11 Tháng 6 17 Tháng 6 Bài Học 12 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CÂU GỐC: Đêm nay các ngươi sẽ đều vấp phạm vì cớ ta (Mathi-ơ 26:31). ĐỌC KIN

Tài liệu tương tự
Bài Học 9 20 Tháng 5 26 Tháng 5 HÃY LÀ NGƯỜI THEO CHÚA CÂU GỐC: Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho

6. Đức Chúa trời yêu thương Giăng 3:11-21 Tin Mừng theo Giăng Sinh ra một lần nữa vào một mối quan hệ hôn nhân Chính Đức Chúa trời đã chủ động vươn ra

Bài Học 2 6 Tháng 1 12 Tháng 1 TÔI THẤY, TÔI MUỐN, TÔI CHIẾM CÂU GỐC: Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25)

9 Tháng 4 15 Tháng 4 Bài Học 3 BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CÂU GỐC: Vả, khi Đức Chúa Giê-su vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ; vì Ngài d

Danh Hieäu cuûa Tín Ñoà Cô Ñoác (19)

Những Vấn Đề Trọng Đại Của Cuộc Sống

II CÁC VUA 1:1 1 II CÁC VUA 1:8 II Các Vua Ê-li và vua A-cha-xia 1 Sau khi vua A-háp qua đời thì Mô-áp tách ra khỏi quyền thống trị của Ít-ra-en. 2 A-

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Bạn Có Thể Chỉ Là Một Đứa Trẻ Về Thuộc Linh Tác giả: James L. Melton Bản dịch: VMI Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với ng

Microsoft Word - 33-MI-CHÊ.docx

Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Bài Giảng Đạo Kỷ Niệm Chúa Jêsus Phục Sinh (3)

Mở đầu

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Con Đường Khoan Dung

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

NƯỚC TRỜI KHÔNG BIÊN GIỚI Mục sư Nguyễn Văn Huệ 1

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Microsoft Word - Mi-che_PK_Hoa ( ).docx

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

SỰ SỐNG THẬT

Phoù Thaùc Hoaøn Toaøn Cho Chuùa Trôøi (8)

Microsoft Word - Vietnamese, S? H?I SINH VÀ NGÀY L? NGU TU?NThe life and times of Jesus Christ _lesson 4_ Vietnamese.doc

Tin Lành Theo Ma-thi-ơ (24)

Bài Học 3 14 Tháng Tháng 10 MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐÃ PHẠM TỘI CÂU GỐC: Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:2

Bài Học 3 13 Tháng 7 19 Tháng 7 SA-BÁT: MỘT NGÀY CỦA SỰ TỰ DO CÂU GỐC: Đoạn, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày S

Tủ Sách Sputnik, Số 015 Paul de Musset ÔNG GIÓ BÀ MƯA (Truyện cổ tích Pháp) Bản dịch của Khánh Hà Phiên bản này: Ngày 17 tháng 8 năm 2015

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Microsoft Word - SC_IN1_VIE.docx

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - SC_AT5_VIE.docx

chiếc xe đò khịt khịt vài hơi rồi đứng khựng lại dưới cơn mưa như thác đổ

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Thai nhi nghe kinh, giải oán hờn Chàng trai Mạnh Vĩ và cô gái Chung Hồng là đôi tình nhân có đồng tín ngưỡng Phật. Sau khi kết hôn, cả hai đồng tâm đồ

1

Baøi Giaûng Ñaïo Kyû Nieäm Chuùa Gieâ-xu Bò Ñoùng Ñinh Treân Thaäp Giaù (2)

Khám Phá Các Chủ Đề TIN TỨC VỀ NIỀM HY VỌNG Tin Mừng Chúa Phục Sinh Ray Stedman

SỰ SỐNG THẬT

Bài Học 6 29 Tháng 4 5 Tháng 5 CAM CHỊU VÌ ĐẤNG CHRIST CÂU GỐC: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại c

Câu Chuyên Về. Chúa Giê-xu Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ĐÂY LÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU. CHÚA GIÊ-XU ĐÃ ĐẾN TRẦN GIAN NÀY TRONG HÌNH HÀI MỘT

