Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - nhphuoc-ngunghiepcadao[1]

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

Công Chúa Hoa Hồng

PHẦN TÁM

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - nhphuoc-song[2]

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

No tile

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - V doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phần 1

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - Document1

Long Thơ Tịnh Độ

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Phần 1

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

No tile

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Moät boâng hoàng cho nhöõng thôøi gian chuùng ta chia seû vaø cho nhöõng kyû nieäm cuûa chuùng ta

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

No tile

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

No tile

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Code: Kinh Văn số 1650

daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - 08-toikhongquen

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

No tile

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

TÌNH ĐẠO PHẬT ***** Trấn tâm hết hồ tư loạn tưởng, Phản hồi nơi Vô Lượng Thọ Quang (1); An cư tịch tịnh Niết Bàn, Không còn trói buộc trong hàng tử sa

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Cúc cu

mộng ngọc 2

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10


Microsoft Word - emlatinhyeu10.doc

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Bản ghi:

ĐỒNG NAI CỬU LONG: CA DAO VÀ SÔNG, NƯỚC, GHE THUYỀN TS Nguyễn Hữu Phước SƠ LƯỢC Châu thổ Đồng Nai Cửu Long, nhất là vùng Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu có một hệ thống sông rạch và kinh đào hết sức dồi dào, giúp cho việc lưu thông bằng đường thủy rất tiện lợi. Hệ thống sông ngòi còn giúp cho một số lớn cư dân sống bằng ngư nghiệp. Nước sông giúp cho vườn tược, ruộng nương được mầu mỡ. Văn chương bình dân như ca dao, hay các câu hò thường dùng hay mượn những hình ảnh của những gì liên quan đến cuộc sống vật chất hằng ngày (thường là câu đầu) [(gồm những từ ngữ liên quan đến sông*, (* gồm cả: bàu, bưng, đầm, đìa, kinh, mương, rạch v.v.), con nước, ghe (thuyền, tàu), những dụng cụ ngư nghiệp, tên các loại cá tôm cua,v.v.)] để nói lên những tâm tình, hay suy nghĩ của mình (câu số hai). Sau đây là một số những từ ngữ mà dân Lục Tỉnh thường dùng trong ca dao: Ghe: Hiện nay chiếc ghe vẫn còn là phương tiện lưu thông trong hệ thống sông ngòi chằng chịt cho đa số dân miền Lục Tỉnh. Huống gì ngày xưa, khi chưa có xe hơi và hệ thống giao thông đường bộ, chiếc ghe không những chỉ là một dụng cụ cần thiết về giao thông, mà còn là nơi cư trú cho một số dân Đồng nai - Cửu long. Do đó hình ảnh sông nước và chiếc ghe (chèo xuôi theo, hay ngược dòng nước) và hệ thống các sông rạch lớn nhỏ, với nước ròng, nước lớn, đã đi vào ca dao hay văn chương bình dân của miền Nam. Rạch: Sông nhỏ chảy ra sông lớn. Bàu: Là vũng nước thiên nhiên, bờ bàu thường có đường cong, nhiều cái bàu có hình tròn, rộng năm mười thước cho đến vài trăm thước. Một trong những bàu lớn nhứt của miền Nam hiện nay có lẽ là Bàu Cà Na, ở trước cửa chánh của Đền Thánh Cao Đài, Tây Ninh, với đường kính độ 300 thước. Khi nước ở ruộng cạn dần, cá tôm rút về trong các bàu, đìa. Nông dân chỉ cần tát cạn nước là bắt được nhiều cá tôm. Mỗi miếng ruộng lớn thường được đào nhiều đìa. Bưng: Đồng lầy, nơi có nước đọng, nhiều đất bùn, không có cát, nhiều cây sậy, cây tranh, cây lác. -1-

