Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 3: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(3): LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P,

Tài liệu tương tự
Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Microsoft Word - 01-NN-NGUYEN THANH TRUC(1-8)042

Tựa

BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tựa

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG NGÔ HÀNG HÓA CHO ĐỒN

Microsoft Word - 09-MT-PHAM QUOC NGUYEN(78-89)

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

Microsoft Word - Nguyen Van Hoat

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

LÝ LỊCH KHOA HỌC

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tạp chí số 36, tháng , trường Đại học Tây Nguyên ISSN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN KHOÁNG VÀ SỐ LẦN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

VIỆN KHOA HỌC

Microsoft Word - TT HV_NguyenThiThom_K18.doc

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa Biên tập bởi: nguyenxuantrach

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN TỔNG HỢP NPK ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG GIÁNG HƯƠNG QUẢ TO (Pterocarpus macrocarpus Kurz) 12 THÁ

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Preliminary data of the biodiversity in the area

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

Microsoft Word - Tang Duc Thang

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

Luan an dong quyen.doc

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) Hình thức sinh sản, đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực, song phương và đa phương - Trường hợp của Việt Nam Châu Văn Thành Trong các cuộc thi về kiến thức

Tựa

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

BIA CHINH PHAN D.cdr

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Microsoft Word - 11Truong Thanh Cuong.doc

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

VKHTLMN_DubaomanDBSCL _Cap nhat 16_1_2017.doc

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

(Microsoft Word - Th\364ng tu 78_2014_TT-BTC)

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 78/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Danh sach 35 de an 22.6.xls

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Microsoft Word - 18.Tu

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÔNG AVENEAE (HỌ CỎ - POACEAE)

BIẾN ĐỔI ỨNG SUẤT THẲNG ĐỨNG MIỀN VÕNG HÀ NỘI Nguyễn Văn Hướng, Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam Cù Minh Hoàng Tổng Công ty Thăm dò

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Microsoft Word - GT modun 02 - Gieo trong

dbscl thachthuc-hanhdong bs

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

KỸ THUẬT BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY ĐIỀU GHÉP Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TS. Đỗ Trung Bình KS. Nguyễn Lương Thiện 1. Mở đầu Những năm gần đây, cây điều được mở r

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁIVÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ SAO NUMIDA MELEAGRIS (LINNAEUS, 1758) TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

Mã đội SBD MSSV Họ Tên Điểm Lương Ngọc Quỳnh Anh La Thị Thúy Kiều Nguyễn Quốc Thanh

HỘI THẢO DỰ ÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ GIẢM PHÁI THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ RUỘNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG An Giang, ngày 28

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOẢNG SẢN Ả CƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2018/TB-ACM V/v: Báo cáo tài ch

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

Bản ghi:

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 3: 187-195 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(3): 187-195 www.vnua.edu.vn LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P, K CÂY LÚA HẤP THU TRÊN ĐẤT PHÈN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngô Ngọc Hưng *, Lê Văn Dang, Lâm Ngọc Phương Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ * Tác giả liên hệ: ngochung@ctu.edu.vn Ngày nhận bài: 12.09.2018 Ngày chấp nhận đăng: 27.05.2019 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm: (i) xác định hàm lượng N, P, K có trong các bộ phận của cây lúa; (ii) nhu cầu N, P, K cần để sản xuất lúa ở vụ và Hè Thu trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Mô hình trình diễn 1.000m 2 được thực hiện trên đất phèn trong vụ Hè Thu 2015 và ở 5 địa điểm khác nhau ở ĐBSCL, bao gồm Phụng Hiệp-tỉnh Hậu Giang, Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang, Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu, Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp. Ở mỗi địa điểm, 03 ruộng của nông dân có cùng loại đất được chọn để thực hiện thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng N, P và K trung bình của hạt lúa là 1,08% N, 0,44% P 2O 5, 0,33% K 2O và trong rơm là 0,62% N, 0,27% P 2O 5, 1,67% K 2O. Lượng dưỡng chất N, P, K có trong 1 tấn hạt lúa là 10,8 kg N - 4,4 kg P 2O 5-3,3 kg K 2O. Để sản xuất ra 1 tấn hạt, trung bình cây lúa sẽ tiêu thụ 17 kg N - 7 kg P 2O 5 và 20 kg K 2O. Trong trường hợp rơm được trả lại đất sau khi thu hoạch,với năng suất lúa ở vụ Hè Thu là 5,0 tấn/ha thì tổng lượng N, P, K lấy đi là 54 kg N - 22 kg P 2O 5-16,5 kg K 2O. Với năng suất lúa vụ đạt 7 tấn/ha thì lượng NPK lấy đi là 75,6 kg N - 30,8 kg P 2O 5-23,1 kg K 2O. Từ khóa: Năng suất lúa, hàm lượng NPK, NPK hấp thu, đất phèn, đồng bằng sông Cửu Long. Uptake of N, P, K by Rice Plants in Acid Sulfate Soils of the Mekong Delta ABSTRACT The objectives of the research were to determine: (i) N, P, and K contents of rice plants and (ii) uptake requirements for N, P, and K to produce rice grain in dry and wet seasons in Mekong Delta acid sulfate soils. Field demonstration plots of 1.000m 2 were conducted on acid sulfate soils located at five locations in the Mekong Delta, during the wet season (WS) 2015 and the dry season (DS) of. The locations were Phung Hiep- Hau Giang, Hon Dat- Kien Giang, Hong Dan-Bac Lieu, Long My-Hau Giang, and Thap Muoi-Dong Thap. For each location, three farm plots with the same soil type were selected. Results showed that the average contents of N, P, K in the grains were 1.08% N, 0.44% P 2O 5, 0.33% K 2O, respectively. The figures f in rice straw were 0,62% N, 0,27% P 2O 5, 1,67% K 2O, respectively. To produce one ton of grain, the rice plant took-up 17 kg N - 7 kg P 2O 5 and 20 kg K 2O. The average rice yield in the wet season was 5.0 t ha -1 and in dry season was 7.0 t ha -1. In the case without return of rice straw into the soil, the amount of N, P, K removed by rice grain was 54 kgn - 22 kg P 2O 5-16,5 kg K 2O, in WS and 75,6 kg N - 30,8 kg P 2O 5-23,1 kg K 2O in DS. Keywords: Rice yield, NPK content, NPK uptake, Mekong Delta, acid sulfate soil. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng khoáng NPK là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đạm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh học, thành phần của protein. Lân là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo tồn vật chất, P cần thiết cho hình thành axit nucleic, thúc đẩy đẻ nhánh, trổ bông. Kali giúp tăng khả năng chống chịu của cây lúa trong điều kiện bất lợi, tăng cường khả năng tích lũy chất về hạt và nâng cao chất lượng gạo. Nguồn cung cấp dinh dưỡng NPK cho cây lúa chủ yếu là từ đất, phân bón và thải thực vật để lại. Ngoài ra, nó còn được bổ sung thêm từ nước tưới, nước mưa và vi sinh vật có trong 187