No tile

Tình yêu và tội lỗi

BÀI THƯƠNG KHÓ THEO THÁNH LUCA 22, 14-23, 56 THE PASSION ACCORDING TO LUKE (22:14-23:56) Bình Luận Kinh Thánh (Gospel Commentary): Luca 22,14 23, 56 T

Sống Giữa Đời

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Bài Học 7 TRÁI CỦA THÁNH LINH 11 Tháng 2 17 Tháng 2 CÂU GỐC: Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân t

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY,

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Microsoft Word - 5-PH?C TRUY?N LU?T L?.docx

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - E xo te_PK_Hoa( ).docx

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Bài học 2 1 Tháng 4 7 Tháng 4 MỘT MÓN QUÀ KHÔNG HỀ BỊ TIÊU HỦY CÂU GỐC: Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Microsoft Word - Vietnamese, S? RA Ð?I VÀ TH?I THO ?U C?A CHÚA JÊSUS The life and times of Jesus Christ _lesson 1_.doc

No tile

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

II THỨ TƯ KINH TỐI Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha và

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

Document

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Söï Soáng Ñôøi Ñôøi (10)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

01 Sáng Tạo Trời Đất, Muôn Vật và Loài Người

SỰ SỐNG THẬT

Document

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - U Troi Mua ( final version)

Bao giờ em trở lại

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

Document

Microsoft Word - 8-RU-TO.docx

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

J

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 16 : Chương 16

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Document

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Gian

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Bản ghi:

11 Tháng 6 17 Tháng 6 Bài Học 12 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CÂU GỐC: Đêm nay các ngươi sẽ đều vấp phạm vì cớ ta (Mathi-ơ 26:31). ĐỌC KINH THÁNH NGHIÊN CỨU TUẦN NÀY: Ma-thi-ơ 26:1-16; Lu-ca 12:48; Ma-thi-ơ 26:17-19; I Cô-rinh-tô 5:7; Ma-thi-ơ 26:36-46; Ma-thi-ơ 26:51 75. Bài học này miêu tả những ngày cuối cùng Đức Chúa Giê-su trên đất trước khi tới Thập tự giá. Thế gian, ngay cả vũ trụ, bắt đầu đối diện thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử của sự sáng tạo. Có rất nhiều bài học có thể học được từ những biến cố mà chúng ta sẽ nghiên cứu tuần này. Nhưng khi đọc, chúng ta hãy chú ý đến một điều đó là sự tự do và sự tự do ý chí. Hãy coi những người khác nhau trong câu chuyện dùng thế nào món quà vĩ đại và đắt giá của sự tự do. Hãy coi những hậu quả mạnh mẽ, và vĩnh viễn do sự sử dụng món quà này. Phi-e-rơ, Giu-đa, và người đàn bà với chai dầu thơm, tất cả đều phải làm những sự lựa chọn. Nhưng điều quan trọng nhất là Đức Chúa Giê-su cũng phải làm những sự lựa chọn. Và sự lựa chọn lớn nhất là bước đến thập tự giá, mặc dù bản tính con người của Ngài than van chống lại điều đó, Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha (Ma-thi-ơ 26:39). Thật là một tư tưởng kỳ lạ: món quà của sự tự do ý chí mà chúng ta lạm dụng đã đem Đức Chúa Giê-su đến sự lựa chọn là có nên cứu chúng ta hay không khỏi sự hủy diệt. Mặt khác, lạm dụng sự tự do ý chí sẽ khiến chúng ta bị hủy diệt. 82

