Microsoft Word - 1_ Duong H?ng Anh _7tr_.doc

Tài liệu tương tự
(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Preliminary data of the biodiversity in the area

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

Preliminary data of the biodiversity in the area

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU K

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Microsoft Word - TCVN

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊ

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Preliminary data of the biodiversity in the area

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san so indd

NguyenThanhLong[1]

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 42/2010/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 12

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word - 18.Tu

VIỆN KHOA HỌC

Bestplant Co.,Ltd Tài liệu giới thiệu về Jokaso

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN : 2014/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y,

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

Danh sách các công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁT MỊN

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Microsoft Word - QCVN _BTNMT.DOC

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII TUYÊN QUANG 2017 ĐỀ THI OLYMPIC MÔN SINH LỚP 11 Ngày thi: 29 tháng 7 năm 2017 Thời gian làm bài:180 phút (không kể thờ

Phiếu An toàn Hóa chất Trang: 1/9 BASF Phiếu An toàn Hóa chất Ngày / Đã được hiệu chỉnh: Phiên bản: 4.0 Sản phẩm: Cromophtal Red K 4035 (30

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

(Microsoft Word - 1_ \320?c 117 _10tr_ 1-10.doc)

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

quy phạm trang bị điện chương ii.4

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

Microsoft Word - TT lu?n án TS. Huy?n.doc

DANH SÁCH BÀI TOÀN VĂN Stt Code Tựa bài Tác giả Đơn vị Đã nhận Bài toàn văn 1 HT001 Đánh Giá Khả Năng Cung Cấp Sinh Khối Và Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Sáng NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 22

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

NGUYỄN VĂN MẬU (CHỦ BIÊN) CÁC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN TOÁN VÀ ỨNG DỤNG (Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học) Bắc Giang, 27-28/11/2009

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

5

Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

B Ộ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CH Ủ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - T ự do - Hạnh phúc S ố: 53/2016/TT-BLĐTBXH

Hướng Dẫn Sử Dụng

ENews_CustomerSo2_

Microsoft Word

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường - Trình độ đại học A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION) 1. Tên chương trình đào t

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN THỊ THANH TÂM MÔ PHỎNG NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM CÁC CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN HÒA C

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) XÁC ĐỊNH SALBUTAMOL TRONG MẪU THỊT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC/MS) Trần

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

BỘ XÂY DỰNG

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

VIỆN KHOA HỌC

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

A

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 Xác định dư lượng kháng sinh Floquinolon trong nước, bùn và tôm tại khu vực nuôi tôm quảng canh Giao An, Giao Thủy, Nam Định Dương Hồng Anh *, Phạm Ngọc Hà 1 Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQĐHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 04 tháng 3 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 3 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 3 năm 2015 Tóm tắt: Các mẫu nước, bùn, tôm được lấy tại các điểm trong ao nuôi, dọc kênh và rừng ngập mặn tiếp giáp ở khu vực nuôi tôm quảng canh thuộc xã Giao An, Giao Thủy, Nam Định vào hai thời điểm thả tôm giống và thu hoạch. Dư lượng các kháng sinh Ciprofloxacin và Norfloxacin được phân tích trong các mẫu sử dụng phương pháp chiết pha rắn, chiết lỏng áp suất cao và sắc ký lỏng hiệu năng cao/ detector huỳnh quang. Chỉ có dư lượng Ciprofloxacin được tìm thấy trong nước và bùn ở các khoảng nồng độ 0,06 0,35 µg/l và 0,22 0,40 µg/g tương ứng. Kết quả phân tích tại thời điểm đầu vụ nuôi tôm chỉ ra việc sử dụng Ciprofloxacin trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, vào thời điểm thu hoạch, kết quả không được xác nhận rõ ràng do trước đó đã có bão. Trong mẫu tôm sản phẩm thu tại khu vực này không phát hiện thấy Ciprofloxacin và Norfloxacin. Từ khóa: kháng sinh floquinolon, nuôi trồng thủy sản, mẫu nước, bùn, tôm. 1. Giới thiệu Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, đến năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu và xuất khẩu thủy sản đã đạt mức 6,118 tỷ USD đứng thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (sau dầu khí), trong đó tôm xuất khẩu chiếm hơn 50%. Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang đặt ra những vấn đề môi trường trước mắt và lâu dài như suy thoái rừng ngập mặn, mất cân bằng sinh thái, nguy cơ ô Tác giả liên hệ. ĐT: 84-912380373. Email: hoanggianga0@gmail.com 1 nhiễm môi trường và sự phát triển của dịch bệnh, Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản không đúng theo quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng tôm cũng như có tác động tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh của tôm và gây ô nhiễm môi trường [1]. Bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu xác định dư lượng hai kháng sinh thuộc nhóm Floquinolon là Ciprofloxacin and Norfloxacin trong các mẫu nước và bùn lấy tại khu vực nuôi tôm quảng canh thuộc xã Giao An, Giao Thủy, Nam Định tại thời điểm bắt đầu vụ tôm và sau khi thu hoạch cũng như tôm thành phẩm.

