Microsoft Word - CNTY-08-LE THI HAI YEN(26-32)40

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 17.DANG THI HOANG OANH( )

Danh sách cán bộ hướng dẫn đề tài luận văn thạc sĩ CNSH K16

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRONG ƯƠNG, NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL Người thực hiện Nguyễn Bá Quốc

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

VIỆN KHOA HỌC

OXFORD AGAR PHÁT HIỆN LISTERIA I. ỨNG DỤNG Oxford agar là môi trường chọn lọc được sử dụng để phân lập và định lượng Listeria monocytogenes từ sữa và

NguyenThanhLong[1]

Mẫu số 03 TÓM TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC ỨNG VIÊN THAM GIA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ 1. Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG LỘC 2. Năm sinh: Chức vụ và cơ quan công tác

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần :

Microsoft Word - 10-MT-DANG PHAM THU THAO(80-86)

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Tựa

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER SỐ 06 ( )

R. Koch quan sát thấy vi khuẩn gây bệnh than Bacillus anthracis (hình 5) luôn có trong máu của bò bị bệnh. Ông lấy một ít máu tiêm vào chuột khoẻ thì

Qui chuẩn kỹ thuạt Quốc gia

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DANH SÁCH ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 2 NĂM HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN (TS343) STT TÊN Đ

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN LÌ XÌ CHƯƠNG TRÌNH LÌ XÌ ĐÓN TẾT - KẾT LỘC ĐẦU XUÂN (TUẦN 4) STT TÊN KHÁCH HÀNG SỐ ĐIÊN THOẠI MÃ LÌ XÌ 1 A DENG PAM XX

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI trong sản xuất nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh Mã số dự án: VN/SGP/OP5/Y3/13/02 1

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Tập 164, Số 04, 2017 Tập 164, số 04, 2017

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Tựa

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

AN TOÀN VÀ VỆ SINH tại nông trại Là một người nông dân, bạn thực hiện rất nhiều công việc khác nhau trong ngày làm việc của mình. Trong đó, bạn thường

DANH SÁCH ĐỀ TÀI SV NCKH ĐÃ NGHIỆM THU TRONG NĂM HỌC STT Tên đề tài SV/ Nhóm SV thực hiện 1. Xây dựng Website Đoàn Hội Đại Phạm Hữu Thành họ

1

Số 181 (7.164) Thứ Bảy, ngày 30/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đổi

OpenStax-CNX module: m Công nghệ chế biến nước mắm ThS. Phan Thị Thanh Quế This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creativ

Công ty Cổ phần Đầu tư LDG Số: 18/2019/BC-LDG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày 24 tháng 07 năm 2019 BÁO C

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Microsoft Word - Chuong trinh

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁIVÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ SAO NUMIDA MELEAGRIS (LINNAEUS, 1758) TẠI

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Microsoft Word - TP13-LE THI BICH PHUONG(84-91)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Điểm KTKS Lần 2

Microsoft Word TU THANH DUNG( )

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

BanHuongDanEIDfinal

TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH 2019 DANH SÁCH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN CAO ĐẲNG 2019 (ĐỢT 1: NGÀY 31/07/2019) STT Mã HS Họ tên Ngày sinh GT

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

24 KẾT LUẬN - Đã tách chiết, phân lập, định danh và nuôi cấy tăng sinh thành công tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ, từ đó đưa ra một qui trình tóm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 KÌ I

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

DS KTKS

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

K11_LY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

BG CNheo full.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

DSKTKS Lần 2

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

2

ENews_CustomerSo2_

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

BỘ Y TẾ DIỀU DƯỠNG NHI KHOA SÁCH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRUNG HỌC MÃ SỐ: T.10.Z5 (T ái bản lần thứ nhất, có sửa chữa) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ N Ộ I-

CHƯƠNG 6

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 BÚT PHÁP CHÍNH LUẬN TRONG VĂN XUÔI TRẦN NHÂN TÔNG Trần Thị Thanh Trường Đại học Khoa học, Đại h

Câu 1

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 42/2010/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 12

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Bản ghi:

