Vung Tau ngay thang cu

Tài liệu tương tự
Phần 1

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th


Microsoft Word - 25-AI CA.docx

nguoiHSI_2019AUG18_sun

VINCENT VAN GOGH

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

binhnguyenloc.com 1 a êm Tr ng S p Bình-nguyên L c Làm xong bài toán hình h c không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem l i ng h tay thì th y ã m i gi b n m

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

36

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Phần 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Ai baûo veà höu laø khoå

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về tình bạn

Document

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Tình yêu và tội lỗi

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

VINCENT VAN GOGH

Mộng ngọc

Phần 1

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tướng Ngô Quang Trưởng

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

No tile

Document

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Code: Kinh Văn số 1650

Thằng dân Tiểu Tử Trong chuyện phiếm này, tôi gọi " thời chú Sam" để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và " thời bác Hồ " để chỉ miền Nam dài dài sa

Document

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

1

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Nam Tuyền Ngữ Lục

Ai baûo veà höu laø khoå

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

No tile

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Tác Giả: Kim Bính Người Dịch: Dennis Q CANH BẠC TÌNH YÊU Nho An Đường Chương 1 Anh Đang Xoay Chuyển Bàn Tay Vận Mệnh Dư Y đang ngồi sau quầy bar đọc b

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Microsoft Word - unicode.doc

Cúc cu

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Công Chúa Hoa Hồng

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tuyen Tap Do Thuan Hau

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Document

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Phần 1

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Thuyết minh về hoa mai

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Bản ghi:

Gởi tặng Quỳnh đen Vũng Tàu Vũng Tàu, ngày tháng cũ Không hiểu trong ngôn ngữ Việt Nam, những từ «xưa», «cũ», «thuở ấy» mà khi viết hay đọc lên, nó làm gợi nhớ những kỷ niệm, những ký ức làm bùi ngùi người đọc như «Tàu đêm năm cũ», «Tháng ngày cũ», «Cuốn sách cũ», «Tàu ngựa cũ», «Đường xưa lối cũ»... thậm chí ký ức đó có thể là một nhân vật như: «Diễm xưa». Cách xử dụng những từ ngữ «xưa», «cũ» có phải chăng là để diễn tả những sự nuối tiếc những giấy phút đẹp đã đi qua trong tâm khảm từng đối tượng?. Ít hay nhiều, đó là tâm trạng của tôi khi tình cờ, lọt vào một trang web có nhiều hình ảnh về Sài Gòn, Vũng Tàu xưa. Tôi không hề có ý định ca ngợi Sài Gòn là đẹp hơn nơi khác mà chỉ giản dị là nơi tôi lớn lên và trải qua những giây phút vui buồn ở nơi đó. Còn về Vũng Tàu thì nói cho đúng là trong những năm chiến tranh, vì vấn đề an ninh, đâu có ai đi du lịch đây đó nhiều? Nhìn quanh đi quẩn lại chỉ có Vũng Tàu là có biển, gần Sài Gòn nên hầu như tuổi nhỏ, tôi chỉ được ông bà, cha mẹ dẫn đi Vũng Tàu! Nhìn hình Vũng Tàu xưa, tự dưng là tự dưng trong lòng tôi lại thấy hình ảnh một đứa trẻ 12, 13 tuổi lang thang trên bãi đá khu bãi Dứa ngày xưa. Bây giờ, ai chê gì thì chê về Vũng Tàu như là nước biển không trong, bãi biển cát đen, xấu. bãi Sau nhiều «hố tử thần» gây không biết bao nhiêu cái chết thương tâm... nhưng tôi vẫn thương mến Vũng Tàu như Sài Gòn như thường. Trước đây, thiên hạ hay vắn tắt gọi Vũng Tàu là Cấp. Cấp là từ tiếng Pháp «Cap Saint Jacques» mà ra. Nôm na là mũi Saint Jacques. Tuồng xưa tích cũ cho rằng lúc trước, các nhà hàng hải thương mại Bồ Đào Nha đi ngang đây, hay vào trú hay nghỉ ngơi và đặt tên ông thánh Jacques cho mũi đất bình yên này. Theo lớp sóng phế hưng của chữ nghĩa, «Cấp» bây giờ chỉ dùng bởi những người trung niên mà thôi. Cuối thập niên 60, mỗi lần đi Vũng Tàu khá nhiêu khê, chưa có đầy đủ xe «cao cấp» máy lạnh, tàu cánh ngầm, xe hợp đồng thậm chí bây giờ, có thể thuê xe taxi chạy từ Sàigòn hay phóng xe Honda ra Cấp. Lý do như đã viết ở trên là do tình hình còn chiến tranh, «các ông ban đêm hay về...đắp mô, chặn đường»...nên đường xá, trừ đoạn xa lộ - Long Bình thì cũng chẳng tu sửa gì nhiều, có nhiều đoạn đường đất, ổ gà, ổ voi tứ tung. Xe đò ngày xưa cũng hay nhồi nhét khách nên ra tới Vũng Tàu cũng «phê» lắm! Để đón xe đò đi Cấp hồi đó, 1967 68 gì đó, chưa có bến xe miền Đông, xe chạy từ bến đâu như trong quận 10 và đón khách dọc đường. Tôi cứ đứng ngay trên đường Phan Thanh Giản, gần nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, thấy hình dạng xe đò đề biển Sài Gòn-Vũng Tàu là ngoắc xe dừng lại và nhẩy lên xe. Nhầy lên xe là một chuyện, có chỗ đặt bàn toạ hay không lại là chuyện khác! Từ Sài Gòn qua cầu Phan Thanh Giản, cứ trực chỉ về ngã ba Thủ Đức, qua ngã ba Đại Hàn, thong dong đến ngã ba xa lộ - căn cứ Long Bình của lính Mỹ thì quẹo phải hướng về Long Thành. Rồi cứ trực chỉ là sẽ tới Bà Rịa, Vũng Tàu. Thời gian phải tính khoảng 4-6 giờ cho đoạn đường 118 km này vì có những đoạn đường xấu hay chủ xe còn phải đón khách. Khách đi Vũng Tàu thì nhà xe hay ngừng ở Long Thành để bà con cô bác dừng bước giang hồ, xuống ăn uống, tiểu tiện như bây giờ. Vẫn bài bản cũ, quán ăn nhà hàng có thói quen «hậu tạ» cánh lơ xe, tài xế bằng một bữa ăn miễn phí. Qua cầu Cỏ May, có cái lô cốt cũ, là gần đến Vũng Tàu. 1

