Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

Tài liệu tương tự
Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITR

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÔNG AVENEAE (HỌ CỎ - POACEAE)

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

TRÁM TRẮNG

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG NGÔ HÀNG HÓA CHO ĐỒN

PowerPoint Presentation

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

Microsoft Word - NH29-LE HONG GIANG( )

ENews_CustomerSo2_

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ NĂM NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI GIỐNG DƯA CHUỘT BAO TỬ MIRABELLE VÀ MIMOZA TRONG ĐIỀU KIỆN SINH T

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ SỐ 03 (2014) BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER khoa khoa học tự nhiên 18 năm thành lập và phát triển Gi

Microsoft Word - ptdn1252.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

I _Copy

Microsoft Word - kinhthangman.doc

TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN Bản tin Tháng 07 năm 2018 LỜI NÓI ĐẦU Được thành lập vào 03/12/2005, dưới sự hỗ trợ ban đầu của Quỹ Ford, Trung tâm

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

CHÍNH PHỦ

QUỐC HỘI

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

Microsoft Word - GT Phuong phap thi nghiem.doc

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3238/QĐ-UBND Quảng Ninh, ng

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Thuyết minh về hoa hồng – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY KEO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. Triệu chứng nhận dạng 1. Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp). Sâu kèn nhỏ - Đặc điểm hình thái,

KẾT QUẢ CUỘC THI VẼ TRANH QUỐC TẾ TOYOTA CHỦ ĐỀ "CHIẾC Ô TÔ MƠ ƯỚC" LẦN THỨ VIII - NĂM HỌC STT 15 GIẢI NHẤT Họ và tên Họ, đệm Tên 1 Đinh Phư

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

Microsoft Word - 64 anKheTraVang

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 7: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 7: QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

CHƯƠNG I

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 40 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Con Đường Khoan Dung

Document

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Thuyết minh về cây dừa

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Danh sach 35 de an 22.6.xls

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Hotline: Du lịch Cù Lao Chàm 1 Ngày - 0 Đêm (T-S-OT-VNM-69)

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

new doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

HƯỚNG DẪN TRỒNG GLADIOLI (Bản tóm tắt) Chi tiết xem tại Hoa lay-ơn vốn là loài hoa vùng cận nhiệt đới và có thể dễ dàng trồng ở

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Bản ghi:

