(dụng cụ giải phóng levonorgestrel trong tử cung) 52 mg (dụng cụ giải phóng levonorgestrel trong tử cung) 19,5 mg HÀNG TRIỆU PHỤ NỮ ĐÃ SỬ DỤNG VÒNG TR

Tài liệu tương tự
Microsoft Word nhandienkhicongvabenhtimmach.doc

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

1-12.cdr

Document

Phần 1

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Hướng dẫn an toàn và thoải mái

QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỖN HỢP CHI TRẢ TIỀN MẶT ĐỊNH KỲ (Ban hành kèm theo Công văn số 16480/BTC-QLBH ngày 06/12/2017 của Bộ Tài chín

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Những Điều Cần Biết Sau Khi Sinh (Nếu quý vị sinh thường)

GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ VÀ SINH CON Nguồn: US Pharm. 2014;29(3): HS11-HS14 Người dịch: Nguyễn Thị

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

PRUDENTIAL-DKHD-PRUKHOIDAULINHHOAT-BIA-T

FWD_Ci_Epolicy_Ke hoach 1

No tile

Print

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ MSIG VIỆT NAM Địa chỉ (Address): Tầng 10, tòa nhà CornerStone, số 16 Phan Chu Trinh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Ho

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

UM-VN A

Bàn điều khiển Hệ thống Phẫu thuật Siêu âm Sonopet Hướng dẫn sử dụng Phiên bản L Ngày in: 31/08/ :46:12 PM

Microsoft Word - The duc khicong - tieng Viet.docx

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

Document

Phần 1

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

QUY TẮC, ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ

VINCENT VAN GOGH

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ KHOA SỨC KHỎE TRẺ EM 1. Lịch tiêm chủng (bảng 1) Tên vắc xin BCG ENGERIX B PENTAXIM INFANRIX ROTARIX ROTATEQ Sơ sinh 1 li

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Vietnamese Luồn Ống Thông Tiểu Của Quý Vị Inserting Your Own Urinary Catheter Hướng Dẫn Tự Luồn Ống Thông cho Nữ Giới Self-Catheterization Instruction

Microsoft Word Medi-Cal Handbook_Approved by DMHC and DHCS _Final.doc

Microsoft Word - An Tam Tinh Duong

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Phần 1

Ai baûo veà höu laø khoå

CHƯƠNG 1

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

CHƯƠNG 2

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

SUNLIFE-QTDK-SPBH_SucKhoe-BenhUngThu-QuyenLoiPhoThong-T View-Logo

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

BỘ Y TẾ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

No tile

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

1003_QD-BYT_137651

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

BỆNH MẮT DO TIỂU ĐƯỜNG Dịch vụ thông tin miễn phí cung cấp bởi:

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

VNVC Sân Vận Động Quân Khu 7 Phạm Văn Hai Công Viên Hoàng Văn Thụ ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT Hoàng Văn Thụ Hẻm 309 Nguyễn Trọng Tuyển Hoàn

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Document

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

BỘ Y TẾ

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Y Trung Tâm Huấn Luyện Nâng Cao Mô Phỏng Lâm Sàng SỔ TAY SINH VIÊN Tháng

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phần 1

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh Đại Tá Nguyễn Thành Trí Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thu

Microsoft Word - tinhyeuemchon01.doc

CHƯƠNG 1

Document

Số 165 (7.513) Thứ Sáu ngày 14/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Microsoft Word - Bản tin số 24-1.docx

C QUI TRÌNH KỸ NĂNG THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT C1 - CHÍCH CHẮP, CHÍCH LẸO Mục đích: Giúp điều trị cho NB. Mức độ: Mỗi bước thực hiện có qui định mức độ m

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Phần 1

U lành tính vùng miệng hàm mặt

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

QUY TẮC BAOVIETCARE Phần I: Quy định chung I. Định nghĩa 1. Tai nạn Là bất kỳ sự kiện bất ngờ hay không lường trước, gây ra bởi một lực từ bên ngoài,

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Microsoft Word Dieu khoan cham soc suc khoe khau tru chi phi bao hiem rui ro - print

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tay cưa xương ức Hệ thống Hướng dẫn sử dụng RX Phiên bản C

Microsoft Word - Document1

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

BẢO HIỂM SỨC KHỎE TOÀN DIỆN Ban hành kèm theo QĐ số :3113/2012/QĐ/TGĐ-BHBV ngày 28 tháng 9 năm 2012 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.

MẪU SLIDE POWERPOINT ĐẸP

Bản ghi:

HÀNG TRIỆU PHỤ NỮ ĐÃ SỬ DỤNG VÒNG TRÁNH THAI NHƯ MIRENA VÀ KYLEENA. Hãy trở thành một trong hàng triệu người đó. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn ngay hôm nay liệu IUD* có phù hợp với bạn không. *IUD = Vòng tránh thai

