Giáo Hội Hoàn Vũ Ý kiến từ Ai Cập: ''Obama không hiểu tình hình, hoặc là đồng loã với nhóm Hồi Giáo quá khích.'' Nhiều học giả và lãnh tụ tôn giáo ở A

Tài liệu tương tự
Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

Mở đầu

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Mở đầu

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 28/10/2018 Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Tin Mừng: Mc 10, Suy niệm

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Cúc cu

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Công Chúa Hoa Hồng

Con Đường Khoan Dung

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

SỰ SỐNG THẬT

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

VINCENT VAN GOGH

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

SỰ SỐNG THẬT

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

SỰ SỐNG THẬT

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

SỰ SỐNG THẬT

II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,10/12/2017 CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 1-8 "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Tin Mừng C

HỒI I:

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Bạn Tý của Tôi

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

1

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

ban tin thang 7.cdr

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Bao giờ em trở lại

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Document

Great Disciples of the Buddha

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

ĐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM QUA NHỮNG CHẶNG ĐÀNG THÁNH GÍA 1

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - ptdn1252.docx

II THỨ HAI KINH CHIỀU Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Microsoft Word - ptdn1251.docx

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Code: Kinh Văn số 1650

1

Bản ghi:

Giáo Hội Hoàn Vũ Ý kiến từ Ai Cập: ''Obama không hiểu tình hình, hoặc là đồng loã với nhóm Hồi Giáo quá khích.'' Nhiều học giả và lãnh tụ tôn giáo ở Ai Cập bắt đầu lên tiếng than phiền về sự thiếu hiểu biết cuả Phương Tây trước những diễn biến thời sự ở đây. Có vẻ như Phương Tây chỉ biết câu nệ về hình thức mà quên đi cái nội dung đích thực cuả một nền dân chủ là bảo đảm tự do và an ninh cho tất cả mọi người kể cả người thiểu số. Một lần nữa, Phương Tây có thể chọn sai như đã từng xảy ra trong quá khứ, là nhiều lần ủng hộ những tên đồ tể thay vì bảo vệ những nạn nhân. Những tiếng than phiền và cảnh báo đến từ nhiều phiá khác nhau, từ giaó phái Coptic, Công Giáo, Hồi Giáo, từ những nhà chức trách cũng như những học giả dân sự. Họ hy vọng Phương Tây sớm thức tỉnh trước một thực tế đã là rất rõ ràng cho những người sống trong cuộc. Tóm lược như sau: - Theo linh mục Rafiq Greiche, phát ngôn viên của các giám mục Công Giáo Ai Cập, thì "Trong bài phát biểu về tình hình Ai Cập gần đây, Obama có vẻ không hiểu được tình hình, thậm chí ông ta hầu như tảng lờ về chuyện các nhà thờ và cơ sở Kitô giáo bị đám Huynh đệ Hồi giáo đốt phá." Vị linh mục nói thêm: "Đây là điều cần phải làm cho rõ ràng, nhóm Huynh đệ Hồi giáo là một nhóm khủng bố, họ gắn bó với nhóm Al Qaeda và Salafites. Lịch sử của Huynh đệ Hồi giáo, ngay từ lúc bắt đầu, đã là lịch sử cuả 85 năm đẫm máu". Theo cha Greiche, nhóm Huynh đệ Hồi giáo có một đặc điểm chính: Lừa đảo. "Họ có 2 bộ mặt. Với Phương Tây, họ rêu rao dân chủ và than vãn về cuộc đảo chánh. Với thế giới Ả Rập, họ đề cao ý niệm một quốc gia Hồi giáo, dựa vào căn bản luật Sharia, và về lý tưởng một Đại Thiên Quốc (Caliphate) bao gồm các quốc gia Ả Rập." "Vậy thì, hoặc là Obama không hiểu những gì đang xảy ra, hoặc là ông ta đồng lõa với những âm mưu này," cha Greiche kết luận. - Cũng thế, Giáo hoàng Tawadros II, thượng phụ của Giáo Hội Chính Thống Coptic, đã lên tiếng kêu gọi Phương Tây trong một thông cáo chính thức: "Giáo Hội Coptic Ai Cập đang theo dõi những biến chuyển đau buồn xảy ra trên đất nước và khẳng định một lần nữa sự hỗ trợ vững chắc cuả mình cho các lực lượng cảnh sát, cho các lực lượng vũ trang, cho tất cả các tổ chức dân sự của Ai Cập đang phải đối mặt với bạo lực cuả bọn khủng bố, từ trong nước cũng như từ nước ngoài. Những vụ tấn công vào các cơ quan công quyền và các nhà thờ đang là mối lo ngại cho tất cả mọi người dân, dù là Hồi giáo hay Coptic, đó là sự tấn công chống lại tất cả các tôn giáo, tất cả các sự đạo đức và chống lại chính nhân loại." "Chúng tôi đánh giá cao lập trường của nhiều quốc gia thân thiện và từng là bạn trung thành đã hiểu được bản chất của các sự kiện đang diễn ra. Tuy nhiên chúng tôi tố cáo mạnh mẽ những tin tức sai lệch đang được chuyển tải bởi các phương tiện truyền thông Phương Tây và chúng tôi kêu gọi họ nhìn lại các sự kiện một cách khách quan hơn mỗi khi Hieäp Nhaát 152 09-2013 29

