NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. N

Tài liệu tương tự
Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Con Đường Khoan Dung

Phân tích hình tượng người lính qua một số bài thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - nvs-vanhocnamha[layout].doc

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tôi Đã Vẽ Như Thế Nào Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975? Trịnh Cung 1. Vẽ Trong Trại Tù Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Bạn Tý của Tôi

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

HỒI I:

Một LỊCH-SỬ HÃI-HÙNG! Bị Giấu Kín và Phanh-Phui!!! (Nguyễn-Thông Blog) Bây giờ, thời buổi này, nếu nhắc tới cụm từ Cải-Cách Ruộng Đất, lứa U50, thậm c

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu


daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Thuyết minh về Nguyễn Du

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

1

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Microsoft Word - 1 LÊ NGỌC HUỆ MỘT THOÁNG MAI CHỬNG.docx

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

mộng ngọc 2

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Cúc cu

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Document

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

Dân Thái Bình quê tôi kêu cứu vì nhà máy thép TQ gây ô nhiễm Văn Quang Viết từ Sài Gòn Trong bài trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về những cái độc

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Bản ghi:

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. Nhiều người đọc có thể đã biết ông từ những năm trước biến cố mất nước năm 1975. Ông là một bác sĩ quân y đặc biệt. Ông hẳn phải có một đam mê nung nấu ngút ngàn đối với việc cầm bút để ghi lại những gì mình thấy, những gì mình nghĩ về cuộc đời chung quanh mình. Về con người, về xã hội, về đất nước. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã lao vào cái nghiệp dĩ rất hứng thú đến độ không thể bỏ được nhưng cũng lắm bạc bẽo khiến cho người cầm bút cũng phải nhiều khi nhún vai bâng khuâng. Những gì người thời đó - những năm tao loạn vì giặc giã và khủng bố, sự mê cuồng chính trị và tôn giáo, cùng sự có mặt của lính Mỹ trên đất nước - còn có thể nhớ lại là tạp chí Tình Thương của sinh viên y khoa, chỉ nội cái tên cũng nói lên sự khắc 1

