BAØI TAÄP

Tài liệu tương tự
BAØI TAÄP

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG KTTT H

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word - TCVN

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 04/2015/TT-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘ

Microsoft Word - Dang lan chuong 7 11

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

1

Microsoft Word

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Document

Title

NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Em

Những bài văn miêu tả đồ vât lớp 4

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

ĐỀ THI THỬ LẦN 2 CHUYÊN VINH – MÔN VẬT LÝ

Trường THPT Thống Nhất A Nguyễn Đức Long BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện 1. Sự nhiễm điện

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phần 1

Thien yen lang.doc

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Đề minh họa THPT Quốc Gia 2019 môn vật lý Sở Giáo dục và Đào tạo - Bình Dương

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

GV: Trần Thiên Đức - V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 1 1. Tên bài: Đo điện trở bằng mạch cầu Wheatston Đo suất điện động

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hà

144 Mai Xuân Thưởng – TT Bình Dương – Phù Mỹ – Bình Định

Microsoft Word - doc-unicode.doc

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

Phần 1

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Phần 1

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Microsoft Word Luật thi đấu ABURBC2018-chỉnh sửa (tiếng việt).doc

Phần mở đầu

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

mộng ngọc 2

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 01:2008/BCT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN National technical regulation on Electric safety HÀ NỘ

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phong thủy thực dụng

Phân tích bài thơ Chiều tối

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Hướng dẫn sử dụng Bếp Từ Bosch PID775N24E Bếp từ 3 bếp nhập khẩu Bosch PID775N24E có DirectControl với truy cập trực tiếp đến 17 cấp độ nấu ăn. 3 khu

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẾP TỪ BOSCH PID679F27E Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm bếp điện từ mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản phẩm sẽ

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

Microsoft Word - phuong-phap-thuyet-minh.docx

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

HỒI I:

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

CHƯƠNG I

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY SẤY SFE 820CEA

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Vật lý Typed by: Nguyễn Lê Anh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: LỊCH SỬ VẬT LÝ Câu 1: Những quy luật tổng quát

ĐỀ NGHỊ 1: Thời gian: 90 phút

untitled

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

Phần 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Loa Bluetooth Di động Vui lòng đọc kỹ tài liệu hướng dẫn này trước khi vận hành bộ thiết bị của bạn vàgiữ lại để tham khảo sau. MODE

Tình yêu và tội lỗi

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

TÓM TẮT CÔNG THỨC VẬT LÝ THPT ( LÝ 11)

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố


KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

Phần 1

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

LÔØI TÖÏA

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Phần 1

Lời Dẫn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Phần 1

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

Cảm nghĩ về người thân

chiếc xe đò khịt khịt vài hơi rồi đứng khựng lại dưới cơn mưa như thác đổ

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Cúc cu

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Bản ghi:

TRƢỜNG THCS TÂN BÌNH Họ tên: Lớp: 7/ ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HKII MÔN: VẬT LÝ 7 NĂM HỌC: 2018-2019 PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật nhẹ khác. Câu 2: Kể tên và nêu kí hiệu của các loại điện tích đã học. Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa, điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô đƣợc qui ƣớc nhƣ thế nào? Có hai loại điện tích: điện tích dương (+), điện tích âm ( ). Qui ước: Điện tích thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). Điện tích thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm ( ). Câu 3: Khi nào các vật nhiễm điện đẩy nhau? Khi nào các vật nhiễm điện hút nhau? Khi nào một vật sẽ nhiễm điện dƣơng? Khi nào một vật sẽ nhiễm điện âm? Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron. Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron. Câu 4: Trình bày sơ lƣợc về cấu tạo của nguyên tử. Nguyên tử gồm hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện (nghĩa là: tổng điện tích dương của hạt nhân bằng tổng điện tích âm của các electron). Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Câu 5: Nguồn điện dùng để làm gì? Cho ví dụ một số nguồn điện trong đời sống. Mỗi nguồn điện đều có chung đặc điểm là gì? Điều kiện để có dòng điện chạy trong mạch điện là gì? Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động. (VD: pin, acquy, ổ cắm điện, máy phát điện,...) Đặc điểm của mỗi nguồn điện là có đều có hai cực: cực dương (+) và cực âm ( ). Điều kiện để có dòng điện chạy trong mạch điện: dòng điện chỉ chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. Trang 1