tường trình về các tổ chức khủng bố đẫm máu và những người theo họ. Không nên hợp thức hóa những (tổ chức khủng bố) bằng sự hỗ trợ toàn cầu và bảo vệ chính trị khi mà những nỗ lực của họ chắc chắn sẽ làm lan rộng sự tàn phá và hủy diệt trên đất nước thân yêu của chúng tôi." - Một tiếng nói khác là cuả học giả Kamal Ghobrial, một người Coptic: "Ai có thể tưởng tượng rằng trong lúc mà người dân Ai Cập bắt đầu đứng lên và làm sạch đất nước khỏi bàn tay đàn áp, thì Phương Tây lại đứng về phía chống lại chúng tôi, liên minh với những con sói độc tài?". - Faysal J. Abbas, biên tập viên của tờ báo Al Arabiya Ingles, đã không e dè với những lời quở mắng Phương Tây vì thái độ nửa lạnh nửa nóng (lukewarm), nhút nhát và không rõ ràng: "Những lời tố cáo của Phương Tây về những sự kiện ở Ai Cập gần đây đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi tự hỏi không biết các nhà lãnh đạo của thế giới tự do có nhận thức, hoặc hiểu, về tình hình hiện tại trên hiện trường. Cách thức mà Mỹ và châu Âu, chưa kể đến Thổ Nhĩ Kỳ, đã minh thị đứng về một phe thì là chắc chắn sẽ không thể giải quyết tình hình được. Họ có biết rằng họ đang hỗ trợ ai không? [...] Chúng ta nên bảo vệ và đón nhận một nền Dân Chủ, nhưng Phương Tây dường như đã quên mất rằng sự đó (bảo vệ và chào đón nền dân chủ) thì xa vời (chẳng bao giờ có được) với nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo sau khi họ cầm quyền." Kết luận mà ông Abbas đi đến là một lời khuyên cay đắng và bén nhọn: "Nhìn vào những tai hại mà Phương Tây đã tạo ra qua hầu hết các vấn đề liên quan đến mùa xuân Ả Rập năm 2011, tôi khuyên cách mạnh mẽ rằng Phương Tây đừng can thiệp vào nội bộ của Ai Cập. "... -Ông Tarek Heggy, một khuôn mặt xuất sắc của giới trí thức tự do ở Ai Cập: "Quân đội Ai Cập vào ngày 03 Tháng Bảy 2013 đơn giản đã đứng về phía 25 triệu người Ai Cập đã xuống đường để nói "không" với những thay đổi triệt để của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo. Morsi đã làm hết sức mình để biến Ai Cập thành một bản sao của Afghanistan trước năm 2001. 369 ngày nắm quyền cuả nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập đủ để chứng minh rằng một tổ chức thần quyền không thể cầm quyền một cách dân chủ. Chúng ta hãy nhớ lại những gì đám Hamas đang làm ở Gaza. Chính trị thần quyền hoàn toàn đi ngược với nền dân chủ. Phương Tây phải tự nhắc nhở lấy rằng không có sự khác biệt giữa Al Qaeda và Chính Trị Hồi giáo." "Sự Tiết Chế chỉ có thể làm được khi mọi người hoàn