Nếu bạn chưa sẵn sàng có thai trong năm tới, hãy hỏi bác sĩ của bạn về vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena. Mirena và Kyleena là hai trong số những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất. Nếu bạn đang cân nhắc đặt vòng, hẳn bạn đang có rất nhiều thắc mắc. Chẳng hạn như, IUD là gì? Chúng to cỡ nào? Bạn đặt vòng như thế nào? Chúng hiệu quả ra sao? Tài liệu này sẽ giúp giải đáp nhiều thắc mắc mà bạn có thể có. Nhưng hãy nhớ rằng, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (HCP) của bạn mới là nguồn giải đáp tốt nhất cho mọi câu hỏi hoặc thắc mắc mà bạn có thể vẫn còn băn khoăn. Mirena trong tử cung) 52 mg là một IUD giải phóng hormone, giúp tránh thai trong thời gian lên tới 5 năm. Mirena cũng điều trị rong kinh ở những phụ nữ chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Mirena trong tử cung) 19,5 mg là một IUD giải phóng hormone, giúp tránh thai trong thời gian lên tới 5 năm. Mirena đạt hiệu quả ngừa thai trên 99% trong thời gian lên đến 5 năm. Kyleena đạt hiệu quả ngừa thai trên 99% trong mỗi năm sử dụng (hiệu quả 98,6% trên 5 năm). Tôi nên biết những Thông tin Quan trọng về Tính an toàn nào? Nếu bạn bị nhiễm trùng vùng chậu, dễ bị nhiễm trùng, hoặc mắc một số bệnh ung thư, bạn không nên sử dụng Mirena và Kyleena. Dưới 1% người dùng bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). Nếu bạn bị đau vùng chậu hoặc đau bụng kéo dài hoặc nếu vòng Mirena hoặc Kyleena bị trôi ra ngoài, hãy báo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (HCP) của bạn. Nếu vòng Mirena hay Kyleena trôi ra ngoài, hãy dùng thêm biện pháp tránh thai dự phòng. Mirena hoặc Kyleena có thể dính vào hoặc xuyên qua tử cung và gây ra các vấn đề khác. (Tiếp theo ở trang sau) Bạn được khuyến khích báo cáo tác dụng phụ tiêu cực của các loại thuốc kê toa cho FDA. Truy cập www.fda.gov/ medwatch, hoặc gọi 1-800-FDA-1088. Đại học Sản và Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG) coi IUD là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin quan trọng về tính an toàn, vui lòng xem toàn bộ tài liệu. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. 1 2

Mirena và Kyleena là những biện pháp tránh thai có mức độ duy trì thấp. Thay vì nhớ uống thuốc mỗi ngày, Mirena hoặc Kyleena là một lựa chọn tránh thai khác. Sau khi đặt vòng tránh thai, thời gian tránh thai liên tục lên tới 5 năm. Bạn nên thực hiện kiểm tra sợi dây ở đầu dụng cụ hàng tháng để đảm bảo vòng tránh thai của bạn vẫn nằm đúng chỗ. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn cách kiểm tra. Ngoài ra, bạn nên khám lại trong vòng 4 đến 6 tuần sau khi đặt. Vòng tránh thai Mirena và Kyleena rất nhỏ và mềm. Chỉ hơn một inch (khoảng 2,5 cm) Nếu bạn không cảm nhận thấy sợi dây hoặc cảm nhận thấy có gì đó khác chứ không đơn thuần là sợi dây, hãy gọi cho HCP của bạn. Vòng tránh thai của bạn có thể không ở đúng vị trí và có thể không có tác dụng tránh thai. Hãy sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng không có nội tiết tố (chẳng hạn như bao cao su và chất diệt tinh trùng) và yêu cầu HCP của bạn kiểm tra xem vòng Mirena hay Kyleena có còn ở đúng vị trí không. Với vòng Mirena hoặc Kyleena, hàng tháng bạn không cần phải mua lại thuốc hoặc đến hiệu thuốc. Minh họa vòng tránh thai Kyleena Kích thước thực = 1,18 Mirena = 1,26 Tôi nên biết những Thông tin Quan trọng về Tính an toàn nào? (Tiếp tục) Mang thai trong khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena là không phổ biến nhưng có thể đe dọa tính mạng và có thể dẫn đến hư thai hoặc sảy thai. U nang buồng trứng có thể xảy ra nhưng thường tự biến mất. Chảy máu và ra máu lấm tấm có thể gia tăng trong 3 đến 6 tháng đầu tiên và duy trì không đều đặn. Theo thời gian, các kỳ kinh thường trở nên ngắn hơn, nhẹ hơn hoặc có thể dừng lại. Mirena và Kyleena không bảo vệ bạn khỏi HIV hoặc STD (bệnh lây truyền qua đường tình dục). Chỉ có bạn và HCP của bạn mới có thể quyết định liệu Mirena hoặc Kyleena có phù hợp với bạn không. Chỉ được sử dụng Mirena và Kyleena theo chỉ định của bác sĩ. Để biết thêm thông tin quan trọng về tính an toàn, vui lòng xem toàn bộ tài liệu. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. (Tiếp theo ở trang sau) Không nên sử dụng Mirena hoặc Kyleena nếu bạn: Đang có thai hoặc có thể đang có thai; Mirena hoặc Kyleena không thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp Bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID) trừ khi bạn đã có thai bình thường sau khi hết nhiễm trùng Hiện đang bị nhiễm trùng vùng chậu chưa điều trị Đã bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng trong 3 tháng qua sau một lần mang thai Có thể dễ bị nhiễm trùng. Ví dụ, nếu bạn: - Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình của bạn có nhiều bạn tình - Hệ miễn dịch của bạn có vấn đề - Sử dụng ma túy bằng cách tiêm tĩnh mạch Bị hoặc nghi ngờ có thể bị ung thư tử cung hoặc cổ tử cung Xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân 3 4