Câu 6: Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Dòng điện: là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Dòng điện trong kim loại: là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Câu 7: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ với mỗi loại. Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua. (VD: bạc, đồng, chì, sắt, nước thường dùng, ) Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua. (VD: sứ, nhựa, gỗ, nước nguyên chất, ) Câu 8: Sơ đồ mạch điện là gì? Sơ đồ mạch điện cò công dụng gì? Nêu qui ƣớc về chiều dòng điện trong mạch điện. Sơ đồ mạch điện: là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng kí hiệu của các bộ phận mạch điện. Công dụng của sơ đồ mạch điện: mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp thành mạch điện tương ứng. Qui ƣớc chiều dòng điện: chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. (Lưu ý: Chiều dòng điện theo qui ước ngược lại so với chiều dịch chuyển của các electron tự do trong kim loại.) Câu 9: Trình bày về các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng của dòng điện nêu một số ứng dụng trong thực tế. Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn bị nóng lên, nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. (Ứng dụng trong: Bàn ủi, máy sấy tóc, nồi cơm điện, ấm điện, bóng đèn dây tóc,...) Tác dụng phát sáng: dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang (đèn Led), mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. (Ứng dụng trong: bóng đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang (đèn Led), đèn báo của tivi,...) Tác dụng từ: dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép. (Ứng dụng trong: nam châm điện, chuông điện, cần cẩu dùng nam châm điện,...) Tác dụng hóa học: dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. (Ứng dụng trong: kĩ thuật xi (mạ) điện cho kim loại, nữ trang...) Tác dụng sinh lí: dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật, gây ra một số biểu hiện như: cơ co giật, tim ngừng đập, tê liệt thần kinh, (Ứng dụng trong: châm cứu điện, máy kích điện tim, các loại máy massage vật lý trị liệu,...) Câu 10: Cƣờng độ dòng điện cho biết điều gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của cƣờng độ dòng điện. Cƣờng độ dòng điện: cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Kí hiệu của cƣờng độ dòng điện là: I Đơn vị của cƣờng độ dòng điện là: ampe (A), miliampe (ma). 1 A = 1000 ma ( A x 1000 ma) ; 1 ma = 0,001 A ( ma 1000 A : ) Trang 2

Câu 11: Hiệu điện thế đƣợc tạo ra ở đâu? Nêu kí hiệu và đơn vị của hiệu điện thế. Hiệu điện thế: được tạo ra giữa hai cực của nguồn điện. Kí hiệu của hiệu điện thế là: U Đơn vị của hiệu điện thế là: kilôvôn (kv), vôn (V), milivôn (mv). 1 kv = 1000 V ( kv x 1000 V ) ; 1 V = 0,001 kv ( V 1000 kv : ) 1 V = 1000 mv ( V x 1000 mv ) ; 1 mv = 0,001 V ( mv 1000 V : ) Câu 12: Muốn đo cƣờng độ dòng điện, đo hiệu điện thế phải dùng dụng cụ gì? Nêu cách mắc các dụng cụ đó vào trong mạch điện. Dụng cụ dùng để đo cƣờng độ dòng điện: là ampe kế. Cách mắc ampe kế vào mạch điện: mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo cường độ dòng điện, sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực (+) của nguồn điện Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế: là vôn kế. Cách mắc vôn kế vào mạch điện: mắc vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế, sao cho chốt (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn điện. Câu 13: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện: cho biết giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch. (Ví dụ: Trên vỏ một acquy có ghi 12 V, số đó cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi chưa mắc vào mạch là 12 V) Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện: cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. (Ví dụ: Trên một bóng đèn có ghi 220 V, số đó cho biết hiệu điện thế định mức để bóng đèn đó hoạt động bình thường là 220 V) Câu 14: Đoạn mạch mắc nối tiếp có những đặc điểm gì? Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện có giá trị bằng nhau tại các vị trí khác nhau của đoạn mạch: I = I 1 = I 2 Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế thành phần: U = U 1 + U 2 Trang 3

