BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,10/12/2017 CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 1-8 "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Tin Mừng C

Tài liệu tương tự
Mở đầu

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

SỰ SỐNG THẬT

thacmacveTL_2019MAY06_mon

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,17/12/2017 CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Ga 1, "Giữa các ngươi có một Ðấng mà các ngươ

VINCENT VAN GOGH

SỰ SỐNG THẬT

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG NĂM B PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

SỰ SỐNG THẬT

Cái Chết

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Mở đầu

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 28/10/2018 Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Tin Mừng: Mc 10, Suy niệm

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

ban tin thang 7.cdr

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

CHƯƠNG 4

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Con Đường Khoan Dung

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

No tile

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

PHẦN TÁM

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Cúc cu

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Bạn Tý của Tôi

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Nghị luận về thời gian

Kể về một người bạn mới quen

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN GIỚI TRẺ VÀ THIẾU NHI BẢN TIN ONLINE THÁNG 11 ÔNG BÀ ƠI! 1

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

VINCENT VAN GOGH

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - chantinh09.doc

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 05/08/2018 CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

LƠ I NGO Ki nh thưa quy cha, quy thầy phó tế; quy tu sĩ nam nữ cu ng toa n thê quy ông ba va anh chi em. Chủ đê mu c vu năm 2018 của Hô i Đô ng Gia m

1

Microsoft Word - tuong nho19_6

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

I CHÚA NHẬT KINH SÁNG Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

CHƯƠNG 10

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Bản ghi:

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 1-8 "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh MARCO Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". Ðó là lời Chúa. Suy niệm: Ọ ĐƯỜ ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay. Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt. 1

Con đường vật lý đã cần. Nhưng con đường tâm lý còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn cứ xa nhau. Tương tự như thế, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, nhưng ta chưa đón nhận được vì con đường thiêng liêng trong tâm hồn ta đã bị hư hỏng. Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ. Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, luôn gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm. Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng. Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Nên hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu. Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến những phương thế. Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3 phương thế rất tốt. Phương thế thứ nhất là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành. Đức Giêsu, trước khi đi rao giảng cũng đã vào sa mạc 40 ngày để tìm Thánh Ý Chúa Cha. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa. Phương thế thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức. Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh. Thánh Gioan Baotixita đã sống theo chương trình 3 điểm này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng này, ta sẽ 2

biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự đến. Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi tội lỗi để con xứng đáng đón rước Chúa. Amen. GỢI Ý CHIA SẺ 1- Con đường tâm hồn tôi có những đồi núi, vực sâu, khúc quanh nào cần sửa chữa? 2- Tôi có cần đến những phương thế của Thánh Gioan Baotixita không? 3- Tôi sẽ làm gì trong tuần này để thực hành Lời Chúa? 4- Trong bài Tin Mừng Chủ nhật thứ II Mùa Vọng này, tôi tâm đắc nhất câu nào? Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha - Tháng 12 năm 2017: Cầu nguyện cho các bậc cao niên Tứ Quyết SJ Vatican. Trong tháng 12 năm 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi cầu nguyện cho các bậc cao niên, để mọi người biết quan tâm chăm sóc người cao niên, và để người cao niên có thể chuyển trao kho tàng khôn ngoan cho thế hệ trẻ. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng: Một dân tộc mà không biết chăm sóc người cao niên, một dân tộc mà không biết đối xử tốt với bậc cao niên, thì dân tộc ấy không có tương lai! Bậc cao niên có sự khôn ngoan. Bậc cao niên được ủy thác trách nhiệm lớn lao. Đó là chuyển trao những kinh nghiệm sống, chuyển trao dòng lịch sử của gia đình, của cộng đồng, và của dân tộc. Chúng ta đừng quên các bậc cao niên, bởi vì nhờ có các ngài mà gia đình được gìn giữ, các tổ chức được duy trì. Để với sự khôn ngoan và đầy kinh nghiệm, các ngài góp phần giáo dục thế hệ trẻ. Đức Giáo Hoàng loan báo sứ điệp cho Ngày thế giới về ơn gọi năm 2018 3 Thiện Tâm (theo Radio Vatican) Ngày 3.12, Đức Thánh Cha đã đưa ra thông điệp cho "Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi" năm 2018, phản ánh ba khía cạnh của ơn gọi: lắng nghe, phân định và sống thánh hiến. Ngày ơn gọi sẽ được tổ chức vào ngày 22.4.2018. Đức Phanxicô nói rằng năm 2018 sẽ là một năm đặc biệt, vì Thượng Hội đồng Giám mục sẽ ưu tiên cho những người trẻ, đặc biệt là TIN GIÁO HỘI mối quan hệ giữa những người trẻ, đức tin và ơn gọi. Ngài nhắc nhở các Kitô hữu rằng Thiên Chúa không bao giờ ngừng mời gọi các tín hữu theo ngài. Sự hiện thân mầu nhiệm cho thấy Thiên Chúa liên tục đến gặp gỡ