Mirena hoặc Kyleena được đặt ở đâu? Vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena được bác sĩ đặt vào tử cung chứ không phải âm đạo của bạn. Đó là một thủ thuật không phẫu thuật, chỉ mất vài phút trong một buổi thăm khám thông thường tại phòng khám. Sau khi đặt vòng, bạn sẽ không cảm nhận thấy bất cứ thứ gì ngoại trừ sợi dây ở đầu vòng tránh thai. Bạn vẫn có thể sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng que), đồng thời, bạn và bạn tình của mình sẽ không cảm nhận thấy vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena khi quan hệ. Nếu điều này xảy ra, hoặc nếu bạn hoặc bạn tình của bạn bị đau khi quan hệ tình dục, hãy nói chuyện với HCP của bạn. Tử cung Sợi dây mềm Vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena Âm đạo Điều gì sẽ diễn ra trong khi đặt vòng: Bạn có thể bị đau, chảy máu hoặc chóng mặt trong khi và sau khi đặt vòng. Nếu các triệu chứng của bạn không tự hết trong vòng 30 phút sau khi đặt, có thể vòng Mirena hoặc Kyleena chưa được đặt chính xác. HCP của bạn sẽ khám cho bạn để xem liệu có cần phải tháo hay thay vòng tránh thai cho bạn hay không. Sau khi đặt vòng: Trong vòng 4 đến 6 tuần sau khi đặt vòng, bạn nên quay lại để tái khám. Đảm bảo vòng tránh thai của bạn được vẫn ở đúng chỗ bằng cách kiểm tra sợi dây hàng tháng HCP của bạn có thể chỉ cho bạn cách kiểm tra. Không nên sử dụng Mirena hoặc Kyleena nếu bạn: (Tiếp tục) Bị bệnh gan hoặc khối u gan Hiện đang hoặc trước đây bị ung thư vú hoặc bất kỳ bệnh ung thư nào nhạy cảm với progestin (nội tiết tố nữ) Đã có vòng tránh thai trong tử cung rồi Bị bệnh ở tử cung khiến hình dạng của buồng tử cung thay đổi, chẳng hạn như khối u xơ lớn Bị dị ứng với các thành phần dưới đây: - Không sử dụng Kyleena nếu bạn bị dị ứng với levonorgestrel, silicone, polyetylen, bạc, silica, bari sulfat, polypropylen hoặc phthalocyanine đồng - Không sử dụng Mirena nếu bạn bị dị ứng với levonorgestrel, silicone, polyetylen, silica, bari sulfat hoặc oxit sắt Nếu bạn quyết định muốn mang thai, bác sĩ có thể tháo vòng Mirena hoặc Kyleena cho bạn bất cứ lúc nào. Để biết thêm thông tin quan trọng về tính an toàn, vui lòng xem toàn bộ tài liệu. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. 5 6

Vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena giá bao nhiêu? Tùy thuộc vào mức bao trả bảo hiểm của mình, bạn có thể nhận được vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena mà không phải trả tiền túi. Hãy làm theo các bước sau: 1. Gọi số điện thoại ở mặt sau thẻ bảo hiểm của bạn. 2. Nói với họ rằng Mirena hoặc Kyleena là biện pháp tránh thai do HCP chỉ định. 3. Yêu cầu họ kiểm tra xem Mirena hoặc Kyleena có được bao trả không mất phí theo Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá cả phải chăng hay không. 4. Nếu bạn đặt vòng Mirena, hãy cung cấp cho họ Mã J: J7298; và mã Thuật ngữ về các thủ tục hiện hành (CPT) để đặt vòng Mirena: 58300. Đối với Kyleena, cung cấp Mã J J7296. 5. Hỏi xem bạn có phải chịu bất kỳ chi phí tự trả nào không, nếu Mirena hoặc Kyleena chỉ được bảo hiểm một phần theo chương trình của bạn. Các chi phí khác liên quan đến sản phẩm có thể được áp dụng. Bạn cần trợ giúp để tìm hiểu về bảo hiểm của mình? Vào trang CoverHer.org. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi có thai trong khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena? Gọi cho HCP của bạn ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đã có thai. Ngoài ra, nếu có thể, hãy thử thai bằng nước tiểu. Nếu có thai trong khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena, bạn có thể bị mang thai ngoài tử cung. Điều này có nghĩa là thai không nằm trong tử cung. Âm đạo ra máu bất thường hoặc đau bụng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là một tình trạng y tế khẩn cấp, thường đòi hỏi phải phẫu thuật. Mang thai ngoài tử cung có thể gây chảy máu trong, vô sinh và thậm chí tử vong. Cũng có những nguy cơ nếu bạn có thai trong khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena và thai nằm trong tử cung. Nhiễm trùng nặng, sẩy thai, sinh non và thậm chí tử vong có thể xảy ra với các trường hợp mang thai mà vẫn tiếp tục duy trì vòng tránh thai (IUD). Vì vậy, HCP của bạn có thể sẽ cố gắng tháo vòng Mirena hoặc Kyleena, mặc dù việc tháo vòng có thể gây sảy thai. Nếu không thể tháo được vòng Mirena hoặc Kyleena, hãy trao đổi với HCP của bạn về lợi ích và nguy cơ của việc tiếp tục mang thai. Nếu bạn tiếp tục mang thai, hãy gặp HCP thường xuyên. Gọi ngay cho HCP nếu bạn có các triệu chứng giống như cúm, sốt, ớn lạnh, chuột rút, đau, chảy máu, tiết dịch âm đạo, hoặc rỉ dịch âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Vẫn chưa rõ liệu Mirena hoặc Kyleena có thể gây ra các tác dụng lâu dài cho thai nhi nếu vòng tránh thai vẫn được giữ trong khi mang thai hay không. Để biết thêm thông tin quan trọng về tính an toàn, vui lòng xem toàn bộ tài liệu. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. 7 8