Lượng dinh dưỡng N, P, K cây lúa hấp thu trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long đất (Fairhurst et al., 2007; Phạm Sỹ Tân & Chu Văn Hách, 2012). Ở ĐBSCL phân đạm thường được khuyến cáo sử dụng khoảng 100-120 kg N/ha trong vụ và 80-100 kg N/ha trong vụ Hè Thu. Phân lân bón cho lúa được dùng ở mức 60-80 kg P 2 O 5 /ha và kali được khuyến cáo bón ở liều lượng 30-50 kg K 2 O/ha (Phạm Sỹ Tân 2001 và 2005). Tuy nhiên, ở các điều kiện thổ nhưỡng khác nhau cũng như năng suất lúa đạt được khác nhau, sẽ đưa đến nhu cầu phân bón có sự chênh lệch nhau. Theo các kết quả nghiên cứu về lượng phân NPK cần bón để tạo ra 1 tấn hạt với khoảng biến động rất lớn: 15-24 kg N; 2-11 kg P; 16-50 kg K (Dobermann et al., 1996; Cassman et al., 1997). Do đó, cần nghiên cứu để xác định lượng N, P, K cây lúa cần lấy đi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở từng mùa vụ và địa điểm là điều cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (i) xác định hàm lượng N, P, K có trong các bộ phận của cây lúa và nhu cầu N, P, K cần để sản xuất ra một tấn hạt; (ii) xác định tổng lượng dưỡng chất N, P, K cây lúa lấy đi ở các mùa vụ khác nhau. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu nghiên cứu Giống lúa được sử dụng trong thí nghiệm ở cả hai mùa vụ là giống OM5451. Loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm: Urea (46% N), super Lân Long Thành (16% P 2 O 5 ) và Kali clorua (60% K 2 O). Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè Thu 2015 (tháng 5 đến tháng 8/2015) và vụ Đông Xuân (tháng 11/2015 đến tháng 2/2016). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Mô hình thí nghiệm 1.000 m 2 được thực hiện trên đất phèn ở 5 địa điểm khác nhau ở ĐBSCL, bao gồm Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp. Ở mỗi địa điểm được thực hiện trên 03 ruộng nông dân trong cùng xã không có biến động về tính chất đất. Năng suất lúa được xác định vào giai đoạn thu hoạch và việc lấy mẫu cho xác định hàm lượng N, P và K trong cây lúa được thực hiện trên 04 ô lặp lại cho mỗi ruộng, với diện tích mỗi ô là 25 m 2. Công thức bón phân sử dụng cho tất cả địa điểm thí nghiệm ở vụ Hè Thu là: 80 N - 60 P 2 O 5-30 K 2 O (kg/ha); vụ : 100 N - 60 P 2 O 5-30 K 2 O (kg/ha). 2.2.2. Thu hoạch Thu hoạch toàn bộ lúa trong 5 m 2 trên mỗi lô 25m 2 để tính năng suất hạt (tấn/ha) ở ẩm độ 14% và sinh khối rơm (tấn/ha) sau khi sấy đến trọng lượng không thay đổi. 2.2.3. Lấy mẫu đất và cây Mẫu đất được thu ở độ sâu 0-20 và 20-40 cm để xác định tính chất đất ban đầu của ruộng thí nghiệm. Trên mỗi lô ruộng lấy 5 điểm theo đường chéo góc, trộn đất cẩn thận theo cùng độ sâu để lấy một mẫu đại diện khoảng 500 gram cho vào túi nhựa, ghi ký hiệu mẫu (địa điểm, ngày lấy mẫu). Phơi khô mẫu trong không khí rồi nghiền qua rây 0,5 và 2 mm. Phương pháp lấy mẫu thực vật: Trên mỗi lô lấy ngẫu nhiên khoảng 20 cây bao gồm (thân lá và hạt). Mẫu sau khi thu thập được để vào túi giấy có lỗ thoát hơi và sấy khô ở 70 C đến khi trọng lượng không thay đổi. 2.2.4. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất bao gồm: ph, EC, P dt, Sa cấu, CEC, CHC. Phương pháp phân tích đất được trình bày ở bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích mẫu thực vật bao gồm: N, P, K trong rơm và hạt. Phương pháp phân tích được trình bày ở bảng 2. 2.2.5. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tổng hợp số liệu và vẽ đồ thị. Sử dụng độ lệch chuẩn (Standard Deviation) để so sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình. 188