toàn chấp nhận một thể chế nhà nước thế tục, nhưng nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo lại cho đó là một sản phẩm của Satan. " (Nguồn từ Vietcatholic.net ngày 20 tháng 8 năm 2013) Trần Mạnh Trác Phỏng vấn Tân GM An-phong Nguyễn Hữu Long, GM phụ tá Giáo phận Hưng Hóa Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha An-phong Nguyễn Hữu Long, thuộc Hội Linh mục Xuân Bích, Giám đốc Đại chủng viện Huế, làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa (Việt Nam), hiệu tòa Gummi di Bizacena. Ngày 06/9 tới đây, Đức Cha An-phong sẽ được thụ phong Giám mục tại Hưng Hoá. Thông tấn xã Công Giáo VietCatholic xin được phỏng vấn Đức Cha trước ngày ngài chính thức nhận nhiệm sở. PV: Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ. Đức Cha An-phong: Tôi xin thú thật chưa biết nhiều về giáo phận Hưng Hoá, dù đã đến một vài nơi. Nhưng qua tìm hiểu thì đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... Về mặt xã hội, vì tiếp giáp biên giới Trung quốc, Lào, nên tệ nạn xã hội dễ thao túng và hoành hành. Dầu thấy trước những vấn đề nan giải như vậy, nhưng tôi vẫn trông cậy và phó thác trong tay Chúa mà chấp nhận dấn thân phục vụ. PV: Trong một giáo phận rộng lớn với địa thế hiểm trở và rất đông giáo dân, Đức Cha đang chuẩn bị thế nào cho công việc mục vụ ạ? Đức Cha An-phong: Tôi chưa chuẩn bị gì cả! Trước hết, vì là phụ tá, nên tôi sẽ để mình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục giáo phận, ngài sẽ chỉ vẽ cho tôi đường hướng mục vụ. Tôi cũng sẽ học hỏi với các linh mục. Ngoài ra, cần có thời gian tiếp cận trực tiếp giáo phận mới biết được phải làm gì và làm như thế nào. Tóm lại, tôi sẽ theo phương pháp Công Giáo tiến hành : xem - xét - làm. PV: Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi chút về hành trình ơn gọi của mình? Đức Cha An-phong: Hành trình ơn gọi của tôi, như mọi anh em chủng sinh cùng thời, không hoàn toàn suôn sẻ. Tôi bắt đầu đi tu vào năm 12 tuổi, trải qua bảy năm tu học rất thần tiên tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng. Tiếp đó là ba năm triết học êm đềm tại Đại chủng viện Hòa Bình, cũng ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, dù chủng viện đóng cửa, tôi vẫn may mắn được học thêm ba năm thần học tại Tòa giám mục Đà nẵng, vừa học vừa làm một nghề gì đó để mưu sinh. Tôi đã từng làm nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... mà đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm cười ra 30 Hieäp Nhaát 152 09-2013