PHẦN II: BÀI TẬP. Bài 1: Bên dưới các xe chở xăng (dầu), người ta thường treo một sợi dây xích bằng sắt để nối thùng xe có chứa xăng (dầu) với mặt đường (phần khoanh tròn trong hình 1). Theo em, tại sao cần phải làm như vậy?.................. Hình 1 Bài 2: (HKII 08-09) Hạt nhân trong một nguyên tử canxi có điện tích là +20e. Vỏ nguyên tử canxi này có tổng điện tích là 18e. Nguyên tử này đã trở thành hạt mang điện tích gì? Vì sao? Bài 3: Hình 2 là sơ đồ cấu tạo đơn giản của một nguyên tử. Hãy cho biết: a/. Nguyên tử này có bao nhiêu điện tích dương, điện tích âm? b/. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương có tên gọi là gì? Hạt mang điện tích âm có tên gọi là gì? Hình 2 Bài 4: Cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào mảnh vải khô. Hỏi: a/. Theo qui ước, thanh nhựa sẫm màu sẽ bị nhiễm điện loại gì? Lúc này, thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt đi electron? b/. Mảnh vải khô đã nhận thêm hay mất bớt đi electron? Lúc này, mảnh vải khô sẽ bị nhiễm điện loại gì? c/. Electron đã di chuyển từ vật nào sang vật nào? Thanh nhựa sẫm màu và mảnh vải khô sau khi cọ xát nếu đưa lại gần nhau thì sẽ hút hay đẩy nhau? Trang 4 -

Bài 5: (HKII 10-11) Thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với lụa đưa lại gần vật A, thì thấy thanh thủy tinh bị vật A đẩy ra xa. Hỏi vật A đang nhiễm điện loại gì? Vì sao? Bài 6: (HKII 08-09) Hai quả cầu nhẹ A và B treo gần nhau bằng hai sợi chỉ tơ mảnh, người ta thấy chúng hút nhau, làm hai sợi chỉ tơ bị lệch như hình 3. a/. Hỏi hai quả cầu A và B có cần bị nhiễm điện đồng thời (cùng bị nhiễm điện) hay không? b/. Hãy chỉ ra tất cả các trạng thái nhiễm điện, hoặc không nhiễm điện có thể xảy ra của A và B để chúng hút nhau. Hình 3 Bài 7: Hình 4 mô tả các bộ phận của bóng đèn dây tóc và dây dẫn điện có phích cắm. Dựa vào hình vẽ và cho biết: a/. Các bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện là: b/. Các bộ phận làm bằng vật liệu cách điện là: Hình 4 Bài 8: Các thiết bị trong những hình dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? a/. b/. Đèn Led (tác dụng ) Bàn ủi (tác dụng ) Trang 5

c/. d/. e/. Cần cẩu nam châm điện (tác dụng ) f/. Máy xi (mạ) nữ trang (tác dụng ) Máy châm cứu điện (tác dụng ) Máy kích điện tim (tác dụng ) Bài 9: (HKII 08-09) Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi: a/. Công nghệ này đã ứng dụng tác dụng nào của dòng điện? b/. Người ấy phải dùng dung dịch gì? Cái nhẫn sắt phải nối với cực nào của nguồn điện? Bài 10: (HKII 09-10) Người ta dựa vào tác dụng gì của dòng điện để có thể mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ? Phải chọn dung dịch gì? Vỏ đồng hồ phải nối với cực nào của nguồn điện? Bài 11: Xét mạch điện kín với các dây dẫn làm bằng đồng. Hỏi: a/. Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này, thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện? b/. Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do ở trên như thế nào so với chiều qui ước của dòng điện? Trang 6

Bài 12: Dùng kí hiệu của các bộ phận mạch điện, hãy vẽ sơ đồ cho các mạch điện bên dưới và xác định chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện đó. a/. Mạch điện Sơ đồ mạch điện b/. c/. Đèn 1 mắc với đèn 2 Đèn 1 mắc với đèn 2 Bài 13: (HKII 06-07). a/. Dùng kí hiệu của các bộ phận mạch điện, hãy vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện chạy trong sơ đồ vừa vẽ. Mạch điện Sơ đồ mạch điện b/. Hãy cho biết: Các đèn 1, 2 và 3 được mắc với nhau như thế nào? Trang 7