DOI:10.22144/ctu.jsi.2016.040 KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH PROBIOTIC CÁC CHỦNG VI KHUẨN Bacillus subtilis PHÂN LẬP TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thị Hải Yến 1 và Nguyễn Đức Hiền 2 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vemedim 2 Chi cục Thú y Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 05/08/2016 Ngày chấp nhận: 25/10/2016 Title: Evaluation of the probiotic properties of Bacillus subtilis strains isolated from the Mekong Delta Từ khóa: Bacillus subtilis, enzyme, đối kháng, kháng sinh, probiotic Keywords: Antagonistic, antibiotic, Bacillus subtilis, enzyme, probiotic ABSTRACT This study aimed to examine probiotic properties of 21 Bacillus subtilis strains isolated from soil and feces on chicken farms in the Mekong Delta. Parameters consisted of the ability to produce extracellular enzymes and antagonistic activity. The results showed that all B.subtilis strains were sensitive to 5 kinds of antibiotics (Enrofloxacin, Doxycycline, Norfloxacin, Sulfadimidin trimethoprim), and the lowest sensitivity level was recorded for Colistin (5%). Ten of 21 strains could produce three extracellular enzymes namely amylase, protease and lipase. In addition, the AG27, AG60, VL05, VL28 strains exhibited the antimicrobial activities against bacteria such as E.coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp., and Streptococcus spp. The primary results suggest that four strains of AG27, AG60, VL05, VL28 have the potential to be used as probiotic in poultry. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc tính probiotic của 21 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập từ đất và phân trại gà tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: thử nghiệm khả năng nhạy cảm đối với kháng sinh, khả năng sinh enzyme ngoại bào, và khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh. Kết quả cho thấy, 100% các chủng nhạy với 5 loại kháng sinh trong 9 loại thử nghiệm, tỷ lệ nhạy với kháng sinh Colistin là thấp nhất (5%). Mười chủng trong tổng số 21 chủng B.subtilis có khả năng sinh cả 3 loại enzyme ngoại bào amylase, protease và lipase. Khi khảo sát tính đối kháng với vi khuẩn gây bệnh đường ruột, các chủng AG27, AG60, VL05, VL28 có khả năng ức chế sự phát triển của E.coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp., và Streptococcus spp. Kết quả bước đầu cho thấy, 4 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis AG27, AG60, VL05, VL28 có tiềm năng ứng dụng làm probiotic trong chăn nuôi gia cầm. Trích dẫn: Lê Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Hiền, 2016. Khảo sát đặc tính probiotic các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 26-32. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trước tình hình lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, chế phẩm probiotic đang được đánh giá như một giải pháp thay thế hiệu quả, và cung cấp một phương thức an toàn bền vững đối với người nuôi và tiêu dùng. Thực tế, sử dụng chế phẩm probiotic mang lại rất nhiều lợi ích cho người chăn nuôi như hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách cạnh tranh với vi 26

