KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG NGÔ HÀNG HÓA CHO ĐỒN

Tài liệu tương tự
Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Microsoft Word M?T S? MÔ HÌNH CHUY?N Ð?I CO C?U CÂY TR?NG HI?U QU? T?I VÙNG Ð?NG B?NG SÔNG H?NG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Microsoft Word - 01-NN-NGUYEN THANH TRUC(1-8)042

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NHỮNG LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG ThS. Bùi Duy Hoàn

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

Tả cánh đồng quê em văn 5

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Tựa

luan van tom tat.doc

Microsoft Word - GT Phuong phap thi nghiem.doc

Microsoft Word - Tang Duc Thang

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Văn mẫu lớp 9

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG MƯƠN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH DO MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG M

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

A

Microsoft Word - PGS.TS. Tran Chi Trung

Document

Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Thuyết minh về hoa mai

Kinh tế xã hội khu vực biên giới và sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi

Thuyết minh về hoa mai

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam 40 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ VIỆT NAM Câu 1: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên

Microsoft Word - on-tap-van-hoc-trung-dai-viet-nam.docx

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 356/BC-CTK Phú Thọ, ngày 23 tháng 8 năm

Thiền cơ trong chuyện cười. 1 Tác giả : Lư Thắng Ngạn Dịch giả : Dương Đình Hỷ Nguồn: Hiệu đính: Dharma Dipo Tôi nói : -Th

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Mai Văn Trịnh, Lương Hữu Thành, Cao Hương Giang Viện Môi trường Nông nghiệp TÓM TẮT Hiện

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Hòa thượng Thích Hành Trụ

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Bài của Đa minh Tiến Khởi GIÁO XỨ THỊNH LẠC - GÓC NHÌN TỪ MỘT DỊP ĐẠI LỄ Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thế làm cho Chúa chứ không phải làm c

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

THƠ VĂN và CẢM TÁC

Microsoft Word - Nguyen Van Hoat

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

I

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

36

Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

No tile

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36)

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

daithuavoluongnghiakinh

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology NĂM THỨ MƯỜI HAI SỐ 12 NĂM 2017 TỔNG BIÊN TẬP E

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN: ĐỊA LÍ THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM 41.A 51.A 61.B 71.B 42.B 52.B 62

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Bản ghi:

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA JAPONICA NHẬP NỘI TẠI TỈNH YÊN BÁI Lê Quốc Thanh 1, Phạm Văn Dân 1, Nguyễn Hữu Hiệu 1, Nguyễn Việt Hà 1, Đỗ Năng Vịnh 2, Hà Thị Thúy 2, Nguyễn Tuấn Phong 3 1 Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông 2 Viện Di truyền nông nghiệp 3 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên SUMMARY Results of the evaluation of some japonica rice varieties in Yen Bai province Researched results in evaluating 7 imported Japonica rice varieties in Yen Bai province gained as follows: Overall, subspecies Japonica rice varieties are cold resistant better than that of reference varieties like Indica HT1 purebred and Nhi Uu 838 hybrids ones (ratio of dead plant of Japonica rice varieties is from 0-0.47%, while the rate of HT1 and Nhi Uu 838 are 6.33% and 4.73% respectively); Evaluation results of J01 and ĐS1 varieties show the theoretical yield and net yield higher than that of other Japonica varieties and reference varieties at the confidence level of 0.05; Model of J01 and ĐS1 varieties have been implemented in an area of 135ha. The average yield of J01 in Spring crops is 61.6 quintal (100kg)/ha and 56 quintal (100kg)/ha in Summer rice; About ĐS1 variety, the average yield in Spring and Summer rice are 64.1 quintal (100kg)/ha and 57 quintal (100kg)/ha respectively. We also have expanded the area of trial - production in northern mountainous provinces with an area of 2521.4 ha, the average yield of J01 is 59.7 quintal (100kg)/ha and of ĐS1 is 60.4 quintal (100kg)/ha. Keywords: Japonica rice, ĐS1, J01, variety. I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24) được phân làm ba loài phụ: Indica, Japonica và Javanica (Japonica nhiệt đới). Lúa Japonica là loại hình cây thấp đến trung bình, lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dầy, khó rụng hạt, chống đổ tốt, có khả năng chống chịu nhiều sâu bệnh. Ưu điểm nổi bật của Japonica là khả năng chịu lạnh tốt, ngưỡng nhiệt độ thấp cho sinh trưởng là xung quanh 15 o C. Các giống lúa thuộc loài phụ Japonica thích hợp với vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và có thể trồng ở những nơi có độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, trong khi đó, các giống thuộc loài phụ Indica chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm. Lúa Japonica thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt, nên có khả năng cho năng suất cao. Ở Việt Nam, lúa Japonica đã được trồng thử nghiệm ở nhiều vùng sinh thái và cho kết quả khả quan. Tại An Giang trong chương trình trồng thử nghiệm giống lúa Japonica hạt tròn, năng suất đạt 8-8,5 tấn/ha, còn tại Hưng Yên và Thái Bình trong điều kiện vụ Xuân lúa Japonica có thể cho năng suất tới 8,2 tấn/ha. Tại Thái Nguyên giống lúa Người phản biện: GS.TS. Hoàng Tuyết Minh. Japonica ĐS1 diện tích gieo cấy đạt trên 150ha năng suất bình quân đạt 6,2 tấn/ha... Nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất đai, khí hậu và lợi thế vùng, tìm ra giống lúa phù hợp với vùng cao, cho năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng lúa. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá một số giống lúa Japonica nhập nội tại Yên Bái, nhằm lựa chọn được một số giống lúa Japonica có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và xây dựng 80-100ha mô hình sản xuất giống lúa Japonica đã được tuyển chọn tại Yên Bái, tiến tới mở rộng vào sản xuất lúa Japonica cho các vùng có điều kiện tương tự ở miền núi phía Bắc. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 7 dòng/giống lúa Japonica do Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhập nội và tuyển chọn là J01, J02, ĐS1, PC26, P10, Goropikari, Koshi Hikari. Lấy HT1 là giống thuần Indica và giống lai Nhị ưu 838 làm đối chứng vì hai giống này được trồng phổ biến tại địa phương. 318

