Bảo tồn văn hóa

Tài liệu tương tự
VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Microsoft Word _TranNgocVuong

http:

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Cúc cu

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Niệm Phật Tông Yếu

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phong thủy thực dụng

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Code: Kinh Văn số 1650

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

No tile

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Thuyết minh về Nguyễn Du

HỒI I:

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

MỞ ĐẦU

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

CHƯƠNG I

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

CHƯƠNG 10

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Bạn Tý của Tôi

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Phần 1

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Phần 1

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Bản ghi:

1 Bảo tồn văn hóa. Dương Đình Khuê Một trong số những bận tâm của kiều bào là e rằng chẳng bao lâu nữa người Việt ở hải ngoại sẽ vong bản. Thực ra cũng có một số người chủ trương rằng nhập gia phải tùy tục, mình đã sống trên đất Mỹ thì Mỹ hóa càng sớm và triệt để càng tốt chứ sao? Ý kiến đó không hẳn là quá khích đâu, nó cũng có những lý lẽ của nó. Vậy ta nên bình tĩnh, không thiên kiến, suy xét xem có nên bảo tồn văn hóa Việt Nam không, và nếu có thì tới mức nào? Trước khi giải quyết vấn đề đó, ta phải tìm hiểu văn hóa là gì, nội dung của nó có những yếu tố nào? I- Văn hóa có một ý nghĩa vô cùng rộng rãi, bao là, không thể đóng khung trong một địa hạt riêng biệt nào. Nhìn về khía cạnh cá nhân, thì về tôn giáo có tín ngưỡng hữu thần hay vô thần, về khuynh hướng chính trị thiên tả hoặc thiên hữu; về văn chương, khoa học, nghệ thuật, am hiểu hay không, cho đến việc ưa thích hay không chơi tổ tôm, đánh trống chầu, đi du lịch, v. v., tất cả những giải đáp về những câu hỏi đó đều diễn tả nếp văn hóa của cá nhân đó. Một dân tộc cũng vậy, chỉ là sự tổng hợp của một số đông cá nhân, vậy nền văn hóa Việt Nam là cái nếp văn hóa của đại đa số nhân dân Việt Nam chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nó có những nét đặc thù của nó, khác hẳn nền văn hóa Tầu, Pháp hoặc Mỹ. Và mỗi cá nhân chúng ta cũng không hẳn có hoàn toàn cái nền văn hóa Việt Nam thuần túy trong người. Chắc ai cũng đồng ý rằng, cũng như mọi sự, mọi vật, văn hóa không phải là một cái gì trời sinh ra, mà là kết quả của một số yếu tố, nói theo danh từ nhà Phật, là của một số nhân duyên. Vậy những nhân duyên gì đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam? Có biết rõ những yếu tố lập thành nó thì chúng ta sẽ dễ dàng tìm hiểu những nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam, những ưu khuyết điểm của nó. Văn hóa cũng ví như một chén trà, hương vị của chén trà tùy thuộc giống trà, trồng ở Đà Lạt hay ở Vũ Di Sơn, dưới những khí hậu khác nhau, trên