9 Vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena có thể: Được sử dụng bất kể bạn đã có con hay chưa Đươc đặt bởi HCP trong một buổi thăm khám thông thường tại phòng khám Được tháo bởi HCP bất kỳ lúc nào Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có của Mirena hoặc Kyleena là gì? Các nguy cơ mang thai ngoài tử cung và thai trong tử cung. Có những nguy cơ nếu bạn có thai trong khi đang sử dụng Mirena hoặc Kyleena (xem mục "Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi có thai trong khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena?" ở trang 7-8 của tài liệu này). Nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Nhiễm trùng đe dọa tính mạng có thể xảy ra trong vòng vài ngày đầu tiên sau khi đặt vòng Mirena hoặc Kyleena. Hãy gọi ngay cho HCP của bạn nếu bạn bị đau hoặc sốt nặng ngay sau khi đặt vòng Mirena hoặc Kyleena. Bệnh viêm vùng chậu (PID). Một số người đặt vòng tránh thai bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, gọi là bệnh viêm vùng chậu. PID thường lây truyền qua đường tình dục. Bạn có khả năng mắc bệnh PID cao hơn nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác. PID có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu không tự khỏi. PID thường được điều trị bằng kháng sinh. Các trường hợp PID nghiêm trọng hơn có thể cần phẫu thuật. Đôi khi phải cắt bỏ dạ con (cắt bỏ tử cung). Trong những trường hợp hiếm gặp, nhiễm trùng xuất phát từ PID thậm chí có thể gây tử vong. Báo ngay cho HCP nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh PID như: ra máu nhiều hoặc kéo dài, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng (vùng bụng) dưới, đau khi quan hệ, ớn lạnh hoặc sốt. Chọc thủng. Vòng tránh thai Mirena hoặc Kyleena có thể bị dính vào (gắn vào) hoặc xuyên qua thành tử cung. Điều này gọi là chọc thủng. Nếu điều này xảy ra, Mirena hoặc Kyleena có thể không còn tác dụng tránh thai nữa. Nếu xảy ra tình trạng thủng, Mirena hoặc Kyleena có thể di chuyển ra ngoài tử cung và có thể gây sẹo bên trong, nhiễm trùng, hoặc làm tổn thương các cơ quan khác và bạn có thể phải phẫu thuật để lấy vòng Mirena hoặc Kyleena ra. Nguy cơ thủng sẽ tăng lên nếu đặt vòng Mirena hoặc Kyleena trong thời kỳ cho con bú. Các tác dụng phụ thường gặp của Mirena hoặc Kyleena bao gồm: Đau, chảy máu hoặc chóng mặt trong và sau khi đặt. Nếu 30 phút sau khi đặt vòng mà các triệu chứng này không dừng lại, có thể vòng Mirena hoặc Kyleena chưa được đặt chính xác. HCP sẽ khám cho bạn để xem liệu có cần phải tháo hay thay vòng Mirena hoặc Kyleena hay không. Sổ vòng. Vòng Mirena hoặc Kyleena có thể tự trôi ra ngoài. Đây được gọi là sự sổ vòng. Bạn có thể có thai nếu Mirena hoặc Kyleena trôi ra ngoài. Nếu bạn nghĩ Mirena hoặc Kyleena đã bị trôi ra ngoài, hãy sử dụng thêm một biện pháp tránh thai dự phòng như bao cao su và thuốc diệt tinh trùng và gọi cho HCP của bạn. Mất kinh nguyệt. Kinh nguyệt của bạn có thể dừng sau 1 năm sử dụng Mirena hoặc Kyleena. Nếu bạn không có kinh trong 6 tuần trong khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena, hãy gọi cho HCP của bạn. Sau khi tháo vòng Mirena hoặc Kyleena, bạn sẽ có kinh trở lại. Thay đổi khi ra máu. Bạn có thể bị ra máu và ra máu lấm tấm giữa các kỳ kinh, đặc biệt là trong 3-6 tháng đầu. Đôi khi, ban đầu máu ra nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, máu kinh thường trở nên ít hơn bình thường và có thể không đều. Hãy gọi cho HCP của bạn nếu máu vẫn ra nhiều hơn bình thường hoặc tăng lên sau khi đã ít đi trong một khoảng thời gian. U nang buồng trứng. U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở buồng trứng khi sử dụng Mirena hoặc Kyleena. Những u nang này thường tự biến mất trong hai đến ba tháng. Tuy nhiên, u nang có thể gây đau và đôi khi sẽ cần phẫu thuật. (Tiếp theo ở trang sau) Để biết thêm thông tin quan trọng về tính an toàn, vui lòng xem toàn bộ tài liệu. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. 10