nước mắt khi cầm tông đơ hớt tóc. Cuối năm 1978, tôi làm nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh trong ba năm rưỡi. Trở về, tôi lặng lẽ tu học và lao động thêm tám năm nữa. Ngày 27.12.1990, tôi được chịu chức linh mục và làm phó xứ Tam Kỳ trong bốn năm. Từ 1994-1998, tôi được gửi đi học giáo luật tại đại học Công Giáo Paris. Về nước, tôi phụ trách giáo xứ Hà Lam trong hai năm, rồi giáo xứ Trà Kiệu nơi có Trung Tâm Thánh Mẫu giáo phận trong ba năm, đồng thời dạy học tại Đại chủng viện Huế. Năm 2003, tôi gia nhập hội Linh Mục Xuân Bích và làm công việc đào tạo tại chủng viện này. Những trắc trở khách quan nằm trong giai đoạn từ 1975-1990, mà nhờ ơn Chúa, tôi vẫn giữ được ơn gọi. PV. Đức Cha đã từng làm quản xứ, rồi giáo sư và giám đốc chủng viện, Đức Cha nhận thấy đâu là ưu tiên trong công việc của một mục tử trong giáo phận? Đức Cha An-phong: Việc mục vụ còn được gọi là việc chăm sóc các linh hồn (cura animarum), nên ưu tiên thứ nhất của một mục tử là săn sóc phần hồn của giáo dân. Thánh vịnh 22 vẽ nên bức tranh của việc mục vụ : dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, bờ suối mát để được bổ dưỡng ; chăm sóc chiên cho mạnh khoẻ, không bệnh tật ; canh chừng không để chiên bị lạc hay bị sói tấn công... Tại giáo phận Hưng Hóa có nhiều họ đạo vắng bóng linh mục ba bốn mươi năm nay, giáo dân vẫn giữ đức tin, có những tín hữu chỉ tham dự thánh lễ được một hai lần trong năm... Chúng ta phải chạnh lòng thương họ như Chúa Giêsu xưa, vì họ tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn (Mt 9,32). Ưu tư thứ hai là hệ luận của ưu tư trên, là lo cho có những mục tử tốt. Hưng Hoá cho đến nay vẫn có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, vẫn có nhiều người muốn làm thợ trong cánh đồng của Chúa. Phải làm sao giúp họ theo đuổi ơn gọi cao quý này. Ưu tư thứ ba : đứng trước những thực trạng đáng buồn như nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội..., tôi băn khoăn mình sẽ làm gì để đẩy lùi những thực trạng trên. Tóm lại, xây dựng con người là ưu tiên mục vụ, trước khi xây dựng những gì khác. PV. Đức Cha là một trong những vị Giám mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một vài tâm tình cũng như mong ước của Đức Cha trong những ngày chuẩn bị về nhận sứ vụ mới? Đức Cha An-phong: Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người. Làm giáo hoàng mà ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn, một ông thợ đóng giầy, một tu sĩ quen biết. Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam, dâng thánh lễ hàng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự... Tôi vui mừng được là một trong những giám mục đầu tiên của triều đại ngài. Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn: Mang vào mình mùi chiên. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... Cũng vì muốn dấn thân theo đường hướng của Đức Phanxicô, nên tôi đã xin được thụ phong tại Hưng Hóa, để nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu sứ vụ giữa lòng dân Chúa. PV. Chúng con xin hỏi một câu hỏi có tính riêng tư. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một chút về gia đình Đức Cha, một gia đình có đến ba anh em được Chúa gọi làm linh mục trong Hội Thánh Công Giáo? Đức Cha An-phong: Gia đình chúng tôi được hồng phúc dâng cho Chúa ba người con: anh làm quản xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng; em út làm linh mục tại giáo phận Regina (Canada), và tôi. Cha mẹ và anh chị em chúng tôi là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin kính Chúa và giữ đạo tốt. Gia đình có thói quen tốt lành là không bỏ giờ kinh tối. Cha mẹ tôi thường bảo: Mỗi ngày ta nhận được bao nhiêu ơn Chúa, mà tối đến không có lời kinh cám tạ Chúa, coi sao được! Trong những năm khó khăn, thấy gia đình bị khốn đốn ở vùng kinh tế mới, hai anh em chúng tôi nảy ý định xin về giúp gia đình một thời gian rồi sau tu tiếp, nhưng cha mẹ tôi cương quyết : Các con cứ việc đi theo Chúa, không phải bận tâm tới gia đình, cứ coi như cha mẹ và các em chết hết rồi! Trong những lá thư gửi cho chúng tôi, ba tôi thường kết thúc như sau : Ba mẹ và các em hằng cầu xin Chúa cho các con được ơn bền đỗ trong nhà Chúa. Tôi nghĩ rằng nhờ lòng đạo đức của gia đình mà chúng tôi đã được Chúa chọn. PV. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha. Người đọc và người viết chúng con sẽ cầu nguyện nhiều cho Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con. (Nguồn từ Vp-ldcgvnhk ngày 3 tháng 7 năm 2013) Gioan Lê Quang Vinh Phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Vinh Ngày 15/6/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại Diện Giáo phận Vinh làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh. Đức Cha Phêrô năm nay 48 tuổi, làm linh mục hơn 14 năm, đã từng du học tại Úc và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo phận Vinh. Ngài sẽ thụ phong Giám mục vào ngày 04/9 tới đây. Thông tấn xã Vietcatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này. Hieäp Nhaát 152 09-2013 31