Đầm: Là vũng, ao, nơi nước đọng có cá tôm (ca dao: trong đầm gì đẹp bằng sen, lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng). Đìa: Là vũng nước nhân tạo ở ruộng hay rừng, đìa thường có chiều rộng độ vài thước và chiều dài hơn nhiều lần chiều rộng, chiều dài có thể đến mấy mươi thước. Kinh: hệ thống sông đào lớn và sâu, dùng nối liền các sông rạch; và mương các kinh đào nhỏ dẫn nước từ sông rạch hay kinh. Mương: rãnh nước lớn, đào rộng ra, để cho nước từ rạch kinh, vào ra giữa hai khoảnh đất, các mảnh vườn cây trái, để có nước đủ cho cây sống mạnh. Chừng nào Bưng Bạc * hết sình Bàu Thành ** hết nước, hai đứa mình xa nhau. ( *, ** Thuộc huyện Long Ðất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Tháng năm tát cá dưới bàu, Nắng ơi là nắng dãi dầu vì ai Hò ơ: Về Cần Thơ là về ngay vựa lúa Trên ruộng dưới đìa chen giữa đồng, bưng. DÒNG SÔNG VÀ CA DAO Chúng ta có một số câu ca dao mượn dòng sông để nói lên tâm tình nam nữ. Những câu ca dao tổng quát về nỗi lòng giữa chàng và nàng: Con sông bên lở bên bồi, Một con cá lội mấy người buông câu. Ra đi anh một* ngó chừng Ngó sông, sông rộng, ngó rừng,rừng sâu. (* Một = không thay đỗi, vẫn y như vậy, quyết lòng) Sông sâu cá lội lững lờ Lấy ai thì lấy, đừng chờ uổng công Sông sâu cá lội vào bờ Phải duyên thì lấy, đợi chờ làm chi. Sông sâu ai dễ cắm sào Chim đà mến cội, cá lẽ nào quên sông Sông sâu sào vắn khó dò, Nào ai lấy thước mà đo lòng người. Sông sâu nước chảy có nguồn Con sam* có cặp theo luồng nước trong. (* Sam: Thủy sản thuộc loài cua, sông ở biển, có khi theo nước biển vào sông khi triều dâng. Ngư phủ thường bắt được sam cặp, một đực một cái luôn đeo với nhau. Thành ngữ thân nhau như sam cặp có nghĩa bóng là thân thiết không rời nhau ). -2-

Sông dài cá lội biệt tăm Chín thu cũng đợi, mười năm cũng chờ. Sông dài cá lội biệt tăm Người thương đâu vắng, chỗ nằm còn đây. Sông dài được mấy đò ngang Ai nhiều nhân ngãi ít mang oán thù. Nàng, dòng sông và nỗi lòng: Sông dài cá lội biệt tăm Thấy anh người nghĩa mấy năm (em) cũng chờ. Sông Sài Gòn, cầu Bình Lợi, Tôi tưởng tình chồng vợ, tôi đợi hết hơi. Ai dè mình kiếm chuyện nói chơi cho qua đường. (Hò cấy lúa, Tân Uyên, Sông Bé) Sông sâu có cặp cá kìm Anh đà có bạn, em biết tìm nơi dâu. Sông Tiền cá lội xòe vi Chị Thúy Kiều sầu anh Kim Trọng, Tỉ như tui sầu mình. Sông sâu nước chảy ngập kiều (cây cầu) Dù anh phụ bạc còn nhiều nơi thương. Chàng, dòng sông và nỗi lòng: Sông dài cá lội biệt tăm, Phải duyên phu phụ, ngàn năm anh cũng chờ. Sông dài cá lội huyên thuyên Lòng anh muốn bắt con cá lội riêng một mình. Sông Cửu Long chín cửa hai dòng, Người thương anh vô số, Nhưng anh chỉ một lòng với em. Sông Gò Quao* sóng lớn lượn dài Rạch Nhà Ngang* khúc cong khúc dại Còn anh thương em xứng trai, xứng gái Tại cha với mẹ kén lừa sui gia. (* Thuộc tỉnh Kiên Giang) Sông sâu sào vắn khó dò, Muốn qua thăm bậu ngặc đò không đưa. Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy, Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng. Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang, Có thương nhớ gã* đánh đàn năm xưa. (* Gã: chữ gọi người trai trẻ) -3-