2 D.H. Anh, P.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 2. Thực nghiệm 2.1. Hóa chất, thiết bị: Các chất chuẩn bao gồm Norfloxacin (NOR), Ciprofloxacin (CIP) và Tosulfloxacin (TOS) dùng làm nội chuẩn >98% của Fluka, Thụy Sỹ và Abbott Laboratories, Thụy Sỹ. Các dung môi hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý mẫu, phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao bao gồm Axetonitril, Metanol, Axeton, ortho- Phôtphoric axit (85%), dung dịch ammoniac (37%), axit clohydric và EDTA của BDH và Merck. Cột chiết pha rắn HLB 6mL (Waters Corporation Milford, Mỹ) được dùng cho quá trình chiết pha rắn. Quá trình xử lý mẫu sử dụng thiết bị chiết dung môi áp suất cao (ASE) ký hiệu ASE 200 (Dionex, Mỹ) và bộ chiết pha rắn (Supelco, Mỹ). Quá trình phân tích sắc ký sử dụng: thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HP 1090 Series II kết nối với detectơ huỳnh quang HP 1100 (Hewlett- Packard AG), cột tách: discovery RP- Amide C16, 5µm, 250 x 3mm (Supelco, Mỹ) 2.2. Lấy mẫu: Các mẫu được lấy tại khu vực nuôi tôm quảng canh thuộc xã Giao An, Giao Thủy, Nam Định tại thời điểm bắt đầu vụ tôm (tháng 4) và khi thu hoạch (tháng 8). Mẫu nước và bùn được lấy tại các vị trí trong, vùng chuyển tiếp ngoài ao nuôi, dọc kênh dẫn nước và khu vực rừng ngập mặn liền kề. 03 mẫu tôm sản phẩm được lấy khi thu hoạch. Bảng 1. Các mẫu lấy tại khu vực Giao An, Giao Thủy, Nam Định Đợt lấy mẫu Mẫu nước Mẫu bùn Đợt 1: WS 1, 3, 5 MS 1, 3, 4, Bắt đầu 8, 9, 10, 11 5, 10, 11, 12, vụ tôm 12, 13, 14, 13, 14, 15, Đợt 2: Thu hoạch Mẫu tôm 15, 16, 17 16, 17 WS 1, 2, 3 MS 1, 2, 3, S 3, 6, 9 4, 6, 7, 8, 9 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 13, 9, 10, 12, 13, 14 14 Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại khu vực Giao An, Giao Thủy, Nam Định. Mẫu nước được lấy từ 2-3 điểm tại một vị trí lấy mẫu, đem trộn thành một mẫu phân tích, mẫu được đo các thông số như ph, độ dẫn, rồi được chỉnh về ph =3 bằng HCl đặc. Mẫu được bảo quản trong chai thủy tinh nâu, đem về PTN, mẫu được lọc bằng màng xenlulo nitrat 0,45 µm và bảo quản ở 4 0 C trước khi phân tích. Mẫu bùn được làm khô tại 60 0 C trong 72h, nghiền nhỏ và rây qua sàng 0,2 mm, cho vào chai thủy tinh và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Mẫu tôm được làm đông khô, nghiền nhỏ và bảo quản ở 4 0 C trước khi phân tích. 2.3. Quy trình phân tích: Mẫu nước được chiết tách, làm giàu bằng phương pháp chiết pha rắn sử dụng cột HLB (do mẫu có độ mặn cao), sau đó phân tích các FQ bằng HPLC-FLD [2,3]. Sơ đồ quá trình xử lý mẫu nước được trình bày trong hình 2. Mẫu bùn khô (5g) được chiết bằng phương pháp chiết lỏng ở áp suất và nhiệt độ cao với dung môi là axit phôtphoric/axetonitril 1:1. Sau đó dịch chiết tiếp tục được xử lý bằng phương pháp chiết pha rắn sử dụng cột HLB trước khi phân tích sắc ký (sơ đồ hình 3). Quy trình xử lý mẫu tôm tương tự như mẫu bùn nhưng chỉ lấy lượng 1g.