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm + Đối với thí nghiệm đánh giá tính chịu lạnh của các giống lúa Japonica: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp tuần tự không lặp lại, diện tích ô 10m 2 và mật độ cấy 50 khóm/m 2, cấy 1 dảnh, tuổi mạ 5-5,5 lá. Thời điểm theo dõi sau cấy đến hồi xanh. + Đối với thí nghiệm tuyển chọn giống lúa: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 10 m 2, mật độ cấy 45 khóm/m 2, cấy 2 dảnh. - Phân bón: Theo quy trình hướng dẫn của tác giả giống lúa ĐS1. - Xử lý số liệu: Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học dựa trên các phần mềm máy tính thông dụng, IRRISTAT, Excel... III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tính chịu lạnh giai đoạn mạ và mức độ nhiễm một số sâu bệnh chính của các giống lúa nghiên cứu 3.1.1. Tính chịu lạnh Bảng 1. Kết quả đánh giá tỷ lệ chết của các giống nghiên cứu ở giai đoạn sau cấy đến hồi xanh trong điều kiện vụ Xuân 2011 tại Yên Bái Giống Tại Văn Chấn Tại Trạm Tấu Tại Mù Căng Chải Cây chết Tỷ lệ cây chết (%) Cây chết Tỷ lệ cây chết (%) Cây chết Tỷ lệ cây chết (%) Trung bình (%) HT1 (Đ/C) 29 5,8 31 6,2 35 7 6,33 Nhị ưu 838 (Đ/C) 22 4,4 23 4,6 26 5,2 4,73 Goropikari 1 0,2 1 0,2 2 0,4 0,27 Koshihikari 2 0,4 2 0,4 3 0,6 0,47 ĐS1 0 0 0 0 0 0 0,00 J01 0 0 0 0 1 0,2 0,07 J02 0 0 1 0,2 2 0,4 0,20 P10 1 0,2 1 0,2 2 0,4 0,27 PC26 1 0,2 1 0,2 3 0,6 0,33 Qua theo dõi đánh giá tỷ lệ sống sót của các giống lúa nghiên cứu ở giai đoạn từ sau cấy đến hồi xanh trong điều kiện vụ Xuân năm 2011 chúng tôi thấy rằng các giống Japonica đều thể hiện khả năng chịu rét rất tốt. Trong điều kiện vụ Xuân của các huyện vùng cao thuộc Yên Bái có những thời điểm nhiệt độ xuống dưới 13 0 C (kéo dài trong thời gian hơn 1 tuần), lúa của các giống đối chứng HT1, Nhị ưu 838 đều bị chết, tỉ lệ lúa chết từ 4,73-6,33%, sau giai đoạn hồi xanh hiện tượng chết cây vẫn xảy ra ở giống đối chứng, còn lúa của các giống lúa Japonica thí nghiệm vẫn xanh đậm. Đây là đặc điểm rất rõ ràng để nhận biết các giống lúa Japonica trên đồng ruộng, tỷ lệ lúa chết rất thấp (từ 0-0,47%) như số liệu thể hiện trong bảng 1. 3.1.2. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của các giống lúa lúa nghiên cứu Kết quả theo dõi mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa qua các năm 2010-2011 tại ba điểm triển khai của ba huyện thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái nhìn chung cho thấy: Các giống lúa Japonica nhiễm nhẹ bạc lá và đạo ôn trong vụ Xuân, chưa thấy nhiễm rầy nâu và nhiễm nhẹ khô vằn trong vụ Mùa. 3.2. Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2010-2011 tại Yên Bái Năng suất là chỉ tiêu sau cùng và cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất. Năng suất cao và ổn định là mục tiêu hàng đầu của công tác chọn tạo giống. Do vậy, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn tạo giống. Năng suất là tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất như số bông/m 2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt. 319