khuẩn gây bệnh (Kabir, 2009), từ đó giảm chi phí trong phòng bệnh và tăng năng suất cho vật nuôi (Reuter, 2001). Tại Việt Nam, Bacillus là nhóm vi khuẩn được sử dụng phổ biến làm probiotic vì Bacillus có khả năng cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh qua cơ chế ngăn cản miễn dịch, cạnh tranh vị trí bám dính và sản sinh ra chất kháng khuẩn (bacteriocins). Hơn nữa, Bacillus còn được ưa chuộng do các thuận lợi như: giá thành rẻ, dễ pha trộn, chịu được tác động trong quá trình sản xuất (ép viên, nhiệt,..), dễ bảo quản, hạn sử dụng dài (Barbosa et al., 2005). Do đó, bào tử Bacillus đã được sử dụng rộng rãi làm probiotic cho vật nuôi cũng như cho con người. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đặc tính probiotic (bao gồm: khả năng nhạy với kháng sinh, khả năng sinh enzyme ngoại bào, khả năng đối kháng với chủng vi khuẩn gây bệnh) của các chủng Bacillus subtilis phân lập tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nhằm ứng dụng các chủng vi khuẩn này như nguồn cung cấp probiotic phục vụ cho chăn nuôi. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm Thời gian : Từ tháng 11/2015 đến 6/2016. Địa điểm lấy mẫu: Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: phòng thí nghiệm sinh học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vemedim. 2.2 Vật liệu nghiên cứu Vi khuẩn thử nghiệm: 21 chủng Bacillus subtilis được tuyển chọn từ 296 chủng vi khuẩn phân lập từ 70 mẫu đất và 70 mẫu phân tại các trại gà ở 6 tỉnh và thành phố Cần Thơ, mỗi địa điểm lấy 10 mẫu đất và 10 mẫu phân theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hải Yến đã được báo cáo trong hội nghị Châu Á về Thú y (Lê Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Hiền, 2016). Vi khuẩn gây bệnh: 4 chủng E. coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp., Streptococcus spp. do phòng vi sinh Chi Cục Thú y Cần Thơ phân lập từ gà bệnh cung cấp. 2.3 Phương pháp 2.3.1 Tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn được xác định bằng phương pháp đĩa khuyếch tán theo hướng dẫn của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm (Clinical and Laboratory Standards Institude CLSI, 2012). Dịch vi khuẩn B.subtilis sau khi nuôi cấy 18 giờ có mật số tương đương 10 8 CFU/ ml. Sau đó, bơm 100 µl dung dịch vi khuẩn phân tán đều trên bề mặt môi trường Muller hinton agar (MHA, Meck). Đĩa kháng sinh (Oxoid, England) được đặt lên mặt thạch và ủ ở 37 o C trong 24 giờ. Đường kính vòng vô trùng được đo bằng mm, chủng vi khuẩn trên đĩa MHA tương ứng sẽ được xác định là kháng ( 14mm), nhạy ( 20mm) hoặc trung gian (15-19mm) với kháng sinh thử nghiệm theo tiêu chuẩn của CLSI (2012). Các loại kháng sinh thử nghiệm là: Erythromycin 5µg (ERY), Gentamycin 10µg (GEN), Neomycin 30µg (NEO), Oxytetracycline 30µg (OCT), Doxycycline 30µg (DOX), Colistin 10µg (COL), Sulfadimidin trimethoprim 5µg (SXT), Norfloxacin 10µg (NOR), Enrofloxacin 15µg (ENR). Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình. 2.3.2 Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào Khả năng sinh enzyme ngoại bào được khảo sát theo phương pháp của Harley et al. (2001) có cải tiến như sau: Tế bào của các chủng Bacillus subtilis được nuôi cấy trong môi trường TSB (Trypto-casein soy broth) ở 37 o C trong 24 giờ. Lấy tăm bông vô trùng chấm dịch nuôi cấy lên đĩa môi trường TSA (Trypto casein soy agar) có bổ sung 1% tinh bột cho phản ứng khảo sát khả năng sinh enzyme amylase, 1% gelatin cho phản ứng khảo sát khả năng sinh enzyme protease; bổ sung 1% Tween 20 và 0,01% CaCl2 đối với khảo sát lipase. Đọc kết quả bằng cách nhỏ thuốc thử Lugol đối với amylase, tricloroacetic acid (TCA) 25% đối với protease, quan sát các vòng đục xung quanh khuẩn lạc (lipase). Mỗi phản ứng lặp lại 3 lần để có kết quả chính xác. 2.3.3 Khả năng đối kháng với các chủng vi khuẩn gây bệnh Thử nghiệm khả năng đối kháng theo phương pháp vạch thẳng vuông góc Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng B. subtilis trên môi trường Starch agar (SA) bao gồm: tinh bột 10g/l, peptone 5g/l, NaCl 0,5g/l, agar: 15g/l (Moore et al., 2013). Các bước tiến hành theo phương pháp của Sertaç et al. (2014) có cải tiến như sau: cấy vi khuẩn B. subtilis dọc theo một đường thẳng trên đĩa thạch, ủ ở 37 o C trong 24 giờ, tiến hành cấy vi khuẩn gây bệnh theo các vạch ngang vuông góc với vạch vi khuẩn đã mọc, tiếp tục ủ ở 37 o C trong 24 giờ. Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng cách đo khoảng cách vùng kháng khuẩn theo đơn vị mm dựa theo Hutt et al. (2006). Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. 27