D.H. Anh, P.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 3 100ml mẫu nước đã lọc và điều chỉnh ph =3 Cột HLB đã hoạt hóa Rửa giải bằng 3x2ml MeOH Cô cạn và hòa tan lại bằng 2,5ml NH 3 /MeOH/H 2 O (5/15/80), trung hòa bằng 0,5ml H 3 PO 4 Phân tíchđịnh tính vàđịnh lượng bằng HPLC- FLD (RP C16 Amide) Hình 2. Quy trình phân tích mẫu nước lợ. 5g mẫu đất/trầm tích khô hoặc 1 g mẫu tômđông khô Chuyển vào bình thép 11mL chiết bằng Dionex ASE 200 Chuyển dịch chiết ASE vào bình 200mL, pha loãng bằng nước cất 10mL dịch chiết pha loãng Cột HLB đã hoạt hóa Rửa giải bằng 3x2ml MeOH Cô cạn và hòa tan lại bằng 2,5ml NH 3 /MeOH/H 2 O (5/15/80), trung hòa bằng 0,5ml H 3 PO 4 0,025g EDTA, 40µL TOS 100µg/ml Trộn với cát thạch anh Dung môi chiết: Hôn hợp 50mM H 3 PO 4 (ph2)/ acetonitrile (1/1, v/v) Điều kiện chiết ASE: -Nhiệt độ 100 0 C -Áp suất 100bar -Tiền đốt nóng 5min -Thời gian 15min -Thể tích ~ 22ml -Rửa dung môi 150% thể tích ống chiết -Thổi nito 300s -Số ống chiết 6 40µL TOS 100µg/ml Phân tíchđịnh tính vàđịnh lượng bằng HPLC- FLD (RP C16 Amide) Hình 3. Quy trình phân tích mẫu bùn, mẫu tôm. Điều kiện phân tích của hệ HPLC/FLD như sau: cột Amide C16, nhiệt độ lò: 40 o C, áp suất tối thiểu: 10bar, áp suất tối đa: 400 bar, thể tích bơm mẫu: 50µL, tốc độ dòng 0,6ml/phút. Detectơ huỳnh quang (FLD): bước sóng kích thích (excitation): ν 1 = 278 nm, bước sóng phát xạ (emission): ν 2 = 445 nm, dải của bước sóng phát xạ: 300-450 nm. Chương trình pha động chạy theo chế độ gradien với dung môi A là dung dịch H 3 PO 4 25mM, dung môi B là axetonitril. Trước khi phân tích các mẫu thực, một số mẫu bùn, nước, tôm được thêm một lượng chuẩn FQ đã biết chính xác nồng độ, phân tích cả mẫu nền và mẫu thêm chuẩn để xác định hiệu suất thu hồi. Giới hạn phát hiện của các NOR và CIP trên các nền mẫu nước lợ, bùn, tôm lần lượt là: 0,02 µg/l, 0,01 µg/g, 0,005 µg/g. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiệu suất thu hồi của FQ trên nền mẫu nước Mẫu thêm chuẩn để xác định hiệu suất thu hồi được thực hiện trên hai nền mẫu: mẫu nước ngầm và mẫu nước lợ tại khu vực nuôi tôm nói trên. Mẫu nước ngầm được điều chỉnh ph về 3, thêm NaCl để độ dẫn cỡ 34 ms tương ứng với nền mẫu thực tế. Sau đó lấy 100 ml mỗi mẫu nước nền, thêm NOR và CIP với nồng độ 0,2 tới 2 µg/l rồi phân tích cả mẫu nền và mẫu thêm chuẩn theo quy trình như hình 2. Kết quả hiệu suất thu hồi trên nền mẫu nước được trình bày trong bảng 2 đều nằm trong khoảng giá trị tốt 94-100%.