Đến khi xe quẹo vào thị xã (ngày xưa, Cấp chỉ là thị xã chứ không phải thành phố) thì phải đi qua trường Thiếu Sinh quân là coi như đến. Lúc nhỏ, mỗi lần ra Cấp là tôi lại được cha mẹ, ông bà dẫn đi dạo ở bãi Trước. Bãi Trước năm xưa là những kiosques bán nước giải khát. Chung quanh đó là những biệt thự kiểu Pháp cổ kính. Trong trí nhớ mong manh của tôi, tôi chỉ nhớ bãi Trước với nhà nghỉ dành cho công chức và những ngôi nhà kiểu Pháp chung quanh đó. Kỷ niệm lớn là những lần đi trại hè của trường trung học của tôi ở Sàigòn tổ chức: những lần nấu ăn chung, lửa trại, tiếng đàn, tiếng vỗ tay chập chùng của những bài hát du ca thời đó : Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập, Trịnh Công Sơn...hoặc những bài Sử ca như Bạch Đằng, Bóng cờ lau... Kết thúc luôn luôn là cả trại hát bài Việt Nam-Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy. Từ 1972, bãi Trước Vũng Tàu trở nên bát nháo với những quán bar, vũ trường cho lính Mỹ, làm mất vẻ duyên dáng của nó. Vũng Tàu thời tôi, 1967-1970, không lớn lắm, không «hoành tráng» như bây giờ. Nhưng phải nói là Vũng Tàu ngày xưa có cái đẹp thật nhẹ nhàng và nên thơ. Từ bãi Trước, đi vòng núi ra bãi Sau mới thấy điều này. Đường nhỏ thôi, một bên là bờ biển, một bên là dốc núi. Lâu lâu, thấy một lô cốt cũ thời Pháp nằm sát biển, chơ vơ giữa đá và biển. 2

