9 Tháng 4 15 Tháng 4 Bài Học 3 BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CÂU GỐC: Vả, khi Đức Chúa Giê-su vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ; vì Ngài d

Tài liệu tương tự
Bài Giảng Đạo Kỷ Niệm Chúa Jêsus Phục Sinh (3)

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25)

11 Tháng 6 17 Tháng 6 Bài Học 12 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CÂU GỐC: Đêm nay các ngươi sẽ đều vấp phạm vì cớ ta (Mathi-ơ 26:31). ĐỌC KIN

Baøi Giaûng Ñaïo Kyû Nieäm Chuùa Gieâ-xu Bò Ñoùng Ñinh Treân Thaäp Giaù (2)

Bài Học 9 20 Tháng 5 26 Tháng 5 HÃY LÀ NGƯỜI THEO CHÚA CÂU GỐC: Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho

Bài Học 3 14 Tháng Tháng 10 MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐÃ PHẠM TỘI CÂU GỐC: Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:2

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

SỰ SỐNG THẬT

1

Mở đầu

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Bài Học 3 13 Tháng 7 19 Tháng 7 SA-BÁT: MỘT NGÀY CỦA SỰ TỰ DO CÂU GỐC: Đoạn, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày S

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

Bài học 2 1 Tháng 4 7 Tháng 4 MỘT MÓN QUÀ KHÔNG HỀ BỊ TIÊU HỦY CÂU GỐC: Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em

01 Sáng Tạo Trời Đất, Muôn Vật và Loài Người

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

6. Đức Chúa trời yêu thương Giăng 3:11-21 Tin Mừng theo Giăng Sinh ra một lần nữa vào một mối quan hệ hôn nhân Chính Đức Chúa trời đã chủ động vươn ra

SỰ SỐNG THẬT

02 Loài Người Sa vào Tội Lỗi

Tin Lành Theo Ma-thi-ơ (24)

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Bài Học 7 TRÁI CỦA THÁNH LINH 11 Tháng 2 17 Tháng 2 CÂU GỐC: Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân t

01 Sáng Tạo Trời Đất, Muôn Vật và Loài Người

Bài Học 2 6 Tháng 1 12 Tháng 1 TÔI THẤY, TÔI MUỐN, TÔI CHIẾM CÂU GỐC: Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời

GIÔ-SUÊ, MỘT MÔN ĐỆ GƯƠNG MẪU TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO 1. Những đặc tánh của Giô-suê : - lạc quan và có lòng tin : qua báo cáo của các trinh sát viên về

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - Vietnamese, S? H?I SINH VÀ NGÀY L? NGU TU?NThe life and times of Jesus Christ _lesson 4_ Vietnamese.doc

Microsoft Word - 33-MI-CHÊ.docx

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa

Microsoft Word - Vietnamese, S? RA Ð?I VÀ TH?I THO ?U C?A CHÚA JÊSUS The life and times of Jesus Christ _lesson 1_.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Khám Phá Các Chủ Đề NIỀM HY VỌNG CỦA TÔI LÀ GÌ?

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Câu Chuyên Về. Chúa Giê-xu Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ĐÂY LÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU. CHÚA GIÊ-XU ĐÃ ĐẾN TRẦN GIAN NÀY TRONG HÌNH HÀI MỘT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - PHO MON.doc

Ma-thi-ơ 6:5 - 8

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Microsoft Word - Dao-3 kho bau-1.doc

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word PHI-RO.docx

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - THANG web

Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh

KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bê

NƯỚC TRỜI KHÔNG BIÊN GIỚI Mục sư Nguyễn Văn Huệ 1

HỒI I:

Lời Dẫn

Trước Lễ Ngũ Tuần Derek Prince 1 Nguyên tác: The Holy Spirit In You Dịch giả: David Tô ĐỨC THÁNH LINH TRONG BẠN CHỨC VỤ DEREK PRINCE CHÂU Á/ THÁI BÌNH

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Document

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

SỰ SỐNG THẬT

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Cái Chết

Những Vấn Đề Trọng Đại Của Cuộc Sống

Document

HA-BA-CÚC

1

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Bài Học 6 29 Tháng 4 5 Tháng 5 CAM CHỊU VÌ ĐẤNG CHRIST CÂU GỐC: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại c