4 D.H. Anh, P.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 Loại nền Bảng 2. Hiệu suất thu hồi của NOR và CIP trên nền mẫu nước Nồng độ thêm Hiệu suất thu hồi (%) (n=2) chuẩn (µg/l) CIP NOR Nước ngầm 1 a 0,2 94 ± 6 95 ± 5 Nước ngầm 2 a 0,4 98 98 Nước ngầm 3 a 2 99 ± 1 100 ± 1 Hỗn hợp rừng ngập mặn b 1 96 ± 3 97 ± 3 Hỗn hợp mẫu dọc kênh đợt 1 b 1 100 100 Hỗn hợp mẫu dọc kênh đợt 2 b 2 95 ± 6 99 ± 1 a : độ dẫn 34mS (thêm NaCl); b : độ dẫn ~34mS 3.2. Hiệu suất thu hồi của FQ trên nền bùn, tôm 5g mẫu bùn khô được thêm NOR và CIP với nồng độ 1 µg/g rồi phân tích cả mẫu nền và mẫu thêm chuẩn theo quy trình như hình 3. Kết quả hiệu suất thu hồi trên nền mẫu bùn được trình bày trong bảng 3, kém hơn so với thu hồi trên nền mẫu nước nhưng vẫn nằm trong khoảng giá trị tốt 75-86%. Hiệu suất thu hồi đạt được khi phân tích mẫu thêm chuẩn 0,5 µg/g trên nền mẫu tôm đạt trong khoảng 64-71%. Bảng 3. Hiệu suất thu hồi của NOR và CIP trên nền mẫu bùn, mẫu tôm Loại nền Nồng độ thêm Hiệu suất thu hồi (%) (n=2) chuẩn (µg/g) CIP NOR Mẫu bùn MS3 đợt 1 1 75 ± 1 84 ± 8 Mẫu bùn MS5 đợt 1 1 86 81 Mẫu bùn MS1 đợt 2 1 78 79 Mẫu bùn MS9 đợt 2 1 85 82 Mẫu tôm S3 0,5 71 ± 10 65 ± 8 Mẫu tôm S6 0,5 68 ± 4 64 ± 3 3.3. Kết quả phân tích dư lượng FQ trong các mẫu nước, bùn, tôm lấy tại Giao An, Giao Thủy, Nam Định Trong tất cả các mẫu nước, bùn, tôm đều không thấy xuất hiện NOR. Nồng độ CIP phát hiện thấy trong mẫu nước đợt 1 trong khoảng 0,06 0,35 µg/l và đợt 2 trong khoảng 0,07 0,12 µg/l (bảng 4). So sánh giữa hai đợt cho thấy, kết quả nồng độ CIP trong các mẫu nước đầu vụ tôm cao hơn so với trong mẫu nước đợt 2 khi thu hoạch, còn nồng độ CIP trong các mẫu nước đợt 2 khá đồng đều. Điều đó chứng tỏ các chủ ao đã có sử dụng kháng sinh CIP vào đầu vụ tôm nhưng số lượng hạn chế. Vào đợt 2, trước khi lấy mẫu có bão nên có sự chảy tràn nước giữa các ao, vùng chuyển tiếp, kênh nên có thể dẫn tới kết quả nồng độ đồng đều.

