Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Phần 1

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH


VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

No tile

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

36

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Truyện ngắn : Bà Năm xóm Chợ Bà Chiểu

Kể về một người bạn mới quen

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Tả một cảnh đẹp mà em biết

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Microsoft Word - V doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Document

Thuyết minh về hoa mai

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6


Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

No tile

Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

cover.ai

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Chửi

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Kể về một ngày hội mà em đã được xem

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Công Chúa Hoa Hồng

Document

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Code: Kinh Văn số 1650

Con Tạo Xoay Vần Lại Thị Mơ Anh thanh niên mặt còn trẻ lắm, cỡ độ hai mươi là cùng. Anh mặc bộ quần áo bộ đội, đi dép râu đội nón tai bèo. Mới nhìn th

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

CHƯƠNG I

Giới thiệu về quê hương em

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Con Đường Khoan Dung

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Document

Bản ghi:

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng. Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này. Chợ cầu ông Lãnh xưa. kinh tế. Học giả Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp. Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11. Ảnh đầu tiên về cầu Ông Lãnh do Raymond Cauchetier chụp năm 1955. Ảnh bên phải chụp cầu khi kênh Tàu Hủ, Đại lộ Đông Tây chưa được xây dựng. Ảnh dưới là cầu Ông Lãnh hiện nay. Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định "chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác". Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4). Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa. Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến

mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1). Hình Trực thăng chữa cháy chợ cầu Ông Lãnh ngày 24-1 năm 1971 Trực thăng CH-47 Chinook của quân đội Mỹ đã được điều đến lấy nước tại kênh Tàu Hủ - Bến Nghé để chữa cháy. Trong các chợ do vợ của ông Lãnh quản lý, Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh. Năm 1987, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng. Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên". Chợ Bà Chiểu năm 1968 và hiện nay. Ảnh: Panoramio Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài Gòn là Bà Điểm. Chợ thuộc xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Ký, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại vùng.

Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân Bình). Tuy đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dã "Bà Quẹo". Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An... Tuy nhiên trong cuốn "Sài Gòn năm xưa", học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho "Ông Lãnh" và "Bà Chiểu", Bà Điểm", "Bà Hom", "Bà Hạt", "Bà Quẹo" là vợ chồng. Bởi theo ông, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn bán tại các chợ này, sau lấy tên đặt cho chợ. Giống như chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), do người đàn bà tên Hoa đã hiến đất xây chợ và là người đầu tiên buôn bán nên người ta lấy tên bà đặt cho ngôi chợ. Lý giải về Bà Hom, có sách chép rằng do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch thành. Còn tên Bà Quẹo cũng đọc chệch từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo vì khu này có một khúc quẹo rất rõ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như Cống Quẹo ở xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ. Ở Sài Gòn, còn nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận Bình Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết rằng, "do có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè". Ngoài ra, thành phố còn nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm... Sơn Hòa ------------------ Về Bà Chiểu Phạm Công Luận Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ thấy lòng mình bâng khuâng mỗi khi vãng lai. Ở những nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và cũng ở đó, dân cư thường hiền hòa, bình dị. Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm dù trường vẽ Gia Định nay đã không còn nơi mặt tiền xưa những cây cột kiểu toscani và các vòm cửa arcade rất đẹp. Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau, thấy cây soài Thanh Ca cuối sân đã chết nhưng nó vẫn cố đứng vững để chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt. Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa, có di ảnh của ông và bà Năm Sa Đéc, nhìn ra hòn non bộ buồn thiu. Vài cây chậu nhỏ hoang tàn, và nhà lớn thì cửa đóng im ỉm Bà ngoại tôi, con một gia đình hết thời từ phía Vĩnh Hội hồi đầu thế kỷ 20 từng kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu. Từ Gò Vấp, bà đi xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định. Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây Sao dài um tùm trong những buổi sương sớm hay vào chiều tối. Lúc đó là năm 1925-1926, khi bà vừa sinh ra má tôi. Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (Góc Phan Đăng Lưu Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm thì tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái hay ễnh ương kêu inh ỏi. Tới Tòa Bố, xe quẹo vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường có mọc nhiều cây Bàng dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng. Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh được đặt tên tùy theo những cây cối trồng hai bên. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng, xưa rất vắng vẻ và có trồng nhiều cây Sanh mang lắm rễ phụ như cây Đa, cây Si - Vài người già ở Bà Chiểu bây giờ luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như trước nay.