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Mở đầu

Kho Tàng Tâm Của Đấng Giác Ngộ

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Söï Soáng Ñôøi Ñôøi (10)

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - cankhontuyetphap25.doc

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Phoù Thaùc Hoaøn Toaøn Cho Chuùa Trôøi (8)

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

Nam Tuyền Ngữ Lục

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

HỒI I:

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

LƠ I NGO Ki nh thưa quy cha, quy thầy phó tế; quy tu sĩ nam nữ cu ng toa n thê quy ông ba va anh chi em. Chủ đê mu c vu năm 2018 của Hô i Đô ng Gia m

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

Microsoft Word - 1 LÊ NGỌC HUỆ MỘT THOÁNG MAI CHỬNG.docx

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Bản ghi:

9 Tháng 4 15 Tháng 4 Bài Học 3 BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CÂU GỐC: Vả, khi Đức Chúa Giê-su vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ; vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo (Ma-thi-ơ 7:28, 29). ĐỌC KINH THÁNH NGHIÊN CỨU TUẦN NÀY: Ma-thi-ơ 5 7; Rô-ma 7:7; Sáng thế Ký 15:6; Mi-chê 6:6-8; Lu-ca 6:36; Ma-thi-ơ 13:44-52; Rô-ma 8:5-10 Trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký, chúng ta thấy Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô. Sau đó, Ngài báp-têm họ ở Biển Đỏ. Ngài đem họ qua đồng vắng trong 40 năm. Ngài làm những dấu kỳ và phép lạ cho họ. Ngài gặp họ trên một đỉnh núi, nơi mà Ngài ban cho họ luật pháp của Ngài. Trong sách Ma-thi-ơ, chúng ta thấy Đức Chúa Giê-su đi ra khỏi Ê-díptô. Ngài chịu phép báp-têm tại sông Giô-đanh. Ngài vào đồng vắng trong 40 ngày. Ngài làm những dấu kỳ, phép lạ, và nhóm họp dân Y-sơ-ra-ên trên một đỉnh núi, nơi Ngài giải nghĩa rõ ràng hơn luật pháp của Ngài. Ðức Chúa Giê-su đã lặp lại lịch sử của Y-sơ-ra-ên. Và trong Ngài tất cả những lời hứa giao ước đã được ứng nghiệm. Bài Giảng Trên Núi là bài giảng hùng hồn nhất từng được rao giảng. Lời của Đức Chúa Giê-su đã ảnh hưởng sâu xa đến thính giả của Ngài và trong tương lai, tất cả những ai nghe cũng sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Nhưng chúng ta không chỉ lắng nghe bài giảng này. Thay vào đó, chúng ta cũng phải làm cho bài giảng này trở thành một phần quan trọng trong đời sống của mình. Tuần này, chúng ta sẽ nghiên cứu những gì Đức Chúa Giê-su đã dạy trong Bài Giảng Trên Núi (Ma-thi-ơ 5 7). Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu những gì Đức Chúa Giê-su đã nói trong Ma-thi-ơ 13 về việc sử dụng lời của Ngài trong đời sống của chúng ta. 19