D.H. Anh, P.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 5 Bảng 4. Dư lượng Floquinolon trong các mẫu nước tại Giao An, Giao Thủy, Nam Định Mẫu Nồng độ CIP (µg/l) Đợt 1- đầu vụ Đợt 2 thu hoạch Vị trí Đợt 1 Đợt 2 Nước - hỗn hợp rừng ngập mặn a - Rừng ngập mặn 0,17 Nước - hỗn hợp dọc kênh b Nước - hỗn hợp dọc kênh c Dọc kênh 0,06 0,11 Mẫu nước WS5 - Kênh 0,16 Mẫu nước WS1 Mẫu nước WS1 Trong ao nuôi tôm 1 0,17 0,08 - Mẫu nước WS2 Vùng chuyển tiếp ao nuôi tôm 1 0,10 Mẫu nước WS3 Mẫu nước WS3 Trong ao nuôi tôm 2 0,29 0,11 - Mẫu nước WS4 Vùng chuyển tiếp ao nuôi tôm 2 0,10 - Mẫu nước WS5 Trong ao nuôi tôm 3 0,09 - Mẫu nước WS6 Vùng chuyển tiếp ao nuôi tôm 3 0,12 Mẫu nước WS9 Mẫu nước WS9 Trong ao nuôi tôm 4 0,35 0,07 Mẫu nước WS12 Mẫu nước WS12 Trong ao nuôi tôm 5 0,17 0,09 Nước - hỗn hợp rừng ngập mặn a : hỗn hợp các mẫu WS 15, 16, 17 trong đợt 1 Nước - hỗn hợp dọc kênh b : hỗn hợp các mẫu WS 8, 10, 11, 13, 14 trong đợt 1 Nước - hỗn hợp dọc kênh c : hỗn hợp các mẫu WS 8, 10,13, 14 trong đợt 2 Các kết quả phân tích mẫu bùn được trình bày trong bảng 5 cho thấy chỉ phát hiện dư lượng CIP trong mẫu bùn lấy phía trong ao nuôi (4/8 mẫu) với khoảng nồng độ 0,2 0,4 µg/g. Các kết quả này thấp hơn nhiều so với số liệu được công bố của tác giả Lê Xuân Tuấn năm 2002 [4] là 6-2615 µg/g FQs trong mẫu bùn, khi có dịch bệnh ở phạm vi rộng tại địa phương này và FQs còn chưa bị cấm sử dụng. Tại các khu vực ngoài ao nuôi như vùng chuyển tiếp, kênh, rừng ngập mặn đều không phát hiện thấy dư lượng kháng sinh CIP và NOR. Bảng 5. Dư lượng Floquinolon trong các mẫu bùn tại Giao An, Giao Thủy, Nam Định Mẫu Nồng độ CIP (µg/g) Đợt 1- đầu vụ Đợt 2 thu hoạch Vị trí Đợt 1 Đợt 2 Bùn - hỗn hợp rừng ngập mặn a - Rừng ngập mặn nd Mẫu bùn MS5 Mẫu bùn MS5 Kênh nd nd - Mẫu bùn MS8 Kênh nd Mẫu bùn MS10 Mẫu bùn MS10 Kênh nd nd Mẫu bùn MS11 - Kênh nd Mẫu bùn MS13 Mẫu bùn MS13 Kênh nd nd Mẫu bùn MS14 Mẫu bùn MS14 Kênh nd nd Mẫu bùn WS1 Mẫu bùn WS1 Trong ao nuôi tôm 1 nd nd - Mẫu bùn WS2 Vùng chuyển tiếp ao nuôi tôm 1 nd Mẫu bùn MS3 Mẫu bùn MS3 Trong ao nuôi tôm 2 0,30 nd Mẫu bùn MS4 Mẫu bùn MS4 Vùng chuyển tiếp ao nuôi tôm 2 nd nd - Mẫu bùn MS6 Trong ao nuôi tôm 3 nd - Mẫu bùn MS7 Vùng chuyển tiếp ao nuôi tôm 3 nd - Mẫu bùn MS9 Trong ao nuôi tôm 4 0,40 Mẫu bùn MS12 Mẫu bùn MS12 Trong ao nuôi tôm 5 0,22 0,31 Bùn - hỗn hợp rừng ngập mặn a : hỗn hợp các mẫu MS 15, 16, 17 trong đợt 1 - : không lấy mẫu; nd : nhỏ hơn giới hạn phát hiện 0,01 µg/g