Thử nghiệm khả năng đối kháng theo phương pháp đối kháng trực tiếp Thực hiện theo phương pháp của Moore et al. (2013) có điều chỉnh như sau: Vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn B. subtilis được hoạt hóa trong môi trường TSB và ủ ở nhiệt độ thích hợp trong 24 giờ. Huyền phù vi khuẩn B. subtilis được điều chỉnh sao cho mật số đạt 10 5 CFU/ ml, 10 6 CFU/ ml và 10 7 CFU/ ml để tiến hành thử khả năng đối kháng tương ứng với nồng độ vi khuẩn gây bệnh là 10 6 CFU/ ml. Tiến hành bơm 100 µl huyền phù vi khuẩn gây bệnh lên các đĩa thạch và dùng que tran trải đều; sau đó, bơm 10 µl dịch vi khuẩn B. subtilis tương ứng với các nồng độ khảo sát lên bề mặt thạch đã được trải vi khuẩn gây bệnh, và đem ủ ở 37 o C trong 24 giờ. Khả năng đối kháng được đo bằng đường kính vòng ức chế vi khuẩn gây bệnh theo đơn vị mm. Đánh giá khả năng đối kháng theo Sumathi and Reetha (2012). Mỗi thử nghiệm được lặp lại 3 lần. 2.3.4 Phân tích thống kê Xử lý thống kê theo phân tích phương sai một chiều (one-way ANOVA) bởi phần mềm Minitab 16 ver 16.2.0. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khả năng nhạy cảm với kháng sinh Khả năng nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn probiotic thường được quan tâm, vì nếu vi khuẩn probiotic còn nhạy với kháng sinh thì nó sẽ an toàn về mặt sinh học, nó sẽ không chứa plasmid hoặc các gene kháng kháng sinh của các kháng sinh được sử dụng. Hình 1 cho thấy 21 chủng Bacillus subtilis đều nhạy với hầu hết các loại kháng sinh với tỷ lệ khá cao từ 100% các chủng nhạy với enrofloxacin, doxycycline, norfloxacin, sulfadimidin - trimethoprim, đến gentamycin (24% nhạy, 57% trung gian, 19% kháng), oxytetracyline (33% nhạy, 33% trung gian, 33% kháng), neomycin (14% nhạy, 57% trung gian, 29% kháng), thấp nhất là colistin chỉ có 5% nhạy. Điều này có thể do colistin là kháng sinh được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Nghiên cứu trước đây của Sampa et al. (2012) khi khảo sát khả năng nhạy cảm kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn phân lập từ nội tạng gà đã cho thấy tất cả các chủng trong đó có Bacillus spp. đều kháng với Colistin 120% 100% 80% 60% 40% % nhạy % kháng % trung gian 20% 0% ERY GEN DOX NOR OTC SXT COL ENR NEO Hình 1: Tỷ lệ phần trăm khả năng nhạy với kháng sinh của các chủng vi khuẩn B.subtilis Kết quả từ Bảng 1 cho thấy, trong 21 chủng Baciluss subtilis được khảo sát thì có 5 chủng còn nhạy với đa số kháng sinh (78% nhạy) là AG19, AG27, AG60, VL05, VL28. Tuy nhiên, khả năng nhạy với kháng sinh của các chủng còn lại cũng trên 50%. Như vậy, 5 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis trong khảo sát của chúng tôi còn nhạy với nhiều kháng sinh hơn kết quả của Sampa et al. (2012) khi khảo sát 4 chủng Bacillus spp. phân lập từ nội tạng gà thì nhạy với 4/8 loại kháng sinh thử nghiệm (chiếm tỷ lệ 50%). 28