chúng ta, ngay cả trong những thời khắc khó khăn. Trong sự đa dạng và độc đáo của mỗi ơn gọi, mỗi cá nhân và Giáo hội, thật cần thiết phải lắng nghe, phân định và sống với lời gọi từ Đấng cao cả, đồng thời cho phép chúng ta phát triển tài năng và giúp chúng ta có được hạnh phúc trọn vẹn. Một trái tim biết lắng nghe Đức Thánh Cha nói rằng Thiên Chúa đến trong im lặng, và nếu không có trái tim biết lắng nghe, thì lời nói của Ngài sẽ bị chìm giữa sự ồn ào của cuộc sống. Phân định Đức Phanxicô giảng giải: Đây là một quá trình mà một người có những sự lựa chọn cơ bản, trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, và lắng nghe tiếng nói của Thánh Linh, để bắt đầu sự chọn lựa cách sống. Ngài nói: Mỗi Kitô hữu phải phát triển khả năng để 'đọc được bên trong' cuộc sống của mình, và hiểu những điều mà mình được Thiên Chúa kêu gọi để thực hiện sứ mệnh của Ngài. Sống cuộc sống ơn gọi Đức Thánh Cha nói thêm: Ơn gọi hôm nay! Sứ mệnh Kitô hữu là bây giờ. Mỗi người chúng ta được gọi - dù là đời sống của giáo dân, hay đời sống của linh mục, hoặc là một cuộc sống tận hiến - để trở thành một chứng nhân của Thi ên Chúa, ở đây và bây giờ. Mỗi người được kêu gọi sống đời sống ơn gọi, thì không có gì phải sợ hãi lời kêu gọi của Thiên Chúa, ngay cả một cuộc sống thánh hiến cho Nước Trời. Thật là đẹp - và là một ân sủng lớn lao - để hoàn toàn và mãi mãi thánh hiến cho Thiên Chúa và phục vụ cho anh chị em chúng ta. Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi Tổng thống Trump tôn trọng hiện trạng của Jerusalem Minh Đức VATICAN. ĐTC bày tỏ lo âu về việc tổng thống Mỹ Donald Trump dự định di chuyển đại sứ quán về thành Jerusalem, công nhận thành này là thủ đô của Israel, bất chấp công pháp quốc tế và sự phản đối của nhiều nước. WHĐ (7.12.2017) Hôm thứ Tư 6-12-2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel; đồng thời quyết định cho dời Toà đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem. Việc di dời sẽ mất vài năm, nhưng Tổng thống Trump đã chỉ đạo 4 cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu tiến trình này.