Bài 14: Cho sơ đồ mạch điện như hình 5. Hỏi phải đóng và mở các công tắc nào trong mạch điện để: a/. Chỉ có Đ 1 sáng:... b/. Chỉ có Đ 2 sáng:... c/. Cả hai đèn đều sáng:... Bài 15: (HKII 07-08). Cho sơ đồ mạch điện như hình 6. a/. Khi K và K 1 đóng. Hãy cho biết đèn nào sáng?...... b/. Khi K, K 1 và K 2 đều đóng, nhưng đèn Đ 3 bị đứt dây tóc thì các đèn còn lại sẽ như thế nào? Vì sao?...... c/. Từ sơ đồ mạch điện ở hình 6, em hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện này khi có mắc thêm các dụng cụ sau: Ampe kế A 1 để đo cường độ dòng điện qua Đ 1. Ampe kế A 2 để đo cường độ dòng điện qua Đ 2. Vôn kế V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu Đ 3. Hình 5 Hình 6 Vẽ lại sơ đồ mạch điện Bài 16: (HKII 09-10) Hãy chỉ ra những chỗ sai trong sơ đồ mạch điện ở hình 7 dưới đây, sau đó vẽ lại sơ đồ mạch điện khác để các bộ phận sai được mắc đúng trở lại. Vẽ lại sơ đồ mạch điện đúng Hình 7 Các chỗ sai trong sơ đồ mạch điện trên là:......... Bài 17: Đổi các đơn vị sau: a/. 2,4 A =. ma b/. 300 ma = A c/. 450 V = mv d/. 500 kv = V e/. 2,5 kv =.mv f/. 90 ma = A g/. h/. i/. j/. k/. l/. 220 V = mv 400 mv =..V 0,5 A = ma 280 ma = A 12,5 V = mv 110 V = kv Trang 8

Bài 18: a/. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5 A. Nếu cho dòng điện có cường độ: 0,7 A ; 0,4 A ; 0,45 A và 0,48 A chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sẽ sáng nhất? b/. Một bóng đèn có hiệu điện định mức là 220 V. Nếu đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế: 110 V ; 220 V; 300 V và 200 V thì trường hợp nào dây tóc bóng đèn bị đứt? Bài 19: (HKII 10-11) Cho sơ đồ mạch điện như hình 9. a/. Biết I 1 = 1,2 A. Tính I 2 =? (A). b/. Biết U 12 = 1,25 V; U 23 = 3,75 V. Tính U 13 =? (V). c/. Biết U 13 = 7,5 V; U 23 = 3,5 V. Tính U 12 =? (V). Trang 9 Hình 9........................ d/. Có 1 ampe kế A và 3 vôn kế V 1, V 2, V 3. Hãy mắc thêm các dụng cụ này vào sơ đồ mạch điện ở hình 9 theo các yêu cầu sau: Ampe kế A dùng để đo cường độ dòng điện qua đèn 1. Vôn kế 1 dùng để đo hiệu điện thế hai đầu đèn 1, vôn kế 2 dùng để đo hiệu điện thế hai đầu đèn 2, vôn kế 3 dùng để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. (Lưu ý: có ghi chốt (+), ( ) cho các dụng cụ đo). Vẽ lại sơ đồ mạch điện hình 9 Bài 20: (HKII 11-12) Cho các dụng cụ sau: nguồn điện có 2 pin, khóa K, 2 đèn Đ 1 và Đ 2, ampe kế A và vôn kế V. a/. Vẽ sơ đồ mạch điện nối tiếp gồm nguồn điện có 2 pin, khóa K đóng, hai đèn Đ 1 và Đ 2, ampe kế. Vôn kế V mắc để đo hiệu điện thế của đèn Đ 1. (Yêu cầu trong sơ đồ mạch điện phải có kí hiệu: cực (+), ( ) cho nguồn điện, chốt (+), ( ) cho ampe kế và vôn kế, có đánh dấu chiều dòng điện.) Sơ đồ mạch điện. b/. Ampe kế A chỉ 0,15 A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ 1 là bao nhiêu? Giải thích.