Bảng 1. Phương pháp phân tích đất Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp* ph H2O Trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:5 (đất/nước), đo bằng ph kế. EC ms/cm Trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2,5 (đất/nước), đo bằng EC kế. P dễ tiêu mg/kg Phương pháp Bray II: trích đất với HCl 0,1 N + NH 4F 0,03 N, tỷ lệ 1:7 (đất : dung dịch trích) sau đó được đo theo phương pháp so màu trên máy quang phổ ở bước sóng 880 nm. Sa cấu % Cấp hạt sét được xác định bằng phương pháp ống hút Robinson CEC cmol/kg Trích bằng BaCl 2 0,1M, chuẩn độ với EDTA 0,01M CHC % Phương pháp Walkley-Black Ghi chú: * Walsh & Beaton (1973) Bảng 2. Phương pháp phân tích hàm lượng dưỡng chất trong mẫu thực vật Dưỡng chất Phương pháp xác định* Công phá mẫu N tổng số Chưng cất Kjeldhal 6 g salicylic acid + 18 ml nước khử khoáng P tổng số So màu trên quang phổ + 100 ml H 2SO 4 96%, H 2O 2 được sử dụng để oxy hóa K tổng số Máy quang phổ hấp thu nguyên tử Ghi chú: * Walsh & Beaton (1973) Bảng 3. Đặc tính lý - hóa học của đất ở 05 địa điểm thí nghiệm trồng lúa trên đất phèn ở ĐBSCL Tính chất Đơn vị Độ sâu (cm) a Hòn Đất b Hồng Dân Địa điểm c Tháp Mười d Long Mỹ e Phụng Hiệp ph H2O (1:2,5) 0-20 3,84 5,27 4,18 4,15 4,69 20-40 3,37 5,05 3,63 3,22 4,08 EC (1:2,5) (ms/cm) 0-20 1,02 1,12 0,77 0,99 0,41 20-40 1,11 1,10 1,10 1,11 0,41 CHC 0-20 4,81 4,54 9,57 6,29 5,63 20-40 6,47 0,72 9,96 1,78 5,48 CEC (cmol/kg) 0-20 19,8 19,6 13,6 21,3 18,8 20-40 12,5 20,1 11,3 14,5 17,3 Pdt (mgp/kg) 0-20 62,0 11,5 18,4 13,8 10,2 20-40 3,44 2,96 16,1 2,90 18,7 Sa cấu Sét 0-20 64,7 69,5 54,8 60,1 73,5 20-40 65,0 68,2 54,5 58,6 63,6 Thịt 0-20 33,5 30,0 38,8 39,0 25,5 20-40 30,3 31,1 38,1 40,5 25,6 Cát 0-20 1,80 0,50 6,4 0,90 1,00 20-40 4,70 0,70 7,4 0,90 0,80 Vị trí tầng sulfuric/vật liệu sulfidic (cm) Bgj: Crp >100 Crp Crp Bgj: Tên phân loại (FAO/UNESCO) 25-120 >80 >80 30-110 Orthi Thionic Proto Thionic Proto Thionic Proto Thionic Orthi Thionic Ghi chú: a huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; b huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; c huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; d huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; e huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. 189

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính chất ban đầu của đất thí nghiệm Phần lớn các biểu loại đất phèn có giá trị ph của 2 tầng đất khá thấp ph <5, ngoại trừ Hồng Dân có ph đất >5, vì tầng sinh phèn xuất hiện ở vị trí rất sâu so với đất mặt, Crp >100 (Bảng 3). EC ở các điểm thí nghiệm đều ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 0,41-1,12 ms/cm, ở khoảng giá trị này chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Nhìn chung ở cả 2 độ sâu, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đều ở mức thấp, ngoại trừ ở Hòn Đất. Chất hữu cơ trong đất được đánh giá ở mức trung bình. CEC trong đất dao động từ 18,8-21,3 cmol/kg, ở giá trị thích hợp cho sự phát triển của cây lúa. Phần lớn đất ở các điểm có hàm lượng sét đều cao hơn 60%. Bảng 4. Hàm lượng N trong rơm và hạt của lúa trên một số biểu loại đất phèn ở ĐBSCL, vụ Hè Thu 2015 và Bộ phận Mùa vụ Địa điểm Số mẫu (n) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn (Sd) Rơm Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 12 0,52 0,66 0,61 0,05 Hòn Đất 12 0,55 0,69 0,63 0,05 Hồng Dân 12 0,29 0,69 0,61 0,11 Long Mỹ 12 0,43 0,69 0,60 0,08 Tháp Mười 12 0,58 0,66 0,62 0,03 Trung bình 0,29 0,69 0,61 0,07 Phụng Hiệp 12 0,59 0,69 0,65 0,03 Hòn Đất 12 0,52 0,68 0,62 0,05 Hồng Dân 12 0,51 0,69 0,63 0,06 Long Mỹ 12 0,59 0,68 0,65 0,04 Tháp Mười 12 0,56 0,66 0,62 0,03 Trung bình 0,51 0,69 0,63 0,04 Hạt Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 12 0,96 1,14 1,08 0,06 Hòn Đất 12 0,96 1,15 1,07 0,06 Hồng Dân 12 0,84 1,21 1,10 0,11 Long Mỹ 12 0,92 1,12 1,04 0,06 Tháp Mười 12 1,01 1,16 1,09 0,04 Trung bình 0,84 1,21 1,08 0,07 Phụng Hiệp 12 1,02 1,18 1,10 0,04 Hòn Đất 12 0,85 1,18 1,07 0,10 Hồng Dân 12 0,95 1,20 1,10 0,08 Long Mỹ 12 0,92 1,17 1,08 0,07 Tháp Mười 12 0,99 1,17 1,09 0,05 Trung bình 0,85 1,20 1,09 0,07 Rơm (HT 2015 & ĐX ) 120 0,29 0,69 0,62 0,06 Hạt (HT 2015& ĐX ) 120 0,84 1,21 1,08 0,07 190