Thứ Nhất 10 Tháng 4 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN Đọc lướt qua Bài Giảng trên Núi trong Ma-thi-ơ 5 7. Sau đó viết tóm tắt bài giảng này nói gì với bạn. Có lẽ không có bài giảng tôn giáo nào trong lịch sử loài người đã thu hút được sự chú ý nhiều hơn Bài Giảng trên Núi. Nhiều tư tưởng gia ngoài Cơ Đốc giáo và các nhà hoạt động xã hội đã từ chối thờ phượng Đức Chúa Giê-su nhưng đã ngưỡng mộ lời rao giảng của Ngài. Trong thế kỷ thứ 20, Mohandas Gandhi là người nổi tiếng nhất ngoài Cơ Đốc giáo đã ủng hộ bài giảng Phỏng trích Craig L. Blomberg, The New American Commentary: Matthew (Nashville: B & H Publishing Group, 1992), quyển 22, tr. 93, 94. Bài giảng này đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người coi bài này như một chuỗi quy tắc rất nghiêm ngặt mà không ai có thể sống theo nhờ sức riêng của mình, nếu không có Đức Chúa Trời giúp. Kiến thức về sự yếu đuối của chúng ta là những người tội lỗi khiến chúng ta chấp nhận sự công bình (đời sống thánh thiện; sự rửa sạch và lòng thương xót tha thứ) của Đức Chúa Giê-su như là niềm hy vọng cứu rỗi duy nhất của chúng ta. Chúng ta đều kém xa các nguyên tắc mà Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta làm theo trong Bài Giảng Trên Núi. Những người khác coi bài giảng này như một bài thuyết trình về những luật lệ chi phối cách chúng ta nên hành động như những công dân. Còn những người khác thấy đó như một lời kêu gọi tất cả mọi người thực hành chủ nghĩa hòa bình. Một số người đã thấy trong bài giảng xã hội Phúc Âm, kêu gọi các tín hữu mang lại nước của Đức Chúa Trời trên đất qua quyền lực của con người. Bà Ellen G. White viết, Trong Bài Giảng trên Núi, Đức Chúa Giê-su có ý muốn hủy bỏ các sự nguy hại do sự giáo dục sai. Ngài muốn cho thính giả một sự hiểu biết đúng về vương quốc và bản tính của Ngài.... Các lẽ thật mà Đức Chúa Giê-su dạy quan trọng đối với chúng ta cũng như đối với những người theo Ngài. Chúng ta, cũng như họ, cần học hỏi các nguyên tắc căn bản của nước Đức Chúa Trời. Phỏng trích The Desire of Ages, tr. 299. Vì vậy, Bài Giảng trên Núi cho chúng ta những nguyên tắc căn bản của nước Đức Chúa Trời. Bài đó cho chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào, như Đấng thống trị nước của Ngài. Bài này cũng dạy chúng ta những điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm, như những người sống trong nước của Ngài. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta sống theo các quy tắc của nước Ngài. Đó là một lời kêu gọi rất khác với các nguyên tắc của các nước thế gian. (Hãy đọc Đa-ni-ên 7:27). 20

Thứ Hai 11 Tháng 4 BÀI GIẢNG VÀ LUẬT PHÁP Một số Cơ Đốc nhân nghĩ rằng Bài Giảng trên Núi là luật pháp mới của Đấng Christ. Họ nghĩ rằng Bài Giảng này sẽ thay thế Luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ nói luật cũ bây giờ được thay thế bằng luật của ân điển (sự tha thứ và lòng thương xót). Họ cũng nghĩ rằng luật pháp của Đức Chúa Giê-su khác với Luật của Đức Chúa Trời. Nhưng những quan điểm này là sự hiểu lầm về Bài Giảng Trên Núi. Đọc Ma-thi-ơ 5:17-19, 21, 22, 27, 28. Đoạn này nói gì về ý tưởng cho rằng: Mười điều răn được thay thế bằng Bài Giảng trên Núi? (Xin cũng đọc Gia-cơ 2:10, 11; Rô-ma 7:7). Craig S. Keener viết, Hầu hết những người Do Thái hiểu rằng các điều răn được lồng trong ý tưởng có ân điển. Ý tưởng của ân điển giúp giải thích ý nghĩa của pháp luật đầy đủ hơn. Đức Chúa Giê-su cầu xin cho được ân điển nhiều hơn trong đời sống của những người theo Ngài.... Chắc chắn Đức Chúa Giê-su hoạch định nước của Ngài dựa vào ân điển (so sánh Mathi-ơ 6:12; Lu-ca 11: 4; Mác 11:25; Ma-thi-ơ 6:14, 15; Mác 10:15). Trong những câu chuyện trong Phúc Âm, Đức Chúa Giê-su chấp nhận những ai hạ mình xuống và chấp nhận quyền cai trị của Đức Chúa Trời, mặc dù họ là những người không hoàn hảo (Ma-thi-ơ 5:48). Nhưng nước ân điển mà Đức Chúa Giê-su rao giảng không phải là ân điển không có việc làm.... Trong các sách Phúc Âm, sứ điệp của vương quốc thay đổi những người khiêm nhường chấp nhận sứ điệp cũng như nó nghiền nát những kẻ kiêu ngạo và những người quá tự mãn và tự hài lòng với tình trạng thiêng liêng của mình. Phỏng trích The Gospel of Matthew: A Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids: William B. Eerdmans Publishing Company, 2009), tr. 161, 162. Đọc Sáng thế Ký 15:6. Điều này giúp chúng ta hiểu thế nào sự cứu rỗi luôn luôn là bởi đức tin? Đức tin của Đức Chúa Giê-su Christ không phải là một đức tin mới. Đó cũng là đức tin từ thời A-đam và Ê-va sa ngã trong vườn Ê-đen. Bài Giảng trên Núi không phải là sự cứu rỗi bởi ân điển thay thế bằng sự cứu rỗi bởi việc làm. Sự cứu rỗi luôn luôn bởi ân điển. Dân Y-sơ-ra-ên đã được cứu bởi ân điển ở Biển Đỏ trước khi họ được yêu cầu vâng lời tại núi Si-nai (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:2). Những kinh nghiệm của bạn với Chúa và luật pháp của Ngài nên dạy cho bạn lý do tại sao sự cứu rỗi luôn luôn bởi đức tin chớ không phải bởi luật pháp? 21