PV. Kính thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha. Xin Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết đôi nét về tình hình giáo phận Vinh, một giáo phận có truyền thống Đức Tin kiên vững. (1) Về địa lý: Giáo Phận Vinh bao gồm 3 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình); phía Bắc của Giáo Phận Vinh là tỉnh Thanh Hóa, phía Nam là tỉnh Quảng Trị, phía Đông là biển Đông, phía Tây là nước Lào; diện tích Giáo Phận Vinh khoảng hơn 30.000 km2; chiều dài từ ranh giới phía Bắc tới ranh giới phía Nam khoảng 400 km; (2) Về dân số: Khoảng hơn 500.000 người là Công Giáo, chiếm hơn 10% dân số của 3 tỉnh; (3) Về điều kiện sống: Giàu thì không có, nghèo thì triền miên! Phần lớn người dân của 3 tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh làm nghề nông; khí hậu thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi; (4) Về đời sống đạo: Hạt giống đức tin Kitô Giáo gieo vào lòng đất Nghệ - Tĩnh Bình khoảng 400 năm về trước. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vẫn luôn gìn giữ và làm cho hạt giống đức tin Kitô Giáo sinh nhiều bông hạt trên miền đất vốn cằn cỗi này. PV. Thưa Đức Cha, giáo phận Vinh rộng lớn và rất đông giáo dân. Nhưng sự hiệp thông trong giáo phận thật đáng thán phục. Theo Đức Cha, đâu là những yếu tố góp phần vào sự hiệp thông ấy? Một số yếu tố góp phần vào sự hiệp thông của Giáo Phận Vinh: (1) Giáo Phận Vinh hình thành và lớn lên từ đau khổ: Sự hiệp thông của các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh đặt nền tảng trên nội dung đức tin Kitô Giáo và kinh nghiệm của một Giáo Hội đau khổ triền miên. Sự hiệp thông này phần nào diễn tả điều mà Tertullian (sống vào cuối thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 3 AD) nói rằng máu các vị tử đạo là hạt giống nảy sinh Giáo Hội. Trong cảnh đau thương, khó khăn, nghèo khổ xem ra con người biết sống hiệp thông, yêu thương, và giàu nhân tính hơn; (2) Sự gần gũi về văn hóa và điều kiện xã hội: Các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh khá gần nhau về văn hóa, ngôn ngữ, và điều kiện sống; (3) Coi trọng giá trị gia đình: Đa số các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh sống ở nông thôn, nơi các giá trị gia đình luôn được duy trì và phát triển. Hơn nữa, mọi người trong các giáo xứ, giáo họ luôn ý thức về căn tính và vai trò của mình trong giáo xứ, giáo họ; (4) Ít chịu ảnh hưởng của truyền thông thông tin độc hại: Phần lớn các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ít tiếp xúc với lối sống thành thị và ít có phương tiện thu nhận hay truy cập các thông tin độc hại; (5) Sự cộng tác tích cực của các thành phần Dân Chúa: Khoảng 3000 người sống đời độc thân dâng hiến và hàng chục ngàn người tham gia các hội đoàn (chẳng hạn: Dòng Ba Phanxicô, Dòng Ba Đa Minh, Legio Mariae, Têrêsa, Khôi Bình ) PV. Thưa Đức Cha, xin Đức Cha vui lòng chia sẻ với chúng con về những sứ vụ mà Đức Cha đã đảm nhận, cũng như một vài thao thức, ưu tư khi Đức Cha đón nhận sứ vụ mới. (1) Một số công việc đã thực hiện: Sau khi chịu chức linh mục (1999), tôi được gửi đi du học ở Australia (2000-2009), về lại Giáo Phận Vinh và sống tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh vào cuối 2009: Được bổ nhiệm là Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện Vinh Thanh (niên khóa 2010-2014), Giám Học Đại Chủng Viện Vinh Thanh, đồng thời dạy một số môn thần học (từ năm 2010 đến nay); được bổ nhiệm là Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh (từ năm 2010 đến nay). (2) Một số thao thức: (a) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh phát huy hơn nữa tinh thần hiệp nhất với nhau trong niềm tin cũng như các công việc khác; (b) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ý thức hơn nữa về việc loan báo Tin Mừng trong môi trường sống của họ; (c) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vừa biết sống hiệp thông với những anh chị em cùng niềm tin, vừa biết sống hòa hợp với những anh chị em không cùng niềm tin; (d) Bằng cách nào để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ý thức hơn vai trò nhân chứng của mình nhằm làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. PV. Theo chúng con được biết, Đức Cha luôn quan tâm đến mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Về khía cạnh thể hiện niềm tin, có lần Đức Cha nói tiếng nói chung của các giáo phận trong những vấn đề dân sự cần xuất hiện với tần suất cao hơn. Đức Cha có thể cho chúng con biết thêm những ưu tư của Đức Cha về khía cạnh này? Các giáo phận chính là các Giáo Hội Địa Phương đúng nghĩa nhất. Các giáo phận thể hiện chính căn tính, đời sống, và sứ mệnh của Giáo Hội được Đức Giêsu Kitô thiết lập, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Một mặt, Giáo Hội không đồng hóa mình với bất cứ thể chế chính trị, xã hội, hay phe nhóm nào. Mặt khác, Giáo Hội không thể bất động trước những bất cập, bất công, bất bình đẳng gây nên bởi các thể chế chính trị, xã hội hay phe nhóm. Tin Mừng Cứu Độ mà Giáo Hội có sứ mệnh loan báo bao gồm việc làm cho con người ngày càng sống đúng hơn với phẩm giá của mình là hình ảnh của Thiên Chúa, là con cái Thiên Chúa, và là anh chị em với nhau. Tiếng nói chung của các giáo phận trong việc làm giảm thiểu các tiêu cực trong xã hội dân sự, đồng thời, làm tăng thêm sự nhận thức về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn 32 Hieäp Nhaát 152 09-2013