Bảng 5. Hàm lượng P 2 O 5 trong hạt và rơm lúa Bộ phận Mùa vụ Địa điểm Số mẫu (n) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn (Sd) Rơm Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 12 0,15 0,41 0,27 0,07 Hòn Đất 12 0,20 0,35 0,28 0,05 Hồng Dân 12 0,16 0,33 0,27 0,05 Long Mỹ 12 0,18 0,30 0,24 0,03 Tháp Mười 12 0,23 0,34 0,27 0,04 Trung bình 0,15 0,41 0,27 0,05 Phụng Hiệp 12 0,12 0,24 0,19 0,04 Hòn Đất 12 0,11 0,27 0,21 0,05 Hồng Dân 12 0,16 0,37 0,25 0,05 Long Mỹ 12 0,21 0,37 0,27 0,05 Tháp Mười 12 0,19 0,28 0,24 0,03 Trung bình 0,11 0,37 0,23 0,05 Hạt Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 12 0,37 0,48 0,45 0,03 Hòn Đất 12 0,31 0,52 0,42 0,06 Hồng Dân 12 0,32 0,54 0,46 0,07 Long Mỹ 12 0,38 0,53 0,46 0,04 Tháp Mười 12 0,40 0,48 0,44 0,03 Trung bình 0,31 0,54 0,45 0,05 Phụng Hiệp 12 0,27 0,48 0,41 0,06 Hòn Đất 12 0,31 0,49 0,40 0,05 Hồng Dân 12 0,37 0,52 0,45 0,06 Long Mỹ 12 0,35 0,55 0,46 0,05 Tháp Mười 12 0,36 0,46 0,42 0,03 Trung bình 0,27 0,55 0,43 0,05 Rơm (HT 2015& ĐX ) 120 0,11 0,41 0,25 0,05 Hạt (HT 2015& ĐX ) 120 0,27 0,55 0,44 0,05 3.2. Hàm lượng N, P, K có trong rơm và hạt lúa 3.2.1. Hàm lượng N có trong rơm và hạt Kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy hàm lượng N có trong hạt là 1,08% và rơm là khoảng 0,62%. Hàm lượng N tập trung nhiều trong hạt hơn là rơm. Giữa các địa điểm nghiên cứu, cũng như mùa vụ chưa cho thấy có sự chênh lệch về hàm lượng N. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với công bố của Islam et al. (2015), hàm lượng N trong rơm lúa giữa các liều lượng bón N cũng như các biểu loại đất chưa có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng (2017) lại cho kết quả trái ngược, hàm lượng N trong rơm lúa giữa các biểu loại đất phèn có sự chênh lệch rõ rệt. Hàm lượng N trong hạt của thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự với hàm lượng N trong rơm. 3.2.2. Hàm lượng P 2 O 5 có trong rơm và hạt Hàm lượng P 2 O 5 có trong hạt chiếm khoảng 0,45% và trong rơm là 0,25% (Bảng 6), tương tự với N hàm lượng P cũng không có sự khác biệt giữa các địa điểm và mùa vụ. Theo Dobermann & Fairhurst (2002), hàm lượng P 2 O 5 có trong 191