khoải mang tính thời đại của những người có con tim đứng trước số phận nghiệt ngã của người Việt đồng bào. Ngay cả những người không học trong ngành y khoa cũng biết rằng Tình Thương nói lên tâm nguyện lương y như từ mẫu của những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường nghe giáo sư Phạm Biểu Tâm diễn giảng. Và nếu nhìn lại những năm đó, chúng ta có thể giật mình khi nhận ra rằng Tình Thương là tờ báo sinh viên có một ý thức dấn thân rõ rệt, như lý tưởng của người chủ bút của nó, cho nên tiếng tăm đã lan ra khỏi phạm vi nhà trường. Năm 1968, giữa khi Miền Nam đang chìm trong khói lửa của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân thể hiện đầy đủ cuồng vọng phi nhân của Bắc Bộ Phủ, Ngô Thế Vinh chính thức bước vào ngành quân y với màu áo Biệt Cách Dù Liên đoàn 81 trấn đóng ở vùng Kontum cao nguyên biên giới, một nơi phố núi cao, phố núi đầy sương; Phố núi cây xanh, trời thấp thật buồn. Đâu đâu cũng đồi núi. Đâu đâu cũng là thôn xóm, bản thượng của người miền núi. Trước mắt của Ngô Thế Vinh, có thể ông thấy người Thượng nhiều hơn cả người Kinh. Ngay cả những cô gái Thượng vẫn còn ngây thơ không che đậy bộ ngực của mình, cũng may chẳng mấy ai nhìn. Áp lực của Việt Cộng rất mạnh vì đây là con đường huyết mạch xâm nhập vào Miền Nam. Ngô Thế Vinh viết Vòng Đai Xanh qua trải nghiệm cuộc sống nhiều thử thách trong những năm đó. Tác phẩm của Ngô Thế Vinh được chào đón như môt hiện tượng độc đáo trong văn giới. Vừa là tiểu thuyết, nhưng vừa là phóng sự điều tra. Rất tiếc chúng ta thiếu những người trên cao có tầm nhìn chiến lược đề chia sẻ nhãn quan chiến lược của Ngô Thế Vinh. Đó là chúng ta chưa đủ ý thức, chưa đủ quan tâm, chưa đủ nỗ lực trong hội nhập những nhóm người dân tộc ở cao nguyên, và đó đúng là vấn đề sống còn của đất nước. Những ông tướng kiểng Miền Nam trấn đóng Vùng 2 Chiến thuật chỉ nhìn vấn đề một cách hạn hẹp. Người ta hô lớn khẩu hiệu Kinh Thượng đoàn kết, nhưng lại để cho sự cách biệt hai phương trời giữa hai người - về quyền lợi, về cơ hội, về mức sống và cách sống - hiển hiện một cách tự nhiên. Cho nên cuối cùng chúng ta đã để xảy ra biến cố lịch sử Ban Mê Thuột 10-3-1975, dẫn đến nước mất nhà tan. Vòng Đai Xanh của Ngô Thế Vinh phải được đặt trong bối cảnh đó để chúng ta hiểu được sự trằn trọc, thao thức kéo dài cho đến nay của ông. Nhưng Ngô Thế Vinh còn làm cho bạn đọc văn học thêm ngạc nhiên với Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000), và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Những tác phẩm này đương nhiên chẳng thể là tiểu thuyết. Có thể gọi là phóng sự điều tra. Sông Mekong, dài khoảng 4.350 cây số, xuất phát từ Tây Tạng chạy qua sáu nước là Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Sông đã dài, có nhiều khúc quanh, vượt qua nhiều ghềnh thác, và luồng nước biến đổi quanh năm vì thời tiết. Người bình thường đều có thể hiểu rằng sông đổ ra biển. Miền nam Việt Nam ở hạ nguồn, tất phải chịu bao nhiêu chuyển động ở thượng nguồn. Mà thượng nguồn là ai? Chính là Trung Quốc. Và Trung Quốc trân trọng thế nào đối với những nước lân bang như Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam Câu hỏi đó đặt ra cho thiên triều thật là thừa thãi. Trong những lãnh đạo cộng sản của Việt Nam trong hơn 40 năm qua, có lẽ chỉ có ông Võ Văn Kiệt là có ý thức vể hiểm họa xâm lấn của Trung Quốc nói chung và hiểm họa từ dòng sông Cửu Long này nói riêng, theo lời Giáo sư Phạm Hoàng Hộ từng nói khi ông chưa ra khỏi nước. Những người ở Hà Nội vẫn quen thói im lặng trước Bắc Kinh, và vì sông Cửu Long ở miền Nam quá xa, lo cho sông Hồng xả lũ đã mệt, cho nên họ ít khi quan 2