Thứ Nhất 12 Tháng 6 MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI Bây giờ chúng ta bước vào những ngày cuối cùng của cuộc đời Đức Chúa Giê-su trên đất. Ngài vẫn chưa đến thập tự giá. Ngài vẫn chưa được phục sinh. Những người đi theo Đức Chúa Giê-su kính mến và cảm phục Ngài, nhưng họ vẫn còn nhiều điều để học về Ngài là ai và tất cả những gì Ngài sẽ làm cho họ. Chúng ta có lợi điểm là có cả quyển Kinh Thánh và những lời giải nghĩa của sứ đồ Phao-lô về sự chết rửa sạch của Đức Chúa Giê-su. Vì thế, chúng ta biết nhiều về những gì Ngài sẽ làm cho chúng ta hơn là các môn đồ vào thời điểm của câu chuyện này. Với bối cảnh đó, hãy đọc Ma-thi-ơ 26:1-16. Sự quan trọng của món quà đắt tiền này là gì? Và món quà đó dạy chúng ta gì về việc chúng ta hiểu và thông cảm với Đức Chúa Giê-su thế nào? Xin lưu ý Ma-thi-ơ đặt câu chuyện này ở đâu về việc đầu của Đức Chúa Giê-su được xức dầu. Có thể việc này xảy ra trước khi Ngài chiến thắng vào thành Giê-ru-sa-lem trên con lừa. Sự xức dầu xảy ra trong thời gian các thầy tế lễ lập mưu giết Đức Chúa Giê-su. Trong khi họ bàn với nhau dùng mưu chước gì để giết Ngài, thì người đàn bà này trút đổ tình yêu tràn trề trên Ngài, với cái chai bằng ngọc trắng đựng dầu thơm quý giá lắm (Ma-thi-ơ 26:7). Trong khi các môn đồ than phiền về sự phí của, Đức Chúa Giê-su gọi hành động này là việc tốt. Hành động này dường như phí phạm, nhưng bà bày tỏ tình yêu chân thật và sâu đậm của mình đối với Đức Chúa Giêsu. Chắc chắn bà không hiểu hành động này có ý nghĩa gì, nhưng bà hiểu đủ để biết rằng bà đã nợ Ngài rất nhiều. Vì thế, bà cũng muốn đền ơn Ngài. Có thể bà đã nghe lời Ngài phán, Ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều (Lu-ca 12:48). Trong khi đó, các môn đồ chắc chắn thấy Đức Chúa Giê-su làm nhiều việc hơn là Ma-ri thấy, nhưng họ vẫn không hiểu gì hết. Dầu thơm là biểu hiện của tấm lòng đầy tràn của người tặng. Đó là một món quà bên ngoài của một tình yêu được nuôi dưỡng bởi các nguồn suối thiên thượng cho đến khi nó đầy tràn. Và đó là dầu thơm của Ma-ri mà các môn đồ gọi là phí của, đang được đổ ra hằng ngàn lần trong các tấm lòng mềm mại và nhạy cảm của những người khác. Phỏng trích Ellen G. White, The SDA Bible Commentary, quyển 5, tr. 1101. Câu chuyện này dạy chúng ta nên làm gì với những ơn phước chúng ta được ban cho trong Đức Chúa Giê-su? Sử dụng ý chí tự do của mình, có việc tốt nào chúng ta có thể làm cho Đức Chúa Giê-su để đáp lại những gì Ngài đã ban cho chúng ta? 83