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: 22-28 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): 22-28 www.vnua.edu.vn NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) DC.) Vũ Thị Hoài 1*, Ninh Thị Phíp 2 1 Công ty TNHH Đầu tư phát triển và dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Tác giả liên hệ: vthoai@vnua.edu.vn Ngày nhận bài: 25.09.2018 Ngày chấp nhận đăng: 02.04.2019 TÓM TẮT Ở Việt Nam, rau đắng đất Glinus oppositifolius (L.) là loài cây thuốc quý dùng trong bài thuốc bổ gan giải độc gan. Hiện nay, rau đắng đất chủ yếu được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên hạt nhỏ, tỷ lệ mọc thấp, sinh trưởng chậm giai đoạn đầu. Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy in vitro nhằm góp phần nâng cao hệ số nhân và chất lượng cây giống. Quy trình nhân nhanh in vitro cây rau đắng đất Glinus oppositifolius (L.) được xây dựng dựa trên việc tối ưu hóa quy trình khử trùng mẫu, nuôi cấy khởi động, nhân nhanh chồi, tạo rễ cũng như ra cây ngoài giá thể. Kết quả đã xác định được thời gian khử trùng 10 phút bằng Johnson (1%) cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 76,67%. Nồng độ BA 0,5 mg/l là tốt nhất cho sự hình thành và sinh trưởng của chồi cây (5,45 chồi/mẫu). Giai đoạn nhân nhanh chồi, tổ hợp BA (0,5 mg/l) và -NAA/IAA (0,5 mg/l) cho kết quả tốt nhất với số chồi là 8,57/8,5 chồi; số lá TB là 4,97/4,93 lá và chiều cao TB là 2,33/2,24 cm sau 4 tuần nuôi cấy. Bổ sung 0,5 mg/l -NAA vào môi trường ra rễ đem lại hiệu quả cao với tỷ lệ ra rễ đạt 100%. Sử dụng giá thể mụn xơ dừa cho chất lượng cây con tốt nhất, tỷ lệ xuất vườn đạt 86,67% tại 40 ngày sau trồng. Từ khóa: Nhân giống, nuôi cấy mô, rau đắng đất. Study on In vitro Propagation of Glinus oppositifolius (L.) DC) ABSTRACT Glinus oppositifolius (L.), an indigenous medicinal plant, has long been used as a liver detoxification in Vietnam. Generally, seeds could be used for propagation. However, the drawbacks of this method include small seeds, low germination rate and slow seedling growth. In vitro propagation is a potential approach to increase the quantity and quality of planting meterials. In this study, a protocol for in vitro multiplication of Glinus oppositifolius was established by optimizing initial culture, shoot propagation and root induction in vitro and plantlet acclimatization. For explant isolation from stems, sterilization by Johnson (1%) for 10 minutes yielded the highest survival rate (76.67%). BA concentration of 0.5 mg/l was most suitable for shoot formation and growth. The medium added with 0.5 mg/l BA and 0.5 mg/l -NAA/IAA showed the highest multiplication rate, leaf number and plant height after four weeks of culture. Supplementing with 0.5 mg/l -NAA for rooting stage resulted in 100% root induction. The substrate containing 100% coconut coir yielded best quality of plantlets at 40 days after planting. Keywords: Glinus oppositifolius, in vitro, propagation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.), họ Rau đắng (Molluginaceae) là cây dược liệu phân bố rộng tại Việt Nam từ vùng Đồng bằng Nam Bộ, Nam Trung Bộ (Phú Yên, Đồng Nai ) đến Bắc Bộ (Nam Định, Hà Nội ) (Võ Văn Chi, 2012). Ở Việt Nam, rau đắng đất được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan và trị vàng da. Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận gan và hạ nhiệt. Hiện nay, rau đắng đất là thành phần của một số chế phẩm thuốc điều trị suy giảm chức năng gan, phòng và hỗ trợ viêm gan do thuốc và hóa chất... như chế phẩm Boganic của công ty Traphaco (Võ Thị Thu Thủy, 2015) và có chứa một số thành phần chữa bệnh ung thư (Chakraborty et al., 2017). Rau đắng đất mọc 22