Bờ biển khu bãi Dứa, mỗi khi nước rút thì lộ ra một bãi đá to, nhỏ. Khi nước rút, ban đêm, từ trên bờ, đứng nhìn ra bỏ biển, thấy từng đốm ánh sáng di chuyển từ từ. Đó là thiên hạ ban đêm đi soi đèn hay chiếu đèn pin, thò tay vào các hang hóc nơi nườc biển còn đọng hay lật từng tảng đá lên để bắt ghẹ, cá mắc cạn. Bì bỏm lội ban đếm, nhiều khi bị «trầy vi tróc vầy» vì chân bị các mảnh hào, mảnh đá cứa nếu không để ý. Nhiều buổi trưa hè, tôi thường đi xuống bãi đá bắt còng, lượm ốc... Chiến lợi phẩm là những vỏ ốc, những con ghẹ nhỏ - thường thả xuống là ghẹ ta đào đất ẩn mình liền. Bây giờ, nhìn những vỏ ốc đơn giản ngày xưa đó, lòng tôi cứ bồi hồi nhớ những kỷ niệm xưa. Bờ biển bãi Dứa thì không có gì đặc biệt. Cũng chỉ là một khoảnh cát, bao quanh là những ghềnh đá nhưng cũng đủ tạo thành một «bãi tắm gia đình» thân thiện. Nơi đây, coi như cũng có nhiều người được có tên trong bảng... «Phong Thần» vì tuy không có những «hố tử thần» như ở bãi Sau nhưng người tắm phải biết là khi biển động hay có mưa bão thì sóng hay đưa người tắm vào bãi đá sắc lẻm! Năm 1972, một lần biển động, tôi có một kỷ niệm khó quên khi tắm cạnh một cặp vợ chồng Mỹ. Cuối cùng chỉ còn người chồng là được cứu thoát với những vết cắt của đá, người vợ ra đi không về. Gần khách sạn Ô Cấp là Lò Thịt. Nơi «vãng sanh» cho không biết bao nhiêu trâu, bò và heo. Vời cái tên đúc nổi «Lò Thịt» trước cửa chánh, cứ khoảng 8, 9 giờ sáng là từ xa, đã nghe tiếng heo kêu khi bị hạ thịt. Thật bùi ngùi nhưng biết làm sao cho những động vật nuôi để lấy thịt cho loài người? Không bao giờ tôi quên cái cảnh một người nông dân cần tiền, phải bán con bò của mình cho Lò Thịt. Con vật chỉ đi theo người chủ mà không biết là đi vào chỗ chết. Cũng kỷ niệm này, tháng 1, năm 1975, một lần nữa, tôi lại chứng kiến cảnh này ở trường Đồng Tiến, quận 10. Một người dân, quá nghèo, phải bán cả con chó cho phòng Cơ Thể của đại học Canh Nông Minh Đức. Con vật trung thành cứ đi theo người chủ vào phòng thí nghiệm và không bao giờ trở ra nữa. Những cảnh này, lúc đó đã làm tôi cực kỳ dao động và đã có lúc muốn bỏ cái nghề Chăn nuôi Thú y luôn. Ngay trước cửa Lò Thịt là 1 đường cống để những tay đồ tể tống ra biển những bộ phận của gia súc mà con người không tiêu thụ được. Sóng cứ đánh vào lỗ cống (khi nước lên) và những con cá nóc lâu nhâu bu vào ăn. Cá nóc lúc đó nhiều đến độ chỉ cần dùng cái gì cũng có thể múc lên được bao 3