Với Mirena hoặc Kyleena, kinh nguyệt của bạn có thể sẽ thay đổi. VỚI MIRENA: Nếu bạn bị rong kinh và muốn tránh thai, Mirena có thể giúp bạn. Mirena nhanh chóng giảm tình trạng rong kinh. Trong một thử nghiệm lâm sàng ở những phụ nữ bị rong kinh, phần lớn đã giảm được 80% máu kinh ngay sau 3 tháng và giảm hơn 90% sau 6 tháng. Mirena cũng có thể tác động đến tình trạng rong kinh theo những cách khác. Số ngày ra máu và ra máu lấm tấm ban đầu có thể tăng nhưng sau đó thường giảm trong các tháng tiếp theo. Máu kinh cũng có thể tiếp tục không đều. Hãy gọi cho HCP của bạn nếu lại ra máu nhiều hơn sau khi đã ít đi trong một khoảng thời gian. Mirena giải phóng nội tiết tố một cách cục bộ vào tử cung của bạn. Điều này có thể làm thay đổi kinh nguyệt của bạn. Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên không đều và số ngày ra máu và ra máu lấm tấm có thể tăng lên. Một số phụ nữ bị ra máu nhiều trong khoảng thời gian này. Hãy gọi cho HCP của bạn nếu máu vẫn ra nhiều hơn bình thường. Sau khi cơ thể của bạn tự điều chỉnh, số ngày ra máu và ra máu lấm tấm có thể giảm, nhưng vẫn có thể không đều, và bạn thậm chí có thể thấy kinh nguyệt của bạn dừng lại hoàn toàn nếu vẫn còn đặt vòng Mirena. Đó là bởi vì hoocmon trong Mirena làm giảm độ dày hàng tháng của niêm mạc tử cung, điều này có thể có nghĩa là kinh nguyệt ít hơn, hoặc thậm chí không có kinh nguyệt. Kết thúc năm thứ nhất, khoảng 20% số người đặt vòng hoàn toàn không có kinh nguyệt. Bạn sẽ có kinh trở lại sau khi tháo vòng Mirena. Nếu bạn không có kinh trong 6 tuần trong khi sử dụng Mirena, hãy liên hệ với HCP của bạn. Các tác dụng phụ thường gặp của Mirena hoặc Kyleena bao gồm: (Tiếp tục) Các tác dụng phụ thường gặp khác của Mirena bao gồm: Thay đổi khi ra máu Đau bụng hoặc đau vùng chậu Ngừng kinh nguyệt Đau đầu/đau nửa đầu Tiết dịch âm đạo Các tác dụng phụ thường gặp khác của Kyleena bao gồm: Viêm hoặc nhiễm trùng phần ngoài của âm đạo (viêm âm hộ) Đau bụng hoặc đau vùng chậu Đau đầu hoặc đau nửa đầu Viêm hoặc nhiễm trùng phần ngoài của âm đạo (viêm âm hộ) Da mụn hoặc da nhờn Đau khi hành kinh Nhức hoặc đau vú Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trên đây hoặc muốn biết thêm thông tin, hãy trao đổi với HCP của bạn. VỚI KYLEENA: Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên không đều và số ngày ra máu có thể tăng lên. Bạn cũng có thể thường xuyên bị ra máu ít hoặc lấm tấm. Một số phụ nữ bị ra máu nhiều trong khoảng thời gian này. Sau khi đặt vòng Kyleena một thời gian, số ngày ra máu và ra máu lấm tấm có thể sẽ giảm đi. Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt sẽ dừng hẳn. Sau khi tháo vòng Kyleena, bạn sẽ có kinh trở lại. Để biết thêm thông tin quan trọng về tính an toàn, vui lòng xem toàn bộ tài liệu. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. 11 12