Lượng dinh dưỡng N, P, K cây lúa hấp thu trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long rơm là 0,23% và trong hạt cao gấp đôi rơm chiếm 0,46%. Do đó, để bổ sung lại lượng P lấy đi sau khi thu hoạch hạt. 3.2.3. Hàm lượng K 2 O có trong rơm và hạt Hàm lượng K 2 O trong hạt dao động trong khoảng 0,30% và trong rơm là khoảng 1,70%. Trái ngược với N, hàm lượng kali trong hạt thấp hơn nhiều so với trong rơm. Kết quả ở bảng 7 cho thấy sau khi thu hoạch lúa, rơm cần được hoàn trả lại cho đất, vì rơm chứa khoảng 85% K lấy đi từ đất. Do đó, nếu lấy rơm ra khỏi cánh đồng sẽ cần phải bón lại một lượng lớn K để duy trì hàm lượng K trong đất. Theo Dobermann & Fairhurst (2002), để tạo ra 1 tấn hạt cây lúa cần lấy đi từ đất và phân bón khoảng 20 kg K 2 O (trong đó: hạt lấy đi chỉ khoảng 3 kg và rơm lấy đi lên tới 17 kg, nói cách khác hàm lượng K trong hạt chỉ chiếm khoảng 0,3% và trong rơm chiếm khoảng 1,7%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khương & Ngô Ngọc Hưng (2017) cho thấy hàm lượng kali trong hạt dao động từ 038-0,48% và trong rơm từ 1,22-1,72%. Bảng 6. Hàm lượng K 2 O trong hạt và rơm lúa Bộ phận Mùa vụ Địa điểm Số mẫu (n) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn (Sd) Rơm Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 12 1,57 1,78 1,71 0,07 Hòn Đất 12 1,46 1,76 1,66 0,10 Hồng Dân 12 1,43 1,78 1,66 0,10 Long Mỹ 12 1,51 1,73 1,65 0,06 Tháp Mười 12 1,58 1,77 1,68 0,06 Trung bình 1,43 1,78 1,67 0,08 Phụng Hiệp 12 1,57 1,72 1,67 0,05 Hòn Đất 12 1,53 1,77 1,68 0,06 Hồng Dân 12 1,44 1,79 1,67 0,09 Long Mỹ 12 1,46 1,73 1,65 0,08 Tháp Mười 12 1,58 1,74 1,68 0,06 Trung bình 1,44 1,79 1,67 0,07 Hạt Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 12 0,26 0,37 0,33 0,04 Hòn Đất 12 0,26 0,38 0,33 0,03 Hồng Dân 12 0,25 0,38 0,33 0,04 Long Mỹ 12 0,26 0,43 0,34 0,05 Tháp Mười 12 0,29 0,35 0,33 0,02 Trung bình 0,25 0,43 0,33 0,04 Phụng Hiệp 12 0,33 0,38 0,36 0,01 Hòn Đất 12 0,24 0,40 0,33 0,05 Hồng Dân 12 0,26 0,40 0,34 0,04 Long Mỹ 12 0,25 0,37 0,32 0,04 Tháp Mười 12 0,26 0,37 0,33 0,03 Trung bình 0,24 0,40 0,34 0,04 Rơm (HT 2015& ĐX ) 120 1,43 1,79 1,67 0,07 Hạt (HT 2015& ĐX ) 120 0,24 0,43 0,33 0,04 192

Bộ phận của cây lúa a) b) c) Ghi chú: các thanh đứng trên các cột biểu diễn cho độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Hình 1. So sánh hàm lượng và độ biến động (CV%) của: (a) N, (b) P và (c) K trong rơm, hạt lúa trong vụ Hè Thu 2015 và (Tấn/ha) 8 7 (a) 2015-16 Năng suất hạt Sinh khối rơm (Tấn/ha) (b) Hè Thu 2015 8 Năng suất hạt 7 Sinh khối rơm 6 6 5 5 4 Phụng Hiệp Hòn Đất Hồng Dân Long Mỹ Tháp Mười 4 Phụng Hiệp Hòn Đất Hồng Dân Long Mỹ Tháp Mười Địa điểm Địa điểm Mùa vụ Địa điểm Hình 2. Năng suất lúa vụ (a) và (b) Hè Thu 2015 trên đất phèn ở ĐBSCL Bảng 8. Tổng hấp thu N, P, K trong rơm và hạt lúa Tổng hấp thu trong hạt lúa (kg/ha) Tổng hấp thu trong rơm lúa (kg/ha) N P 2O 5 K 2O N P 2O 5 K 2O Hè Thu 2015 Phụng Hiệp 54 ± 2,3 22 ± 3,5 16 ± 2,5 32 ± 2,1 14 ± 1,1 89 ± 3,5 Hòn Đất 56 ± 3,4 22 ± 2,5 17 ± 3,5 31 ± 1,8 14 ± 1,5 81 ± 4,1 Hồng Dân 59 ± 3,2 25 ± 4,0 18 ± 2,0 34 ± 1,5 15 ± 1,8 93 ± 3,6 Long Mỹ 58 ± 2,9 26 ± 3,5 19 ± 2,5 40 ± 1,1 15 ± 1,4 101 ± 4,6 Tháp Mười 55 ± 4,1 22 ± 3,0 17 ± 3,0 33 ± 1,6 14 ± 1,3 90 ± 5,6 Phụng Hiệp 76 ± 3,7 28 ± 4,0 25 ± 4,0 41 ± 2,5 13 ± 1,6 114 ± 7,7 Hòn Đất 73 ± 4,3 27 ± 4,5 23 ± 2,0 43 ± 2,3 14 ± 1,1 115 ± 4,9 Hồng Dân 75 ± 4,7 31 ± 3,0 23 ± 4,0 43 ± 2,8 18 ± 1,5 119 ± 6,7 Long Mỹ 70 ± 5,3 30 ± 3,5 21 ± 4,5 41 ± 1,7 18 ± 1,7 109 ± 5,0 Tháp Mười 77 ± 3,4 30 ± 5,0 23 ± 3,0 39 ± 1,9 18 ± 1,5 108 ± 4,6 193