Bảng 1: Khả năng nhạy cảm với kháng sinh của 21 chủng khảo sát Chủng Khả năng nhạy với Khả năng nhạy với kháng Khả năng nhạy với kháng VK kháng sinh sinh sinh STT Số kháng Số kháng sinh Số kháng % % % sinh nhạy trung gian sinh kháng 1 CT 11 6 67% 1 17% 2 22% 2 AG07 5 56% 2 33% 2 22% 3 AG17 5 56% 2 33% 2 22% 4 AG19 7 78% - - 2 22% 5 AG27 7 78% 1 17% 1 11% 6 AG49 6 67% 1 17% 2 22% 7 AG60 7 78% 1 17% 1 11% 8 VL05 7 78% 1 17% 1 11% 9 VL16 6 67% 1 17% 2 22% 10 VL28 7 78% 1 17% 1 11% 11 VL41 5 56% 3 50% 1 11% 12 ST06 6 67% 2 33% 1 11% 13 ST08 5 56% 2 33% 2 22% 14 ST10 5 56% - - 4 44% 15 DT29 5 56% 3 50% 1 11% 16 DT30 5 56% 1 17% 2 22% 17 KG09 5 56% 3 50% 1 11% 18 KG12 5 56% 3 50% 1 11% 19 KG22 6 67% 1 17% 2 22% 20 KG29 5 56% 1 17% 3 33% 21 KG36 5 56% 1 17% 3 33% Ghi chú: Vòng kháng khuẩn 20 mm : Nhạy Vòng kháng khuẩn từ 15-19 mm: Trung gian Vòng kháng khuẩn 14 mm : Kháng 3.2 Khả năng sinh enzyme ngoại bào Các enzyme ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giúp thức ăn dễ hấp thu, và vật nuôi tăng trọng tốt. Do đó, khả năng sinh enzyme ngoại bào là một tiêu chí quan trọng khi chọn lọc các chủng vi khuẩn làm probiotic. Kết quả từ Bảng 2 cho thấy, 21 chủng B. subtilis đều có khả năng sinh amylase và protease, riêng chỉ có 10 chủng AG27, AG60, VL05, VL28, VL41, DT29, KG09, KG12, KG22, KG36 có khả năng sinh lipase, đây là các chủng vi khuẩn có khả năng sinh enzyme ngoại bào tốt, sẽ được tiếp tục khảo sát khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh. Kết quả nghiên cứu của Okorie and Olasupo (2013) khi khảo sát trên 7 chủng B. Subtilis cho thấy chỉ có duy nhất chủng Bs2 phân lập từ sản phẩm lên men Ugba thể hiện đầy đủ hoạt tính thủy phân tinh bột, gelatin và chất béo trong sữa, các chủng còn lại chỉ thể hiện khả năng phân hủy protein và tinh bột. Theo một nghiên cứu khác của Ngô Tự Thành và Bùi Thị Việt Hà (2009) trên 236 chủng Bacillus phân lập từ mẫu đất và nước thải, chỉ có 2 chủng T20 và M27 thể hiện đầy đủ các hoạt tính như phân hủy cả amylase, gelatine và chất béo trong sữa, các chủng còn lại chỉ thể hiện tính năng phân hủy protein và tinh bột. 29 Bảng 2: Khả năng sinh enzyme ngoại bào của các chủng B.subtilis Stt Vi khuẩn Amylase Protease Lipase 1 CT11 + + - 2 AG07 + + - 3 AG17 + + - 4 AG19 + + - 5 AG27 + + + 6 AG49 + + - 7 AG60 + + + 8 VL05 + + + 9 VL16 + + - 10 VL28 + + + 11 VL41 + + + 12 ST06 + + - 13 ST08 + + - 14 ST10 + + - 15 DT29 + + + 16 DT30 + + - 17 KG09 + + + 18 KG12 + + + 19 KG22 + + + 20 KG29 + + - 21 KG36 + + + Ghi chú : (+): Có khả năng sinh enzyme, (-): không có khả năng sinh enzyme