Chàng, Nàng mượn dòng sông để đối đáp: - Sông sâu kiếm chẳng đặng đò, Muốn lội qua thăm bậu mà sợ hụt giò chết trôi. - Bớ này anh nó ơi, nếu anh lỡ có hụt giò, Thì em sẽ lội xuống đặng mò anh lên. - Thôi em ơi mò chi cái xác không hồn, Bận tâm lối xóm phải chôn cất giùm. Thuở sanh tiền kiếp sống lình bình Đến khi nhắm mắt phải trọn tình với cá tôm. NƯỚC VÀ CA DAO Một số khá đông dân Lục Tỉnh dùng sông làm phương tiện sinh sống và lưu thông. Do đó có rất nhiều từ ngữ nói về nước hay con nước, nước lớn nước ròng, nước rông, nước kém, v. v. Sau đây chúng tôi kể ra một số từ ngữ mà chúng tôi biết, do lúc nhỏ có một thời gian sông bằng nghề bắt cá, và khi học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, chúng tôi nghiên cứu về nghề làm đáy trong sông và luận văn Cao Học Văn Khoa cũng là Nghề làm đáy (hay nghề hạ bạc) ở vùng Đồng Nai Cửu Long. Nước ròng: triều xuống; nước chãy về hướng sông cái, trong lúc nước sông cái chảy về hướng biển. Nước lớn: triều lên, nước chảy về hướng nguồn, dâng lên cao. Nước rông = triều cao, mực nước cao, dù lớn hay ròng. Nước rông cao nhất vào những ngày rằm (ngày 15 âm lịch) = trăng tròn, với vài ngày trước và sau ngày rằm. Nước kém = triều thấp, hiện tượng ngược lại với nước rông, có nghĩ là mực nước trung bình rất thấp, xãy ra vào những ngày/đêm tối trời (không trăng).. Nước đứng = còn gọi là nước ương: nước không chảy vào, cũng không chảy ra, giữa khoảng nước lớn hay và nước ròng. Nước giật = nước xuống nhanh khi ròng. Nước lụt = nước dâng cao tràn bờ, trong mùa mưa, không thoát kịp ra biển. Nước nhửng = nước sắp sửa lớn hoặc sắp sửa ròng; nước nhửng lớn, nước nhửng ròng. Nước sát = nước róng, thấp gần tận đáy sông. Nước xiết = nước chảy thật mạnh, nhanh; nước xiết thường chỉ xảy ra khi nước đang ròng lại gặp trời mưa, đem thêm nhiều nước vào sông rạch. Nước xoáy = nước xoay tròn; hiện tượng nầy xãy ra nơi hai dòng nước của hai con sông sông gặp nhau. Ở Vĩnh Long có một vùng nước xoái rất nổi tiếng tên là vùng Hồi Oa (= nước xoáy). -4-

Vùng có nước xoáy rất nguy hiểm cho ghe tàu, nhất là những chiếc ghe chuyên chở đầy hàng hóa. Giáp nước = nước sông và nước biển gặp nhau. Nơi giáp nước, nước ngọt của sông bị pha với nươc biển, không còn dùng làm nước uống được nữa. Dân ở vùng giáp nước phải lo hứng nước mưa thật nhiều trong mùa mưa, chứa trong những chiếc lu thật to, để dành dùng trong mùa nắng. Nước ngược = Đi ngược chiều dòng nước (lớn hay ròng): Chèo nước ngược Nước xuôi = Đi theo chiều dòng nước: Chèo nước xuôi. Những câu ca dao: Nước ròng* bỏ bãi xa cừ Gặp em hỏi thử sao từ nghĩa nhân. Nước ròng trong ngọn chảy ra Thấy em có nghĩa bôn ba tới liền. Nước ròng chảy xuống như tên Bắt tay chào hỏi ghe thuyền bốn phương Nước ròng tôm đất lội xuôi Chỉ tơ thòng xuống cột tôi với mình. Nước ròng chảy đến Tam Giang Sầu đâu* chín rụng sao chàng biệt tin (* Sầu đâu là tên một loại thực vật, còn có tên là cây khổ luyện) Nước lên (lớn) thì nước lại ròng Dễ gì bắt được con còng trong hang. (Nước lên rồi nước lại ròng, Đố ai bắt được con còng trong hang.) Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi Buôn bán không lời chèo chóng mỏi mê Nước sao nước chảy tràn đồng Tơ duyên còn đó, chỉ hồng chưa se. Nước chảy re re, con cá he nó xoè đuôi phụng. Anh xa em rồi, trong bụng (anh vẫn) còn thương. Trăng lên con nước rông đầy Anh đừng đến nữa, cha mẹ rầy khổ em. Dưới đời ai tốt bằng bèo Chờ cho nước lụt, bèo trèo lên sen. Nước không chưn, sao kêu nước đứng* Con cá không trèo, sao nói cá leo** (* Nước đứng: Xem định nghĩa bên trên) (**Cá leo = tên một loại cá; trèo leo trong câu nầy là một cách chơi chữ) -5-

