Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Tài liệu tương tự
Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về truyện Kiều

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phần 1

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Giới thiệu về quê hương em

Document

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Document

Phần 1

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Cúc cu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Phần 1

Phần 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phần 1

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Công Chúa Hoa Hồng

Phần 1

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em – Văn hay lớp 7

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

36

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Document

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Phần 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Document

Cúc cu

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Tuyên ngôn độc lập

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

-

Document

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Bản ghi:

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà - Văn hay lớp 12 Author : vanmau Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà - Bài làm 1 Nguyễn Tuân là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, giá trị của ông đối với toàn nhân loại là vô cùng mạnh mẽ, với cách miêu tả sáng tạo đầy nhiệt huyết, ông đã vẽ lên hình tượng con sông Đà với những nét tươi tắn và đầy sức sống, cảm xúc mạnh mẽ nhất cho con người, biết bao nhiêu giá trị trong tác phẩm đã đang được thể hiện mạnh mẽ và đậm nét nhất trong tâm hồn của người. Dòng sông Đà được hiện lên trong sáng tác của tác phẩm với những chi tiết nổi bật và điển hình nhất đối với tâm hồn của chính tác giả, biết bao nhiêu cảm xúc và những nỗi nhớ mong nhất đã được biểu hiện một cách chung nhất, nó luôn ghi dấu trong toàn bộ tác phẩm với những cảm xúc riêng. Hình tượng con sông Đà được biểu hiện một cách rõ nét và đậm đà hơn, qua những giá trị và tạo dựng nên nhiều cảm xúc đối với con người, những giá trị đó để lại cho chúng ta đôi niềm cảm xúc và dòng tâm trạng đang biểu hiện mạnh mẽ trong chính tâm hồn của tác giả về chính nhân vật của mình. Con sông Đà trong con mắt của Nguyễn Tuân vừa lung linh và cũng mang tính chất hung bạo nhất, với sự miêu tả và tinh tế trong cách sáng tác, Nguyễn Tuân đã tạo nên những giá trị mạnh mẽ trong cách cảm nhận và miêu tả về hình tượng nhân vật. Những giá trị đó làm nên những nét mới mẻ và tươi vui nhất trong chính hình tượng và tính chất của nhân vật nói chung, con sông Đà được miêu tả với những hình tượng điển hình, và nó da diết khuôn cùng đối với toàn bộ những sáng tác của tác giả, biết bao nhiêu cảm xúc và những dòng tâm lý đang được khai sáng và thể hiện một cách mạnh mẽ và da diết nhất về con người. Hình tượng con sông Đà biểu hiện qua sự hung bạo, với những nét vách đá ngăn, và những dòng nước cuốn hung bạo, làm nên cho con người những cảm nhận sâu sắc hơn, về tính cách và vẻ bề ngoài của nó. Trên sông những vách đá ngăn xuất hiện rất nhiều, nó dựng nên cho lòng sông hẹp, những kí ức và huyền thoại, giữa những đôi bờ có những viên đá chồi lên, hươu có thể nhảy vọt từ bờ bên này đến bờ bên kia, tất cả những hình tượng đó nổi lên trên một bờ bến và sự thuần khiết của thiên nhiên cũng mang nhiều nét nguy hiểm và nó biểu hiện lên trên đó bao nhiêu cảm xúc trong chính tâm hồn của tác giả, những cảm nhận của tác giả, về điều đó đã làm sống động và làm sâu sắc lên cho tâm hồn của nhà văn có cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn. Trên bề mặt của dòng nước đó, nó đang tồn tại rất nhiều những cảm xúc mới mẻ, và da diết trong tâm hồn của mỗi con người, nó đang làm nên nhiều bài học sống có giá trị to lớn và Tài liệu chia sẻ tại tran hòa trong bao nhiêu cảm xúc của chính tác giả về những điều đã qua, bao nhiêu niềm