2 những mảnh đất khác nhau, và còn tùy thuộc vào cách pha trà, nước đun sôi già hay non, do một phụ nữ có gia giáo hay do một nam nhân cục cằn thô lỗ pha, v. v. Những yếu tố thành lập nền văn hóa Việt Nam cũng phức tạp như vậy. Để có một sự trình bầy giản dị, chúng tôi xin tạm sắp xếp chúng vào 3 loại lớn : thiên văn, địa lý, và nhân sự. 1/Yếu tố thiên văn ở đây có nghĩa là thời tiết, khí hậu. Nước Việt Nam tuy ở trong vùng nhiệt đới, nhưng vì ở sát bờ biển nên có một khí hậu tương đối ôn hòa, không nóng bỏng như các vùng sa mạc Phi Châu và tất nhiên là không lạnh băng như các vùng Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mỹ. Khí hậu có hơi nghiêm khắc ở miền Bắc, và ôn hòa hơn ở miền Nam. Ở Bắc, mùa hè có ngày nóng lên tới 38 0 C, tức là 100 0 F, và mùa đông có ngày lạnh xuống 5 0 C, nghĩa là 41 0 F. Đối với người ở Mỹ thì những độ đó không thấm tháp gì, nhất là độ lạnh 41 0 F, vì chúng ta đã làm quen với những hàn độ dưới thế nhiều. Nhưng nhà ở đây đều có máy sưởi, ra ngoài thì xe hơi bít kín, còn ở Bắc Việt thì làm gì có những tiện nghi đó? Vậy ta có thể nói rằng khí hậu ở Bắc khá nghiêm khắc nhưng cũng chẳng có gì là quá đáng, còn ở miền Nam thì quanh năm chỉ có 2 mùa mưa nắng, nhiệt độ không chênh lệch nhau mấy. 2/Thứ đến những yếu tố địa lý. Một là vị trí địa dư ở Đông Nam Á, phía Bắc có nước Tầu và phía Nam có Chiêm Thành. Hai là hình dáng chữ S, phần giữa mảnh mai như đòn gánh, tức là miền Trung, hai đầu đuôi phình to lên như hai thúng thóc, tức là hai đồng bằng phì nhiêu Bắc và Nam. 3/Cuối cùng, yếu tố nhân sự là chủng tộc người Việt và ảnh hưởng của ngoại bang. II- Phần đóng góp của mỗi yếu tố. Đã nhận định xong có những yếu tố nào tạo lập nền văn hóa Việt Nam. Bây giờ chúng ta thử nghiên cứu phần đóng góp của mỗi yếu tố đó. Sự nghiên cứu hơi khó vì những yếu tố có khi đi thuận giòng với nhau, tăng cường lẫn nhau, có khi đi ngược giòng nhau, kết quả của cái này bị cái kia làm yếu kém đi, nên kết quả hỗn hợp là nền văn hóa Việt Nam có những nét không thể quyết đoán là bởi riêng yếu tố nào. Chúng ta chỉ có thể đại khái nói rằng :

3 A/ Về những yếu tố thiên nhiên : -Khí hậu tương đối ôn hòa, và các lưu vực sông Hồng Hà và sông Cửu Long phì nhiêu, nên đời sống nhân dân Việt Nam tương đối dễ dàng, một mái nhà tranh để che mưa nắng, và một ít gạo, khoai, rau dưa là đủ nuôi sống, không cần phải mệt nhọc tranh đấu với thiên nhiên như ở các nơi giá lạnh và đất đai cằn cỗi. Cái đời sống dễ dàng đó gây cho người Việt Nam một nhân sinh quan thích an nhàn ở quê nhà. Muốn có cá ăn, chỉ việc ra sông lạch ngồi câu, hoặc nếu có đủ phương tiện thì đào ao thả cá, chẳng cần phải mạo hiểm ra biển khơi như Pêcheurs d Islande. Muốn có nhà ở, thì sẵn tre, gỗ, lá gồi, chỉ một vài ngày là xong. Muốn sang trọng hơn thì nung đất thành gạch, bất tất phải vào núi đẽo đá. -Tuy những yếu tố thiên nhiên thường thường thuận lợi cho một cuộc sống dễ dãi, nhưng đôi khi cũng có những thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão táp khiến cho dân ta phải khó nhọc đối phó. Do đó dân ta cũng có thể có nghị lực phi thường, nhưng cơn nguy hiểm đã qua thì lại trở về với bản tính an nhàn. -Người Việt phần đông sống ở vùng đồng bằng, phong cảnh có hữu tình mà thiếu hùng vĩ, nên tư tưởng không siêu việt như dân Ấn Độ sống dưới dãy Hy Mã Lạp Sơn. Tôn giáo và triết lý đối với dân ta không có tính cách huyền bí, chúng ta không đủ khả năng và cũng không muốn đi sâu vào các vấn đề siêu hình. -Một phần vì bản tính an nhàn, một phần vì tư tưởng không vượt được lên những đỉnh cao tuyệt vời, nên không những tôn giáo, triết lý của chúng ta trung bình, mà nói chung tất cả các hình thái văn hóa của chúng ta như văn chương, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc v. v. cũng không có cái gì thật siêu việt. Không siêu việt nhưng êm đềm, không có sức quyến rũ mãnh liệt của bà công chúa, nhưng có cái duyên dáng mộc mạc khả ái của cô thôn nữ. Trên đây chúng tôi đã phác qua phần đóng góp của các yếu tố thiên nhiên vào nền văn hóa Việt Nam. Quan trọng hơn là các yếu tố nhân sự vì nó trực tiếp, mặc dầu các yếu tố nhân sự cũng do các yếu tố thiên nhiên nhào nặn.