luôn là cần thiết. Hơn nữa, các giáo phận không chỉ có tiếng nói chung mà còn làm việc chung nữa. Sự hòa hợp giữa nói và làm luôn cần thiết cho con người trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Điều cần quan tâm nhất đó là tiếng nói chung và làm việc chung phải đặt nền tảng trên các giá trị Tin Mừng chứ không phải trên những thiên kiến của cá nhân hay tập thể. Tiếng nói chung và làm việc chung của các giáo phận sẽ là động lực căn bản cho các tín hữu thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội dân sự, đồng thời góp phần làm cho các giá trị Tin Mừng được thấm nhập tất cả các chiều kích của cuộc sống con người. PV. Xin Đức Cha cho độc giả biết về khẩu hiệu và biểu tượng huy hiệu Giám mục của Đức Cha và xin Đức Cha giải thích ý nghĩa của khẩu hiệu, huy hiệu ấy. Khẩu hiệu tôi chọn lấy từ câu nói của Đức Giêsu Kitô với các môn đệ của mình trong Ga 14,27 rằng Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Câu đầy đủ của Ga 14,27 là Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Bình an mà Đức Giêsu Kitô ban cho các môn đệ xưa cũng như những ai tin tưởng và thực thi giáo huấn của Người qua dòng thế kỷ không phải là thứ bình an chóng qua tạm bợ mà thế gian có thể ban tặng, nhưng là sự bình an đích thực nhất. Bình an mà Đức Giêsu Kitô ban tặng là chính Người chứ không phải là thứ gì đó bên ngoài Người. Đức Giêsu Kitô chính là Hoàng Tử Bình An được tiên tri Isaia loan báo trong Cựu Ước. Để đem lại bình an đích thực nhất cho toàn thể nhân loại, Hoàng Tử Bình An đã mang lấy sự bất an nhất của nhân loại, đó là sự chết. Nhờ sự chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, toàn thể nhân loại và vũ trụ được đổi mới theo lộ trình tình yêu và bình an của Thiên Chúa. Biểu tượng huy hiệu mà tôi chọn là con thuyền chồng chềnh trên sóng biển và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu. Biểu tượng này gợi lên trong chúng ta con thuyền của gia đình Nô-ê và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu báo hiệu lũ lụt chấm dứt trong Sách Sáng Thế. Biểu tượng này cũng gợi lên trong chúng ta con thuyền của gia đình Giáo Hội và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu, biểu tượng Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp tục công trình của Đức Giêsu Kitô, Hoàng Tử Bình An. Sự bình an của Giáo Hội được định dạng theo sự bình an của chính Hoàng Tử Bình An (bởi vì Giáo Hội là bí tích của Hoàng Tử Bình An), nghĩa là sự bình an giữa phong ba bão táp và thăng trầm của thế giới. Sự bình an viên mãn của Giáo Hội chỉ có thể đạt được khi Thiên Chúa qui tụ muôn loài muôn vật dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô, Hoàng Tử Bình An, trong trời mới đất mới. PV. Chúng con xin cám ơn Đức Cha, kính chúc Đức Cha được đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con. (Nguồn từ Vp-ldcgvnhk ngày 5 tháng 7 năm 2013) Gioan Lê Quang Vinh Tìm hiểu về những nhân vật mới trong giáo triều: Một Linh Mục Khiêm Tốn Vị 'Quan Phát Chẩn' tương lai cuả Toà Thánh (Papal Almoner, chuyên lo việc bố thí) đã luôn luôn là một linh mục khiêm tốn và đầy lòng bác ái. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Phát Chẩn, ngài đã lén lút đi thu thức ăn thừa của Đức Giáo Hoàng và cuả các nhân viên cận vệ để bố thí cho những người vô gia cư thường tụ tập xung quanh bờ tường Vatican. Nguyên Đức ông Konrad Krajewski, là một trong 2 Quản Lễ cuả Giáo Hoàng (papal master of ceremonies) vừa được Đức Phanxicô bổ nhiệm chức vụ mới là Quan Phát Chẩn cuả Toà Thánh, đồng thời nâng phẩm trật cuả ngài lên hàng Tổng Giám Mục. Vị quản lễ khác là Đức ông Guido Marini. Mặc dù đây chỉ là một chức vụ nhỏ trong Giáo Triều và không được báo chí chú ý đến nhiều, nhưng việc bổ nhiệm đã trở thành một dấu chỉ cho thấy chiều hướng nhân sự tương lai cuả ĐGH. Đó là những nhân vật khiêm nhường có một quá trình hoạt động cụ thể. Một cách cụ thể hơn, người ta thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn Đức ông (bây giờ là TGM) Konrad Krajewski vì nhân cách cuả ngài, một nhân cách nổi tiếng ở Giáo Triều Rôma là một linh mục tốt lành, thường xuyên mang lương thực đi bố thí cho những người nghèo trên đường phố. Ngài sinh năm 1963 ở Lodz, Ba Lan, chiụ chức Linh Mục năm 1988, được du học tại Roma năm 1990 về môn Phụng Vụ Thánh và không lâu sau, vào năm 1998, được gọi vào làm việc ở Văn phòng các buổi Cử hành Phụng vụ của Đức Thánh Cha (Office for Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff). Năm 1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Quản Lễ. Trong một phỏng vấn ngày 4 tháng 8 với tờ nhật báo Công Giáo Nasz Dziennik ở Ba Lan, Đức Cha Krajewski đã tiết lộ một số chi tiết rất thú vị về sự bổ nhiệm này. Ngài tiết lộ rằng trên chuyến bay đi Rio với Đức Giáo Hoàng, ngài cứ nghĩ lẩn quẩn mãi về sự bổ nhiệm. Như vậy chứng tỏ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo quyết định cho ngài biết trước từ lâu rồi, từ trước khi rời Roma đi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Cha Krajewski cũng cho biết ngài đã noi theo gương Mẹ Têrêsa, mà ngài là một trong những người cổ động cho Hieäp Nhaát 152 09-2013 33