Vũ Thị Hoài, Ninh Thị Phíp hoang, cây sinh sản hữu tính, nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tuy nhiên, hạt rau đắng đất rất nhỏ, tỷ lệ mọc mầm kém và đặc biệt thời gian mọc mầm kéo dài, cây con sinh trưởng rất chậm, chất lượng không đồng đều (Ninh Thị Phíp và cs., 2014). Để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc với số lượng lớn trong thời kỳ khoa học phát triển, việc nghiên cứu nhân giống cây rau đắng đất bằng phương pháp in vitro nhằm hoàn thiện hơn các nghiên cứu về cây rau đắng đồng thời góp phần chủ động về nguồn giống, tạo cây giống đồng đều, chất lượng cao phục vụ cho sản xuất đất là việc làm cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.) 60 ngày sau gieo (lúc cây đã có từ 1-2 cành cấp 1) lấy từ vườn quỹ gen của Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tiếp tục trồng vào trong các túi bầu đất ở nhà lưới khoảng 20-30 ngày. Các đoạn chồi được lấy từ các cây trồng trong các túi bầu đất ở nhà lưới có thân phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm thiết kế theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), mỗi công thức bao gồm 10 bình nuôi cấy, mỗi bình cấy 1 mẫu, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần. Đối với thí nghiệm ngoài vườn ươm, mỗi công thức bố trí 30 cây, 3 lần nhắc lại. 2.2.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu đến chất lượng mẫu rau đắng đất Mẫu rau đắng được lấy từ vườn quỹ gen và trồng vào túi bầu đất trong nhà lưới với khoảng thời gian là 20-30 ngày. Đoạn chồi cắt từ cây trong nhà lưới được rửa bằng xà phòng và làm sạch dưới vòi nước chảy. Tiếp theo các mẫu vật đưa vào lọ vô trùng và rửa lại bằng nước cất và khử trùng bằng dung dịch Johnson (1%) ở các ngưỡng thời gian: CT1: 5 phút; CT2: 7 phút; CT3: 10 phút và CT4: 15 phút. 2.2.2. Ảnh hưởng của BA tới cảm ứng tạo đa chồi rau đắng đất Mẫu rau đắng đất sau khi khử trùng được cấy vào môi trường nuôi cấy: MS + 20 g/l sucrose + 4,5 g/l agar, ph = 5,8-6,0 có bổ sung BA ở các nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 và 2,5 mg/l. 2.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và -NAA/IAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây rau đắng đất Chồi cây rau đắng đất sau giai đoạn tạo cụm chồi, phát triển tốt và chồi đơn lẻ được sử dụng làm vật liệu cho các thí nghiệm nhân nhanh với các công thức có bổ sung BA (0,5 mg/l) kết hợp với -NAA (0-1,0 mg/l) hoặc IAA (0-1,0 mg/l) trên nền môi trường: MS + 20 g/l sucrose + 4,5 g/l agar, ph = 5,8-6,0. 2.2.4. Ảnh hưởng của của nồng độ -NAA đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ cây in vitro Thí nghiệm được tiến hành trên nền môi trường: MS + 20 g/l sucrose + 4,5 g/l agar, ph = 5,8-6,0 và bổ sung -NAA ở các nồng độ từ 0-1,0 mg/l. 2.2.5. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cây ngoài vườn ươm Đối với cây rau đắng đất, khi cây in vitro đạt chiều cao 2,5-3 cm và số rễ đạt 9-11 rễ thì tiến hành đưa cây ra ngoài vườn ươm trên các nền giá thể khác nhau, mỗi công thức bố trí 30 cây, 3 lần nhắc lại. CT1: 100% đất; CT2: 100% mụn xơ dừa; CT3: 100% trấu hun; CT4: đất + trấu hun (50:50); CT5: đất + mụn xơ dừa (50:50). 2.2.6. Điều kiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và vườn ươm Điều kiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm: Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm luôn được duy trì ổn định: Nhiệt độ: 23-25 C, độ ẩm: 70%, cường độ ánh sáng: 2.000 Lux, thời gian chiếu sáng 12 h/ngày. Điều kiện ra cây in vitro ngoài vườn ươm: Thời điểm ra cây vào tháng 5, cây con mới ra được che lưới đen trong nhà lưới, ngày tưới 2 lần 23