nhiêu là cá. Chà nhẹ vào bụng, cá nóc kêu «nóc nóc» rồi phình những gai nhọn ra. Nhiều người thường ra hớt cá về cho gà vịt ăn. Thưở ấy, ở đây, 1 bên là bờ biển, đá, một bên là đồi núi cao, cỏ cây rậm rạp, ít người ở một phần vì xa thị xã.. môt phần do tình hình an ninh nên chỗ này cũng không đống lắm nên từ Lò Thịt này, những chuyện về những đêm rằm sáng trăng, dân chung quanh «truyền tụng» những hình dạng heo, trâu bò lũ lượt lên viếng nhà mấy anh đồ tễ làm tôi cũng ít khi lò dò ra ngoài! Gần đường đi lên Hải Đăng ở bãi Trước, tôi nhớ mãi cây cầu Đá. Nói là cầu chứ thật ra chỉ là một bờ kè làm bằng xi măng trộn đá, kéo dài ra biển chừng hơn 100 m. Bờ kè này chỉ dùng để thuyền ngư dân cặp vào? Ban đêm thì dân câu cá tài tử kéo ra ngồi câu. Nhìn từ xa, chỉ thấy những đốm thuốc lá lập loè và những ánh đèn pin ẩn hiện là biết có nhiều người câu hay không. Lúc ấy, từ bãi Dứa đi bộ ra cầu Đá, không có đèn đường (xe hơi cũng không có nhiều), chỉ nghe gió biển thổi, da gai gai lạnh với những cảm giác thật khó tả. Nhất là những lúc nghe những mẫu chuyện Ma ở ngoài biển hay ở trên núi! Thời đó, điện chưa tới hết mọi nhà, nhất là những nhà ở trên núi. Chính yếu là dựa vào máy phát điện riêng chạy bằng dầu nên đi ra ngoài đường là phải có đén pin. Sau 1975, nói tóm tắt lại là «vật đổi, sao dời» của thời kỳ quá độ. 1977, ban Thông tin văn hoá (tên gọi cho oai) của trường Canh Nông Minh Đức- trong đó có tôi- ra Vũng Tàu để làm công tác văn hoá. Nói cho oai là đi công tác chứ thật ra lá các bạn ta nhớ biển, tìm cách di ra tắm biển với giấy đi công tác mà thôi. Thời bao cấp, cái gì cũng khó khăn. Đi chơi là phải mang theo gạo và chất xe đạp lên nóc xe đò để ra đó có phương tiện di chuyển. Ra đến nơi thì tôi thấy Vũng Tàu vẫn còn những nét hoảng hốt của cái tháng tư năm Mão. Căn nhà của ông bác tôi, một quan chức cao cấp của miền Nam trước đây bị tịch thu. Vài người ở gần đó tả lại vài người quá khích, khi vừa vào nhà đó, lôi từng chồng bát dĩa quý ra đập vì đó là tàn dư của một 4

chế độ vứa biến mất. Mũi lòng thay khi nghe dân chung quanh kể lại là người xung phong ra đập chén dĩa, chửi thề người chủ cũ hung hăng nhất lại là người...quản gia mà bác tôi tin tưởng giao nhiệm vụ trông coi nhà cửa ngày trước! Thật ra điều này cũng không khó hiểu vì họ cần phải chứng minh là có...lập trường! Cuộc sống thời bao cấp thì ở đâu cũng vậy. Đi xe đò về Sài Gòn thì xe bị các trạm kiểm soát quân sự, kiểm soát kinh tế chặn lia chia. Kiểm soát giấy tờ để bảo đảm an ninh vì khi ấy, bao nhiêu vụ vượt biên «lậu» (trái với vượt biên «chính thức») xảy ra ở Vũng Tàu. Kiểm soát kinh tế thì quyết không để vài ký than hay gạo lọt vòng kiểm soát. Những anh em tóc dài được mời xuống xe nghe giảng giải vài câu về «nhiệm vụ mới, tình hình mới», «đạo đức cách mạng» rồi được lên xe đi tiếp sau khi để lại vài...lọn tóc! Giai đoạn này thì tôi không cần lời bàn của Mao Tôn Cương nhiều vì «những người cùng thời», ai chẳng biết? Năm 1994, lầu đầu tiên về thăm lại gia đình, tôi không chút chậm trễ, quay lại Vũng Tàu. Nhà nghỉ mát công chức, những kiosques ở bãi Trước vẫn còn. Đưòng vòng núi từ bãi Trước ra bãi Sau thì bắt đầu...rục rịch thay đổi nhưng nói chung, vẫn còn cảnh duyên dáng của nó. Các chuyến xe đò - sau này- đi Vũng Tàu, được tập trung ờ bến xe miền Đông, gần cầu Bình Triệu cũ, chấm dứt cảnh đón khách dọc đường trong Sài Gòn. Và các cty xe khách lớn như Rạng Đông, Mai Linh, Hoa Mai, Phương Trang.. đều thành lập riêng một khu nghỉ dọc đường có những quầy hàng thương mại cho cty của họ. Căn nhà của bác tôi ở bãi Dứa, «chủ vắng mặt», biến thành khách sạn của thành phố. Sau năm 2000, bác tôi có về thăm «nhà xưa» thì được người quản lý biết chuyện cũ, tặng cho một đêm cư ngụ miễn phí tại ngay chính căn phòng mình ở năm xưa, gọi là «chút ân tình cũ»!. Người bỏ chạy năm xưa, người quản lý bây giờ đều hỉ hả, vui vẻ. Cầu Đá được «khai tử» từ những năm sau 75, tôi không rõ năm nào, và được úm ba la biến thành Mũi Đá đồ sộ, có nhà háng, bến tàu cánh ngầm, quán cà phê, thức ăn nhanh, cây xăng, và cả một bãi giữ xe đồ sộ. Ban đêm, đèn đóm xanh đỏ chớp tắt, nhạc xập xình nghe điếc con ráy. Con đường nhỏ đổ nhựa sơ sài, chạy quanh núi, nối liền bãi Trước và bãi Sau năm xưa, nay hoá ra đường Hạ Long «hoành tráng» vì lấn đất ra biển. Rộng gấp 4 lân con đường quê cũ, đường Hạ Long, được đổ nhựa phẳng phiu, được xếp hạng là 1 trong 10 con đường đẹp nhất Việt Nam. Khởi đầu từ đoạn làng Bình An, chạy dọc bãi Trước, qua bãi Dứa, Ô Quắn... bờ biển có thành ngồi lát đá hoa cương cho bà con cô bác ban đêm ra ngồi hóng gió, ngắm trăng mờ bên biển, tay đập muỗi biển đen đét. Bờ biển bãi Trước trở thành nơi thiên hạ tụ tập nhiều. Nhất là khu Bạch Dinh, mất hẳn vẻ nghiêm trang, vắng vẻ ngày xưa và trở thành tụ điểm của những quán cà phê, biểu diển nhạc xập xình cộng thêm hộp đêm nhảy nhót. Có cáp Treo chạy trên núi xuống. Con tàu ma, nơi bãi Ô Quắn- sau 75, quay đi quay lại, thấy «biến mất» vì được kéo đi làm sắt vụn. 5