Lượng dinh dưỡng N, P, K cây lúa hấp thu trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long 3.2.4. So sánh hàm lượng N, P, K có trong rơm và hạt giữa hai mùa vụ Kết quả trình bày ở hình 1 cho thấy không có sự khác biệt về hàm lượng NPK trong rơm và hạt giữa hai vụ Hè Thu 2015 và. Hàm lượng N và P trong hạt cao gần gấp đôi với trong rơm. Đối với hàm lượng K thì ngược lại. Điều này có thể được giải thích là do nhu cầu của cây lúa chỉ cần lấy đi từ đất một lượng NPK nhất định để sinh trưởng và tạo hạt. Vì vậy, hàm lượng NPK có trong rơm và hạt giữa 2 mùa vụ khá ổn định và ít biến động. Tuy nhiên tổng hấp thu NPK của cây lúa sẽ có sự chênh lệch, bởi vì năng suất hạt và sinh khối rơm sẽ có sự thay đổi theo mùa vụ từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị tổng hấp thu NPK. 3.3. Năng suất hạt và sinh khối rơm Kết quả trình bày trong hình 2 cho thấy năng suất lúa ở vụ cao hơn so với vụ Hè Thu khoảng 2 tấn/ha. Dựa vào độ lệch chuẩn, giữa các địa điểm nghiên cứu không có sự khác biệt về năng suất lúa. Tương tự như năng suất hạt, sinh khối rơm lúa ở vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ (sinh khối rơm trung bình ở vụ Hè Thu là khoảng 5,5 tấn/ha và vụ là khoảng 7 tấn/ha). Các địa điểm nghiên cứu cũng ít có sự khác biệt giữa sinh khối rơm và năng suất hạt, để tạo ra 1 tấn hạt cần khoảng 1 tấn rơm. Theo một số kết quả nghiên cứu trước đây chỉ số thu hoạch lúa (HI) thường gần bằng 0,5% có nghĩa là 1 tấn hạt được tạo ra từ 1 tấn rơm (Mohamad et al., 1994). 3.4. Tổng hấp thu N, P, K trong sản xuất lúa Kết quả trình bày trong bảng 8 cho thấy tổng lượng dưỡng chất NPK lấy đi từ đất và phân bón khá lớn. Cụ thể, khi thu hoạch 5 tấn hạt lúa (không tính rơm), tổng lượng dưỡng chất N, P, K lấy đi từ đất là khoảng 59 kg N - 22 kg P 2 O 5-16 kg K 2 O. Như vậy, 1 tấn hạt lúa sẽ lấy đi trung bình khoảng 10,8 kg N - 4,4 kg P 2 O 5-3,3 kg K 2 O. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng (2017), tổng hấp thu NPK của lúa (bao gồm rơm và hạt) ở các vùng đất phèn trong vụ Hè Thu: Đồng Tháp Mười (90 kg N - 62 P 2 O 5-88 kg K 2 O); Tứ giác Long Xuyên (67 kg N - 44 kg P 2 O 5-89 kg K 2 O), Bán đảo Cà Mau (72 kg N - 54 kg P 2 O 5-72 kg K 2 O), Trũng sông Hậu (62 kg N - 40 kg P 2 O 5-34 kg K 2 O). Tổng hấp thu N, P, K trong hạt lúa ở vụ Hè Thu 2015 thấp hơn so với vụ (Bảng 8), điều này được giải thích rằng do năng suất hạt trong vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ, từ đó đưa đến tổng hấp thu thấp hơn. Hàm lượng K trong rơm khá cao, vì vậy tổng hấp thu K trong rơm lớn hơn nhiều so với N và P. Do đó, cần hoàn trả rơm sau khi thu hoạch lại cho đất. Với chỉ số thu hoạch HI = 0,5, để sản xuất ra 1 tấn hạt cây lúa cần lấy đi 17 kg N - 7 kg P 2 O 5 và 20 kg K 2 O. Theo nghiên cứu của Rodriguez (2016) để tạo ra được 1 tấn hạt cây lúa cần lấy đi khoảng 15 kg N; 2,6 kg P và 15 kg K (tính luôn cả rơm lúa). 4. KẾT LUẬN Hàm lượng N, P và K trung bình của hạt lúa là 1,08% N, 0,44% P 2 O 5, 0,33% K 2 O và trong rơm là 0,62% N, 0,27% P 2 O 5, 1,67% K 2 O. Lượng dưỡng chất N, P, K có trong 1 tấn hạt lúa là 10,8 kg N - 4,4 kg P 2 O 5-3,3 kg K 2 O. Để sản xuất ra 1 tấn hạt, trung bình cây lúa sẽ tiêu thụ 17 kg N - 7 kg P 2 O 5 và 20 kg K 2 O. Trong trường hợp rơm được trả lại đất sau khi thu hoạch,với năng suất lúa ở vụ Hè Thu là 5,0 tấn/ha thì tổng lượng N, P, K lấy đi là 54 kg N - 22 kg P 2 O 5-16,5 kg K 2 O. Với năng suất lúa vụ đạt 7 tấn/ha thì lượng NPK lấy đi là 75,6 kg N - 30,8 kg P 2 O 5-23,1 kg K 2 O. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cassman K.G., Peng S. & Dobermann A. (1997). Nutritional physiology of rice plant and productivity decline of irrigated rice systems in the tropics. Soil Science Plant Nutrient. 43: 1111-1116. Dobermann A. & Fairhurst T.H. (2002). Rice straw management. Better Crops International. 16(Special supplement (1)) : 7-11. Dobermann A., Cassman K.G. & Cruz P.C. (1996). Fertilizer inputs, nutrient balance and soil nutrient suppling power in intensive, irrigated rice systems. Agroecosyst. 46: 111-125. 194