Bài 21: (HKII 13-14) Mạch điện gồm: nguồn điện 2 pin, khóa K, 2 bóng đèn Đ 1 và Đ 2 mắc nối tiếp, 1 ampe kế mắc vào mạch để đo cường độ dòng điện qua mạch. a/. Vẽ sơ đồ mạch điện khi khóa K đóng và có vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch. b/. Ampe kế chỉ 0,3 A. Hỏi cường độ dòng điện qua các bóng đèn bao nhiêu? Vì sao? c/. Hiệu điện thế cả hai đầu bóng đèn Đ 1 và Đ 2 là 3 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ 1 là 1,2 V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ 2. Bài 22: Hình 10 a/. Dụng cụ đo ở hình 10 tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó? Dụng cụ này có công dụng gì?......... b/. Hãy cho biết: GHĐ của dụng cụ:.. ĐCNN của dụng cụ:... Kim của dụng cụ đang chỉ giá trị:.. Hình 11 c/. Dụng cụ đo ở hình 11 tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó? Dụng cụ này có công dụng gì?......... d/. Hãy cho biết: GHĐ của dụng cụ:.. ĐCNN của dụng cụ:... Kim của dụng cụ đang chỉ giá trị:.. --- - - --- CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI HỌC KÌ II! Trang 10

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 2016 MÔN VẬT LÝ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2,0 điểm) Đổi đơn vị: a. 0,15 V =... mv b. 800 V =... kv c. 1,725 A =. ma d. 240 ma =. A Câu 2: (2,5 điểm) Hình bên có hai dụng cụ đo điện hình 1 và hình 2. a/. Tên gọi của hai dụng cụ này là gì? Cho biết công dụng của mỗi dụng cụ. b/. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi dụng cụ. c/. Kim của mỗi dụng cụ đang chỉ số đo bao nhiêu? Câu 3: (2,0 điểm) Dòng điện là gì? Dòng điện gây ra các tác dụng nào? Người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện trong kỹ thuật xi, mạ điện? Câu 4: (2,0 điểm) a/. Thế nào là chất dẫn điện? Chất cách điện? b/. Cho các chất sau đây: đồng, thủy tinh, ruột viết chì, gỗ khô, nước nguyên chất, nước thường dùng, nước muối, cao su. Em hãy cho biết chất nào là chất dẫn điện? Chất nào là chất cách điện? Câu 5: (1,5 điểm) (Nguồn: theo wikipedia) Nhà vật lý J. J. Thomson, thông qua nghiên cứu trên chùm tia ca tốt năm 1897, đã phát hiện ra electron và kết luận rằng chúng là một thành phần của mỗi nguyên tử. Do vậy ông vượt qua niềm tin lâu nay cho rằng nguyên tử là những hạt vô hình, không thể phân chia của vật chất. Năm 1909, Ernest Rutherford (Rơ đơ pho) sử dụng tia alpha lúc đó người ta đã biết là nguyên tử điện tích dương của heli bắn phá một lá vàng và nhận thấy phần lớn hạt alpha đi thẳng qua lá vàng và từ đó tạo ra một lóe sáng trên màn hứng phía sau nó. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng có cấu trúc với nhiều khoảng trống. Nhưng các lóe sáng nhỏ xíu cũng được nhìn thấy ở những phần khác của màn hứng, đôi khi ở phía trước lá vàng. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng làm lệch hướng, hay tán xạ các hạt alpha với góc tán xạ lớn tới mức một số hạt này bị bật trở lại phía nguồn. Dựa trên những quan sát này, Rutherford đề xuất một mẫu nguyên tử mang tên ông. Mẫu này còn được gọi là mẫu Nguyên tử có hạt nhân (hình vẽ) Kết hợp kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Theo Rutherford thì hạt nhân nằm ở vị trí nào trong nguyên tử? Hạt nhân mang điện tích gì? b. Vỏ nguyên tử mang điện tích gì? Tổng điện tích của lớp vỏ nguyên tử có độ lớn (giá trị tuyệt đối) như thế nào điện tích hạt nhân? --- HẾT--- Trang 11 Hình 1 Hình 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 2017 MÔN VẬT LÝ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy cho biết tên các dụng cụ trong các hình H.1, H.2? Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện? dùng đo hiệu điện thế? Vì sao khi đo cường độ dòng điện ta không được mắc trực tiếp dụng cụ đó vào hai cực của nguồn điện? H.1 H.2 Câu 2: (2,0 điểm) Hãy cho biết tên, ký hiệu hai loại điện tích và tác dụng qua lại của chúng. Quả cầu mang điện tích (+) bị vật A hút, vật B đẩy (hình H.3, H.4). Em cho biết vật A, B có nhiễm điện không? Nếu có thì chúng nhiễm điện gì? Vật A + H.3 H.4 Vật B + Câu 3: (2,0 điểm) Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Nguồn điện dùng để làm gì? Hãy kể tên một nguồn điện thực tế trong cuộc sống mà em biết. Chất cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Cho 1 ví dụ về chất này. Câu 4: (2,0 điểm) Quan sát các dụng cụ dùng điện ở hình H.5, H.6, H.7 và H.8 và cho biết các dụng cụ này hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? H.5 Bàn ủi điện H.8 Chuông điện H.6 Máy châm cứu điện H.7 Xi mạ điện Câu 5: (2,0 điểm) Cho sơ đồ mạch điện như H.9. Em hãy cho biết đèn nào sáng hay tắt khi: a/. K 1 đóng, K 2 và K 3 mở. Vẽ lại sơ đồ lúc này. b/. K 2 đóng, K 1 và K 3 mở. Vẽ lại sơ đồ lúc này. c/. K 1 và K 2 đóng, K 3 mở. d/. K 1, K 2 và K 3 đều đóng. H.9 --- HẾT --- Trang 12