Thông Tin Quan Trọng Về Kyleena (dụng cụ giải phóng levonorgestrel Mirena (dụng cụ giải phóng levonorgestrel Mirena và Kyleena không bảo vệ bạn khỏi HIV (AIDS) hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STI). Thông tin này không thay thế cho việc trao đổi trực tiếp với bác sĩ phụ khoa của bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (HCP) khác có chuyên môn về sức khỏe phụ nữ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về Kyleena hoặc Mirena, hãy hỏi HCP của bạn. CHỈ ĐỊNH ĐỐI VỚI KYLEENA Kyleena là một dụng cụ giải phóng hormone trong tử cung (IUD) giúp tránh thai trong thời gian lên tới 5 năm. CHỈ ĐỊNH ĐỐI VỚI MIRENA Mirena là một vòng tránh thai giải phóng hormone trong tử cung, giúp tránh thai trong thời gian lên tới 5 năm. Mirena cũng điều trị rong kinh ở những phụ nữ chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Ai có thể đặt vòng Kyleena hoặc Mirena? Bạn có thể chọn Kyleena hoặc Mirena nếu bạn: Muốn có một biện pháp tránh thai lâu dài với xác suất mang thai thấp (dưới 1/100) Muốn một biện pháp tránh thai hiệu quả liên tục lên tới 5 năm Muốn một biện pháp tránh thai có thể đảo ngược Muốn một biện pháp tránh thai mà không phải uống thuốc hàng ngày Sẵn sàng sử dụng một biện pháp tránh thai đặt trong tử cung Muốn một biện pháp tránh thai không chứa estrogen Bạn không nên sử dụng Kyleena hoặc Mirena nếu bạn: Đang có thai hoặc có thể đang có thai; Kyleena hoặc Mirena không thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp Bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID) trừ khi bạn đã có thai bình thường sau khi hết nhiễm trùng Hiện đang bị nhiễm trùng vùng chậu chưa điều trị Đã bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng trong 3 tháng qua sau một lần mang thai Có thể dễ bị nhiễm trùng. Ví dụ, nếu bạn: - Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình của bạn có nhiều bạn tình - Hệ miễn dịch của bạn có vấn đề - Sử dụng ma túy bằng cách tiêm tĩnh mạch Bị hoặc nghi ngờ có thể bị ung thư tử cung hoặc cổ tử cung Xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân Bị bệnh gan hoặc khối u gan Hiện đang hoặc trước đây bị ung thư vú hoặc bất kỳ bệnh ung thư nào nhạy cảm với progestin (nội tiết tố nữ) Đã có vòng tránh thai trong tử cung rồi Bị bệnh ở tử cung khiến hình dạng của buồng tử cung thay đổi, chẳng hạn như khối u xơ lớn Dị ứng với các thành phần sau: - Không sử dụng Kyleena nếu bạn dị ứng với levonorgestrel, silicone, polyethylene, bạc, silica, bari sulfat, polypropylene hoặc đồng phthalocyanine - Không sử dụng Mirena nếu bạn bị dị ứng với levonorgestrel, silicone, polyetylen, silica, bari sulfat hoặc oxit sắt Trước khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena, hãy cho HCP của bạn biết nếu bạn: Bị bất kỳ tình trạng nào được liệt kê ở trên Đã từng bị đau tim Đã từng bị đột quỵ Bị bệnh tim bẩm sinh hoặc van tim của bạn có vấn đề Có vấn đề về đông máu hoặc uống thuốc giảm đông máu Bị huyết áp cao Mới có con hoặc đang cho con bú Bi đau nửa đầu nặng Tôi có nên kiểm tra xem Kyleena hoặc Mirena có được đặt đúng chỗ không? Có, bạn nên kiểm tra xem Kyleena hoặc Mirena có ở đúng vị trí không bằng cách cảm nhận sợi dây rút ở đầu vòng tránh thai. Thói quen tốt là bạn nên kiểm tra như vậy mỗi tháng 1 lần. Nếu bạn cảm thấy có gì đó khác chứ không đơn thuần là sợi dây, hoặc nếu bạn không thể cảm nhận thấy sợi dây, hãy nhớ gọi cho HCP của bạn và sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng, vì Kyleena hoặc Mirena có thể không ở đúng vị trí và có thể không có tác dụng tránh thai. Khi nào thì tôi nên quay lại HCP để tái khám? Hãy gọi cho HCP nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào (xem mục Sau khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena, khi nào tôi nên gọi cho HCP của mình? ). Nếu không, bạn nên quay lại HCP để tái khám lúc 4 đến 6 tuần sau khi đặt Kyleena hoặc Mirena để đảm bảo Kyleena hoặc Mirena ở đúng vị trí. Tôi có thể dùng tampon (băng vệ sinh dạng que) sau khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena không? Có, bạn có thể dùng tampon ngay cả sau khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi có thai trong khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena? Gọi cho HCP của bạn ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đã có thai. Ngoài ra, nếu có thể, hãy thử thai bằng nước tiểu. Nếu có thai trong khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena, bạn có thể bị mang thai ngoài tử cung. Điều này có nghĩa là thai không nằm trong tử cung. Âm đạo ra máu bất thường hoặc đau bụng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Thông tin Quan trọng tiếp tục ở trang tiếp theo. 13 14