4 B/ Về những yếu tố nhân sự. 1/ Nguồn gốc chủng tộc Việt Nam là một vấn đề rất khó khăn, các sử gia đã tranh luận rất nhiều nhưng chưa đi đến một kết luận được mọi người đồng ý. Vậy chúng ta cũng đành chịu, không biết tổ tiên chúng ta là người Giao Chỉ đã xuất phát từ nhánh nào : Hán tộc, Tây Tạng, Miêu tộc, Aryan, Polynesian? Chúng ta chỉ cần biết rằng từ khi lập quốc, nghĩa là từ triều đại Hồng Bàng trở đi, thì dân Giao Chỉ đã chiếm đại đa số trong các sắc dân cư ngụ trên đất Giao Chỉ, đã có một nền văn hóa thuộc thời đại đá mài chuyển sang thời đại đồ đồng, đã biết đốt rừng làm rẫy để trồng lúa, đã biết nuôi gia súc, đã có vài tập tục như hỏi vợ phải có trầu cau, thờ cúng tổ tiên bằng bành chưng, bánh dầy, và đã có một tổ chức xã hội lỏng lẻo là phong kiến phân quyền. Nói chung, dân Giao Chỉ là một dân tộc thông minh, hiền lành, thích sống an nhàn với rất ít dục vọng và nhu cầu vật chất. Thứ đến các sự tiếp xúc với lân bang, gồm có 3 sự kiện : Trước thế kỷ 19 : Bắc cự Tầu, và Nam tiến Chiêm Thành và Chân Lạp. Từ thế kỷ 19 trở đi : sự xâm nhập của đế quốc chủ nghĩa Tây phương. 2/Khác với Tây Âu có những quốc gia Anh, Pháp, Đức, Ý, có lãnh thổ và dân số không quá chênh lệch nên mỗi quốc gia đó không dễ dàng bị thôn tính, có thể phát huy nền văn hóa quốc gia mình và trao đổi hai chiều với các nền văn hóa lân cận, thì ở Đông Nam Á, Việt Nam là một nước nhỏ bé ở dưới nước Tầu khổng lồ, lãnh thổ, dân số và văn hóa đều có sự chênh lêch rất lớn. Nên Việt Nam đã phải chịu nghìn năm Bắc thuộc, rồi sau khi dành được quyền độc lập, đã tự nhiên thâu nhập gần hết các tập tục, lễ giáo, tư tưởng của Tầu. Nói chung, chúng ta đã thâu nhận cả 3 hệ thống tư tưởng lớn chi phối đời sống tâm lý và xã hội của người Tầu, là Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Bởi vậy, nhìn một cách phiến diện thì thấy văn hóa Việt Nam in hệt văn hóa Tầu, nhưng nhìn kỹ càng thì thấy nó có một dáng điệu hơi khác biệt, ít được biểu lộ ở giới nho sĩ, nhưng được biểu lộ rất rõ và có khi quá khích ở giới nông dân, qua các câu tục ngữ, ca dao và các truyện cổ tích. Chỉ xin dẫn chứng hai tỷ dụ điển hình : quyền gia trưởng đối với vợ con, tuyệt đối ở xã hội Tầu, nhưng