Nhân giống in vitro cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.) vào sáng sớm và chiều tối, sau khoảng 1 tuần có thể bỏ lưới đen. 2.2.7. Chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu Tỷ lệ mẫu sống (%) = Số mẫu sống/ số mẫu cấy; Tỷ lệ mẫu chết (%) = Số mẫu chết/ số mẫu cấy; Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) = Số mẫu nhiễm/ số mẫu cấy; Hệ số nhân (chồi/mẫu) = số chồi tạo thành/ số mẫu nuôi cấy; Chiều cao chồi = chiều cao chồi/ số mẫu nuôi cấy; Tỉ lệ hình thành chồi (%) = số chồi/ số mẫu cấy; Tỉ lệ hình thành rễ (%) = Số cây sống/ số cây đưa ra trồng; Số rễ (rễ/mẫu) = số rễ/ số mẫu; Chiều dài rễ = chiều dài rễ/ số mẫu nuôi cấy; Tỷ lệ cây sống (%) = cây sống/ cây đưa ra trồng; Tỷ lệ xuất vườn (%) = cây đủ tiên chuẩn xuất vườn/ cây đưa ra trồng. Cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là: Chiều cao >7 cm, thân có 4 đến 5 đốt, 1 đến 2 cành cấp 1, cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ, ngọn phát triển tốt, bộ lá phát triển xanh tốt không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu đến chất lượng mẫu cấy in vitro Chất lượng của mẫu cấy rau đắng đất khi tiến hành khử trùng bằng dung dịch Johnson (1%) ở thời gian khác nhau được thể hiện qua bảng 1. Kết quả thu được cho thấy thời gian xử lý mẫu ảnh hưởng tới hiệu quả tạo nguồn vật liệu sạch trong quá trình khử trùng mẫu. Công thức 3 (thời gian khử trùng mẫu bằng dung dịch Johnson 1% là 10 phút) có tỷ lệ mẫu sống cao nhất (đạt 76,67%). Với thời gian khử trùng khoảng 5-7 phút, tỷ lệ mẫu nhiễm khá cao sau 4 tuần theo dõi. Ở công thức khử trùng mẫu bằng dung dịch Johnson (1%) là 15 phút, tuy tỷ lệ mẫu nhiễm ít nhưng số mẫu bị chết lại rất cao (26,67%). Bảng 1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu bằng dung dịch Johnson 1% (sau 4 tuần theo dõi) Công thức Tổng mẫu cấy (mẫu) Tỷ lệ mẫu sống (%) Tỷ lệ mẫu nhiễm, chết (%) Tỷ lệ mẫu chết (%) Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) CT1: Johnson (1%) 5 phút 30 43,33 6,67 50,0 CT2: Johnson (1%) 7 phút 30 63,33 13,33 23,33 CT3: Johnson (1%) 10 phút 30 76,67 13,33 10,0 CT4: Johnson (1%) 15 phút 30 60,0 26,67 13,33 Hình 1a. Mẫu rau đắng đất sống, sạch Hình 1b. Mẫu rau đắng đất nhiễm Hình 1c. Mẫu rau đắng đất chết 24

Vũ Thị Hoài, Ninh Thị Phíp Bảng 2. Ảnh hưởng của BA đến cảm ứng tạo đa chồi cây rau đắng đất (sau 4 tuần nuôi cấy) Công thức Hệ số nhân (lần) Chất lượng chồi CT1(ĐC): MS 1,17 + CT2: BA (0,5 mg/l) 5,45 +++ CT3: BA (1,0 mg/l) 4,10 +++ CT4: BA (1,5 mg/l) 3,42 ++ CT5: BA (2,0 mg/l) 2,83 ++ CT6: BA (2,5 mg/l) 2,53 ++ LSD 0,05 0,06 CV% 0,9 Chú thích: Nền môi trường: MS + 20 g/l sucrose + 4,5 g/l agar; (+) Cụm chồi phát triển chậm, hệ số nhân chồi thấp; (++) Cụm chồi, hệ số nhân chồi trung bình; (+++) Cụm chồi phát triển tốt, hệ số nhân chồi cao Tương tự, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho biết dung dịch Johnson sử dụng trong khử trùng mẫu cho hiệu quả cao. Phan Hữu Tôn và cs. (2014) sử dụng dung dịch khử trùng Johnson lắc trong 15 phút đã cho kết quả nhân giống cam quýt cao. Nguyễn Thị Sơn và cs. (2014) cũng khẳng định sử dụng dung dịch Johnson mang hiệu quả khử trùng cao cho lan Dendrobium. Như vậy, thời gian khử trùng mẫu 10 phút bằng dung dịch Johnson (1%) với cây rau đắng đất cho kết quả tốt nhất. 3.2. Ảnh hưởng của BA tới cảm ứng tạo đa chồi cây rau đắng đất BA là chất điều tiết sinh trưởng có tác dụng tích cực trong việc kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gian sinh trưởng của mô phân sinh và làm hạn chế sự già hóa của tế bào. Trong nhân giống in vitro, BA có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích sự hình thành chồi non, quyết định hệ số nhân và chất lượng chồi (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Kết quả cho thấy BA có ảnh hưởng tích cực đến tái sinh chồi rau đắng đất (Bảng 2). Các công thức có bổ sung BA đều cho hệ số nhân cao hơn đối chứng (không bổ sung BA) và cao nhất là CT2 (nồng độ BA 0,5 mg/l) với hệ số nhân đạt cao nhất (5,45 chồi/mẫu). Khi nồng độ BA tăng từ 0-1 mg/l thì sự hình thành chồi và chồi cây cũng tăng lên, nhưng khi nồng độ BA tăng lên từ 1,5-2,5 mg/l hệ số nhân chồi cây giảm xuống do các cụm chồi khó kéo dài thành chồi hoàn chỉnh. Kết quả chỉ ra, nồng độ BA 0,5 mg/l là phù hợp cho cảm ứng tạo đa chồi và sinh trưởng chồi cây rau đắng đất. 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-naa/iaa đến khả năng nhân nhanh chồi cây rau đắng đất Trong nhân giống in vitro, nhiều loại cây trồng chỉ phù hợp với các chất thuộc nhóm cytokinin, nhưng có nhiều loại cây trồng khi kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng giữa nhóm cytokinin và auxin thì nâng cao được hiệu quả trong nhân giống. Từ kết quả thu được của thí nghiệm trên, chọn BA ở nồng độ 0,5 mg/l (nồng độ tối ưu từ kết quả thí nghiệm trên) đã được phối hợp cùng -NAA hay IAA ở các nồng độ khác nhau để tăng hiệu quả nhân nhanh chồi in vitro cây rau đắng đất (Bảng 3). Kết quả cho thấy sự kết hợp giữa BA và - NAA hay BA và IAA đều có ảnh hưởng tích cực lên quá trình hình thành chồi và sự sinh trưởng của chồi cây. Kết hợp với BA 0,5 mg/l, hệ số nhân chồi rau đắng đất tăng dần khi tăng nồng độ -NAA hay IAA từ 0 đến 0,5 mg/l. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ -NAA/IAA từ 0,75 đến 1,0 mg/l thì hệ số nhân chồi lại giảm dần. Điều này chứng tỏ nồng độ -NAA hay IAA cao lại ức 25