hân hoan, và vẻ đẹp của nó cũng được biểu hiện trong dòng tâm hồn biết bao nhiêu cảm xúc khó tả và da diết nhất. Với những mặt ghềnh hát long đã làm cho những lượn sóng cuồn cuộn tạo nên những cảm giác không an toàn của chính những quan sát của tác giả về chính những dòng nước cuốn của cuộc đời. Trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã biểu hiện những hình ảnh đó một cách chi tiết và mang đậm màu sắc nhất, những cung bậc cảm xúc riêng đang dần biểu hiện trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ mong và quan sát đậm nét nhất của chính tâm hồn của con người, biết bao nhiêu giá trị sống và những cảm nhận sâu sắc cũng đang ẩn chứa bên trong tâm hồn của chính tác giả, về sự cảm nhận và những ấn tượng mạnh mẽ nhất về hình ảnh : nước xô sóng, đá xô sóng, sóng xô, cuồn cuộn, luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ tất cả những biểu hiện đó đã thể hiện một cách chi tiết và ấn tượng nhất trong tâm hồn của tác giả, ông đang phải gây dựng và vẽ lên những hình mẫu để lại nhiều cảm xúc của con người, những cảm nhận riêng và ấn tượng nhất. Những hình ảnh thể hiện sự mạnh mẽ và da diết nhất, những ấn tượng một cách sâu sắc và vô cùng đặc biệt đang dần lấn áp lấy tinh thần cũng như những tình cảm riêng của con người, biết bao nhiêu cảm xúc khó quên, chúng ta thấy thấu hiểu và được sự ghê rợ và hung bạo nhất của dòng nước sông Đà nó vô cùng mạnh mẽ, và những tiếng nước reo cứ cuồn cuộn lên, làm nên những tiếng động to lớn và có cái nhìn lạ lẫm của con người đối với nó, những hình ảnh riêng và bao tiếng vang đã được biểu hiện mạnh mẽ và có giá trị nhất cho chính những miêu tả táo bạo của mình, những giá trị đó không chỉ để cho con người nhiều cảm xúc mà nó còn sâu lắng, đan xen lên trên dòng tâm trạng của con người những cảm xúc riêng và mới mẻ nhất. Những thác nước cuồn cuộn hút như những tấm bê tong đó đã làm cho chúng ta thấy được sức mạnh khổng lồ của dòng sông này, những điều đó làm cho chúng ta một cảm xúc và bao nhiêu nỗi nhớ da diết nhất, về hình ảnh dòng sông hung bạo. Những điều đó đã làm cho chúng ta cảm thấy hình ảnh của dòng sông Đà cũng da diết nhưng lại mang theo bao nhiêu cảm xúc của sự nguy hiểm, với nhiều vách đá, và nó được bầy trận như những hình ảnh của ma trận trên sông, điều đó gây ra sự nguy hiểm tột cùng. Nhưng bên cạnh vẻ hung bạo, dòng sông cũng mang trong mình, những tình cảm của sự da diết, và bao nhiêu ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc đã được biểu hiện ở đây để có thể nói lên vẻ trữ tình, thư mộng và cũng vô cùng duyên dáng, với độ dài dòng sông được miêu tả nhưng mái tóc dài của người con gái, nó mềm dịu và thướt tha, bao nhiêu cảm xúc đó đã đủ để nói lên những vẻ đẹp huyền bí, đang ẩn chứa trong dòng kí ức của con người, những dòng kí ức xa xôi và tạo dựng những đôi bờ kì ảo mạnh mẽ. Những chi tiết thể hiện sự trữ tình và màu sắc trong chính tác phẩm là những biểu hiện một cách ấn tượng và chi tiết về khung cảnh trong tác phẩm, những nỗi nhớ mong và sự thật về sự ấn tượng mạnh mẽ trong cái nhìn của chính tác giả về dòng sông này, một dòng sông để lại nhiều cảm xúc cho lòng người, sự mênh mang và sự huyền ảo đó đã để lại cho chúng ta nhiều những cảm nhận sâu sắc và có ấn tượng mạnh mẽ nhất. Vẻ đẹp của nó được biểu hiện qua những nét sinh động và tạo nên nhiều những ấn tượng sâu đậm trong khoảng khắc, và cung bậc của con người, biết bao nhiêu sự sống đang dần nở Tài rộ liệu vàchia tạosẻ nên tại được những miền thương nhớ và sự dạt dào tha thiết trong tâm hồn của chính tác giả.