Thứ Hai 13 Tháng 6 GIAO ƯỚC MỚI Xin đọc Ma-thi-ơ 26:17-19. Tại sao thời gian của lễ Vượt Qua này rất có ý nghĩa? Xin cũng đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-17; I Cô-rinh-tô 5:7. Câu chuyện trong Xuất Ê-díp-tô Ký dĩ nhiên là câu chuyện về sự cứu rỗi một công việc mà Đức Chúa Trời làm cho những người không thể tự làm cho mình. Thật là một biểu tượng tuyệt vời cho những gì Đức Chúa Giê-su sắp làm cho hết thảy chúng ta. Đức Chúa Giê-su phán gì với các môn đồ trong Ma-thi-ơ 26:26-29? Những lời của Ngài có ý nghĩa gì cho chúng ta bây giờ? Đức Chúa Giê-su cho các môn đồ thấy ý nghĩa sâu xa hơn về lễ Vượt Qua. Được giải phóng khỏi Ai Cập là một thí dụ tuyệt vời về quyền phép của Đức Chúa Trời. Nhưng cuối cùng điều đó vẫn không đủ. Không phải sự Cứu chuộc mà người Do Thái, hoặc bất kỳ người nào trong chúng ta, thực sự cần. Chúng ta cần sự Cứu chuộc trong Đức Chúa Giê-su: sự sống đời đời. Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình (Hê-bơ-rơ 9:15). Đức Chúa Giê-su chỉ cho họ thấy ý nghĩa thật sự của nước nho và ý nghĩa thật sự của bánh trong lễ Tiệc Thánh của giao ước mới. Tất cả đều chỉ về sự chết của Ngài trên thập tự giá. Những thú vật phải hy sinh trong giao ước cũ chỉ về sự chết của Đức Chúa Giê-su. Nhưng tham gia vào lễ Tiệc Thánh chỉ cho chúng ta trở ngược lại sự chết của Ngài. Trong mỗi trường hợp, các biểu tượng chỉ cho chúng ta về Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá. Nhưng Thập Tự Giá không kết thúc câu chuyện. Đức Chúa Giê-su phán với các môn đồ rằng Ngài sẽ không uống nước trái nho này nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta (Ma-thi-ơ 26:29). Đức Chúa Giê-su chỉ cho họ về tương lai, về sự Đến lần Thứ Hai và xa hơn thế nữa. Hãy suy nghĩ về những lời Đức Chúa Giê-su phán rằng Ngài không uống trái nho này nữa cho đến ngày chúng ta ở với Ngài trong nước của Cha Ngài. Điều này nói gì về sự gần gũi Ngài muốn có với chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể học để kinh nghiệm sự gần gũi với Ngài ngay bây giờ? 84

Thứ Ba 14 Tháng 6 GHẾT-SÊ-MA-NÊ Trong tuần lễ Vượt Qua, các thầy tế lễ hy sinh hằng ngàn và hằng ngàn con chiên tại đền thờ trên ngọn đồi từ thung lũng Xết-rôn. Máu từ các chiên con được đổ trên bàn thờ và sau đó chảy qua một kênh xuống một dòng suối nhỏ chạy qua thung lũng Xết-rôn. Nước suối có thể đã chuyển sang màu đỏ từ máu của các chiên con. Đức Chúa Giê-su và các môn đồ của Ngài phải đi qua vùng nước màu đỏ của dòng suối này trên đường đến vườn Ghết-sê-ma-nê. Xin đọc Ma-thi-ơ 26:36-46. Tại sao Ghết-sê-ma-nê là kinh nghiệm rất khó khăn đối với Đức Chúa Giê-su? Điều gì thật sự đang xảy ra ở đây? Đây không phải là sự chết thể xác mà Đức Chúa Giê-su sợ khi Ngài cầu xin chén này lìa khỏi Ngài. Cái chén mà Đức Chúa Giê-su không muốn uống là phải xa rời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su biết rằng để trở nên tội lỗi cho chúng ta và để chết thay cho chúng ta, Ngài sẽ phải chấp nhận trên chính mình Ngài sự thạnh nộ và trừng phạt của Đức Chúa Trời chống lại tội lỗi. Sau đó, Ngài sẽ phải phân rẽ khỏi Cha Ngài. Vi phạm luật pháp thánh của Đức Chúa Trời là điều rất nghiêm trọng đến nỗi nó đòi hỏi sự chết của người phạm luật. Đức Chúa Giê-su đến, vì Ngài sẽ nhận lấy cái chết đó trên chính mình Ngài để cứu chúng ta khỏi sự chết. Đây là những gì Đức Chúa Giê-su sẽ phải đối diện vì chúng ta. Với những ý nghĩ về cuộc đấu tranh đang diễn ra trong tâm trí Ngài, linh hồn của Đấng Christ đã tràn đầy nỗi buồn phải phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Sa-tan nói với Ngài rằng nếu Ngài trở thành giá chuộc [hy sinh] cho một thế giới tội lỗi, sự phân rẽ sẽ là vĩnh viễn. Ngài sẽ thuộc về nước của Sa-tan, và sẽ không bao giờ được kết hiệp với Đức Chúa Trời.... Những khoảnh khắc khủng khiếp đã đến đó là lúc để quyết định tương lai của thế giới. Số phận của tất cả mọi người run lên trên cán cân. Ngay bây giờ Đấng Christ có thể từ chối uống chén của con người tội lỗi. Điều đó chưa quá muộn. Ngài có thể lau những giọt mồ hôi đẫm máu từ trán của Ngài và để cho con người chết trong tội lỗi của mình. Ngài có thể nói, Hãy để kẻ phạm pháp nhận hình phạt của tội lỗi mình, và ta sẽ trở về cùng Cha ta. Con Ðức Chúa Trời có uống chén đắng của sự thống khổ tột cùng đó không? Con người vô tội [Đức Chúa Giê-su] sẽ gánh chịu những kết quả của sự rủa sả của tội lỗi, để cứu kẻ có tội chăng? Phỏng trích Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 687, 690. Sự sẵn sàng của Đức Chúa Giê-su để làm những gì Ngài đã làm cho chúng ta ảnh hưởng thế nào đến tất cả các phần của đời sống chúng ta, đặc biệt là khi nói đến việc giúp đỡ những người khác? Làm thế nào chúng ta có thể học để trở thành một gương tốt hơn về bản tính của Đức Chúa Giê-su trong đời sống của chúng ta? 85