Nơi đó, cũng là nơi có tượng đức Chúa Giê Su đứng giang tay, trở thành nơi «hành hương» của khách du lịch hay của dân đi tập thể dục. Vì đi lên đến nơi và đi xuống, chắc cũng gần 500 bực thang. Em nào muốn giảm ký, bớt cân, xin mời lại đây. Nhá cửa cũng như ở Sài Gòn, mọc lên tứ tung. Những kiosques bãi Trước được tập trung vào nơi gọi là «Siêu thị mỹ nghệ» cũng gần nhà nghỉ mát công chức của Vũng Tàu năm xưa. Có điều là từ ngày nhập thành siêu thị, khách chẳng ai buồn vào mà chỉ thích đi dạo ngoài biển. Nơi các kiosques đó, biến thành công viên hay thành những khu tráng xi măng, lát gạch sạch sẽ cho các nam thanh nữ tú, gia đình con cái đề huề ra chạy tứ tung, gào la điếc tai. Khu ăn đêm ở gần chợ cũ, đường Đồ Chiểu, nhộn nhịp hàng đêm, từ 18 gìờ. Cuối tuần thì khỏi nói, đông nha! Các quán cà phê bề thế ngay bãi Trước như Pacific, Rạng Đông.. trở thành những nơi tụ họp cà phê «gia đình» cuối tuần. Sáng chúa nhật, nhiều gia đình hẹn nhau gặp mặt, ngồi ly cà phê, cà dê kê ngỗng chuyện đời từ 7 giờ sáng đến 10 h 30 trưa. Có người già yếu hay đi không được thì vẫn ngồi trên...xích lô, đẩy tới sát bàn cà phê gia đình. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy cũng vui. Ngồi xích lô, vào quán nước, tới tận bàn cà phê, ngồi 8 chuyện với đại gia đình, bàn 12, 15 người, chắc chỉ có ở bãi Trước, Vũng Tàu! Điểm mặt những người cà phê sáng ở Pacific của Vũng Tàu nay, tôi lại thấy lấp ló anh bạn Quỳnh đen xưa. Bèn hý hoáy cầm bút lên. «Paris, ngày...tháng... năm... Quỳnh mến, Lâu rồi, tao chưa có dịp quay lại Vũng Tàu đi cà phê với mày. Quay đi quay lại, thời gian dzọt qua, dzọt lại lẹ quá. Nhận meo thăm hỏi của mày, tao rất cám ơn mày đã đi cà phê mà còn nghĩ đến tao. Ngày nào thôi, tao còn gặp mày và củng mày đi lên...núi uống cà phê. Ngồi trên cao, nhìn xuống những ánh đén chập chùng của Vũng Tàu, tao và mày ôn lại những kỷ niệm thời đi học và vì mày là dân Vũng Tàu chính gốc, tao và mày nhớ lại những cảnh Vũng Tàu duyên dáng xưa. Năm 1965 là năm tao đầu tiên được gia đình dắt đi Cấp. Như vậy, đến nay, 2013 là được 48 năm! Coi như gần nửa thế kỷ và trong 48 năm đó, bao nhiêu vật đổi sao dời. Nhìn lại thấy chóng mặt! Ngày nay, nhìn lại một Vũng Tàu thay da đổi thịt, tuy bề thế nổi bật hơn ngày xưa thật nhưng không hiểu sao, tao cứ nhớ mãi về Vũng Tàu xưa. Có thể lúc đó, còn nhỏ, tao có những kỷ niệm vui của tuổi vừa lớn chắng? Những bậc như ông bà chú bác, người thân của tao, lần lượt kẻ trước, người sau khuất bóng. Những người thân đó, ngày xưa cùng tao ra Vũng Tàu tắm biển vui vẻ biết bao. Nay chỉ còn lại vài người. Bạn bè thì ở Vũng Tàu, chỉ còn tao và mày.tao cứ nhớ là dù ở đâu, Bà Rịa, Phước Tỉnh, Long Hải, Seaview...mà gọi mày là -nếu mày không xỉn vì nhậu- lại thấy dáng mày khuỳnh khuỳnh chạy xe đến, cuời toe với cái gói bánh bò đường Đồ Chiểu với lời giới thiệu tao nghe cả chục lần của mày : «Uống cà phê, ăn cái này mới ngon»! Tao vừa đọc tác phẩm «Tây Sương Ký» của Vương Thực Phủ, thấy có đoạn hay hay của Thánh Thán, tựa là «Tha thiết khóc người xưa», nhớ lại lúc ngồi cà phê với mày ở bãi Nghinh Phong, tao xin ghi lại để mày đọc chơi : «Chỗ mà tôi ngồi hôm nay, người xưa chắc đã ngồi trước đây rồi Chỗ mà tôi đứng hôm nay, người xưa đứng trước đây, khôg biết bao nhiêu mà kể Người xưa đứng đây, ngồi đây, tất cũng như tôi hôm nay vậy Vậy mà hôm nay thì chỉ thấy trơ có tôi chứ không thấy có người xưa Cái đó, người xưa lúc hãy còn, há lại không thẩm biết hay sao? Thế nhưng lại tự biết là không thể làm thế nào được, cho nên cũng chẳng nói làm chi nữa! Nghĩ thế tôi thực không thể không bực mình với Trời Đất được! Ừ! Sao lại bất nhân quá như thế? Đã sinh ra tôi thì nên cho còn mãi! Nếu không thể như thế được thì sinh ra làm gì! Tại làm sao đương vốn không có tôi, tôi lại 6