Đức giáo hoàng Phanxicô đã bày bỏ mối lo ngại về tuyên bố trên đây của Tổng thống Donald Trump, đồng thời cảnh báo bất kỳ động thái nào muốn công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Đức giáo hoàng nói ngài không thể giữ im lặng về tình hình xảy ra trong những ngày gần đây và kêu gọi tôn trọng hiện trạng của thành phố Jerusalem, phù hợp với các nghị quyết của Liên hiệp quốc liên quan đến vấn đề này. Đức giáo hoàng nói thêm: Jerusalem là một thành phố duy nhất, thiêng liêng đối với những người Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, họ tôn kính những Nơi Thánh của tôn giáo mình, và ơn gọi đặc biệt của họ là xây dựng hoà bình. Và ngài cầu xin Chúa cho nét riêng biệt này được giữ gìn và củng cố vì lợi ích của Thánh Địa, của Trung Đông và của toàn thế giới; xin cho sự khôn ngoan và thận trọng sẽ chiếm phần thắng, để tránh đưa thêm các yếu tố căng thẳng mới vào một thế giới đã xáo trộn bởi nhiều cuộc xung đột ác liệt rồi. Một quan chức Mỹ nói: Chính sách của Hoa kỳ là sẽ trung thực đối với thực tế rằng Jerusalem là thủ đô của Israel. Nó đã là thủ đô của người Israel kể từ thời cổ đại. Điều đó không thể phủ nhận, nhưng rõ ràng là một thực tế. Tình trạng của thành phố Jerusalem vẫn còn đang tranh cãi. Người Palestine nhấn mạnh rằng sẽ không có hy vọng về một thỏa thuận hoà bình, nếu họ không được sử dụng phía Đông thành phố làm thủ đô của họ, nhưng người Israel lại tuyên bố toàn thành phố là của riêng họ. Một người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmood Abbas đã gọi động thái này là không thể chấp nhận được. Người ta cho rằng ông Abbas cũng đã gọi điện cho Đức giáo hoàng để bày tỏ mối quan ngại về động thái này. Các nhà lãnh đạo của Liên đoàn Ả Rập và của Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan, Ả Rập Saudi và Irak đã kêu gọi Tổng thống Trump xét lại. (Theo Catholic Herald) Một làng dân tộc Bangladesh theo đạo nhờ gương sống của một linh mục WGPSG Ngày 01/12 vừa qua (năm 2017), trong chuyến viếng thăm Bangladesh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại công viên Suhrawardy Udyan cho khoảng 100 ngàn tín hữu và ngài đã truyền chức Linh mục cho 16 phó tế. Cha Josim Murmu, 30 tuổi, là một trong số 16 tân linh mục. Cha là người đầu tiên trong làng của cha trở thành linh mục. Chính chứng tá Kitô hữu của cha đã đưa gia đình cha trở lại Công giáo và sau đó, trong vòng 4 năm, toàn thể 800 người trong lành của cha đã đón nhận phép rửa tội. Cha Josim đã chia sẻ với hãng tin Á châu rằng những người quan trọng nhất với cha là gia đình và trên hết là người bố đau bệnh của cha. Cha cho biết, dù đi lại đối với bố của cha thật khó khăn, nhưng ông không thể vắng mặt trong ngày trọng đại nhất đời của cha. 5

Cha Josim sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Pollibut, giáo phận Dinajpur, miền bắc Bangladesh. Bố của cha là một nông dân, còn mẹ cha là người nội trợ ở nhà, chăm sóc 7 người con, 4 trai 3 gái. Người dân sinh sống tại làng của cha Murmu đều là những người thuộc các bộ tộc, theo đạo thờ vật linh; họ chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo. Từ khi còn là một trẻ nhỏ, cha Josim đã được gặp Chúa Kitô qua cuộc gặp gỡ với cha Giêrônimô, một linh mục dòng Phanxicô... Cha Josim đã là một chứng tá trong cuộc sống và chính thái độ và cách sống của cha đã thu hút những người dân làng của cha. Chỉ trong vòng 4 năm, toàn bộ dân làng của Cha đã trở lại và được rửa tội. Cha Josim nhớ lại: Ban đầu họ không chấp nhận Tin mừng, họ chống lại chúng tôi và không muốn giúp đỡ chúng tôi. Họ thuộc các nhóm khác nhau, họ có nhiều truyền thống từ Ấn giáo, như là thờ các thần và dâng cúng cho các thần. Dù là nghèo khổ, họ dâng những thứ họ có. Tôi đã không biết phải làm gì và tôi đã trao đổi với vị linh hướng của tôi. Ngài nói với tôi: Con đừng lo lắng. Hãy sống cuộc sống của con, đi theo quyết định của con cho đến cùng. Họ sẽ hiểu và từ từ cuộc sống của họ cũng sẽ thay đổi. (Asia News 29/11/2017) Đại hội Huynh trưởng Tổng Giáo phận Sài Gòn Bài: Hồng Tuyến & Ảnh: WGPSG WGPSG -- Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội trong suốt 100 năm, đó là lời mời gọi của Đức Giám mục (ĐGM) Phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng trong Đại hội Huynh trưởng Tổng Giáo phận Sài Gòn (ĐHHT TGP) với chủ đề Thánh Thể - Nguồn Sống, được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) vào chiều Chúa nhật 03.12.2017. Đ HHT TGP 2017 được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm Phong trào Nghĩa binh Thánh Thể (1917-2017) và đánh dấu 15 năm tái thành lập Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT) tại TGP Sài Gòn (2002-2017). Hiện diện trong ĐH có Đức Hồng y (ĐHY) GB Phạm Minh Mẫn; ĐGM Phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng; ĐGM Phụ tá Luy Nguyễn Anh Tuấn; Cha Tổng Tuyên úy Phong trào TNTTVN Giuse Phạm Đức Tuấn; Cha Giám đốc Đại Chủng viện (ĐCV) Sài Gòn, Giuse Bùi Công Trác; quý cha tuyên úy; quý nam nữ tu sĩ trợ úy; quý khách mời và khoảng 4.000 Huynh trưởng (HT). Đại hội (ĐH) lần này còn hân hạnh đón tiếp nhiều tham dự viên đến từ các Giáo phận bạn, như: Xuân Lộc, Phan Thiết, Đà Lạt, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Vinh.Roma Hôm qua, Đài Á châu Tự do đã loan tin rằng một số công ty du lịch của Trung quốc nhận được lệnh hủy các tour du lịch thăm Vatican với lý do là giữa Trung quốc và Tòa Thánh không có quan hệ ngoại giao 6