Thông Tin Quan Trọng Về Kyleena và Mirena (Tiếp) Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi có thai trong khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena? (Tiếp tục) Thai ngoài tử cung là một tình trạng y tế khẩn cấp, thường đòi hỏi phải phẫu thuật. Mang thai ngoài tử cung có thể gây chảy máu trong, vô sinh và thậm chí tử vong. Cũng có những nguy cơ nếu bạn có thai trong khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena và thai nằm trong tử cung. Nhiễm trùng nặng, sẩy thai, sinh non và thậm chí tử vong có thể xảy ra với các trường hợp mang thai mà vẫn tiếp tục duy trì vòng tránh thai (IUD). Vì vậy, HCP của bạn có thể sẽ cố gắng tháo vòng Kyleena hoặc Mirena, mặc dù việc tháo vòng có thể gây sảy thai. Nếu không thể tháo được vòng Kyleena hoặc Mirena, hãy trao đổi với HCP của bạn về lợi ích và nguy cơ của việc tiếp tục mang thai. Nếu bạn tiếp tục mang thai, hãy gặp HCP thường xuyên. Gọi ngay cho HCP nếu bạn có các triệu chứng giống như cúm, sốt, ớn lạnh, chuột rút, đau, chảy máu, tiết dịch âm đạo, hoặc rỉ dịch âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Vẫn chưa rõ liệu Kyleena hoặc Mirena có thể gây ra các tác dụng lâu dài cho thai nhi nếu vòng tránh thai vẫn được giữ trong khi mang thai hay không. Kyleena hoặc Mirena sẽ thay đổi kinh nguyệt của tôi như thế nào? Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên không đều và số ngày ra máu có thể tăng lên. Bạn cũng có thể thường xuyên bị ra máu ít hoặc lấm tấm. Một số phụ nữ bị ra máu nhiều trong khoảng thời gian này. Sau khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena một thời gian, số ngày ra máu và ra máu lấm tấm có thể sẽ giảm đi. Khả năng thấp là kinh nguyệt của bạn sẽ dừng hẳn. Khoảng 12% phụ nữ bị dừng kinh nguyệt sau 1 năm sử dụng Kyleena. Khoảng 2% phụ nữ bị dừng kinh nguyệt sau 1 năm sử dụng Mirena. Sau khi tháo vòng Kyleena hoặc Mirena, bạn sẽ có kinh trở lại. Ở một số phụ nữ bị rong kinh sử dụng Mirena, tổng lượng máu mất trên mỗi kỳ kinh giảm dần khi tiếp tục sử dụng. Số ngày ra máu và ra máu lấm tấm ban đầu có thể tăng nhưng sau đó thường giảm trong các tháng tiếp theo. Sử dụng Kyleena hoặc Mirena trong thời kỳ cho con bú có an toàn không? Bạn có thể sử dụng Kyleena hoặc Mirena trong thời kỳ cho con bú nếu đã hơn 6 tuần kể từ khi sinh con. Nếu bạn đang trong thời kỳ cho con bú, Kyleena hoặc Mirena không có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng hoặc số lượng sữa mẹ hoặc sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, cũng đã có báo cáo về các trường hợp cá biệt bị giảm lượng sữa. Nguy cơ Kyleena hoặc Mirena bị dính vào (gắn vào) hoặc xuyên qua thành tử cung sẽ tăng lên nếu đặt vòng Kyleena hoặc Mirena trong thời kỳ cho con bú. Kyleena hoặc Mirena có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục không? Bạn và bạn tình của bạn sẽ không cảm nhận thấy vòng Kyleena hoặc Mirena trong khi giao hợp. Kyleena hoặc Mirena được đặt trong tử cung chứ không phải âm đạo. Đôi khi bạn tình của bạn có thể cảm nhận thấy sợi dây. Nếu điều này xảy ra, hoặc nếu bạn hoặc bạn tình của bạn bị đau khi quan hệ tình dục, hãy nói chuyện với HCP của bạn. Tôi có thể chụp cộng hưởng từ (MRI) nếu đã đặt vòng Kyleena không? Trong thời gian bạn sử dụng Kyleena, chỉ có thể chụp MRI một cách an toàn trong các điều kiện cụ thể. Trước khi chụp MRI, hãy nói với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe rằng bạn đã đặt vòng tránh thai Kyleena (IUD). Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có của Kyleena hoặc Mirena là gì? Các nguy cơ của thai ngoài tử cung và thai trong tử cung. Có những nguy cơ nếu bạn có thai trong khi đang sử dụng Kyleena hoặc Mirena (xem mục "Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi có thai trong khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena?"). Nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Nhiễm trùng đe dọa tính mạng có thể xảy ra trong vòng vài ngày đầu tiên sau khi đặt Kyleena hoặc Mirena. Hãy gọi ngay cho HCP nếu bạn bị đau hoặc sốt nặng ngay sau khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena. Bệnh viêm vùng chậu (PID). Một số người đặt vòng tránh thai bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, gọi là bệnh viêm vùng chậu. PID thường lây truyền qua đường tình dục. Bạn có khả năng mắc bệnh PID cao hơn nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác. PID có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu không tự khỏi. PID thường được điều trị bằng kháng sinh. Các trường hợp PID nghiêm trọng hơn có thể cần phẫu thuật. Đôi khi phải cắt bỏ dạ con (cắt bỏ tử cung). Trong những trường hợp hiếm gặp, nhiễm trùng xuất phát từ PID thậm chí có thể gây tử vong. Báo ngay cho HCP nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh PID như: ra máu nhiều hoặc kéo dài, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng (vùng bụng) dưới, đau khi quan hệ, ớn lạnh hoặc sốt. Chọc thủng. Vòng tránh thai Kyleena hoặc Mirena có thể bị dính vào (gắn vào) hoặc xuyên qua thành tử cung. Điều này gọi là chọc thủng. Nếu điều này xảy ra, Kyleena hoặc Mirena có thể không còn tác dụng tránh thai nữa. Nếu xảy ra tình trạng thủng, Kyleena hoặc Mirena có thể di chuyển ra ngoài tử cung và có thể gây sẹo bên trong, nhiễm trùng, hoặc làm tổn thương các cơ quan khác và bạn có thể phải phẫu thuật để lấy vòng Kyleena hoặc Mirena ra. Nguy cơ thủng sẽ tăng lên nếu đặt vòng Kyleena hoặc Mirena trong thời kỳ cho con bú. Thông tin Quan trọng tiếp tục ở trang tiếp theo. 15 16