(a) (b) (c) Hình 2: Thử nghiệm khả năng sinh enzyme ngoại bào của chủng B.subtilis AG27 : amylase (a), protease (b) và lipase (c) 3.3 Khả năng đối kháng với các chủng vi sinh vật gây bệnh Hiệu quả của một sản phẩm probiotic là khi đưa vào đường tiêu hóa sẽ giúp gia tăng sự chuyển hóa thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, và hạn chế các bệnh đường tiêu hóa. Mười chủng vi khuẩn B. subtilis có khả năng sinh cả 3 loại enzyme amylase, protease và lipase được khảo sát khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh E.coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. bằng phương pháp kẻ vạch vuông góc. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các chủng B.subtilis được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3: Vùng kháng khuẩn của các chủng B. subtilis bằng phương pháp vạch kẻ vuông góc Vi khuẩn Vùng kháng khuẩn (mm) E.coli Salmonella Staphylococcus Streptococcus AG27 8±0.5 b 12±0.3 a 10±0.3 a 10±0.5 b AG60 6±0.2 c 6±0.4 c 7±0.5 b,c 4±0.2 d VL05 6±0.5 c 10±0.5 b 8±0.3 b 6±0.2 c VL28 10±0.6 a 13±0.5 a 10±0.9 a 12±.0.6 a VL41 6±0.2 c 10±0.5 b 10±0.5 a - DT29 - - 8±0.5 b - KG09 6±0.5 c 10±0.5 b - - KG12-9±0.9 b 10±0.6 a 4±0.5 d KG22 4±1 d 6±0.5 c 6±0.5 c - KG36-9±0.6 b 6±0.5 c - Ghi chú : a,b,c,d Các giá trị trong cùng một cột mang chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0.01) Kết quả cho thấy, các chủng B. subtilis khảo sát đều có hoạt tính kháng khuẩn ở những mức độ khác nhau, 4 chủng AG27, AG60, VL05 và VL28 có hoạt tính kháng khuẩn ức chế được sự phát triển của cả 4 vi khuẩn gây bệnh E.coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp. và Streptoccus spp. Trong đó, chủng VL 28 có đường kính vùng kháng khuẩn lớn đối với cả 4 vi khuẩn gây bệnh E.coli đạt trung bình 10 mm, Salmonella đạt trung bình 13 mm, Staphylococcus đạt trung bình 10 mm, Streptococcus đạt trung bình 12 mm, kế đến là chủng AG27, VL05 rồi đến AG60. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Marahiel et al. (1993) khi chứng minh các chủng Bacillus subtilis có thể sinh ra các chất kháng khuẩn phổ rộng như subtilin, bacilysin, macobacillin để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong một nghiên cứu khảo sát tính kháng khuẩn của các chủng B. subtilis trên nhiều loại môi trường khác nhau, Moore et al. (2013) cũng cho thấy được hoạt tính kháng khuẩn của B. subtilis trên môi trường SA. Bốn chủng vi khuẩn AG27, AG60, VL05 và VL28 sẽ được tiếp tục khảo sát khả năng đối kháng trực tiếp với vi khuẩn bệnh theo các nồng độ 10 5, 10 6 và 10 7 CFU/ ml với nồng độ của vi khuẩn gây bệnh là 10 6 CFU/ ml. Kết quả được trình bày ở Bảng 4. 30

Bảng 4: Hoạt tính kháng khuẩn của AG27, AG60, VL05, VL28 bằng phương pháp đối kháng trực tiếp Vi khuẩn E.coli Salmonella Staphylococcus Streptococcus 10 5 14±0.2 d 20±0.3 b,c 15±0.4 f 15±0.2 d AG27 10 6 16±0.1 c 21±0.7 b 18±0.8 d,e 19±0.5 b,c 10 7 16±0.3 c 25±0.4 a 19±0.4 d 21±0.5 a 10 5 11±0.2 g 16±0.8 f,g 18±0.1 d,e 18±0.2 c AG60 10 6 12±0.5 f 17±0.4 e,f 18±0.2 d,e 18±0.8 c 10 7 14±0.4 d 21±0.6 b 21±0.1 c 21±0.1 a 10 5 13±0.4 e 15±0.1 g 15±0.2 f 16±0.7 d VL05 10 6 14±0.2 d 18±0.3 d,e 17±0.7 e 18±0.3 c 10 7 16±0.2 c 20±0.6 b,c 19±0.2 d 20±0.5 a,b 10 5 14±0.3 d 19±0.2 c,d 26±0.4 b 18±0.3 c VL28 10 6 17±0.3 b 20±0.6 b,c 27±0.5 b 18±0.3 c 10 7 19±0.4 a 24±0.7 a 30±0.2 a 20±0.6 a,b Ghi chú : a,b,c,d,e,f Các giá trị trong cùng một cột mang chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0.01) Kết quả này một lần nữa đã khẳng định lại hoạt tính kháng khuẩn khá cao của 4 chủng AG27, AG60, VL05 và VL28. Điều đáng ghi nhận là dù ở mật số thấp, tương đương hay cao hơn mật số vi khuẩn bệnh thì 4 chủng B. subtilis đều có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khi mật số B. subtilis càng tăng thì đường kính vùng kháng khuẩn càng cao. Kết quả khảo sát tính kháng khuẩn của Jianhua et al. (2009) cho thấy, B. subtilis LFB112 có khả năng đối kháng đồng thời với cả 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm (E.coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp. và Streptoccus spp.); và trong một nghiên cứu của Hồ Lê Quỳnh Châu và ctv. (2010) cũng cho thấy chủng B. subtilis LII4 có khả năng đối kháng được với vi khuẩn E. coli ở mật số 10 6 CFU/ ml. (a) (b) (c) Hình 3: Hoạt tính kháng E.coli, Salmonella spp., Staphylococcus spp. và Streptoccus spp. của B.subtilis VL28 (a): đối kháng theo vạch thẳng vuông góc. (b): đối kháng trực tiếp với Salmonella. (c): đối kháng trực tiếp với E.coli 4 KẾT LUẬN Sau khi tiến hành thử nghiệm các đặc tính nhạy cảm với kháng sinh, khả năng sinh enzyme ngoại bào, và khả năng kháng khuẩn của 21 chủng vi khuẩn B. subtilis, kết quả nghiên cứu cho thấy các chủng B.subtilis AG27, AG60, VL05 và VL28 đều có các đặc tính để làm nguồn nguyên liệu sản xuất probiotic. TÀI LIỆU THAM KHẢO Barbosa T.M., Cláudia R. Serra, Roberto M. La Ragione, Martin J. Woodward, and Adriano O. Henriques., 2005. Screening for Bacillus isolates in the broiler gastrointestinal tract. Applied and enviromental microbiology. 71(2): 968-978. 31 Clinical and Laboratory Standards Institude CLSI, 2012. Methods for dilution antimicrobial susceptibility tests for bacteria that grow aerobically, 9th ed. Approved Standard M7- A9.Vol.32 No.2 Harley J. P. and L. M. Prescott, 2001. Laboratory exercises in microbiology. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Nguyễn Khánh Quỳnh, 2010. Đánh giá khả năng bám dính và kháng khuẩn ở mức độ in vitro của một số chủng vi sinh vật có tiềm năng sử dụng làm probiotics. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 57. Hutt P, Shchepetova J, Loivukene K, Kullisaar T, Mikelsaar M, 2006.Antagonistic activity of probiotic lactobacilli and bifidobacteria against entero- and uropathogens. Journal of Applied Microbiology 100: 1324 1332.