cũng không hề năn nỉ van nài sinh ra tôi, vậy mà bỗng dưng vô cố lại sinh ra tôi? bỗng dưng vô cố sinh ra lại chính là tôi? Cái chính là tôi đã trót bông không vô cố mà sinh ra ấy sao lại không để cho dừng lại một phút nào? Cái giống đã bỗng dưng vô cố sinh ra, lại không để cho dừng lại một phút nào ấy, sao lại là giống tiếng biết nghe, tim biết cảm và hay buồn tủi nhất? Chao ôi! chao ôi! Tôi thực không biết suối vàng là ở chỗ nào, và làm thế nào gọi được người xưa dậy? Ví phỏng thực có suối vàng, thực có cách gọi được người xưa dậy, thì họ há lại không cùng sẵn một mớ nước mắt ấy, cùng muốn thất thanh oà khóc đó sao?...» Nay, tiếp theo những hình ảnh lượm lặt trên mạng, tao xin gởi lại Vũng Tàu và mày, những hình ảnh năm xưa của Vũng Tàu. Bến Đình nhộn nhịp, nơi mày ở hiện nay, nhìn hình xưa, tao không thể tưởng tượng ra nó là một nơi hẻo lánh ngày xưa như vậy. Vài hàng cám ơn mày đã có lòng gởi thơ thăm hỏi và hy vọng có dịp gặp lại mày tại quán cà phê Pacific sau Tết. Cho tao gởi lời thăm bà Mai nha.» Người Đa Kao Tháng 11, 2013 7