Thứ Tư 15 Tháng 6 GIU-ĐA BÁN LINH HỒN MÌNH Câu chuyện của Giu-đa thật đáng buồn. Nếu ông ta chết trước cuộc hành trình cuối cùng của ông tới Giê-ru-sa-lem, ông có thể đã là một trong những anh hùng được vinh danh nhất trong lịch sử Kinh Thánh. Nhà thờ có thể đã được đặt theo tên ông. Nhưng tiếc thay, tên của ông mãi mãi đi cùng với sự ô nhục. Xin đọc Giăng 6:70 và Lu-ca 22:3. Những câu này giúp giải thích thế nào các hành động của Giu-đa? Tất nhiên, đổ lỗi cho Sa-tan về những gì Giu-đa làm thì tốt. Nhưng chúng ta cũng cần đặt câu hỏi: Điều gì trong Giu-đa giúp quỷ sứ dẫn ông đến sự ô nhục như vậy? Suy cho cùng, Kinh Thánh nói rằng Sa-tan cũng muốn hủy diệt Phi-e-rơ (Lu-ca 22:31). Nhưng sự khác biệt là Giu-đa từ chối đầu phục Chúa hoàn toàn. Giu-đa có thể đã nắm giữ một số tội lỗi, vài yếu điểm trong bản tính để giúp Sa-tan dẫn ông đến việc bán Chúa. Một lần nữa, chúng ta thấy hậu quả mạnh mẽ của sự tự do lựa chọn. Xin đọc Ma-thi-ơ 26:47-50 và Ma-thi-ơ 27:1-10. Những bài học nào chúng ta học được từ câu chuyện buồn của Giu-đa? Trong Ma-thi-ơ 26:47-50, chúng ta thấy Giu-đa dẫn đầu một nhóm quân lính (khoảng 600 binh sĩ) mà thầy tế lễ cả và các trưởng lão sai đến. Thật là một giây phút tuyệt vời cho quyền lực của Giu-đa! Khi bạn có một cái gì đó mà người ta thực sự muốn, bạn có quyền lực rất lớn, như Giu-đa ở đây. Điều đó thì tốt miễn là bạn có những gì họ muốn. Nhưng họ quan tâm đến bạn chỉ vì những gì bạn có. Sau đó, khi họ đã được điều họ muốn, họ không cần đến bạn nữa. Trong vòng vài giờ, Giu-đa chỉ còn lại một mình và không còn gì nữa cả. Một bài học quan trọng tập trung vào những gì đã khiến Giu-đa mất linh hồn của mình. Ba mươi miếng bạc? Hôm nay số tiền đó sẽ bằng tiền lương từ một tới bốn tháng, tùy thuộc vào giá trị của đồng bạc. Ngay cả nếu đó là mười hay một trăm lần nhiều hơn số đó, hãy coi giá Giu-đa phải trả! Và như câu chuyện cho thấy, ông cũng mất luôn cả số tiền đó. Giu-đa không được hưởng một tí nào. Thay vào đó, ông ném số bạc vào đền thờ, ở chân của những người đã đưa cho ông. Thật là một thí dụ mạnh mẽ là bất cứ điều gì khiến chúng ta lìa bỏ Đức Chúa Giê-su có thể trở nên vô dụng như tiền bạc đối với Giu-đa. Giu-đa đã gần với sự sống đời đời, nhưng ông đã lựa chọn để liệng nó đi và cuối cùng không còn gì cả. 86