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN VẬT LÝ LỚP 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Hình 1 Hình 2 Trong giờ thực hành thí nghiệm chương Điện học môn Vật lí lớp 7, các bạn học sinh thường sử dụng hai loại dụng cụ đo điện như hình 1 và hình 2. a. Em hãy cho biết tên của hai dụng cụ đo điện trên và công dụng của chúng? b. Cho biết giới hạn đo của mỗi dụng cụ. Kim trên mặt số của mỗi dụng cụ đang chỉ giá trị bao nhiêu? Câu 2: (2,0 điểm) Sơ đồ mạch điện nhằm mô tả mạch điện dưới dạng các ký hiệu hình vẽ. Muốn mạch điện hoạt động an toàn và hiệu quả thì khi lắp đặt mạch điện, người thợ điện cần thực hiện theo sơ đồ mạch điện được vẽ tương ứng với mạch điện cần lắp. Hình 3 là một mạch điện đã được bạn An lắp đặt để sáng các bóng đèn. a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương ứng với mạch điện trên và ký hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch. Hình 3 b. Nêu quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện. làm Câu 3: (2,0 điểm) Trong thực tế có nhiều cách để làm một vật trung hòa về điện trở thành vật nhiễm điện. Bạn Mai dùng một thanh thủy tinh cọ xát với mảnh lụa, sau khi cọ xát bạn ấy đưa thanh thủy tinh này lại gần một thước nhựa nhiễm điện âm. Em hãy cho biết: a. Hiện tượng xảy ra giữa thanh thủy tinh và thước nhựa, giải thích hiện tượng đó. b. Khi cọ xát thanh thủy tinh với mảnh lụa thì vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Trang 13

Câu 4: (2,0 điểm) Lõi dây Vỏ dây Hình 4 Trong kỹ thuật điện, khi cần nối hai dây dẫn hoặc nối dây dẫn vào ổ cắm điện thì người thợ phải tuốt bỏ một phần vỏ bên ngoài của một đầu dây dẫn như hình 4. Em hãy cho biết: a. Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? b. Vì sao phần lõi dây điện thường được làm từ chất liệu đồng? c. Phần vỏ bọc bên ngoài dây điện thường được làm từ chất liệu gì? Vỏ dây có có vai trò gì? Câu 5: (2,0 điểm) K + - A Đ 1 Đ 2 B C Hình 5 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5. Khi khóa K đóng, các đèn Đ 1 và Đ 2 đều sáng. a. Hãy so sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn. b. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là U AC = 4,8 V, hiệu điện thế giữa hai điểm B, C là U BC = 2,5 V. Tính hiệu điện thế U AB giữa hai điểm A và B. ----- Hết ----- Trang 14