Thứ Ba 12 Tháng 4 SỰ CÔNG BÌNH CỦA CÁC THẦY THÔNG GIÁO VÀ NGƯỜI PHA-RI-SI Đọc Ma-thi-ơ 5:20. Đức Chúa Giê-su dạy gì khi Ngài phán, Nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng? Sự cứu rỗi luôn luôn là bởi đức tin. Do Thái giáo (tôn giáo của người Do Thái) luôn là một tôn giáo của ân điển. Nhưng sự duy luật lẻn vào dần dần. Nó có thể lén vào một tôn giáo nào đó coi sự vâng phục cách nghiêm túc, như Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Vào thời Đức Chúa Giê-su, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đã rơi vào một loại nghĩ rằng tôn giáo cứng rắn... không thương xót hay không tình thương. Cách suy nghĩ này khiến họ không có quyền lực để cứu thế giới khỏi tội lỗi. Phỏng trích Ellen G. White, Thoughts From the Mount of Blessing, tr. 53. Các luật lệ do con người làm ra không có sức mạnh để thay đổi đời sống hoặc bản tính (suy nghĩ, cảm xúc, hành động). Đức tin thật hành động bằng tình yêu thương (Ga-la-ti 5:6). Chỉ có điều đó mà thôi là làm cho các hành động bên ngoài được Đức Chúa Trời chấp nhận. Đọc Mi-chê 6:6-8. Những câu này tóm tắt Bài Giảng trên Núi cách nào? Ngay cả trong thời Cựu Ước, các sinh lễ không phải là một phương pháp cất bỏ tội lỗi. Thay vào đó, chúng chỉ là một biểu tượng của những gì Đấng Christ sẽ đến để làm trong tương lai. Các sinh lễ đã cho chúng ta thấy rằng qua sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta có thể tìm thấy quyền lực để sống một cuộc đời của tình yêu và có bản tính của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ có thể sống cuộc đời này qua sự hoàn toàn đầu phục Ðức Chúa Trời. Và điều đó cũng đòi hỏi sự hiểu biết là chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nhiều các thầy thông giáo và người Pha-ri-si đã khoe khoang về sự thanh khiết và đức tin. Nhưng họ không phải là những tấm gương tốt để cho những người đi theo Chúa nên sống. Giả sử bạn là một người rất tin tưởng vào sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin mà thôi. Và bạn tin rằng chỉ có sự công bình của Đức Chúa Giê-su có thể cứu bạn. Sau đó, bạn có thể làm gì để giữ sự duy luật không lẻn vào đời sống thiêng liêng của mình? 22