Nhân giống in vitro cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.) chế khả năng nhân nhanh chồi rau đắng đất. Hiện nay, chưa có công bố nào về sự kết hợp giữa BA và α-naa hay IAA trong nhân giống cây rau đắng đất nhưng trên các đối tượng cây trồng khác, Phan Xuân Huyên và cs. (2015) đã chứng minh môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l BA và 0,1 mg/l -NAA là tốt nhất cho sự hình thành chồi in vitro cây hoa lan Miltonia sp. Trên cây địa liền (Kaompferia galanga), Parida et al. (2010) đã chỉ ra rằng môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA và 0,5 mg/l IAA cho hệ số nhân chồi cao nhất. Như vậy, ở nồng độ BA 0,5 mg/l kết hợp với -NAA/ IAA 0,5 mg/l cho kết quả tốt nhất với số chồi là 8,57/8,5 chồi; số lá TB 4,97/4,93 lá và chiều cao TB 2,33/2,24 cm sau 4 tuần nuôi cấy. 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ -NAA đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ -NAA có ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra rễ của chồi rau đắng đất (Bảng 4). Các công thức có bổ sung -NAA đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn đối chứng, cao nhất là CT2 và CT3 với tỷ lệ ra rễ là 100%. Khi nồng độ -NAA tăng từ 0,25 đến 0,5 mg/l thì số rễ tăng từ 9,57 đến 10,6 rễ/mẫu, chiều dài rễ tăng từ 2,53 lên 3,42 cm. Ở nồng độ 0,5 mg/l -NAA cho số rễ/mẫu, chiều dài rễ đạt giá trị cao nhất. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ - NAA lên 0,75 và 1,0 mg/l thì số rễ/mẫu và chiều dài rễ có xu hướng giảm. Như vậy, nồng độ cao của -NAA đã ức chế sự hình thành rễ in vitro của chồi rau đắng đất. Bảng 3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và -NAA/IAA đến khả năng nhân nhanh chồi rau đắng đất (sau 4 tuần nuôi cấy) -NAA (mg/l) Số chồi TB (chồi/ mẫu) Số lá TB (lá) Chiều cao TB IAA (mg/l) Số chồi TB (chồi/ mẫu) Số lá TB (lá) Chiều cao TB 0 5,43 3,43 1,97 0 5,43 3,43 1,97 0,25 6,13 4,07 2,02 0,25 6,33 4,20 1,94 0,5 8,57 4,97 2,33 0,5 8,50 4,93 2,24 0,75 6,73 4,30 1,93 0,75 5,77 4,07 2,03 1,0 5,20 3,83 1,97 1,0 5,10 4,13 1,94 LSD 0,05 0,47 0,34 0,15 LSD 0,05 0,48 0,30 0,17 CV% 3,9 4,4 3,9 CV% 4,2 3,8 4,3 Chú thích: Nền môi trường: MS + 0,5 mg/l BA + 20 g/l sucrose + 4,5 g/l agar. Hình 2. Cụm chồi rau đắng đất bổ sung BA với nồng độ 0,5 mg/l (sau 4 tuần nuôi cấy) Hình 3. Nhân nhanh chồi rau đắng đất trên môi trường bổ sung tổ hợp BA và -NAA (sau 4 tuần nuôi cấy) 26