Thứ Năm 16 Tháng 6 SỰ CHỐI CHÚA CỦA PHI-E-RƠ Đức Chúa Giê-su biết trước về sự tự do lựa chọn của Giu-đa để phản bội Ngài. Đây là một trong nhiều thí dụ của Kinh Thánh cho thấy việc Đức Chúa Trời biết trước sự tự do lựa chọn của chúng ta không cất đi sự tự do của những lựa chọn đó. Và Đức Chúa Giê-su biết sự lựa chọn của cả Giuđa và Phi-e-rơ. Phi-e-rơ tự hào về niềm tin của mình trong Ðấng Christ. Nhưng vào một thời điểm nào đó, ông đã chạy trốn và chối Chúa. Xin đọc Ma-thi-ơ 26:51-75. Tại sao Phi-e-rơ chối Đức Chúa Giê-su? Thường thì chúng ta nghĩ rằng Phi-e-rơ chối Đức Chúa Giê-su chỉ vì sợ hãi. Nhưng chính Phi-e-rơ (theo Giăng 18:10) là người có đủ can đảm rút gươm của mình chống lại đầy tớ của thầy cả thượng phẩm! Phi-e-rơ đã sẵn sàng chết, chiến đấu dũng cảm cho đến khi Đức Chúa Giê-su cản ông lại. Vậy, có gì thay đổi trong Phi-e-rơ từ lúc ông vung gươm để chỉ một lúc sau, ông đã chối là không biết Đức Chúa Giê-su? Tại sao ông nói mình không phải là môn đồ của Chúa? Và, ta chẳng hề biết người ấy! (Giăng 18:17, 25; Ma-thi-ơ 26:72)? Có lẽ Phi-e-rơ nhận ra rằng mình không biết Ngài, không biết Ngài đến để làm gì và không biết việc bắt giữ Ngài có ý nghĩa gì. Vì vậy, trong một giây phút kinh hoàng, ông đã chối là không biết Đức Chúa Giê-su. Có lẽ Phi-e-rơ chối Chúa khi nhận ra rằng mình không hiểu những gì Đức Chúa Giê-su đang làm. Ông bỏ cuộc khi ông nghĩ là Đức Chúa Giê-su bỏ cuộc. Phi-e-rơ vẫn đặt tất cả niềm tin vào sự hiểu biết của mình thay vì đặt niềm tin hoàn toàn vào Đức Chúa Giê-su. Ông làm như vậy ngay cả với tất cả những dấu hiệu tuyệt vời ông đã thấy và đã mạnh dạn xưng nhận đức tin của mình rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ (Ma-thi-ơ 16:16). Sự Phie-rơ chối Chúa cho chúng ta thấy rằng tất cả các phép lạ và dấu kỳ trên thế giới sẽ không giúp chúng ta trung thành với Đức Chúa Trời cho đến khi lòng chúng ta hoàn toàn đầu phục Ngài. Trong câu chuyện Lu-ca viết, lần thứ ba Phi-e-rơ phủ nhận ông biết Đức Chúa Giê-su, chính Chúa đã xây lại ngó Phi-e-rơ (Lu-ca 22:61). Chữ Hy Lạp emblepo để mô tả cách Đức Chúa Giê-su nhìn sâu vào tâm hồn Phi-e-rơ khi họ gặp nhau lần đầu (xem Giăng 1:42). Chúng ta học được hy vọng gì vào lúc này về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã, như Phi-e-rơ đã làm ở đây? 87