việc phong chân phước cho mẹ. Ngài đã không thực hiện công việc giúp những người nghèo khó một mình, nhưng với sự trợ giúp cuả các nữ tu dòng Thánh Albert (Albertine) đang lo việc nội trợ cho đội binh Thụy Sĩ, và các nữ tu dòng ĐM Dâng Mình vào Đền Thánh (Presentation) đang lo việc giữ kho cho Vatican. "Chúng tôi thu thập các thực phẩm còn dư lại từ các nhà ăn và các văn phòng của Vệ binh Thụy Sĩ (hơn 100 phần), thực phẩm từ phần ăn của Đức Giáo Hoàng, và mang nó đến cho những người nghèo trên đường phố tiếp giáp với Vatican," ngài cho biết. "Chúng tôi không phải là những nhân viên xã hội. Họ làm việc tốt hơn chúng tôi nhiều vì họ là những chuyên gia," ngài nói. "Chúng tôi làm điều này là chỉ để được chạm vào Chúa Kitô, đang hiện thân trên đường phố." Ngài nhắc lại "Mẹ Têrêsa đã nói rằng ai chạm vào người nghèo là chạm vào Chúa Kitô." Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói y như thế. Đức Cha Krajewski thú nhận rằng ngài không biết ai đã mách cho Đức Giáo Hoàng về công việc này, nhưng có một điều ngài chắc chắn là "Sự đề cử của tôi vẫn hoàn toàn là một bí ẩn!". Khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài, Đức Thánh Cha đã nói: "Có rất nhiều người có khả năng và kinh nghiệm để tổ chức các công việc từ thiện, vì vậy Đức Cha nên học hỏi từ họ, và làm công việc này với thật nhiều sáng tạo!". Với phẩm trật là Tổng Giám Mục, Đức Cha Krajewski đã chọn châm ngôn Thương Xót (Mercy) cho huy hiệu Giám mục bởi vì tiếng này bao gồm tất cả mọi việc. Chức vụ Quan Phát Chẩn là một chức vụ được hình thành qua kết quả cuả nhiều thế kỷ. Truyền thống cuả Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu đã là làm việc từ thiện cho những người cần giúp đỡ. Lúc đó trách nhiệm bố thí là một phận sự trực tiếp của các phó tế. Sau này, trách nhiệm đó được trao cho một nhân viên trong hàng ngũ quản gia của cung điện Giáo Hoàng, là một trách nhiệm thêm thắt vào trách nhiệm chính chứ chưa phải là một chức vụ riêng biệt rõ ràng. Người ta không biết đích xác lúc nào thì Toà Thánh lập ra chức vụ Phát Chẩn, nhưng một Sắc Lệnh cuả ĐGH Innocent III (1198-1216) đã có đề cập đến chức vụ này rồi, làm như thể đó là một chức vụ đã có từ trước. Thời Chân Phước Giáo Hoàng Gregory X (1271-1276), ngài thành lập Văn Phòng Từ Thiện và liệt kê các nhiệm