5 sang xã hội Việt Nam đã giảm bớt đi nhiều; sự cấm kỵ nam nữ thọ thọ bất thân cũng vậy. 3/ Sự kiện Nam tiến đem lại cho nền văn hóa Việt Nam hai kết quả : -Văn hóa Chàm khác hẳn văn hóa Tầu-Việt, nên sau khi đánh được Chiêm Thành về phương diện binh bị, ta khinh thường văn hóa Chàm và không thèm học hỏi nó, mặc dầu nó cũng có vài ưu điểm, về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chẳng hạn. Ta chỉ bị văn hóa Chàm xâm nhập bằng khía cạnh kém nhất của nó, là tinh thần ủy mị, chán đời, dễ sa ngã vào những thú vui trụy lạc, trái lại với văn hóa Tầu yêu đời trong sự chăm chỉ mưu sinh và hùng dũng trong trường hợp phải chống cự với một kẻ địch cường mạnh. Những điệu nhạc u buồn Nam Ai, Nam Bình tiêu biểu cho cái tâm lý não nề đó, khác hẳn những điệu nhạc vui vẻ Bình bán, Kim tiền chịu ảnh hưởng Tầu. -Sự Nam tiến bền bỉ từ đời Trần đến cuối đời Nguyễn đã dần dần tạo nên những khác biệt địa phương. Tuy dân tộc Việt Nam rất thuần nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, nhưng nói chung người Bắc lễ độ hơn, kiểu cách hơn, và dễ tùng phục chính quyền hơn. Còn người miền Nam là hậu duệ của những người di cư đầu tiên, hoặc là lính thú, hoặc là những tay mạo hiểm đi phá vỡ đất mới, tay cầy, tay gươm để đối phó với dân Thổ lúc nào cũng sẵn sàng nổi dậy, nói chung thẳng tính hơn, bộc trực hơn, và cứng đầu hơn đối với chính quyền. 4/Đến sự xâm nhập đế quốc chủ nghĩa Tây phương vào nước ta từ hậu bán thế kỷ 19, tuy ngắn hơn ảnh hưởng của Tầu và Chiêm Thành, nhưng lại đóng góp rất lớn vào nền văn hóa của ta. Nó cũng khác văn hóa Tầu-Việt nên lúc đầu ta cũng khinh bỉ nó, coi nó là man di mọi rợ, như ta đã khinh bỉ văn hóa Chàm. Nhưng khác với Chiêm Thành bị ta đánh bại, Pháp lại đánh bại ta, và dù muốn dù không, sau một thời gian chiến đấu kịch liệt bằng võ lực, ta phải tiếp xúc với nền văn hóa Pháp. Kết quả là nó đã đưa Việt Nam ra khỏi thế giới kín bít của cổ Tầu, mở ra cho ta nhiều chân trời mới lạ, cung cấp cho một số vấn đề trước kia vô phương giải quyết những giải đáp bất ngờ, hoặc cho một số vấn đề trước kia chúng ta đóng chặt trong một khuôn khổ quá chật hẹp những khuôn khổ rộng rãi hơn.

6 Ví dụ về mặt chính trị trước kia chúng ta chỉ biết có chính thể quân chủ chuyên chế, người Pháp đã hé mở cho ta chính thể đại nghị. Về mặt tổ chức xã hội và gia đình, trước kia chúng ta coi là tất nhiên, hợp với thiên đạo, sự kiện người chức sắc được hưởng nhiều quyền lợi mà bạch đinh bị từ chối, điền chủ được ngồi mát ăn bát vàng trong khi tá điền phải lao lực mà vẫn không đủ ăn, con trai đã lấy vợ vẫn phải sống dưới chế độ đại gia đình, v. v.. Nếu không thực lòng giải phóng dân ta ra khỏi những kìm kẹp đó của tàn tích phong kiến, thì ít nhất người Pháp cũng đã hé mở cho ta thấy, qua sách báo của họ, những khái niệm Tự Do, Bình đẳng, Quyền cá nhân. Trước kia việc tuyển năng cầu hiền chỉ căn cứ vào tài ngâm thi vịnh phú, nhưng trong các trường Pháp chúng ta đã biết thế lực vĩ đại của khoa học về mọi địa hạt : canh nông, kỹ nghệ, giao thông, binh bị v. v. III-Ưu khuyết điểm của văn hóa Việt Nam. Nói tóm lại, cái gọi là văn hóa Việt Nam là một cái cây mọc dưới trời Việt, trên đất Việt, và được lần lượt tiếp cành cây khác, nhiều nhất là của Tầu, ít nhất là của Chàm, và gần nhất là của Pháp rồi đến Mỹ. Cái văn hóa đó có những cái hay và cả những cái dở. A/ Những cái hay của nó : -hoặc do Nho giáo đem lại, là tính vui vẻ làm lục trong trật tự, dũng lược khi cần, tôn trọng những luân thường đạo lý làm nền tảng cho xã hội là : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. -hoặc do Phật giáo đem lại, là tấm lòng từ bi, hỷ xả, thái độ khoan dung với ý kiến đối nghịch, và niềm tin vào giáo lý nhân quả, ở hiền gập lành. -hoặc do Lão giáo đem lại, là khuynh hướng an bần thủ phận, không ham danh lợi, và thích hưởng lạc với những thú vui tao nhã, gió mát trăng trong.