tâm, cho dù ở đó có lụt lội, có khi lại có hạn hán, vì thượng nguồn chơi bẩn, vì đập thủy điện người ta càng ngày càng xây nhiều. Trong khoảng gần 30 năm qua, họ đã xây bao nhiêu đập từ thượng nguồn, cùng mở rộng thủy lộ. Theo lời của chính tác giả Ngô Thế Vinh: Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, là hai tác phẩm viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính "dự báo" về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng. Nay Ngô Thế Vinh, sinh quán Thanh Hóa, trú quán California, đã đến gần tuổi bát thập càng cổ lai hi. Ông có thể chẳng có mấy dấu hiệu mệt mỏi, nhưng nào ai biết ông đang toan tính gì, nghĩ gì, viết gì trong đầu, liệu ông sẽ tung ra thị trường một tác phẩm mới có tính cảnh giác như Vòng Đai Xanh và Cửu Long Cạn Dòng hay chăng? Nói đến thị trường là nói đến cung và cầu. Và nói đến thị trường sách báo thời nay là điều mỉa mai, khôi hài khi nơi nơi toàn là những dấu hiệu cuộc sống văn hóa đang bị tạm lãng quên trong cuộc sống hàng ngày - từ trong ra ngoài. Văn chương hạ giới rẻ như bèo, Kiếm được đồng tiền cũng rất khó - điều Tản Đà tưởng nói chơi cũng hơn thế kỷ ai ngờ là sự thật ngày nay. Nói đến thị trường là nói đến cung và cầu. Phần lớn người viết đều tỉnh táo để hiểu chẳng thể tin được học thuyết kinh tế supplyside mà người Cộng Hòa ở Mỹ đang đặt lên bàn thờ như kinh Chú Đại Bi (Thiên thủ, thiên nhãn. Cứ sản xuất đi, thế nào cũng bán được hàng; bán không được, có nhà nước chịu). Người bình dân nhất cũng hiểu rằng số cầu quyết định tất cả thời vận kinh tế. Bởi vậy nhiều khi chính phủ Mỹ phải nghe lời kinh tế gia người Anh John Maynard Keynes (dù ông đã hoàng tuyền xa chơi cũng 72 năm rồi, mở đường cho thế hệ baby-boom ngày nay), bóp bụng cho người dân tiền để họ đi chợ nhằm kích thích kinh tế. Nhưng có chính phủ nào lại cho người dân tiền mua sách báo? Cũng chẳng biết Ngô Thế Vinh sẽ đưa ra tác phẩm mới nào, bởi vì những tác phẩm mà ông đã hoàn thành không phải dễ gì sản xuất hàng loạt. Như đã nói, Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt. Vốn là một bác sĩ quân y chẳng cần phải chờ đến tuổi tam thập nhi lập, sở trường cầm bút của ông lẽ ra phải là những câu chuyện về kiếp người phải chật vật đấu tranh cho đến phút cuối của cuộc đời với qui luật sinh bệnh lão tử. Nhưng ông lại dọn lên mâm cho chúng ta Vòng Đai Xanh và Cửu Long Cạn Dòng khiến cho chúng ta tâm tưởng cứ bị dằn vặt với hình ảnh đậm nét trong ký ức Nước sông dâng cao, cá lội ngù ngờ; Nước xanh xanh lơ, bóng in cây dừa Những câu hỏi được nêu ở trên về Ngô Thế Vinh đã được giải tỏa khi gần đây tác phẩm Tuyển tập Chân dung Văn học Nghệ thuật Văn hóa đến tay chúng ta. Phải nói ngay rằng một tác phẩm như thế trong một thời sách báo hiếm hoi lại càng rất hiếm hoi đối với chúng ta. Hệ thống truyền thông xã hội đang làm thay đổi, nếu không nói đang bức tử, nếp sống văn hóa lâu nay chẳng phải của người mình mà của cả người ta. Thời buổi này, còn mấy ai có thể viết được những đề tài văn học, văn hóa đòi hỏi những công phu sưu tập, nghiên cứu như thế? Những người có thể dám chấp bút trước một đề tài có tính văn học sử này còn mấy ai? Câu trả lời có 3

