Làm thế nào để tâm chúng ta được yên?

Tài liệu tương tự
Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Niệm Phật Tông Yếu

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

Công Chúa Hoa Hồng

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Tam Quy, Ngũ Giới

Cái Chết

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25)

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

ptdn1159

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - unicode.doc

Microsoft Word - Dao-3 kho bau-1.doc

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Document

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa

Đau Khổ

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

CHƯƠNG 4

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Hạnh Phúc Bên Trong

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8

Final Giới bổn Tiếp Hiện tân tu edited in March 2012

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Document

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

No tile

Kinh Từ Bi

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ CÔNG-BÌNH BÁC-ÁI TỪ-BI THÁNH GIÁO SƯU TẬP 1969 CƠ -QUAN PHỔ-THÔNG GIÁO-LÝ ĐẠI-ĐẠO

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Microsoft Word - doc-unicode.doc

SỰ SỐNG THẬT

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Nhân ngày tưởng niêm cuộc hải chiến Hoàng Sa, xin chuyển một bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Già (tức Nguyễn Đình Ngọc) người đã bị kết án 3 năm tù 2

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

DOI LOI PHAT DAY A5

Mở đầu

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

No tile

Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Phần 1

Cổ học tinh hoa

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

GIA ĐÌNH, XÃ HกI VÀ TÂM LINH กNG DกNG KINH THIกN SINH TRONG CUกC SกNG กNG DกNG KINH ĐกA TกNG TRONG CUกC SกNG

CHƯƠNG 2

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Cảm nghĩ về người thân

ptdn1101

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Microsoft Word - cainhin_ doc

Microsoft Word - ptdn1243.docx

Đàm Loan và Đạo Xước

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Bản ghi:

Một đêm lo âu không ngủ, có thể làm cho đầu bạc nhanh, một cơn nổi nóng làm cho cả sắc mặt con người đổi khác, xấu đi trông thấy... và nếu sự giận dữ đó lắng xuống thành hận thù thì tác hại đối với cơ thể sẽ kéo dài và trầm trọng hơn. Trái lại, niềm vui trong sáng, tình thương rộng mở, niềm phấn khởi của sự sáng tạo v.v... những cảm xúc tích cực như vậy giúp cho nội tâm bình lặng, khiến các tuyến nội tiết bài tiết vào máu nhiều loại chất bổ, giúp cho con người hưng phấn và dường như trẻ lại... Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, kết hợp với kiến thức cơ bản về đạo Phật, chúng ta có thể thực hiện như sau: 1. Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người. Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi. 2. Không những loại bỏ tư tưởng hại người khỏi tâm thức chúng ta, mà cần loại bỏ tất cả mọi tư tưỏng tiêu cực khác, như ganh tỵ, dối trá, tham lam, giận ghét v.v... Tất cả những tư tuởng đó, được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm chúng ta, đầu độc thân tâm chúng ta. Những người như thế làm sao có cái tâm yên được. 3. Thay vào những tư tưởng tiêu cực nói trên, chúng ta sẽ thường xuyên, liên tục bồi dưỡng, phát triển những tư tưởng tích cực trong đó, đứng hàng đầu là tình thương yêu, tôn trọng mọi người, mọi vật. Tình thương yêu đó, gọi chung là lòng từ và lòng bi, thường được định nghĩa là hai cái 1 / 5