Dòng sông biểu hiện hai trạng thái khác nhau, nhưng dưới con mắt tinh tường của tác giả, nó biểu hiện những tình cảm chân thành và da diết nhất về con người, và cái nhìn sâu sắc về thiên nhiên và vạn vật ở nơi đây. Dòng sông hiện lên thật hùng vĩ và trữ tình. Với những nét điển hình đó, tác phẩm biểu hiện lên với biết bao nhiêu cảm xúc da diết và tràn ngập lên bao nhiêu giá trị cho chính tác phẩm của mình, những chi tiết mang nhiều giá trị về ý nghĩa khi biểu trị giá trị sâu sắc cho chính tác phẩm này, những chi tiết đã mang những dòng cảm xúc sâu sắc và có ấn tượng mạnh mẽ về giá trị cho chính tác phẩm. Bài văn của Nguyễn Tuân đã làm nên hình tượng nghệ thuật độc đáo cho chính tác phẩm, giá trị đó làm nên sức sống của toàn bộ tác phẩm với hàng loạt những chi tiết đặc sắc và giàu có về ý nghĩa biểu tượng, để tạo dựng cho cuộc sống này, biết bao nhiêu niềm yêu thương da diết và cảm xúc ngập tràn trong những nỗi nhớ mong da diết. Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà - Bài làm 2 Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thàm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gi đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sòng Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mông lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vừa nguyên sơ lại đầy tính cách (chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu). Nguyễn Tuân gặp sông Đà như hai người tri kỉ gặp nhau. Và như trên đã nói, viết về sông Đà có một cái gì đó khiến ta liên tưởng Nguyễn Tuân đang viết về chính mình. Phải chăng vì thế mà con sông hiện lên trong những trang tùy bút của nhà văn Nguyễn cá tính vô cùng. Hung bạo là hung bạo nhất còn thơ mộng thì cũng thơ mộng đến ngọn bến bờ. Sông Đà là cái tên thượng nguồn của con sông (đoạn chảy đến Việt Nam). Đó là con sông tiền sử nhất, nguyên sơ nhất ở miền Bắc nước ta. Đoạn thượng nguồn con sông dữ dội và hung bạo lắm! Không chạy dọc cả con sông, Nguyễn Tuân chỉ dành hết bút lực mà miêu tả sông Đà ở thượng nguồn. Nơi ấy sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt ngã và đầy thử thách. Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiểm trở. Ở khía cạnh này con sông như một bờ hoang thời tiền sử. Chỗ ấy hai bên bờ sông hẹp lại "ngồi trong khoang đò qua quãng ấy chỉ lúc đúng Ngọ mới có mặt trời". Có chỗ, con nai con hổ đã từng có lần vọt qua bờ bên kia. Hay đại loại ta cứ tưởng tượng như đang đi giữa một con phố hẹp "ngóng vọng lên khung cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn-điện". Con sông trở nên hoang vắng cổ xưa và có cái gì đó bí hiểm vô cùng. Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: "hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm". Âm thanh của tiếng nước đổ nghe như tiếng Tài người. liệu chia Cùng sẻ tại oán trách, cùng kêu rồi lại khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo. Nguyễn Tuân tả sông mà nghe như tác giả đang tả người vậy. Hay dòng sông kia chính là nỗi niềm của dân

tộc, là lời của cha ông vọng về từ phía quá khứ, vọng về từ không biết bao nhiêu trận kịch chiến đã có trên sông? Cả đoạn văn hầu như chỉ thấy Nguyễn Tuân sử dụng thủ pháp đối lập của văn học lãng mạn để khơi gợi cho người đọc hết những hình dung về sự dữ dội của dòng sông. Lúc ấy dòng sông không khác gì dòng lửa, bức bối, khó chịu, bứt rứt vô cùng. Tiếng gầm thét của thác nước ngoài kia đang "rống lên ầm ĩ như "hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu rừng tre nứa nổ lùa". Rồi những xoáy nước giống như những cái giếng sâu "nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có khi lại như hàng ngàn con đom đóm đang châm lửa vào đầu ngọn sóng. Dòng sông dữ dội phi thường thật nhưng nghe sao nó như đang gợi lên cái bất an của con người. Dòng sông cuộn mình dừ dội như cuộc sống, như lịch sử nước Việt ta chẳng mấy lúc bình yên. Sau cách mạng, cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Tuân thường gắn liền với cái nhìn con người, cái nhìn lịch sử và dân tộc. Tùy bút này là một cái nhìn như thế. Nói cái dữ dội, nghiệt ngã của dòng thác sông Đà, ta không thể quên những bãi đá. Mà nói chính xác hơn, đó phải được coi là "những thạch trận. Đá ở đây được bài trí chu đáo lắm! Mỗi hòn có một tâm thế riêng, một nhiệm vụ, một tính cách như chính con người vậy. Đá cũng chia thành ba hàng má chặn ở trên sông. Có hòn làm nhiệm vụ như "mồi nhử" các thuyền. Hòn khác lại là một boong ke. Rồi hòn làm nhiệm vụ tấn công bệ vệ oai phong lẫm liệt. Tất cả tạo thành một "thế trận" không chỉ để đe dọa nhà đò mà khiến cả chúng ta, mỗi khi đọc đến đây hẳn không ít thì nhiều đều nghĩ nó như một chiến trường cổ xưa thực sự. Vậy phải chăng nhũng hòn đá với nhiều tâm thế kia chính là những người lính biên cương luôn nhấp nhổm lo lắng chẳng bao giờ yên được? Dòng sông càng miêu tả, càng giống thế giới con người. Càng giống như tiếng nói của cha ông vang vọng về từ quá khứ bốn ngàn nằm đấu tranh dựng và giữ nước. Có lẽ chăng? Phải chăng đó chính là cái tạo nền phần hồn cho dòng thác sông Đà? Tạo cho con sông không chỉ là một thực thể của thiên nhiên mà lúc này nó giống như một chứng nhân lịch sử vậy. Sông Đà dữ dội khiến nhà đò ngay cả những ai non tay lái, yếu thần kinh chỉ cần nghe thấy đã phát hoảng lên rồi. Ấy vậy mà đoạn sông nước hiền hòa, nó lại đẹp như một cố nhân. Ngồi trên máy bay mà nhìn xuống "con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói Mèo đốt nương xuân". Đúng là một khung cảnh hết sức mơ mông, diệu huyền. Rồi sông Đà không giống như sông Gâm, hay sông Lô lúc nào cũng chỉ xanh xanh màu canh hến. Sông Đà đẹp bởi màu xanh ngọc bích vào mùa xuân. Sang thu nước sông "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Với tác giả có lúc con sông còn giống như một cố nhân. Trong một lần lạc đường, tác giả vô tình nhìn ngắm nó mà nhớ lại một tứ thơ Đường của Lý Bạch xưa. Đến đây dòng sông Đà khiến người ta quên hẳn đi cái dữ dội nghiệt ngã của mình. Dòng sông gần gũi như con người và xinh đẹp trẻ trung như thiếu nữ. Còn nữa, nhìn cảnh "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông" mà "vui như nắng giòn tan sau một kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng". Có chỗ, đoạn Tài sông liệu chia lặngsẻ như tại tờ gợi một miền cổ tích xa xưa hay có lúc ngồi đò, ta bắt gặp hình ảnh một "con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên

một mũi đò Đúng là nhìn cảnh ấy chẳng ai dám nghĩ dòng sông ở quãng trên lúc nào cũng sẵn sàng "ăn chết" bất cứ một cái thuyền nào sơ hở. Cảnh về đoạn sông này trữ tình thơ mộng và huyền diệu xiết bao. Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy vui vui, thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cùng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông. Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà - Bài làm 3 Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái ngông và bằng tình yêu tha thiết. Người lái đò sông Đà là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú. Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, sóng Đà lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chôc slaij bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. Có thể nói phải thật tinh tế và khéo léo mới có thể nhận ra sự chuyển đổi của sông đà như vậy. Sông đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông đà được tác giả viết đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Chỉ với vài chi tiết phác họa con sông đà hiện lên với nhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khôn lường. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mất vừa vụt tắt điện. Một lối so sánh độc đáo, đầy táo bạo và cũng không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp, nhưng đẹp vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn khiến người đọc bất ngờ hơn nữa khi miêu tả sự hùng vĩ, hung dữ đó quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sõng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy. Sông Đà hiện lên như một kẻ bất chấp hết, có thể lấy đi tính mạng của những ai vô tình đi qua đây. Thật táo bạo, mãnh liệt và mạnh mẽ. Khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông đà hùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa Tài cùng liệu chia gầmsẻ thét tại với đàn trâu da cháy bùng bùng. Những câu văn với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc. Một cảnh tưởng hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, tuyệt vời,

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) hiếm thấy trong văn học. Nguyễn Tuân thực sự là bậc thầy của ngôn ngữ, ông thổi hồn vào những con chữ, khiến con chữ như biết nói, biết rung động. Đặc biệt hơn nữa, sông Đà hình thành ba trận chiến, người lái đò muốn vượt qua dòng chảy này thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này. Với giọng văn dồn dập, tác giả kéo người đọc vào cùng vượt thác với người lái đò. Trận thứ nhất mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách Sang đến trận thứ hai tăng thêm nhiều của tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn. Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và mãnh liệt hơn. Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đò và chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể. Con sống chính là kẻ thù số một của người lá đò, với tất cả đặc tính nham hiểm, thâm độc nhất. Tuy nhiên bên cạn vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sông Đà còn hiện lên thật nên thơ và trữ tình biết bao nhiêu. Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân sông đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói mèo đôý nương xuân. Thật tài hoa và thật trữ tĩnh, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa rừng núi hiểm trở Tây bắc. Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời và thi vị biết bao Mùa xuân dòng xanh ngọc bochs, chứ nước sông đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông lô. Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruơu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Những từ ngữ mượt mà, tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có của một dòng sông tưởng chừng chỉ có giận dỗi và hung dữ. Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa. Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chân chất và tươi mới biết bao nhiêu. Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng. Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân. Tài liệu chia sẻ tại