Khi gả con gái út vào một gia đình ở Ngã năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui vốn là dân cố cựu. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở, nhưng hồi khoảng thập niên 1920 thì vẫn còn thưa vắng. Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó, người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng, ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia hay bắt còng. Cá lia thia ở đây là cá Xiêm lai, đá rất giỏi nên cá các xóm Cầu Lầu, Thanh Đa hay Hàng Sanh, Thị Nghè gần đó đều chạy mặt. Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ ma đi. Giờ đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng. Ai cũng sợ cô Ba Trâm nhát ma! Nếu đi ngang con đường đó vào ban đêm, thật là mừng nếu thấy có ánh đèn dầu của mấy anh soi ếch hay bắt cóc gần đó. Đi từ cầu Bông, khách bộ hành luôn mong cho nhanh tới Lăng Ông vì phía trước Lăng có một dãy nhà phố và một cái lò đóng móng bò. Cái lò này chính là nơi trú mưa lý tưởng mỗi khi trời khó ở, rồi từ đó đi tiếp về miệt Phú Nhuận, Bình Hòa hay Gò Vấp vì không có nhà cửa nào gần đó. Đứng tại lò đóng móng bò, có thể nhìn thấu tới xóm Đình, thấy cả một thân cây khô rất cao là chỗ cô Ba Trâm đã treo mình tự tử ở đó. Cây này không ai dám đốn hạ kể từ khi chuyện đó xảy ra vì ai cũng tin, oan hồn cô vương vấn ở đó. Từ lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường, có một miếng đất trống và một cái nhà lợp thiếc, với khung sườn bằng sắt. Đó là nơi phú-de (fourrière, nơi chưa đồ vật của công an) dùng nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang. Sau một thời gian, phú-de ấy dời đi. Trước kia ở đây là trại lính, cũng là nơi tập dượt của lính mã tà. Dân quanh vùng thường thấy từng tốp lính 4-5 người bồng súng có gắn lưỡi lê đứng tập theo khẩu lệnh của của mấy chú cai, thầy đội. Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: Cô còn trẻ, con nhà khá giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây Trâm gần trường vẽ Gia Định. Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn. Vì cô chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian và họ đồn, về đêm cô hay hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã từ Hàng Sanh, đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết. Bây giờ, người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa. Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết. Tôi hỏi thì ông Lý Lược Tam, một nhà nghiên cứu cho biết là đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa ngoài những câu chuyện của ông bà kể cho con cháu nghe. Đến lúc đó, đường Hàng Bàng đã trở thành tên đường mới là Lê Văn Duyệt (Không phải LVD ở khu quận 3-10 ngày cũ) và nhà cửa đã đông đúc hơn. Phía bên trái, từ Lăng Ông đi Cầu Bông thì nhiều nhà hơn, sau này đến thập niên 1960, ở hẻm số 100 thì nhiều người biết trong đó có tiệm bán khăn đóng tên là Khăn đen Suối Đờn, nổi tiếng từ Thủ Dầu Một xuống làm ăn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống sau khi chặt bỏ những cây Bàng. Buổi chiều, người dân tụ lại thành khu chợ trời, bán đủ thứ hàng phục vụ cho bữa ăn như nồi đất, bí bầu, gạo và có cả một ông thợ may tên là anh Năm đặt bàn ở đó, may quần áo cho khách. Có cả mấy quán cà-phê. Năm 1952, nghệ sĩ lão thành Năm Châu đến mua một trại cưa trong con đường dốc là nhánh của đường Hàng Bàng đổ xuống khu Miếu Nổi, làm thành chỗ ăn ở cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Ở đó, gia đình ông ở trong một cái nhà sàn de ra sông, khoảng giữa dành làm sân khấu để tập tuồng và trong trại chia ra từng gia đình nghệ sĩ, với cái bếp chung, ăn cơm hội. Gia đình nghệ sĩ Trần Hữu Trang cũng ở một cái nhà sàn gần đó. Trước 1975, đến lượt nhà văn Sơn Nam cũng về ngụ trên con đường này, rất tiện cho ông khi cần đến Lăng Ông để tham gia việc Lăng, hoặc đi giao dịch nơi các tòa báo ở quận 1, quận 3. Khi tôi đến thăm ông năm 1999, ông nhắc lại một chuyện: Khi con trai là Nguyễn An Ninh còn măng trẻ muốn sang Pháp du học, cụ Nguyễn An Khương, một nhà nho yêu nước hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du, đã đưa con đến Lăng Ông Bà Chiểu để tuyên thệ giữ vững khí tiết, không bị bả vinh hoa xứ người mê hoặc mà phản bội quê hương. Con trai ông không chỉ vượt qua mọi cám dỗ ấy mà còn trở thành một nhà cách mạng lừng lẫy chống chế độ thực dân. Câu chuyện khiến tôi nghĩ nhiều về vai trò của Lăng Ông trong đời sống người Sài Gòn Gia Định. Người ta đến Lăng không chỉ để cầu xin buôn may bán đắt, thề thốt đúng sai với nhau mà còn đến

để có nơi chứng giám lòng kiên trinh với đất nước. Một nơi như vậy sẽ không bao giờ có cảnh hương tàn khói lạnh, cho dù cuộc sống có biến đổi thế nào đi nữa. Cơn mưa đầu Hè khiến tôi trú lại khu chợ Bà Chiểu, ăn tô mì hoành thánh nơi cái xe có gắn tranh kính màu đầy tích tuồng xưa cũ. Những mảng màu đã đó đã nhợt nhạt trên tranh. Tô hoành thánh không còn ngon như hồi được bà ngoại cho tôi đi ăn mỗi khi ghé thăm bà bác, tức là sui gia của bà, ở đầu hẻm Ba cây Sao. Mưa đi qua vùng Bà Chiểu, như đã qua trăm năm trước, nhưng cảnh vật đã khác rất nhiều. Phạm Công Luận Trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định