Thứ Tư 13 Tháng 4 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA NƯỚC TRỜI Có lẽ câu nói mạnh nhất của Đức Chúa Giê-su được thấy trong Mathi-ơ 5:48. Hãy đọc câu này. Làm thế nào chúng ta là những con người tội lỗi có thể làm điều đó? Trong tất cả những lời dạy trong Bài Giảng trên Núi, đây phải là một trong những câu mạnh nhất: Hãy nên trọn vẹn như Cha các ngươi ở trên trời. Câu này nghĩa là gì? Việc quan trọng để hiểu câu này được thấy trong chữ đầu tiên, Thế thì, hai chữ này gợi ý một kết luận cho những gì đã nói trước đó. Vậy, điều gì đã nói trước đó? Hãy đọc Ma-thi-ơ 5:43-47. Những câu này được đưa đến một kết luận với Ma-thi-ơ 5:48. Các câu này giúp chúng ta thế nào để hiểu rõ hơn về những gì Đức Chúa Giê-su muốn nói trong Ma-thi-ơ 5:48? Xin cũng đọc Lu-ca 6:36. Đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng này được thấy trong Kinh Thánh. Trở lại sách Lê-vi Ký (Lê-vi Ký 19:2), Chúa nói với dân Ngài, Hãy nên thánh, vì ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các người, vốn là thánh. Trong Lu-ca 6:36, Đức Chúa Giê-su phán, Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót. Hết thảy ý nghĩa ở đây, trong Ma-thi-ơ 5:43-48, không phải là về việc vâng giữ các luật lệ, mặc dù điều đó là quan trọng. Thay vào đó, điều thiết yếu của các câu này là nói về sự quan trọng của việc yêu thương người. Chúng ta yêu thương không chỉ những người mà ai cũng có thể yêu nhưng phải yêu cả những người mà chúng ta thấy không dễ yêu. (Một lần nữa, đây là luật của nước Đức Chúa Trời, chứ không phải của con người). Điều quan trọng cần nhớ ở đây là Ðức Chúa Trời không đòi hỏi chúng ta làm bất cứ điều gì mà Ngài không thể làm qua chúng ta. Nếu để trái tim đầy tội lỗi và ích kỷ của chúng ta điều khiển thì ai trong chúng ta có thể yêu kẻ thù của mình? Thế gian không dạy chúng ta yêu thương kẻ thù. Nhưng bây giờ chúng ta là công dân của một nước khác. Chúng ta có lời hứa rằng nếu chúng ta đầu phục Ðức Chúa Trời, thì Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Giê-su Christ (Phi-líp 1:6). Và những công việc lớn nào Đức Chúa Trời có thể làm trong chúng ta hơn là để tự chúng ta, trong sự giới hạn của con người, là yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta? Cuộc đời của bạn sẽ khác thế nào, ngay bây giờ, nếu bạn biết yêu thương kẻ thù của mình? 23

Thứ Năm 14 Tháng 4 NHẬN ĐƯỢC NHỮNG LỜI CỦA NƯỚC TRỜI Không phải Đức Chúa Giê-su chỉ giảng dạy trên núi. Ngài cũng dạy cùng một sứ điệp của nước trời trên khắp Y-sơ-ra-ên. Ma-thi-ơ 13 ghi lại Đức Chúa Giê-su đã dạy dỗ dân chúng trên một chiếc thuyền, trong khi đoàn dân đứng trên bờ. Các ngụ ngôn này dạy rằng thật quan trọng không những chỉ nghe Lời Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng còn phải sống với những lời đó. Hãy đọc Ma-thi-ơ 13:44-52. Những điều gì Chúa dạy ở đây giúp chúng ta sống theo các lẽ thật trong Bài Giảng trên Núi? Có hai điểm quan trọng trong hai câu chuyện đầu tiên. Trong cả hai, đó là ý tưởng về sự phân rẽ. Chúng dạy sự cần thiết để bỏ đi những cái cũ để được một cái gì mới. Có thể đó là của báu trong đám ruộng hoặc một viên ngọc châu. Một điểm quan trọng khác là giá trị to lớn mà mỗi người đặt vào những gì họ tìm thấy. Trong cả hai trường hợp, họ trở về, bán tất cả những gì họ có để có được kho tàng. Chúng ta không thể mua được sự cứu rỗi (Ê-sai 55:1, 2). Nhưng điều các ngụ ngôn dạy là rõ ràng: không gì chúng ta có trong thế giới này đáng giá cho chúng ta để mất thế giới sau này. Vì vậy, để làm những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi, chúng ta cần phải có sự lựa chọn để phân rẽ mình ra khỏi tất cả những gì của thế gian và của xác thịt. Và thay vào đó, chúng ta hãy để Thánh Linh của Đức Chúa Trời tuôn đổ đầy dẫy trong chúng ta (đọc Rô-ma 8:5-10). Điều này có thể không dễ dàng. Nó sẽ đòi hỏi sự chết cho cái tôi và chấp nhận vác thập tự giá của mình. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ tầm quan trọng của những gì Đức Chúa Trời hứa với chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ có tất cả các lý do tốt để làm những sự lựa chọn đúng. Hãy đọc ngụ ngôn thứ ba (Ma-thi-ơ 13:47-50). Câu chuyện này cũng nói về một sự phân rẽ. Bằng những cách nào sự phân rẽ trong hai ngụ ngôn đầu tiên giúp chúng ta hiểu được những gì xảy ra trong ngụ ngôn thứ ba này? 24