7 -hoặc do văn hóa Pháp đem lại, như những khái niệm Tự Do, Bình Đẳng, và nhất là một lối suy luận sáng sủa, thực nghiệm, không còn bị trói buộc trong những định kiến cổ truyền. B/Những cái dở : Bên cạnh những cái hay đó, văn hóa Việt Nam cũng có những cái dở, phần nhiều do Nho giáo và văn hóa Pháp đem lại, còn những mê tín dị đoan thường gắn cho Phật giáo và Lão giáo, thật ra chỉ là những biến thể suy đồi phát hiện trong thời kỳ mạt pháp. -Cái dở lớn nhất của Nho giáo là, để bảo đảm trật tự, đặt tất cả các tổ chức xã hội và gia đình dưới một uy quyền của người trên quá mạnh, ít đếm xỉa đến những quyền khả kính của cá nhân phận dưới. Nên dưới ảnh hưởng của Nho giáo, người vợ, người con dâu, người nghèo, người vô học, bị thiệt thòi quá đáng. -Cái dở thứ hai của Nho giáo là tính chất bất động của nó, không tự sửa đổi khi hoàn cảnh đổi thay, cái xã hội dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, tuy cách xa thời Vua Lê Thánh Tông bằng nhiều thế kỷ mà phong tục, lễ giáo, thi cử, v. v. vẫn giữ y nguyên. Người Việt xưa, cũng như người Tầu xưa, coi các bậc tiên hiền là đã đạt tới tuyệt đỉnh minh triết, người sau chỉ nên bắt chước mà không dám nghĩ đến vượt qua, chứ đừng nói đến công kích. -Cái dở do văn hóa Pháp đem lại là suy đồi phong hóa bằng cách tiêm nhiễm những tập tục mới lạ như khiêu vũ, nam nữ tự do giao thiệp và luyến ái. Rất có thể là đối với người Pháp những tập tục đó rất tự nhiên, vô hại, nhưng đối với dân ta từ nhiều thế kỷ bị trói buộc trong một màng lưới lễ giáo câu nệ, thì những cái đó trở thành những ly rượu mạnh làm cho ta say sưa choáng váng, mất cả lương tri. Do đó trong thời Pháp thuộc, sự trụy lạc đã lên tới một mức độ mà ông cha ta thời xưa chưa từng thấy. Xóm Bình Khang, nhà khiêu vũ, và các tiệm hút thuốc phiện mọc nhan nhản khắp nơi. Rồi cả những vụ đàn bà có chồng còn ngoại tình cũng không còn là biến cố hãn hữu như ở thời xưa nữa.