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Bảng 2. Thời gian sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm (Vụ Xuân năm 2010 và vụ Xuân năm 2011) Năm 2010 Tên giống TGST (ngày) Bông/khóm (bông) hạt/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) NSLT HT1 (Đ/C) 136 5,4 150 86,0 21,5 67,4 55,8 Nhị ưu 838 (Đ/C) 140 5,1 170 80,1 26 81,3 68,2 Goropikari 132 5,3 116 89,1 23,8 58,7 50,1 Koshihikari 133 5,4 120 87,0 23,6 60,0 50,3 ĐS1 152 5,6 151 84,3 23,5 75,3 62,3 J01 141 5,7 145 85,5 23,6 75,1 62,1 J02 150 5,0 146 84,7 23,9 66,4 56,1 P10 142 5,1 145 87,1 23,7 68,8 56,3 PC26 146 4,8 149 85,1 24,5 67,3 56,5 Năm 2011 CV (%) 5,2 LSD.05 5,3 HT1 (Đ/C) 137 5,3 148 84,6 22 65,7 55,5 Nhị ưu 838 (Đ/C) 142 5,2 166 82,6 25,4 81,5 68,5 Goropikari 131 5,5 112 89,8 23,8 59,2 50,2 Koshihikari 134 5,6 117 86,3 23,8 60,6 50,6 ĐS1 151 5,4 149 87,6 23,8 75,5 62,7 J01 140 5,6 143 86,4 22,8 71,0 61,4 J02 149 4,8 147 86,4 24,4 66,9 56,2 P10 143 4,9 146 87,8 23,9 67,6 56,6 PC26 147 5 147 84,2 23,8 66,3 56,1 CV (%) 4,6 LSD.05 4,5 NSTT Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy: - Số bông/khóm: Các giống lúa Japonica có số bông trên một khóm tương đương với hai giống đối chứng là Nhị ưu 838 và giống HT1, mỗi giống có trung bình 5-6 bông/khóm. - Tổng số hạt trên bông: Tất cả các giống lúa Japonica đều có tổng số hạt trên bông thấp hơn giống đối chứng Nhị ưu 838, giống ĐS1 có tổng số hạt trên bông là cao nhất với 149-151 hạt/bông, các giống Japonica còn lại có tổng số hạt trên bông tương đương so với giống đối chứng HT1. - Khối lượng 1000 hạt: Phụ thuộc chủ yếu vào giống lúa. Qua bảng 2 cho thấy các giống Japonica có khối lượng 1000 hạt đều cao hơn so với giống đối chứng HT1 (21,5-22g) nhưng thấp hơn giống Nhị ưu 838 (25,4-26g). * Năng suất: Trong các giống lúa Japonica thí nghiệm, giống ĐS1 có NSLT và NSTT cao nhất (Năm 2010 và năm 2011 tương ứng: NSLT 75,3 tạ/ha, NSTT: 62,3 tạ/ha và NSLT 75,5 tạ/ha, NSTT: 62,7 tạ/ha). Qua đó cho thấy tính ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm. So sánh NSTT giữa các giống với giống đối chứng HT1 thì chỉ có 2 giống ĐS1 và J01 là cao hơn có ý nghĩa, các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa với giống đối chứng (HT1: 55,5-55,8 tạ/ha) nhưng thấp hơn NSTT của giống đối chứng Nhị ưu 838 (68,2-68,5 tạ/ha). 320