6 D.H. Anh, P.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 Ba mẫu tôm đã lấy tại các ao nuôi số 2, 3 và 4 đều không phát hiện thấy dư lượng CIP và NOR (< 0,05 mg/kg). 4. Kết luận Kết quả đợt khảo sát dư lượng kháng sinh floquinolon trong các mẫu nước, bùn và tôm lấy tại khu vực nuôi tôm quảng canh Giao An, Giao Thủy, Nam Định cho thấy có việc sử dụng và tích lũy dư lượng Ciprofloxacin mẫu bùn và nước ở mức độ thấp. Trong mẫu tôm không phát hiện thấy dư lượng kháng sinh floquinolon. Các kết quả này là một tín hiệu đáng mừng cho vùng nuôi trồng thủy sản Nam Định. Lời cảm ơn Nghiên cứu được hoàn thành với sự hỗ trợ tài chính từ đề tài hợp tác quốc tế Việt Nam- Thụy sỹ ESTNV. Các tác giả chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN và TS. Alfredo Alder Viện Khoa học và Công nghệ nước, Thụy sỹ trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tài liệu tham khảo [1] Andreu Rico, Tran Minh Phu, Kriengkrai Satapornvanit, Jiang Min, A.M. Shahabuddin, Patrik J.G. Henriksson, Francis J. Murray, David C. Little, Anders Dalsgaard, Paul J. Van den Brink, (2013). Use of veterinary medicines, feed additives and probiotics in four major internationally traded aquaculture species farmed in Asia. Aquaculture, Volumes 412 413, pp. 231-243. [2] Duong Hong Anh, Pham Ngoc Ha, Tran Thanh Tuan, Nguyen Hoang Tung, and Pham Hung Viet, (2008) Analytical Method for Determination of Fluoroquinolone Antibacterial Agents in Shrimp Sample by Solid Phase Extraction Technique and High Performance Chromatography/Fluorescence Detection. The 8 th General Seminar of the Core University Program. Environmental Science and Technology for the Earth. Osaka, 26-28/11/2008, pp. 70-75. [3] Andrea Speltini, Michela Sturini, Federica Maraschi, Antonella Profumo, Angelo Albini, (2011). Analytical methods for the determination of fluoroquinolones in solid environmental matrices. TrAC Trends in Analytical Chemistry, Volume 30, Issue 8, pp. 1337-1350. [4] Le Xuan Tuan, (2004). A study of antibiotics in coastal aquaculture areas: residues, bacterial resistance and degradation, PhD. Thesis, Ehime University, Matsyama, Japan. Determination of Fluoroquinolone Anti-biotic Residues in Water, Mud and Shrimp in Aquacultural Area from Giao An, Giao Thủy, Nam Định Province Dương Hồng Anh, Phạm Ngọc Hà ResearchCenter for Environmental Technology and Sustainable Development, VNU University of Science, 334, Nguyễn Trãi, Hanoi, Vietnam Brackish water, mud and shrimp samples were collected in extensive cultivation shrimp ponds, canals and mangrove areas at Giao An, Giao Thủy, Nam Định province in the rearing season and

D.H. Anh, P.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1 (2015) 1-7 7 harvesting season. Residues of Ciprofloxacin and Norfloxacin were determined in the samples by using solid phase extraction, pressurized liquid extraction and high performance liquid chromatography/fluorescence detection method. Only Ciprofloxacin was found in the range of 0.06 0.35 µg/l and 0.22 0.40 µg/g in water and mud samples, respectively. Results in the rearing season indicated the application of Ciprofloxacin for shrimp cultivation. However, the assumption was not clearly confirmed due to the effect of the storm in harvesting season. Ciprofloxacin and Norfloxacin were not found in shrimp samples collected from investigated area. Keywords: Fluoroquinolone antibiotics, aquacultural area, brackish water, mud, shrimp.