Dòng xuôi (nước xuôi) ngọn gió càng to Lá buồm càng lớn chiếc đò càng nhanh. Gió xuôi (đi theo chiều gió) và nước xuôi là 2 yếu tố chánh để ghe thuyền di chuyển với tốc độ nhanh. Không hiểu vì sao dân ta lại dùng câu chúc thuận buồm xuôi gió; đây là câu chúc cho một người hay nhiều người sắp đi xa. Nếu thuận buồm xuôi gió mà gặp dòng nước ngược thì chắc chắn là không đi nhanh được rồi. (Tàu cũng có câu Xuận xủi xuận phong 順水順風 = thuận nước thuận gió). Phải chăng câu thuận nước thuận gió nghe không êm tai bằng câu thuận buồm xuôi gió nên chúng ta xài câu sau khi chúc bà con khi đi xa. GHE VÀ CA DAO Tưởng giếng sâu qua nối sợ dây cụt* Ai dè giếng cạn nó hụt cái sợi dây Qua tới đây mà không cưới được cô Hai mầy Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo vô. Tác giả ghi lại 4 câu trên là Hồ tỉnh Tâm; xem tham khảo (a); hai câu ca dao thường nghe hơn là: Tưởng giếng sâu qua nối sợ dây dài Ai dè giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây.)] Chèo* dài sông hẹp khó lùa*, Thấy em ở ruộng quê mùa anh thương (* Chèo (danh từ): dụng cụ để đẩy, chèo (động từ) ghe cho ghe đi tới; nhắp, lùa: hai cách vận chuyển mái chèo khi chèo ghe) Anh ơi, sóng gió liên miên, Ra công bát cạy* cho thuyền tới nơi. (* Cách lái ghe xuồng; bát: lái hướng trái; cạy: lái hướng phải Bớ chiếc ghe sau. chèo mau anh đợi Kẻo đêm tối rồi, trời lại chuyển mưa. [(Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh (em) đợi, Kẻo (khuất) khúc sông nầy, bờ bụi tối tăm.)] Bớ chiếc thuyền loan, khoan khoan bớt mái*, Đặng đây tỏ một hai lời phải trái nghe chơi. (* Mái = mái chèo) Bớ chú lái ghe, đừng ve cô bán cá Để cô đi về, tía má cô trông. Bớ chú sau lái, bớ chú trước mũi, Bớ chú bửa củi, bớ chú trong mui, Có gặp chồng tui, giăng câu bủa lưới, Dưới rạch trên gành, -6-