Jianhua Xie, Rijun Zhang, Changjiang Shang, Yaoqi Guo, 2009. Isolation and characterization of a bacteriocin produced by an isolated Bacillus subtilis LFB112 that exhibits antimicrobial activity against domestic animal pathogens. Journal of Biotechnology 8: 5611-5619. Kabir S. M., 2009. The Role of Probiotics in the Poultry Industry. Int J Mol Sci. 10(8): 3531 3546. Lê Thị Hải Yến, Nguyễn Đức Hiền, 2016. Isolation and identification of Bacillus subtilis isolated from soil and feces on chicken farms in the Mekong Delta, Viet Nam. The 19th federation of Asian veterinary associations congress. Marahiel M. A., Nakano M. M., 1993. Regulation of peptide antibiotic production in Bacillus. Molecular Microbiology, 7(5): 631-6. Moore T., Globa L., Barbaree J., Vodyanoy V., Sorokulova I., 2013. Antagonistic Activity of Bacillus Bacteria against Food-Borne Pathogens. Prob Health 1: 110. Ngô Tự Thành, Bùi Thị Việt Hà, 2009. Nghiên cứu hoạt tính enzyme ngoại bào của một số chủng Bacillus mới phân lập và khả năng ứng dụng chúng trong xử lý nước thải. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Tự nhiên và Công nghệ 25: 101-106. Okorie P.C and Olasupo N.A, 2013. Growth and extracellular enzyme production by microorganisms isolated from Ugba - an indigenous Nigerian fermented condiment. African Journal of Biotechnology 12(26): 4158-4167. Reuter G., 2001. Probiotics possibilities and limitations of their application in food, animal feed, and in pharmaceutical preparations for men and animals. Berl. Munch. Tierarztl. Wochenschr. 114:410 419. Sampa R.R, Bahanur R., Jayedul H., Nazmul H.N, 2012, Isolation and identification of bacterial flora from internal organs of broilers and their antibiogram studies. Microbes and Health 1(2): 72-75. Sertaç Argun Kıvanç, Murat Takım, Merih Kıvanç, Gülay Güllülü, 2014. Bacillus spp. isolated from the conjunctiva and their potential antimicrobial activity against other eye pathogens. African Health Sciences 14(2): 364-371. Sumathi V. and Reetha D., 2012. Screening of Lactic Acid Bacteria for Their Antimicrobial Activity against Pathogenic Bacteria. International Journal of Pharmaceutical & Biological Archives; 3(4):802-808. 32