Giao Chau Giao chi

Tài liệu tương tự
CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

BÀI SỐ 7

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

459 VĂN HÓA DUNG HỢP VỚI CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU HIỆN NAY ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ * ĐĐ. Thích Thanh Quế ** TÓM TẮT Dung hợp và

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Chu Han va tet

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

Niệm Phật Tông Yếu

N.T.H.Le 118

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bởi: Wiki Pedia Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Microsoft Word - ttdl_Vietnam.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 5 NĂM 3 KHÓA IV KHOA ĐTTX Môn: Hán cổ (phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa) 1/ 河中兩舟, 一去一來 去舟風順, 桅上掛帆, 其行速 來舟風逆, 以槳撥水, 其行緩 Hà trung lưỡn

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

KỸ THUẬT DỊCH HÁN- VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP ThS. Liêu Vĩnh Dũng Khoa Trung Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế Tóm tắt. Dịch Hán-Việt là quá trình ch

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bê

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

TNNN 121.indd

Microsoft Word - kinh-daibatnehoan-13

Microsoft Word - ngukinh.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - THUY_THUY_TRUYEN_W.doc

daithuavoluongnghiakinh

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Con Đường Khoan Dung

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

KINH HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT HT. Huyền Tôn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Microsoft Word - Document1

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

Chuyên đề 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm quản lý hành chính

II THỨ BA KINH ĐÊM Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Cộng đoàn: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha và

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

Document

Đàm Loan và Đạo Xước

SÓNG THẦN Gia Ñình Traâu Ñieân Quoác Noäi... Họp Mặt Đầu Năm 2016 MX Đông Triều Nguyễn Bá Đương Chuyến xe chạy từ Phan Thiết đi Sài Gòn với đoạn đường

NguyenThiThao3B

SỰ SỐNG THẬT

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm Nguyễn Văn Lập Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam t

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

12/22/2015 nhantu.net/bienkhaotongquat/tranhtet/tranhtet.htm THÚ DÙNG TRANH TẾT ĐỂ CHÚC TẾT [1] Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ L úc còn bé, ở ngoài Bắc, tôi n

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

2018千字冲关初级组词汇_拼音_B字库

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Bài Học 3 13 Tháng 7 19 Tháng 7 SA-BÁT: MỘT NGÀY CỦA SỰ TỰ DO CÂU GỐC: Đoạn, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày S

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Hãy thuyết minh về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Cúc cu

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

Nguồn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 政府越南社會主義共和國 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 獨立 - 自由 - 幸福 Số 編號 : 118/2015/NĐ-CP Hà Nộ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG Việt Nhân HÔM NAY LÀ NGÀY LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ 4896 Để giúp Đồng bào cả nước nhớ tới Cội nguồn, Tổ Tiên chúng t

Bản ghi:

Giao Chỉ, Giao Châu Hồ Bạch Thảo Tuỳ theo các thời điểm trong quá trình lịch sử, hai địa danh Giao Chỉ, Giao Châu thường đổi thay nên dễ gây sự lầm lẫn ; có lúc Giao Chỉ là vùng đất lớn bao gồm cả Giao Châu, ngược lại cũng có khi Giao Châu thống thuộc cả Giao Chỉ. Muốn hiểu một cách rốt ráo, cần phải đọc kỹ 24 bộ sử Trung Quốc (Nhị Thập Tứ Sử). Khốn nỗi những bộ sử lớn này có đến gần 1 vạn quyển sách ; giả sử có sẵn, cũng phải bỏ ra hàng chục năm mới đọc hết. May nhờ kỹ thuật của thế kỷ thứ 21, 24 bộ sử được giới thiệu trên mạng ; người đọc có thể dùng cách highlight các từ Giao Châu, Giao Chỉ, để lấy ra những đoạn văn cần thiết liên quan đến vấn đề muốn tìm, nhờ vậy việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là những tóm tắt sự hiểu biết về Giao Châu, Giao Chỉ : Ðịa danh Giao Chỉ xuất hiện đầu tiên vào đời nhà Hán. Sách Hán Thư chép năm Nguyên Ðỉnh thứ 6 [-111] Hán Vũ Ðế sai Phục Ba Tướng quân Lộ Bác Ða [Ðức] đánh Lữ Gia nước Nam Việt, sau khi bình định chia nước này thành 9 quận : Ðam Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ; tất cả các quận này đều cho thống thuộc vào bộ Giao Chỉ. 南粵已平, 遂以其地爲儋耳 珠崖 南海 蒼梧 郁林 合浦 交止 九真 日南九郡 (Nam Việt dĩ bình, toại dĩ kỳ địa vi Ðam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cửu quận) (1) Nói riêng về 3 quận nằm trong lãnh thổ nước ta ngày nay, Hậu Hán Thư (2) xác nhận Giao Chỉ cách kinh đô Lạc Dương 11000 lý [5500km], Cửu Chân cách Lạc Dương 11580 lý [5790 km], Nhật Nam cách Lạc Dương 13400 lý [6700 km]. Ngày xưa làm đường phải dựa theo hình khe thế núi, nên quanh co dài hơn xa lộ hiện nay ; tuy nhiên có thể căn cứ vào các con số khoảng cách nêu trên, cùng tên các huyện trực thuộc của quận, để có thể phỏng định rằng quận Giao Chỉ tương đương với Bắc Việt, ngoại trừ các tỉnh phía tây như Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La lúc bấy giờ thuộc các bộ tộc thiểu số. 1