Thông Tin Quan Trọng Về Kyleena và Mirena (Tiếp) Các tác dụng phụ phổ biến của Kyleena hoặc Mirena bao gồm: Đau, chảy máu hoặc chóng mặt trong và sau khi đặt. Nếu 30 phút sau khi đặt vòng mà các triệu chứng này không dừng lại, có thể vòng Mirena hoặc Kyleena chưa được đặt chính xác. HCP của bạn sẽ khám cho bạn để xem liệu có cần phải tháo hay thay vòng Kyleena hoặc Mirena cho bạn hay không. Sổ vòng. Kyleena hoặc Mirena có thể tự trôi ra ngoài. Đây được gọi là sự sổ vòng. Bạn có thể có thai nếu Kyleena hoặc Mirena trôi ra ngoài. Nếu bạn nghĩ Kyleena hoặc Mirena đã bị trôi ra ngoài, hãy sử dụng thêm một biện pháp tránh thai dự phòng như bao cao su và thuốc diệt tinh trùng, đồng thời gọi cho HCP của bạn. Mất kinh nguyệt. Kinh nguyệt của bạn có thể dừng sau 1 năm sử dụng Kyleena hoặc Mirena. Nếu bạn không có kinh trong 6 tuần trong khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena, hãy gọi cho HCP của bạn. Sau khi tháo vòng Kyleena hoặc Mirena, bạn sẽ có kinh trở lại. Thay đổi khi ra máu. Bạn có thể bị ra máu và ra máu lấm tấm giữa các kỳ kinh, đặc biệt là trong 3-6 tháng đầu. Đôi khi, ban đầu máu ra nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, máu kinh thường trở nên ít hơn bình thường và có thể không đều. Hãy gọi cho HCP của bạn nếu máu vẫn ra nhiều hơn bình thường hoặc lại tăng lên sau khi đã ít đi trong một khoảng thời gian. U nang buồng trứng. U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở buồng trứng khi sử dụng Kyleena hoặc Mirena. Những u nang này thường tự biến mất trong hai đến ba tháng. Tuy nhiên, u nang có thể gây đau và đôi khi sẽ cần phẫu thuật. Các tác dụng phụ thường gặp khác của Kyleena bao gồm: Viêm hoặc nhiễm trùng phần ngoài của âm đạo (viêm âm hộ) Đau bụng hoặc đau vùng chậu Đau đầu hoặc đau nửa đầu Da mụn hoặc da nhờn Đau khi hành kinh Nhức hoặc đau vú Các tác dụng phụ thường gặp khác của Mirena bao gồm: Thay đổi khi ra máu Đau bụng hoặc đau vùng chậu Ngừng kinh nguyệt Đau đầu/đau nửa đầu Tiết dịch âm đạo Viêm hoặc nhiễm trùng phần ngoài của âm đạo (viêm âm hộ) Các tác dụng phụ phổ biến của Kyleena hoặc Mirena bao gồm: (Tiếp tục) Đây chưa phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể có của Kyleena hoặc Mirena. Để biết thêm thông tin, hãy hỏi HCP của bạn. Hãy cho HCP biết nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc không tự biến mất. Gọi HCP của bạn để được tư vấn y khoa về các tác dụng phụ. Bạn có thể thông báo về các tác dụng phụ cho FDA theo số 1-800-FDA-1088. Bạn cũng có thể thông báo về các tác dụng phụ cho nhà sản xuất theo số 1-888-842-2937, hoặc www.fda.gov/medwatch. Sau khi đặt vòng Kyleena hoặc Mirena, khi nào tôi nên gọi cho HCP của mình? Nếu Kyleena hoặc Mirena vô tình bị trôi ra và bạn có quan hệ tình dục qua đường âm đạo trong tuần trước đó, bạn có thể có nguy cơ mang thai, và bạn nên nói chuyện với HCP. Hãy gọi cho HCP nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về Kyleena hoặc Mirena. Nhớ gọi nếu bạn: Nghĩ rằng bạn đã có thai Bị đau vùng chậu, đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục Bị dịch tiết âm đạo bất thường hoặc đau cơ quan sinh dục Bị sốt không rõ nguyên nhân, có các triệu chứng giống như cúm hoặc ớn lạnh Có thể bị phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) Lo ngại rằng Kyleena hoặc Mirena có thể đã bị tuột ra (trôi ra ngoài) Không cảm nhận thấy sợi dây ở đầu của vòng Kyleena hoặc Mirena Bị đau đầu hoặc đau nửa đầu rất nặng Bị vàng da hoặc củng mạc ở mắt. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan Đã từng bị đột quỵ hoặc đau tim Dương tính với HIV hoặc bạn tình của bạn dương tính với HIV Bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng, chảy máu kéo dài hoặc chảy máu khiến bạn lo lắng Để tìm hiểu thêm, hãy trao đổi với HCP của bạn về Kyleena hoặc Mirena và xem Thông tin Kê toa Đầy đủ được FDA phê duyệt trên trang www.kyleena.com và www.mirena.com, hoặc gọi 1-866-647-3646. 17 18

Hãy trở thành một trong số hàng triệu phụ nữ sử dụng vòng tránh thai như Mirena và Kyleena ngay hôm nay. Tìm hiểu thêm tại WhyIUD.com hoặc gọi 1-866-647-3646. Vui lòng xem đầy đủ thông tin quan trọng về tính an toàn. Vui lòng xem Thông tin Quan trọng về vòng tránh thai Mirena và Kyleena ở trang 13-18. Các mẫu chỉ được sử dụng cho mục đích minh họa. BAYER, chữ Bayer hình dấu cộng, Mirena và Kyleena là các thương hiệu đã đăng ký của tập đoàn Bayer. 2019 Bayer. Whippany, NJ 07981 Bảo lưu mọi quyền. PP-PF-WHC-IUS-US-0524-1 In tại Hoa Kỳ/Tháng 3 năm 2019