ngay ở mỗi người. Thực sự khó tưởng cho chúng ta có thể đề cập được một tên tuổi nào vừa có đủ khả năng (đương nhiên là hiếm) vừa có can đảm tối thiểu (lại càng hiếm hơn) đi làm một công chuyện thật khó có thể thấy được ánh sáng cuối đường hầm này. Người ta phải đủ tinh thần từ bi, hỉ xả, Thà người phụ ta còn hơn ta phụ người để đến với bạn đọc ngày càng hư ảo (elusive). Hoặc người viết phải có tinh thần mình vì mọi người : Nếu mình không làm, ai đây sẽ gánh vác; nếu bây giờ không làm, bao giờ mới làm (còn thời giờ đâu mà đợi, mà chờ)? Trong tuyển tập này, có 18 nhân vật có chân dung được phác họa. Ngoại trừ hai giáo sư họ Phạm (Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ) đáng kính đã len lỏi, hạ cố đến được với cuộc họp mặt xa lạ này, 16 người còn lại là những tên tuổi quen thuộc, hay phần nào quen thuộc, trong gìới văn học, nghệ thuật. Đương nhiên, sẽ có người bình phẩm: Còn thiếu nhiều nhân vật quá. (Thiếu tôi chẳng hạn!) chưa kể có không ít người không còn có thể lên tiếng được. Nhưng cũng cần nhớ rằng đây là một tuyển tập, có nghĩa là chỉ một phần những gì tác giả đã viết, và đây là những chân dung, có nghĩa là phác họa về con người, cá tính, về cuộc đời, sự nghiệp, về những hoàn cảnh đặc biệt, những quan hệ và kỷ niệm mà tác giả đã có với nhân vật có chân dung. Những quen biết, quan hệ cần thiết, tối thiểu với một nhân vật văn học, nghệ thuật để cho có thể phác họa được chân dung chẳng phải dễ vun xới. Nhất là khi tác giả (Ngô Thế Vinh) có một nghề chính và văn học đối với ông dù sao cũng chỉ là chuyện nghiệp dư. Thậm chí nó có thể là một nghề tay phải, nhưng theo lẽ thường, một người bình thường chỉ có thể quen biết thân tình một số tác giả khác đủ để vẽ chân dung người ta trên những dòng chữ. Dĩ nhiên, Ngô Thế Vinh cũng đã viết về nhiều nhân vật khác không có mặt trong tuyển tập này (Phan Nhật Nam, Mai Chửng ). Cho nên, bởi thế mà ông gọi đây là một tuyển tập. Tức một sự lựa chọn từ những chân dung đã có nhằm thể hiện một mục đích nào đó, theo những tiêu chuẩn nào đó. Trong sự hiếu kỳ, chúng ta có thể biết rằng 16 tác giả văn học, nghệ thuật này được ra đời trong ba đợt. Có năm người được sinh ra trong khoảng 1917 đến 1927, tức là những người nếu còn sống phải trong độ tuổi 91-101 (Mặc Đỗ 101, Như Phong Lê Văn Tiến 95, Võ Phiến 93, Linh Bảo 92, Mai thảo 91). Quan trọng nhất, họ đã sống thực và đầy đủ trong giai đoạn lịch sử những năm 40, Phát xít Nhật chiếm đóng đất nước, Việt Minh nổi dậy với Cách Mạng Mùa Thu và biến cố 2-9, Pháp trở lại sau khi Nhật đầu hàng và cuộc kháng chiến chống Pháp 9-năm bắt đầu cuối năm 1946 Trong số này, bốn người đã qua đời: Mặc Đỗ 2015, Như Phong 2001, Võ Phiến 2015, Mai Thảo 1998. Bốn nhân vật này đều lẫy lừng, mặc dù có lẽ ít người biết Như Phong Lê Văn Tiến là một king-maker thời Nguyễn Cao Kỳ. Dĩ nhiên, trong cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại, tỷ lệ người có thể biết ít nhiều những nhân vật này ngày càng tuột dốc. Họa chăng những người trên 63 tuổi, tức sinh trước năm 1955, là có thể biết, nhưng không phải ai trong độ tuổi này cũng có thể biết. Khoảng 10%, không biết có đến mức này hay chăng? Mặc Đỗ, Như Phong, Mai Thảo đều là những người di cư vào nam trong thời đất nước chia cắt 1954 với mối hận ly hương, cùng thế hệ với những tên tuổi lớn khac như Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tam Lang, Mặc Thu. Sự xâm nhập của lớp người văn học từ bắc vào nam quả là đáng nói, cũng như sự có mặt của lớp ca sĩ từ bắc vào như ban hợp ca Thăng Long chẳng hạn. Nhìn lại, Mặc Đỗ, Mai Thảo, Như Phong là những người đã hai lần dang dở : 1954 và 1975. Trong khi đó, Võ Phiến và Linh Bảo đều là 4