Mùa Vọng: con hy vọng điều gì, con đặt hy vọng nơi ai? Có bác sĩ nọ rất quan tâm đến vấn đề an toàn trong ăn uống. Ông cẩn thận tới mức khi thăm nhà bệnh nhân, người nhà có mời ông uống nước, thì ông cũng lịch sự xin phép không uống. Ngay cả khi người ta mời ông uống nước lọc, hầu như ông sẽ từ chối. Ông cũng rất giới hạn việc uống rượu bia. Những việc ăn uống khác cũng thế, không chỉ là giữ chừng mực mà thôi, ông còn giữ sạch sẽ và diệt khuẩn bao nhiêu có thể. Vậy mà, cái tin sét đánh đến bất ngờ! Mới chỉ ở tuổi trung niên, ông đột ngột khám phá thấy mình bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Chẳng lâu sau, ông qua đời. Trước khi nhắm mắt, ông vẫn tiếc nuối về cuộc đời, về bao điều tốt lành ông giữ gìn quá đáng mà chưa biết thưởng thức. Dường như mỗi khi đứng trước cái chết, người ta chợt nhận thấy điều gì là quan trọng hơn, điều gì là quan trọng nhất, và rồi người ta tiếc nuối! Câu hỏi về ước mơ về hy vọng, thường rất khó trả lời. Và mỗi khi trả lời cho câu hỏi ấy, lại có nhiều cấp độ khác nhau. Có người cả đời ăn chơi, đến lúc chết trong vô nghĩa mà vẫn chưa nhận ra được đâu là ước mơ hy vọng của mình. Có người sau quãng đời dài ăn chơi sa đọa, chợt nhận thấy ý nghĩa 7 Tứ Quyết SJ cuộc sống và họ hối hận thay đổi cuộc đời, làm lại cuộc đời. Có người tuổi trẻ gìn giữ bao điều, về già lại đâm ra tiếc nuối và đổ đốn phá phách này nọ. Cuộc đời vốn trái ngang, chẳng bao giờ kể cho xuể Giữa những cái ngang trái ấy, ai ai cũng có chút ước mơ chút hy vọng chút mong muốn nào đó. Điều ấy có thể chính đáng có thể bất chính, và lớn nhỏ khác nhau. Trong đời sống đức tin, một năm được gọi là năm Phụng Vụ chia thành các mùa: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục Sinh và mùa Thường Niên. Người nào từng học giáo lý một chút sẽ tức khắc trả lời rằng: mùa Vọng là để chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh, niềm hy vọng của mùa Vọng là mong chờ Chúa đến, mong chờ Chúa Giáng Sinh. Câu trả lời ấy không sai, nhưng nhiều khi mới chỉ dừng lại ở mức độ kiến thức. Kiến thức thì tốt, nhưng chưa đủ. Xin được trở về khung cảnh trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nơi có hai cụ già đang đợi trông điều gì đó. Hai cụ già ấy là Si-me-on và An-na. Cả hai đều là những bậc ngôn sứ. Cụ Si-me-on ngày đêm mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en. Cụ tràn đầy Thánh Thần và được hứa