tâm muốn đem niềm vui đến cho mọi người (từ) và thông cảm với, chia sẻ nỗi thống khố của mọi người (bi). Ngoài ra, còn có cái tâm tùy hỷ, luôn luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui với mọi người. Người ta gặp chuyện vui, mình cũng nên vui theo. Tâm đã vui thì cũng được yên, do đó mà có từ ghép an lạc trong kinh điển nhà Phật. Sống theo 10 thiện, tức là thể hiện trong cuộc sống hàng ngày ba tư tưởng tích cực trên là lòng từ, lòng bi, lòng tùy hỷ. Nội dung 10 thiện là gì, tôi tin rằng tất cả Phật tử chúng ta đều rõ. Do đó, ở đây, trong phạm vi một bài báo ngắn, tôi sẽ không đi sâu phân tích. Chỉ cần nhắc lại ba điều thiện về thân: 1. Không giết mà coi trọng mạng sống là thiêng liêng. 2. Không trộm cắp mà thường bố thí, kể cả bố thí tài vật và bố thí pháp, tức là giảng giải Phật pháp, giảng giải những điều hay lẽ phải... 3. Không tà dâm mà sống trong sáng. Bốn điều thiện về lời nói là: 1. Nói lời thật, không nói dối. 2. Nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ. 3. Nói lời dịu hiền, không nói lời ác độc. 4. Nói lời có ích, không nói lời vô nghĩa. Ba điều thiện về tâm, về ý nghĩ là: 1. Không tham. 2. Không giận dữ. 3. Không si mê. Đạo Phật phân biệt rạch ròi về thiện và ác, không hề lầm lẫn. Làm điều thiện, nói và nghĩ điều thiện thì tâm được yên, làm điều ác, nói và nghĩ điều ác thì tâm sẽ không yên. 4. Trong kinh Pháp Cú, phẩm Tâm có hai bài kệ mà hàng Phật tử chúng ta nên học thuộc lòng: Kẻ thù hại kẻ thù Oan gia hại oan gia Không bằng tâm hướng tà, Gây ác cho tự thân (PC.42) Điều mẹ cha, bà con Không có thể làm được Tâm hướng chánh làm được Làm được còn tốt hơn (PC.43) 2 / 5

(Kinh Pháp Cú Bản dịch Thích Minh Châu) Cũng là tâm của mình cả, nhưng khi nó nghĩ bậy, nghĩ trái với mười điều thiện kể trên, thì cái tâm ấy hại bản thân ta còn hơn kẻ thù hại chúng ta nữa. Tôi dám chắc đây không phải do Phật suy luận mà nói, mà với con mắt Phật (Phật nhãn), Phật thấy rõ mồn một như vậy cho nên Phật đã dạy chúng ta. Đó là do những tư tưởng tiêu cực, xấu ác không những làm tâm chúng ta không yên, mà còn làm cho thân chúng ta cũng không yên. Huyết áp tăng bất thường, tuyến nội tiết thải ra nhiều độc tố, đầu độc chúng ta mà tạo ra nhiều bệnh hoạn, kể cả những bệnh nan y. Những người nào, biết sống tỉnh giác và thường xuyên quan sát và cảm nhận những biến đổi của thân tâm mình, sẽ không cần đến các bác sĩ tâm thần, cũng không cần đển sự tư vấn của các nhà tâm thần học; mà vẫn biết rõ ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực hay tích cực đến tình trạng của cơ thể. Một đêm lo âu không ngủ, có thể làm cho đầu bạc nhanh, một cơn nổi nóng làm cho cả sắc mặt con người đổi khác, xấu đi trông thấy... và nếu sự giận dữ đó lắng xuống thành hận thù thì tác hại đối với cơ thể sẽ kéo dài và trầm trọng hơn. Trái lại, niềm vui trong sáng, tình thương rộng mở, niềm phấn khởi của sự sáng tạo v.v... những cảm xúc tích cực như vậy giúp cho nội tâm bình lặng, khiến các tuyến nội tiết bài tiết vào máu nhiều loại chất bổ, giúp cho con người hưng phấn và dường như trẻ lại. 5. Biện pháp thứ năm là tìm tới những người bạn lành, bạn tốt. Có những người sống chân thật, sống có đức, có tình, chúng ta thoạt gặp đã cảm thấy trong tâm an lạc. Nhưng cũng có người, chúng ta vừa gặp đã cảm thấy không yên. Đấy là điều tôi cảm nghiệm trong cuộc sống, tuy khó giải thích nhưng rất thực. Một thiền sư nhà vua Trần Nhân Tông đã khuyên chúng ta: Tham thiền, kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân (Phú Cư trần lạc đạo, hội 6). 6. Nhưng gặp bạn xấu, ghét mình và tìm cách hại mình thì đối phó thế nào? Làm sao tâm chúng ta yên được? Vâng, trong đời mình, tôi cũng từng gặp những người như vậy. Tôi nghĩ là tự mình nên có nhận thức bình thản về cuộc đời, vì cuộc đời vốn dĩ là như vậy, làm sao mà chỉ gặp toàn là người tốt, người mà mình có thiện cảm và tự họ cũng có thiện cảm đối với mình. Khi giảng về chân lý sự khổ, Phật đã phân tích cái khổ phải gặp gỡ những người mình ghét và ghét mình (Oán tắng hội khổ). Tôi cho rằng đây là cơ hội để chúng ta tự rèn luyện đức tính nhẫn nhục bao dung và tha thứ. Con người mình ghét và ghét mình trở thành ông thầy dạy mình các đức tính quí giá đó! 3 / 5