Thứ Sáu 15 Tháng 4 NGHIÊN CỨU BỔ TÚC: Hãy đọc Ellen G. White, Bài Giảng trên Núi, tr. 298-314, trong The Desire of Ages, và quyển Thoughts From the Mount of Blessing (có trên mạng www.whiteestate.org/books/mb/mb.asp). Trong các ngụ ngôn của Ma-thi-ơ 13:44-46, người ta tìm thấy một cái gì đó có giá trị lớn. Trong tất cả ba ngụ ngôn, những gì họ tìm thấy là lẽ thật. Đó là lẽ thật dẫn đến sự sống đời đời, trái ngược với sự hủy diệt đời đời trong lò lửa. Sự khác biệt này thì quan trọng vì chúng ta đang sống trong một thời đại mà các ý tưởng về lẽ thật được coi là lỗi thời hay nguy hiểm. Và, thật không may, đây là một ý tưởng sai lầm mà một số Cơ Đốc nhân đã chấp nhận. Vì vậy, suy nghĩ về điều này, chúng ta biết rằng sứ điệp của các ngụ ngôn là lẽ thật sẽ đem lại sự khác biệt vĩnh viễn trong mỗi đời sống con người. Điều này không có gì ngạc nhiên. Kinh Thánh được dựa trên ý tưởng của lẽ thật đầy đủ và không thay đổi. Rốt cuộc, Đức Chúa Giê-su phán, Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha (Giăng 14:6). Nếu điều đó không nói lên một lẽ thật hoàn toàn và không thay đổi, thì là gì? Phao-lô nói rằng, chúng ta hiểu biết [lẽ thật] chưa trọn vẹn (I Cô-rinh-tô 13:9). Vì vậy, rõ ràng là có nhiều điều chúng ta không biết. Nhưng lời nói của Phao-lô là chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn gợi ý rằng có nhiều lẽ thật hơn cần hiểu biết, lẽ thật mà thực sự đem lại sự khác biệt, hoặc là sự sống đời đời hay sự chết đời đời. Sự sống đời đời hay sự chết đời đời? Thật không thể nói rõ ràng hơn được. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: 1. Chúng ta sẽ sống trong một thế giới ra sao nếu mọi người làm theo những nguyên tắc Chúa dạy trong Bài Giảng trên Núi? 2. Đức Chúa Giê-su kể ngụ ngôn về người cất nhà khôn ngoan và ngu dại (Ma-thi-ơ 7:24-27) khi Ngài nhìn về phía bờ biển Ga-li-lê. Vào mùa khô, sự khác biệt của đá và cát trên bờ biển không đáng chú ý lắm. Một người có thể cất nhà trên cát, nghĩ rằng nó sẽ vững như đá. Nhưng khi những cơn mưa đến, nền cát trôi đi và nhà sụp xuống. Đức Chúa Giê-su so sánh những người nghe lời Ngài mà không làm theo như một nền nhà xây trên cát. Những cơn bão trong cuộc đời chúng ta cho thấy thế nào nền tảng chúng ta là xây trên đá hoặc trên cát? Làm thế nào chúng ta có một nền tảng sẽ giữ chúng ta vững vàng trong những lúc rắc rối nhất? 25