Thứ Sáu 17 Tháng 6 NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Năm 1959, hai người đàn ông thô lỗ xâm nhập vào một ngôi nhà ở Kansas và sát hại hai em thiếu niên và cha mẹ của chúng. Trước khi những kẻ giết người được tìm thấy, anh trai của người cha bị sát hại đã viết bức thư này cho một tờ báo địa phương. Có nhiều sự giận dữ trong cộng đồng này. Thậm chí tôi đã nghe nói nhiều lần rằng người đàn ông này, khi tìm được, phải bị treo cổ trên cây gần nhất. Chúng ta không nên cảm thấy như vậy. Hành động đã làm rồi, và giết một mạng sống khác không thể thay đổi gì. Thay vào đó, chúng ta hãy tha thứ như Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Điều không đúng là chúng ta có ác cảm cay đắng trong lòng mình. Người làm hành động này sẽ thấy rất khó khăn để sống với chính mình. Sự bình an nội tâm duy nhất của anh ta là khi anh ấy đến cùng Đức Chúa Trời để xin tha thứ. Chúng ta đừng cản đường, nhưng thay vào đó, hãy cầu nguyện để anh ta tìm được sự bình an của mình Phỏng trích Truman Capote, In Cold Blood. (New York: Modern Library, 2013), tr. 124. Bỏ qua một bên những câu hỏi về hành động giết người, chúng ta có thể thấy trong câu chuyện này một thí dụ mạnh mẽ về ân điển mà Đấng Christ ban cho tất cả chúng ta. Ngay cả sau việc chối Chúa không thể tha thứ của Phi-e-rơ, Đấng Christ đã tha thứ cho ông và giao cho ông công việc cứu linh. Phi-e-rơ vừa chối rằng ông không biết Đức Chúa Giê-su, nhưng bây giờ ông ý thức với sự đau buồn cay đắng là Chúa biết ông ta và Ngài đã đọc được hoàn toàn tấm lòng sai lầm của ông. Chúa thấy ở đó là một sự sai lầm mà chính Phi-e-rơ không biết. Phỏng trích Ellen G. White, The Desire of Ages, tr. 713. Đức Chúa Giê-su biết những gì ở trong Phi-e-rơ ngay cả trước khi Phi-e-rơ biết. Và Ngài biết Phi-e-rơ sẽ làm gì trước khi Phi-erơ làm. Nhưng tình yêu và ân điển của Đức Chúa Giê-su vẫn như trước, mặc dù Phi-e-rơ không thể đổ lỗi cho ai mà chỉ tự trách về hành động của mình. Khi chúng ta đối xử với những người làm cùng các lỗi đó, điều rất quan trọng là chúng ta học để ban cho họ ân điển cũng như chúng ta muốn điều đó cho chính mình. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN 1. CS Lewis viết, Mỗi câu chuyện của sự trở lại đạo là câu chuyện về một thất bại có phước. Điều đó nghĩa là gì? Làm thế nào bạn có kinh nghiệm về sự thất bại này? Điều gì bị đánh bại và điều gì thắng? 2. Trong chuyện tích Đức Chúa Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài cầu xin để chén được cất khỏi, nếu có thể được. Điều này gợi ý gì khác hơn là nếu mọi người được cứu, Đức Chúa Giê-su sẽ phải từ bỏ sự sống của mình? Tại sao sự chết của Đức Chúa Giê-su vì tội lỗi của chúng ta thật rất quan trọng? Tại sao Đức Chúa Trời không có cách nào khác để giải quyết vấn đề tội lỗi (hãy nhớ đến cuộc thiện ác đấu tranh giữa Đấng Christ và Sa-tan)? 88