8 IV- Vậy vấn đề bảo tồn văn hóa không phải là bảo tồn cả cái khối văn hóa ta có ở Việt Nam trước khi sang Mỹ tỵ nạn. Ta phải sáng suốt nhận định những cái hay nên giữ và những cái dở nên bỏ. Những ưu và khuyết điểm đó, chúng tôi đã nông cạn trình bày rồi, có thể còn có chỗ sai lầm hoặc thiếu sót, xin nhờ các bậc cao minh chỉ giáo cho. Điều quan trọng mà chúng tôi xin nhấn mạnh, là thái độ sáng suốt nhận định, không bỏ và không giữ một cách mù quáng, tất cả cái gì gọi là văn hóa Việt Nam. Thêm nữa, trong cái văn hóa đang vây bọc chúng ta trên đất Mỹ này, cũng có nhiều cái hay ta nên bắt chước, và nhiều cái dở ta nên khước từ. Vì không am tường văn hóa Mỹ, nên chúng tôi không dám lạm bàn, xin dành phần này cho những vị có thẩm quyền hơn nghiên cứu. Để kết luận, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến như sau : 1/Bảo tồn văn hóa là nhiệm vụ chung của tất cả kiều bào chúng ta, không kể tôn giáo, tuổi tác, giàu nghèo, v. v. Nhưng mỗi cá nhân, mỗi đoàn thể có thể có chương trình kế hoạch bảo tồn văn hóa khác nhau, thích hợp với khả năng của mình. Bậc cha mẹ dạy con học đọc, viết quốc ngữ, trẻ em không xổ tiếng Mỹ với người Việt Nam, cộng đồng Phật tử phát huy Phật pháp, cộng đồng Công giáo phát huy tinh thần Thiên Chúa giáo, các văn sĩ làm sống dậy những huy hoàng của văn hóa Việt Nam bằng những sách khảo cứu lịch sử, văn chương, nghệ thuật, các nhà báo hun đúc sự đoàn kết giữa người Việt với nhau, các hội đoàn chính trị không quên đồng bào đau khổ ở quê nhà và ở các trại tỵ nạn, v. v. tất cả các hành vi đó đều là bảo tồn văn hóa. 2/Cái nguy cơ vong bản ngày nay không phải là một sự kiện mới mẻ. Trước đây, trong thời Pháp thuộc, dân tộc chúng ta đã phải đương đầu với nó rồi. Còn nhớ vào khoảng những năm 1920, một người đã chỉ trich nghiêm khắc bọn học sinh đến trường ê a câu Nos ancêtres les Gaulois. Câu chỉ trích đó có phần quá đáng, vì học sinh thời đó đâu có ngu muội đến nỗi nhận giặc làm cha? Nhưng cũng phải thành thực công nhận rằng ở trường, kể cả các trường Pháp- Việt, chúng tôi được học rất nhiều về văn chương và lịch sử Pháp, mà chỉ được học rất ít về văn chương và lịch sử Việt Nam. Quả thật chúng tôi đã biết nhiều về Corneille, Racine, Molière, Jeanne d Arc, Napoléon, Joffre, nhưng rất ít về

9 Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Nhưng cũng không sao, vì ở trên đất Việt, chúng tôi còn được thưởng thức thắng cảnh đất Việt, đi chơi hồ Hoàn Kiếm, thăm đền Trấn Võ, chùa Một Cột, đình tạ Văn Miếu, và chung quanh chúng tôi còn có các ông, các chú bà bác, còn có anh Tư gánh phở, chị Hai bún chả, bao bọc chúng tôi trong một không khí thấm đượm tình người. Chúng tôi như cá sống trong nước, cá làm sao quên được nước? Nhưng sang tới đây là nước Mỹ, họ hàng quyến thuộc ta lìa, cảnh vật lại lạ hoắc, ra đường chỉ gặp ông Tom, bà Jane mũi lõ, mắt xanh, làm gì còn tình người thắm thiết như xưa? Cá không còn ở trong nước mà đã lên cạn, nếu không mau mau tạo một hồ, ao (văn hóa) cho nó vẫy vùng, thì nó làm sao sống nổi? Cái nguy cơ vong bản ngày nay quả thật trầm trọng gấp trăm ngàn lần hồi Pháp thuộc. Nếu chúng ta không chịu đoàn kết chung lo việc chung, thì chẳng bao lâu những người Việt hải ngoại sẽ trở thành những cô hồn vất vưởng, không nơi nương tựa, kể cả và nhất là những người thành công trong việc Mỹ hóa, vì Mỹ chẳng ra Mỹ, Việt chẳng còn là Việt! Trích từ báo Xác Định, Virginia, 1985.