Fairhurst T.H., Witt C., Buresh R.J. & Dobermann A. (2007). Rice: A practical Guide to Nutrient Management (2 nd edition). International Rice Research Institute, International Plant Nutrition Institute and International Potash Institute. Horneck D.A., Sullivan D.M., Owen J.S. & Hart J.M. (2011). Soil Test Interpretation Guide. EC 1478. Corvallis, OR: Oregon State University Extension Service. pp: 1-12. Islam S.M.M., Khatun A., Rahman F., Hossain A.T.M.S., Naher U.A. & Saleque M.A. (2015). Rice Response to Nitrogen in Tidal Flooded Nonsaline Soil. Bangladesh Rice Journal. 19(2): 62-67. Mohamad O., Suhaimi O. & M.Z. Abdullah., (1994). The relationships between harvest index, grain yield and biomass in rice. MARDIRes. J. 22(1): 29-34. Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng (2017). Hấp thu dinh dưỡng khoáng và năng suất lúa Hè Thu trên đất phèn tại đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(8): 1043-1052. Phạm Sỹ Tân (2001). Nghiên cứu phân vùng địa lý sinh thái hiệu lực phân bón Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KHCN-08-08, năm 2001. Phạm Sỹ Tân (2005). Kết quả nghiên cứu nâng cao hiệu quả phân bón cho lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bộ sách Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. 3: 315-327. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Sỹ Tân &Chu Văn Hách (2012). Bón phân cho lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. http://iasvn.org/upload/files/4t1pqz7r9l7.%20p STvaCVH-ok.pdf. Rodriguez D.G.P. (2016). An Assessment of the Site- Specific Nutrient Management (SSNM) for irrigated rice in Asia. Selected Paper prepared for presentation at the 2016 Agricultural &Applied Economics Association Annual Meeting, Boston, Massachusetts, July 31-August 2. Walsh L.M. & J.D. Beaton. (1973). Soil testing and plant analysis. Soil Sci. Am., Madison. WI, USA. 195