Một khi ta có những tình cảm và cảm xúc tích cực thì có thể khiến cho các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra các chất bổ, giúp cho tâm mình hưng phấn, thân mình trẻ và khỏe ra v.v... Nếu nhận thức như vậy, thì người ghét và muốn làm hại mình lại trở thành người bạn tốt, thậm chí là người thầy quý báu, dạy cho mình những đức hạnh kể trên. 7. Cuối cùng, chúng ta phải tâm niệm lời Phật dạy. Nếu tâm chúng ta nhỏ hẹp và tự mãn, như cốc nước cỏn con, thì dù chỉ một ít muối bỏ vào nhưng cốc nước đó sẽ mặn và không thể uống được. Nhưng nếu tâm ta rộng lớn như sông Hằng dù một nắm muối bỏ vào sông Hằng nhưng nước sông Hằng có mặn đâu. Mặc dù gặp phải bất cứ chuyện gì không may thì chúng ta cũng bình chân như vại, sẽ tìm cách khắc phục. Đó chính là biện pháp hết sức tự nhiên và phù hợp với loài người. Đó là mở rộng tình thương, lòng quý trọng đối với mọi người, mọi vật, luôn nghĩ tới hạnh phúc của người khác dù thân hay sơ, nhưng trước hết là đối với những người thân trong gia đình, như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, anh chị em rồi sau đó nghĩ tới họ hàng, bè bạn, người láng giềng, người cùng phố. Con người có được một lòng yêu thương rộng mở như thế, sẽ như một cây đại thụ có bộ rễ mạnh mẽ, có thể hút các chất ngọt trong đất. Một cây như thế, sẽ phát triển xanh tươi, cho ra bao nhiêu quả ngọt, ai ăn cũng thích. (Xem Tăng Chi I). 8. Một biện pháp nữa làm cho chứng ta yên tâm là niệm hơi thở ra, vào. Kinh Pháp Cú (phẩm Tâm) từng ví tâm người vùng vẫy, như con cá vứt khỏi nước vậy. Cái tâm vùng vẫy như con cá, vứt ra khỏi nước, làm sao yên được. Có một biện pháp thần diệu mà Phật từng dạy là niệm hơi thở ra, vào. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thường niệm 1, 2, 3, 4, 5 thở vào. Rồi 6, 7, 8, 9, 10, thở ra. Trong ngày, tôi cứ theo dõi hơi thở như vậy không biết bao nhiêu lần. Làm việc mệt, đi qua lại trong phòng, tôi cũng theo dõi hơi thở theo bước đi của mình. Không đi, chỉ ngồi trên ghể bành để nghỉ ngơi, ngay cả trước khi ngủ hoặc bắt đầu ngồi thiền, hay là sau khi ngủ dậy, tôi cũng làm như vậy kiên trì, không xao lãng. Quốc sư Viên Chứng đã nói với vua Trần Thái Tông, khi vua rời bỏ kinh thành, lên núi Yên Tử để tìm Phật: Phật không có trong núi. Phật chỉ tồn tại trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật. (Xem bài tựa Thiền tông chỉ nam Khóa Hư Lục ). 4 / 5

Tôi tự mình cảm nhận nhờ tu niệm hơi thở ra vào, kết hợp với nếp sống nghĩ đến điều thiện, nói lời thiện, làm việc thiện... thì tâm dần dần trở nên bình lặng. Tôi đã thực hành khá lâu và quen đến mức, hễ bắt đầu ngồi thiền, là có cảm nhận cả thân, tâm dường như đều an tịnh. 9. Biện pháp cuối cùng đừng nói suông mà phải thực hành, không nói lý thuyết. Nếu lý thuyết thì ai cũng nói được, miễn là có đôi chút lợi khẩu. Nhưng điều quan trọng nhất là thực hành, thực hành và thực hành. Thường xuyên tỉnh giác theo dõi thân, tâm mình. Thân tâm mình là cuốn sách, luôn trải rộng trước mắt, sao ta không đọc. Đó cũng là ông thầy tốt nhất, cuốn sách hay nhất. Mọi biện pháp làm cho tâm yên đều có sẵn ở trong đó. (Đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 169 24-04-2003) 5 / 5