Vũ Thị Hoài, Ninh Thị Phíp Bảng 4. Ảnh hưởng của nồng độ -NAA đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ (sau 4 tuần theo dõi) Công thức Tỉ lệ ra rễ (%) Số rễ TB/mẫu (rễ) Chiều dài rễ TB/mẫu Chất lượng rễ CT1 (ĐC): MS 90,00 6,63 1,77 + CT2: 0,25 mg/l -NAA 100 9,57 2,53 +++ CT3: 0, 5 mg/l -NAA 100 10,60 3,42 +++ CT4: 0,75 mg/l -NAA 96,67 9,43 2,03 ++ CT5: 1,0 mg/l -NAA 93,33 8,43 2,30 ++ LSD 0.05 0,10 0,07 CV% 0,70 0,50 Chú thích: (+) Bộ rễ phát triển chậm, ngắn, ít rễ; (++) Bộ rễ phát triển khá; (+++) Bộ rễ phát triển tốt, dài, nhiều rễ Bảng 5. Ảnh hưởng các loại giá thể khác nhau đến sự thích nghi và sinh trưởng cây con ở giai đoạn vườn ươm tại thời điểm 40 ngày sau trồng Công thức Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Thời gian xuất vườn (ngày) Chiều cao Số lá (lá/cây) Số rễ (rễ/cây) Chất lượng cây CT1: 100% Đất 73,33 40 10,24 30,3 12,57 ++ CT2: 100% Mụn xơ dừa 86,67 25 10,29 45,90 14,27 +++ CT3: 100% Trấu hun 80,00 35 12,21 36,80 13,63 ++ CT4: Đất + trấu hun (50:50) 83,33 35 10,49 38,10 12,27 ++ CT5: Đất + mụn xơ dừa (50:50) 80,00 30 13,07 38,63 14,33 +++ LSD 0,05 0,1 0,27 0,28 CV% 0,1 0,40 1,10 Chú thích: (+) Cây còi, sinh trưởng kém; (++) Cây sinh trưởng khá tốt, ít cành; (+++), Cây sinh trưởng khỏe, bộ lá, cành xanh tốt Có thể nói, môi trường ra rễ tối ưu đối với giống rau đắng đất là MS + 0,5 mg/l -NAA + 20 g/l sucrose + 4,5 g/l agar, các rễ xuất hiện sớm, số rễ/mẫu nhiều, chất lượng rễ tốt. 3.5. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cây ngoài vườn ươm Kết quả (Bảng 5) cho thấy, tỷ lệ cây xuất vườn tương đối cao, tất cả đều đạt trên 73,33%, tỷ lệ cao nhất (CT2) khi sử dụng giá thể 100% mụn xơ dừa đạt 86,67% sau 25 ngày ra cây, thấp nhất là sử dụng giá thể 100% đất (CT1), đạt 73,33% sau 40 ngày ra cây, các công thức còn lại ở mức khá (80-83,33%). Chất lượng cây con còn được thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, số lá và số rễ/cây trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm 40 ngày sau trồng, CT2 sử dụng giá thể là 100% mụn xơ dừa cây con sinh trưởng tốt với chiều cao cây đạt 10,29 cm, số rễ đạt 14,27, đặc biệt là bộ lá phát triển xanh tốt vượt trội hơn các giá thể còn lại với số lá đạt 45,90 lá/cây. Thấp nhất trong trường hợp sử dụng giá thể 100% đất phù sa (CT1). 4. KẾT LUẬN Khử trùng mẫu rau đắng đất bằng dung dịch Johnson 1% với thời gian 10 phút là tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 76,67% sau 4 tuần nuôi cấy. Ở giai đoạn cảm ứng tạo đa chồi, môi trường có bổ sung 0,5 mg/l BA cho hệ số nhân chồi cao nhất (5,45 lần). Kết hợp 0,5 mg/l BA và -NAA/IAA ở nồng độ 0,5 mg/l cũng cho kết 27