vụ của Quan Phat Chẩn. Sắc lệnh năm 1409 cuả ĐGH Alexander V lại bổ sung thêm nhiều quy định và nguyên tắc chỉ đạo cho văn phòng này. Như vậy thì các triều đại giáo hoàng cuả Giáo Hội đã luôn luôn biểu lộ sự quan tâm về công việc từ thiện. Ngày nay, Quan Phát Chẩn có phẩm trật là một Tổng Giám Mục, là một thành viên trong Nội Thất cuả Giáo hoàng và như thế, chính thức giữ một vai trò trong các việc cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha. Cũng trong bài phỏng vấn với tờ nhật báo Nasz Dziennik, Đức Cha Krajewski kể lại một giai thoại về Đức Giáo Hoàng Phanxicô như sau: Trong khi về quê nghỉ hè ở vùng núi Ba Lan tuần trước, Đức Cha Krajewski đã nhận được điện thoại cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ĐGH hỏi: "Đức Cha có cảm tưởng gì khi nhận sự đề cử mới?" Đức Cha Krajewski trả lời: "Con đã quì đầu gối xuống chứ. Có thể nào mà làm khác được đâu!" Sau đó, Đức Giáo Hoàng lại hỏi: "Đức Cha có đi với ai không?" Ngài trả lời cho biết có một số bạn hữu đi cùng. Thế là Đức Giáo Hoàng yêu cầu Ngài vặn âm lượng điện thoại cho to lên, rồi sau đó đọc lời ban phước lành cho Đức Cha và các bạn bè của ngài. (Nguồn từ Vietcatholic.net ngày 20 tháng 8 năm 2013) Têrêsa Thu Lan ***** EM BÉ LÀM ĐGH RƠI LỆ Một em bé ở Bra-sil Như con chim nhỏ thật xinh tuyệt vời Mới lên chín tuổi mà thôi Em cùng ba triệu dòng người hân hoan Tưng bừng chào đón Giáo Hoàng Chạy băng qua giữa những hàng an ninh Đến bên xe để cầu xin Cho em được gặp, ôm hôn Giáo Hoàng Người cha từ ái hân hoan Ôm em đáp trả dịu dàng nụ hôn Ngây thơ chân thật tâm hồn Dâng người tâm sự trào tuôn thế này: Đức Giáo Hoàng ơi con đây Muốn làm linh mục mai ngày Giê-su Ước ao dâng trọn đời tu Hồng ân cứu độ ban cho nhiều người Mắt Giáo Hoàng chợt sáng ngời Rưng rưng giọt lệ của người chảy ra Mến yêu người nói thiết tha: Xin con cầu nguyện cho cha hằng ngày Và cha xác tín từ đây Nơi con ơn gọi ngày ngày triển khai Dùng dằng chẳng muốn chia tay Khiến an ninh phải bế ngay em về Trả cho người mẹ gần kề Hồng ân Thiên Chúa tràn trề mãn sung Thánh Thần của Chúa luôn cùng Đồng hành Giáo Hội mọi vùng trần gian Hồng ân cứu rỗi tuôn tràn Vững tin cầu nguyện hân hoan hỡi người Dù cho thách đố ngập trời Quan phòng của Chúa đời đời tín trung Ngô Xuân Tịnh 5/8/2013 34 Hieäp Nhaát 152 09-2013