người miền trung, người Qui Nhơn (?), người Thừa Thiên. Bà Linh Bảo làm cho chúng ta nhớ đến Nguyễn Thị Vinh. Chín người đợt hai được sinh ra trong khoảng năm năm 1936-1940, còn nhỏ để hiểu chuyện xảy ra năm 1945 nhưng đủ lớn để biết chuyện đất nước bị chia cắt và họ phải lựa chọn. Hiện nay họ trong khoảng tuổi 78-82. Tất cả đều lớn hơn tác giả Ngô Thế Vinh. Trong đó, năm người không còn nữa: Dương Nghiễm Mậu, tức Phí Ích Nghiễm (1936-2016), Thanh Tâm Tuyền (1935-2006), Nguyễn Xuân Hoàng (1937-2014), Đinh Cường (1939-2016) và Nghiêu Đề (1939-1998). Trong chín người này, Bắc kỳ di cư cũng có đến bốn người: Thanh Tâm Tuyền (Dzư Văn Tâm), Nhật Tiến (Bùi Nhật Tiến), Nguyễn Đình Toàn, Dương Nghiễm Mậu. Miền Trung cũng có bốn: Hoàng Ngọc Biên (Quảng Trị), Nguyên Khai (Huế), Nghiêu Đề (Quảng Ngãi), Nguyễn Xuân Hoàng (Nha Trang). Một Người đẹp Bình Dương : Đinh Cường. Đợt thứ ba chi có hai người, là Cao Xuân Huy và Phùng Nguyễn, kém tuổi khá nhiều so với Ngô Thế Vinh: Cao Xuân Huy mới 28 tuổi vào năm 1975, ông mất năm 2010, thọ 63 tuổi; Phùng Nguyễn mất năm 2015, vào tuổi 65. Cao Xuân Huy (Bắc Ninh) và Phùng Nguyễn (Quảng Nam) đã từng mặc áo lính, ra chiến trận trong những năm chiến tranh. Cao Xuân Huy bị đi tù ( học tập cải tạo ) trong bốn năm, Phùng Nguyễn là thương phế binh giải ngũ. Có lẽ phải nhắc lại Ngô Thế Vinh là một người đặc biệt. Chẳng hiểu ông có ý định xuất bản một tuyển tập như thế này vào thời nào, nhưng rất nhiều tác giả có chân dung đã được ông tiếp xúc khi ông mới tập tễnh bước vào trường y. Chẳng hạn như Mặc Đỗ. Mặc dù tuổi tác cách biệt đến một thế hệ (Mặc Đỗ hơn Ngô Thế Vinh đến 24 tuổi) nhưng Ngô Thế Vinh đã tìm đến Mặc Đỗ như để xin một sự chỉ giáo. Chẳng những ông lưu giữ không sót bất cứ trao đổi thư từ, hình ảnh nào của các nhân vật trong tuyển tập, ông còn ghi chép cũng không sót bất cứ sự kiện nào trong cuộc đời trôi nổi vì vận nước và sự nghiệp đầy thử thách thời vận của họ. Do đó, tuy chúng ta vẫn có một số tác giả chuyên viết về tiểu sử các nhân vật văn học, nhưng chứng tích cùng những mẩu chuyện đáng nhớ thì phải nói chỉ có Ngô Thế Vinh mới làm được chuyên phi thường này. Ông làm ta có thể nhớ đến những nhà báo Mỹ có tập quán nghề nghiệp lưu trữ không thiếu gì những chứng liệu họ quan sát được, cho nên thông thường họ nói có sách, mách có chứng, chẳng làm sao vu cho họ là fake news được. Bởi thế, có vô số chuyện mà chúng ta chỉ có thể biết được nếu có cuốn sách trong tay. Điều đặc biệt mà chúng ta còn có thể ghi nhận là mối thâm tình thủy chung của Ngô Thế Vinh đối với từng nhân vật trong tuyển tập này. Nhưng còn một điều đáng nói hơn chính là những cảm giác lắng đọng có nước mắt nơi người đọc khi đặt cuốn sách vào kệ trong thư viện lưu trữ những gì đã mất của mình. Người ta cảm thấy một sự mất mát, một sự tan tác, u hoài, khi ngoái nhìn lại quá khứ chỉ để nhận ra những khoảng trống khủng khiếp về văn hóa trước mặt. Không bao giờ chúng ta còn có thể có những nhân vật như thế nữa. Chạnh lòng, chúng ta có thể nhớ bài thơ Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan (Tạo hóa gây chi cuộc hí trường; Đến nay thấm thoát mấy tinh sương ). Hay bài Phương Xa của Vũ Hoàng Chương: Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa, Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh, 5

Bể vô tận sá gì phương hướng nữa, Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh. Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ, Một đôi người u uất nỗi chơ vơ, Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị, Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ. Dĩ nhiên, trong cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại, tỷ lệ người có thể biết ít nhiều những nhân vật này ngày càng tuột dốc. Nhưng nếu có những người còn quan tâm đến nguồn gốc của mình, đến sự hiện hữu của mình (tôi đọc, nên tôi hiện hữu), thì có lẽ trên thị trường chữ nghĩa cũng có một số cầu nào đó cho Tuyển tập. Vài chục ngàn, hay vài ngàn hay vài trăm? Sách của thầy thuốc, hay một người viết bẩm sinh? THI PHƯƠNG 08.2018 [ là nhà báo Hoàng Ngọc Nguyên, em của anh Hoàng Ngọc Biên, một chuyên gia kinh tế, cũng ký tên Thi Phương trên một số bài viết ] 6