Gió mùa đông thổi càng thêm ngót, Cám cảnh thương chồng chua xót lá gan Bước xuống ghe, lòng buồn khắc khoải Thương em ở nhà dầu dãi nắng mưa. Chồng chèo thì vợ cũng chèo, Hai đằng đã nghèo lại đụng lấy nhau. Ghe ai đỏ mũi xanh lườn Phải ghe Gia Định xuống (miệt) vườn thăm em? Ghe anh đỏ mũi xanh lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em. Ghe anh mỏng ván bóng láng nhẹ chèo, Xin anh bớt mái nương lèo đợi em Ghe bầu trở lái về đông, Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi? Mẹ tôi đã có người nuôi, Tôi theo chú lái cho xuôi chữ tòng (một bề). Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ, Ghe anh tách bến tách bờ, Em buồn cho trăng mờ sao lặn, Mình lấy nhau chẳng đặng, Bởi bà mai lưỡi vắn ít lời. Ghe lên ghe xuống dầm dề, Sao anh không gởi thơ về thăm em? Ghe lui, em chẳng dám cầm Hai vạt áo lụa ướt dầm như mưa. Ghe lui thì bạn nhổ sào Anh còn bịn rịn khóc gào thảm thê. Chèo ghe sợ sấu cắn chưn (chân), Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma. Chim quyên lót ổ dưới đìa Đôi ta mới gặp đừng lìa xa nhau Chim bay về cội, cá lội về đìa Lòng tôi thương bậu, khóa chìa giao cho. Chiều chiều ra đứng bờ kinh Thấy ai ở góa tôi rinh về nhà. Chiều chiều ra đứng bờ mương Bên tình, bên hiếu, biết thương bên nào. Bởi anh đành đoạn, đốn ngọn cây bần, Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm. Thương anh em phải sớm hôm. Chiều mai chiều mốt, anh cốt* cây bần Đừng cho ghe cá đậu gần ghe tôm. [(* Chữ cốt = đốn là một phương ngữ vùng Rạch Giá) -7-

* Theo TS PTT, 2 câu trên lấy từ Bộ hành với Ca dao của tác giả Lê Giang. Ông PTT giải thích rằng có một anh chàng không cho ghe một anh khác đậu gần ghe cô bán tôm là vì ghen ; đây là ca dao vùng Rạch Giá, Cà Mau vì hai nơi nầy từ cốt có nghĩa là đốn (chặt) cây rất thông dụng)]. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu sống (truyền khẩu): Do các bạn già sau đây, (và còn có nhiều bạn khôngmuốn nêu danh tánh): Ô.: Đỗ Hải Minh, MTT, HP, NHH, NTĐức, Nguyễn Trọng Thiệt, NVB, Nguyễn văn Châu, Trần Gia Phụng, Võ Thành Tài. Bà: Nguyễn Thi Bạch, Lê Văn Tây, Bà Bảy Mỏ Cày, Cô Ba Bạc Liêu. B. Internet a. Hồ Tĩnh Tâm Về một bài ca dao Nam Bộ. www.namkyluctinh.org. C. Sách 1. Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ. 1970. Việt Nam Tự Điển. Nxb Khai Trí, Saigon, VN. 2. Nguyễn Hữu Phước, (2004). Từ vua trong tiếng Việt, Dòng Sông Định Mạng Tiếng Việt đa dạng, Southeast Asian Culture and Education Foundation, California, USA. 3. Phan Tấn Tài (2005-8). Ca Dao Miền Nam Đặc San Đồng Nai-Cửu Long. Nxb:Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation, Westminster California, USA. 4. Vương Hồng Sển ( 1995). Hơn Nửa Đời Hư, Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN. 5. Vương Hồng Sển (1993). Tự vị tiếng Việt miền Nam. Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN. Chú thích: Những câu ca dao của Ts Phan Tấn Tài đã được trích từ những quyển sách sau đây, và những câu do Ts PTT ghi lại từ các bạn già khác. Chúng tôi thành thành thật cảm tạ Ts Phan Tấn Tài, những bạn già, và những tác giả của những quyển sách liệt kê bên dưới. [1] Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam, in lần thứ 8, 1977; [2] Lư Nhất Vũ; Lê Giang; Lê Anh Trung: Hò Nam bộ (Vidéo), 1992; [3] Lê Giang: Bộ hành với ca dao. NXB Trẻ, 2004; [4] Ghi lại từ ký ức PTT&ĐTV; -8-

[5] Hà Phương Hoài: Tự điển ca dao (www.vietnam-on-line.com; http://e-cadao.com); [6] www.vietthings.com; [7] Nguyễn Đăng Thục: Tư tưởng Việt Nam, NXB Khai Trí, 1964; [8] Đoàn Thị Thu Vân: Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ (www.thoangsaigon.com); [9] Ghi nhanh trong một buổi tọa đàm tại tư gia Gs Trần Văn Khê, 1973. -9-