Nhân giống in vitro cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.) quả tốt nhất để nhân nhanh chồi rau đắng đất với số chồi là 8,57/8,5, số lá là 4,97/4,93 và chiều cao là 2,33/2,24 cm. Môi trường bổ sung 0,5 mg/l -NAA thích hợp cho khả năng tạo rễ cây rau đắng đất (tỷ lệ ra rễ là 100%), chất lượng cây con tốt nhất sau 4 tuần nuôi cấy. Khi chuyển cây con ra trồng ngoài vườn ươm thì giá thể 100% mụn xơ dừa cho cây sinh trưởng khỏe, tỷ lệ xuất vườn cao (86,67%), bộ lá phát triển vượt trội (45,90 lá/cây tại thời điểm 40 ngày sau trồng). TÀI LIỆU THAM KHẢO Võ Văn Chi (2012). Từ điển thực vật thông dụng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 1: 375-377. Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thủy, Đặng Thị Thanh Tâm & Nguyễn Thị Phương Thảo (2013). Nhân nhanh in vitro cây trầu bà cánh phượng (Philodendron xanadu). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường đại học Nông nghiệp. 11(6): 826-832. Hoàng Thị Kim Hồng (2011). Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitro cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflotrum Thunb.). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 64: 23-32. Phan Xuân Huyên, Hoàng Văn Cương & Nguyễn Thị Phượng Hoàng (2015). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây hoa lan Miltonia sp. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(7): 1128-1135. Ninh Thị Phíp, Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Thị Hoài & Vũ Thị Hương Thủy (2014). Báo cáo Rau đắng đất. Công ty cổ phần Traphaco - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Thị Sơn, Từ Bích Thuỷ, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Lý Anh, Hoàng Thị Nga & Nguyễn Quang Thạch (2014). Nhân giống in vitro lan Dendrobium officinale Kimura et Migo. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(8): 1274-1282 Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch & Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Đoàn Văn Lư, Phạm Thị Dung & Nguyễn Xuân Viết (2014). Nuôi cấy in vitro trụ trên lá mầm giống cam (Citrus sinensis), quýt (Citrus reticulata). Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(5): 641-649. Võ Thị Thu Thủy & Đỗ Quyên (215). Phân lập và nhận dạng spinasterol và oppositifolon từ phần trên mặt đất của cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.).DC.) thu hái ở Việt Nam. Tạp chí Dược học. 55(5). Chakraborty & Santanu Paul (2017). A Repository of Medicinal Potentiality. International Journal of Phytomedicine. 9(4): 543-557. Parida R., Mohanty S., Kuanar A. & Nayak S. (2010). Rapid multiplication and in vitro production of leaf biomass in Kaempferia galanga through tissue culture. Electron J. Biotechnol. 13(4). 28