là sẽ không thấy cái chết trước khi được nhìn thấy Đấng Ki-tô. Cụ bà An-na thì hằng ăn chay cầu nguyện, không rời bỏ Đền Thờ, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa để đợi chờ Đấng Ki-tô. Và đúng như được hứa, sau cả đời chờ mong, hai cụ đã được tận mắt nhìn thấy Hài Nhi Giê-su, tận tay bồng ẵm Hài Nhi Giê-su, và các vị nói tiên tri về Hài Nhi Giê-su cho mọi người được biết. Niềm hy vọng của hai bậc ngôn sứ ấy thật quá vĩ đại quá lớn lao. Làm sao chúng ta có thể hiểu được tầm mức vị đại ấy! Bởi vì các vị là những bậc khôn ngoan đạo hạnh, thế mà phải chờ mong cả cuộc đời. Các vị đợi chờ trong hy vọng và hạnh phúc. Các vị gặp gỡ Chúa trong niềm vui mãn nguyện. Một sự mãn nguyện tuyệt vời mà ít người có được trước khi nhắm mắt lìa đời. Dù con tuổi còn trẻ, nhưng cũng từng chứng kiến rất nhiều cái chết khác nhau, cái chết của những người già trẻ khác nhau. Nhưng phải thú thật rằng, ít có những cái chết trong niềm mãn nguyện và bình an của niềm vui sâu thẳm. Phần lớn là trong đau thương, hoặc trong tiếc nuối, nhiều khi còn bạc bẽo và nhạt nhẽo nữa. Thế nên, ở đây, nên dành chút thời gian để nghiền ngẫm và cảm nhận niềm hy vọng, niềm vui lớn lao và sự bình an sâu thẳm mà cụ Si-me-on và cụ An-na trải nghiệm. Trong niềm vui ấy, trong Hài Nhi Giêsu ấy, vừa có ánh sáng cho muôn dân, vừa có dấu hiệu để người đời chống báng. Trong niềm vui của Giáng Sinh, có cả cuộc thử thách của Thập Giá và chiến thắng vinh hiển của Phục Sinh. Tạm rời xa khung cảnh Đền Thờ, để chuyển hướng nhìn tới Đồi Cal-va-ri-o, nhìn lên 3 cây thập giá, nhìn về hai anh trộm bên cạnh Chúa. Nhìn xem và lắng nghe, để xem trong những giây phút cuối đời, trong những thời khắc nghiệt ngã nhất, người ta ước mong gì, hy vọng gì. Anh trộm dữ với cuộc đời bất lương kinh khủng và bị kết án tử hình. Anh đã bị đóng đinh trên thập giá và giờ thì sắp chết, thế mà anh vẫn nuôi ảo tưởng là có thể sống thêm, có thể sống hơn nữa. Anh ta vẫn không biết nhận ra sự tồi tệ của cuộc đời mình. Anh không nhận ra tình trạng thê thảm của mình. Anh không biết Thầy Giê-su là vô tội. Anh cũng không đoái hoài gì đến anh bạn cùng hội cùng thuyền với anh đang bị treo trên thập giá bên kia. Chết đến nơi mà anh vẫn còn nuôi những hoang tưởng. Anh còn đi sỉ nhục Chúa, thách thức Chúa. Ngược lại, anh trộm lành nhận ra tất cả, hiểu tất cả. Giờ đây, anh sám hối. Giờ đây anh hiểu được, điều gì là chân thật cao quý. Giờ đây anh biết anh có thể đặt hy vọng vào ai, hy vọng nơi nào. Anh mắng cho tên trộm dữ là không biết điều. Anh công khai thú nhận tội của bản thân. Anh tuyên xưng Thầy Giê-su là vô tội. Anh đặt niềm tin và hy vọng vào Thầy Giê-su, một con người vô tội bị kết án, sắp chết, nhưng lại đầy tình thương tha thứ và bình an. Anh tin rằng, chết không phải là hết. Anh tin vào Vương Quốc và Thầy Giê-su loan báo. Anh chỉ xin một điều, xin rằng Thầy Giêsu đừng quên anh. Đáp lại, Chúa hứa với anh một cách không chậm trễ: Ngay hôm nay, anh sẽ được ở cùng Ta trên Thiên Đàng. Đối với những ai chưa có đức tin, thì không thể hiểu được những lời này. Nhưng nếu ai từng trải cuộc đời như anh trộm lành, thì sẽ thấm thía biết bao nhiêu những lời chân thật quyền năng và yêu thương ấy. Còn với bạn, bạn hy vọng điều gì, hy vọng nơi ai trong thời gian Mùa Vọng này!?. ( http://dongten.net) 8