Quận Cửu Chân có thể gồm tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An ngày nay. Lúc bấy giờ chưa có nước Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ) nên vị trí quận Nhật Nam khoảng từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Có một tác giả viết rằng các quận Cửu Chân, Nhật Nam được nhà Hán đặt tên theo khái niệm vậy thôi, chứ không có thực ; điều suy luận này không có cơ sở. Ðể làm bằng, xin dịch nguyên văn một đoạn trong Hậu Hán Thư, mục Quận Quốc, quyển 113, chép về các quận này như sau : - Quận Cửu Chân do Hán Vũ đế đặt, phía nam Lạc Dương 11.580 lý, có 5 thành, 46.513 hộ, 209.894 người. Gồm các huyện : Tư Phố, Cư Phong, Hàm Hoan, Vô Công, Vô Biên. - Quận Nhật Nam : đời Tần gọi là Tượng Quận, do Hán Vũ đế đổi tên ; phía nam Lạc Dương 13.400 lý, có 5 thành, 18.263 hộ, 100.676 người. Gồm các huyện : Tây Quyển, Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm, Tỷ Cảnh. Theo Tấn Thư (3) vào thời Tam Quốc năm Kiến An thứ 8 [203] chấp nhận lời xin của Thứ sử Trương Tân và Thái thú Giao Chỉ Sĩ Nhiếp cho lập Giao châu, và phong Trương Tân làm Giao Châu Mục, lỵ sở tại Phiên Ngung. Buổi đầu Giao Châu coi 7 quận : Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Như vậy vị trí Giao Châu bằng nước Nam Việt xưa của Triệu Ðà, ngoại trừ hai quận Chu Nhai vả Ðam Nhĩ tại đảo Hải Nam không tính vào. Cũng vào thời Tam Quốc, đời Ngô Hoàng Vũ năm thứ 5 [226] sau khi Sĩ Nhiếp mất, tách Giao Châu thành hai châu : Giao Châu và Quảng Châu. Quảng Châu gồm 3 quận : Hải Nam, Thương Ngô, Uất Lâm, lỵ sở tại Phiên Ngung. Giao Châu gồm 4 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố ; lỵ sở tại thành Long Biên [tức Hà Nội ngày nay]. Như vậy lãnh thổ Giao Châu lúc này ngoài 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, còn thêm quận Hợp Phố tại tỉnh Quảng Tây. Cuối thời Tam Quốc, Tôn Hạo nhà Ngô tách quận Giao Chỉ ra, đặt thêm hai quận Tân Xương, Vũ Bình ; tách quận Cửu Chân đặt thêm quận Cửu Ðức. Quận Tân Xương có huyện Mê Linh đời Hán, nên vị trí vào khoảng tỉnh Vĩnh Phú, Yên Bái ; quận Vũ Bình vào khoảng tỉnh Hà Nam, Hà Ðông ngày nay. 2

