, đây rồi, tôi lại gặp ông Mậu, nhân một cuộc triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ. Nhớ khuôn mặt lặng lẽ rất Huế của Nguyên Khai, nhớ nụ cười hồn nhiên Nghiêu Ðề, những họa sĩ tài danh. Buồn quá, bước mãi thôi. 5

Lại đến cái nền đất của Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn thuở nọ, tiền thân nơi đây là khám lớn, trước giam tù, sau nói triết. Khuôn viên rộng lớn, thuở chúng ta có giấc mộng dài, từ 1966, nơi này, một góc là trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ, góc kia là nơi sinh hoạt của Nguồn Sống-Về Nguồn, một góc khác là trụ sở CPS. Tất cả chỉ là nhà tiền chế, mái tôn vách ván, nhưng cái nội dung của nó, tất cả là đầy sinh lực, sức trẻ, tài hoa, là một dung nạp năng lượng cho mọi khởi đầu. Sài Gòn, Cộng Hòa, mỗi khắc giây là một ngày mới của sáng tạo. Tôi lại gặp ông Mậu nơi này, Quán Văn, một bãi đất rộng, là nền cũ của trường Văn Khoa. Lót giấy trên nền cỏ, đêm đầy sao, ngồi quanh nhau, nhâm nhi cà phê, và thơ, và nhạc. Là Thái Thanh tiếng hát tự trời, giấc mơ từ thiên đường đưa lại. Là Khánh Ly từ Ðà Lạt xuống núi, một nữ thần gây mê qua tiếng hát. Là Lê Uyên và Phương, đầu tiên ra mắt tại Sài Gòn. Chúng tôi vẫn thường gặp nhau. Vẫn một Dương Nghiễm Mậu ấy, thầm lặng đến lạnh lùng, như tấm gương một ngày mùa Ðông. 6 Sau năm 1975, tôi và ông còn thêm một loại tình, tình-sơn-mài. Thuở đầu, tôi nghĩ Dương Nghiễm Mậu đến với nghề sơn mài trong một bận lòng, chờ thời, cái kiểu Thế Lữ tả nỗi Nhớ Rừng của loài hổ //Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua/khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ/giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm// Hóa ra không phải vậy, Dương Nghiễm Mậu là một kẻ chung tình, nghiêm túc, và yêu những gì mình đã chọn, ông sống luôn với nghề này cho tới phút cuối cuộc đời. Là một người cầm bút, hẳn ông đầy lòng si mê, và tận tụy với công việc mới của mình. Một ít sản phẩm sơn mài của Mậu, rất đáng là tác phẩm nghệ thuật, nhưng ông vẫn luôn/chỉ nhận mình là một Người thợ sơn mài. Lần gặp gỡ gần đây với nhau là ngày Kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Hoàng Trúc Ly. Hoàng Trúc Ly, của //Nhà anh nghèo anh đau tim yếu phổi/ðời lạnh lùng bốn hướng gió và mưa// 6

Hoàng Trúc Ly, với //Ngoài kia buồn không, buồn không em/xa hỡi ngàn xa bóng nhạn chìm. Do anh Mặc T. mời. Chúng tôi đến. Chào. Lại nụ cười. Chúng tôi ngồi cùng một chiếc ghế dài. Hai chúng tôi cùng nhìn ra đường, sau lưng, xa chừng mười mét, là một sân khấu nhỏ, một diễn giả đang nói về thơ Hoàng Trúc Ly. Nhiều anh em mang máy hình, điện thoại, xin phép hai anh, cho em chụp hai anh một tấm hình. Nhìn hình, mỗi chúng tôi, dù được khen là rất còn phong độ, vẫn là hai ông già. Buồn quá, bác Dương thôi đã thôi rồi. 7 Thậm dài. Xin kết thúc. Anh Mậu, khỏe re rồi. Thanh thản rất mực. Anh có thể ngồi quán Cái Chùa trên thượng giới cùng các tiên ông, Mai Thảo, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Thanh Nam Có điều tôi muốn thầm hỏi anh, tôi rất xin lỗi, vì anh chẳng cần một câu hỏi nào nữa: Bốn mươi mốt năm qua, uy vũ bất năng khuất, anh có viết gì không? Anh để lại rất nhiều trong ngăn kéo? Con tằm vẫn âm thầm nhả tơ? Tôi rất muốn đọc những gì từ anh để lại. Từ những công bố về sau. Nếu không có gì để đọc, chỉ là Niềm đau nhức của khoảng trống, tôi vẫn chẳng trách anh, nhưng rất tiếc. Chẳng dám trách, vì tôi rất mực tôn trọng mỗi quyết định của mỗi con người. Nhưng rất đáng tiếc, văn học Việt Nam đành mất đi những trang chữ, từ đó là chiếc gương soi, là phản chiếu của một phần lịch sử rất đáng ghi lại của nhân-chứng-một-thời. Tôi đã đọc Sáng Mùa Xuân, trong ấy có một câu, mọi người có thể lơ đãng đọc qua, nhưng tôi cho là có nhiều ý nghĩa, anh viết, Làm kẻ sống sót, làm kẻ không chết thấy như một bản án 7

Tôi mong đây chỉ là một cái nhìn minh triết, một cửa mở để giải tỏa nỗi đau phận người, nhưng đó không là một hố thẳm, một rào chắn, có hiệu năng chấm dứt cuộc hành xử đường trường chông gai, mà chúng ta mong đợi. Tôi vẫn tin anh có viết. Chỉ là chưa công bố mà thôi. Một nhân cách như anh, anh không thể gác bút, dưới một cường quyền, trong một hệ thống độc trị phi nhân, mà cả dân tộc này thề không muốn đội trời chung. Bảo toàn danh tiết, là một nhân cách đáng trọng, chẳng bao nhiêu người làm được. Nhưng sự bảo toàn ấy lại được bảo toàn từ một sự im lặng, mãi mãi hơn 40 năm đối với một người cầm bút đầy tài năng, là một nghi vấn đau lòng. Bái biệt anh, ông Mậu. CUNG TÍCH BIỀN Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/ong-duong-ong-da-ve-troi/ www.vietnamvanhien.org 8