Tại Cửu Chân lại đặt thêm quận Cửu Ðức, trong quận có huyện Hàm Hoan đời Hán, vậy có thể tương đương với phần lớn tỉnh Nghệ An ngày nay. Như vậy Giao Châu có thêm 3 quận mới, tổng số lên đến 7 quận. Ðiều đáng lưu ý về quận Nhật Nam ; vào thời Hán mạt có viên Công tào tên là Khu Liên thuộc huyện Tượng Lâm quận này nổi lên giết huyện lệnh, tự lập làm Vương, mở đầu cho nước Lâm Ấp (Chiêm Thành). Rồi các đời sau nước Lâm Ấp mở mang ra đến tận miền bắc quận Nhật Nam, mấy lần mang quân đánh phá các quận Cửu Chân và Cửu Ðức. Như vậy vị trí quận Nhật Nam thời Tam Quốc chỉ còn khoảng tỉnh Hả Tĩnh ngày nay. Theo Tân Ðường Thư (4), vào đời Ðường Trung Quốc được chia thành 10 đạo, đạo cuối cùng nằm ở phía cực nam có tên là Lĩnh Nam. Ðạo Lĩnh Nam lãnh thổ tương đương với nước Nam Việt xưa thời Triệu Ðà ; đạo này được chia thành nhiều quận, một quận lớn nằm trong lãnh thổ nước ta có tên là Giao Chỉ. Cần nhấn mạnh thêm từ đời Tuỳ đến đời Ðường địa danh Giao Chỉ thường được thay đổi bằng tên khác như Giao Châu hoặc An Nam. Như vào năm Vũ Ðức thứ 5 [622] nhà Ðường đặt Giao Châu đại Tổng quản, năm Ðiều Lộ thứ nhất đổi thành An Nam Ðô hộ phủ [679]. Như vậy vào thời Tam Quốc quận Giao Chỉ là một bộ phận của Giao Châu, nay Giao Châu được dùng thay tương đương với Giao Chỉ. Lãnh thổ quận Giao Chỉ lúc bấy giờ cũng nhỏ hơn Giao Chỉ thời Tam Quốc, vì có thêm vài quận mới được đặt ra tại vùng đất Bắc Việt hiện nay, như : - Lục châu Ngọc Sơn quận : sách Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quí Ðôn cho rằng tại trấn Yên Quảng (5). - Phong Châu Thừa Hoá quận : có Tân Xương là một quận đã được đặt ra thời Tam Quốc, vị trí tại ngã ba Bạch Hạc tỉnh Vĩnh Phú. - Trường Châu Văn Dương quận : vùng này thuộc kinh đô Hoa Lư [Ninh Bình] vì thời nhà Tống Sứ giả Tống Cảo đến phong cho vua Lê Ðại Hành tại đây. Ðến thời kỳ tự chủ, trong giai đoạn đầu triều đình Trung Quốc thường dùng danh hiệu Giao Chi để phong tước cho nước ta, như : - Năm 923, Ðường Trang Tông phong Dương Ðình Nghệ làm Giao Chỉ Tiết độ sứ. 3

- Năm 973, Tống Thái Tổ phong vua Ðinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương. - Năm 993, Tống Thái Tông phong vua Lê Ðại Hành chức Giao Chỉ Quận vương. Mặc dầu nhận sắc phong, nhưng trong nội bộ vua nước ta tự chọn lấy quốc hiệu riêng, không dùng để xưng với Trung Quốc : - Thời nhà Ðinh sách phong vua Ðinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương, nhưng chính nhà vua đặt tên nước ta là Ðại Cồ Việt. - Thời vua Lý Anh Tông [1164] nhà Tống phong vua nước ta An Nam Quốc vương, nhưng ở trong nước thì vua Lý Thánh Tông [1054] đổi tên nước là Ðại Việt. - Thời vua Gia Long [1803] nhà Thanh đặt tên nước ta là Việt Nam, nhưng vua Minh Mệnh đổi tên nước là Ðại Nam [1838]. Ðối với triều đình Trung Quốc, quốc hiệu An Nam phong cho nước ta dưới thời nhà Lý có giá trị tương đương với việc công nhận nền độc lập ; bởi vậy suốt thời tự chủ các triều đại Lý, Trần và ngay cả dưới thời nhà Hồ, mọi văn thư chiếu dụ gửi sang nước ta đều dùng quốc hiệu An Nam. Cho đến khi nhà Minh đặt nền đô hộ, thì tên An Nam bị đổi thành Giao Chỉ ; rồi Giao Chỉ lại được chia thành 15 phủ, 3 châu. Một phủ lớn, mang tên là Giao Châu, bao gồm phần đất Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và Vĩnh Phú hiện nay. Như vậy dưới thời Tam Quốc, Giao Châu lãnh 4 quận, trong đó có quận Giao Chỉ, ngược lại thời Minh thuộc thì Giao Chỉ cai quản phủ Giao Châu. Nhưng rồi đến đời Tuyên Ðức thứ 2 [1427], vua Lê Lợi giành được độc lập, nhà Minh tiếp tục liên lạc ngoại giao với ta, quốc hiệu An Nam lại được dùng lại. Lược qua trang lịch sử, thấy được rằng địa danh Giao Chỉ, Giao Châu ; thời Triệu Ðà chưa có, các thời tự chủ không dùng nó. Ðó là tên của thời nô lệ, người học sử cần phải biết nó, nhưng không bao giờ mong muốn những tên này được đặt thêm một lần nữa. Hồ Bạch Thảo 4

(1) Hán Thư, quyển 95, Nam Việt. (2) Hậu Hán Thư, Chí, quyển 23. (3) Tấn Thư, quyển 15. (4) Tân Ðường Thư, Ðịa Lý chí, quyển 43. (5) Dẫn theo Ðào Duy Anh, Ðất nước Việt Nam qua các đời, trang 98. 5