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 3.3. Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa 2010-2011 tại Yên Bái Qua theo dõi thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa nghiên cứu thu được số liệu ở bảng 3 cho thấy: - Số bông/khóm: Phản ánh được số nhánh hữu hiệu trên khóm. Trong vụ Mùa, các giống lúa thí nghiệm có số bông/khóm thấp hơn so với vụ Xuân. Trừ giống J01, các giống nghiên cứu còn lại đều thấp hơn giống đối chứng HT1 và Nhị ưu 838. - Tổng số hạt/bông: Là chỉ tiêu có tương quan rất chặt tới năng suất của các dòng/giống. Tổng số hạt của các dòng/giống biến động từ 118 hạt (Koshi Hikari) - 149 hạt (ĐS1). - Tỷ lệ hạt chắc: Các giống lúa Japonica thí nghiệm có tỉ lệ hạt chắc cao hơn so với đối chứng và có tỷ lệ hạt chắc tương đương nhau. - Khối lượng 1000 hạt: Cao nhất là giống Nhị ưu 838 (25,5-26g), các dòng/giống còn lại đều có P1000 hạt cao hơn giống đối chứng HT1 (22,1-22,4g). - Năng suất: So sánh NSTT của các dòng/giống Japonica so với hai giống đối chứng cho thấy: Chỉ có 2 giống là ĐS1, J01 là cho NSTT cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng HT1, tất cả các dòng/giống Japonica nghiên cứu không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng Nhị ưu 838. Có hai giống có NSTT đạt từ 54-55 tạ/ha là giống ĐS1 và J01. Bảng 3. Thời gian sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm (Vụ Mùa năm 2010 và vụ Mùa năm 2011) Tên giống TGST (ngày) Bông/khóm (bông) hạt/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) NSLT NSTT Năm 2010 HT1 (Đ/C) 106 4,7 145 86,2 22,1 58,422 48,9 Nhị ưu 838 (Đ/C) 107 4,8 150 84,7 26,0 71,351 61,3 Goropikari 102 4,5 118 87,9 23,3 48,939 41,2 Koshihikari 103 4,5 124 86,2 23,0 49,904 41,1 ĐS1 122 4,6 149 89,3 23,5 64,726 54,8 J01 117 4,9 145 88,3 23,6 66,627 55,1 J02 119 4,3 146 89,0 23,7 59,59 49,3 P10 112 4,5 139 87,0 23,4 57,303 49,1 PC26 113 4,4 144 89,6 23,1 59,013 49 CV (%) 6,4 LSD.05 5,5 Năm 2011 HT1 (Đ/C) 105 4,6 141 85,8 22,4 56,1 48,4 Nhị ưu 838 (Đ/C) 106 4,9 148 86,4 25,5 71,9 60,7 Goropikari 100 4,4 120 86,6 23,2 47,7 40,8 Koshihikari 101 4,5 121 85,8 23,1 48,6 40,9 ĐS1 120 4,4 150 90,4 23,4 62,8 54,5 J01 115 4,7 142 88,7 23,5 62,6 54,4 J02 116 4,2 148 90,5 23,5 59,5 50,0 P10 110 4,4 144 87,3 23,2 57,7 49,4 PC26 111 4,2 150 88,3 23,5 58,8 49,2 CV (%) 6,5 LSD.05 5,6 321

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.4. Kết quả xây dựng mô hình Từ các kết quả thử nghiệm tuyển chọn giống, năm 2011 chúng tôi đã tiến hành xây dựng các mô hình sản xuất giống ĐS1 và J01 tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải của Yên Bái. Diện tích và năng suất được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Diện tích và năng suất các mô hình sản xuất lúa Japonica tại Yên Bái năm 2011 Chỉ tiêu Vụ Xuân Vụ Mùa Giống Địa điểm Diện tích (ha) Năng suất Diện tích (ha) Năng suất Giống ĐS1 H. Văn Chấn 20 66,8 40 58,5 H. Trạm Tấu 15 64,0 20 57,5 H. Mù Căng Chải 5 61,5 10 55,0 Tổng/trung bình 40 64,1 70 57,0 Giống J01 H. Văn Chấn 5 63,5 10 56,5 H. Trạm Tấu 2 61,0 3 56,2 H. Mù Căng Chải 2 60,3 3 55,4 Tổng/trung bình 9 61,6 16 56,0 Tổng cộng 49 86 Giống Nhị ưu 838-67,7-60,3 Kết quả ở bảng 4 cho thấy: Qua 2 vụ năm 2011, diện tích lúa ĐS1 và J01 là 135ha trong đó ĐS1 là 110ha, năng suất vụ Xuân 64,1 tạ/ha, vụ Mùa: 57,0 tạ/ha; giống J01 là 25ha, năng suất vụ Xuân 61,6 tạ/ha, vụ Mùa 56,0 tạ/ha. Về hiệu quả kinh tế: Trong thực tế sản xuất, Japonica phát triển ở miền núi phía Bắc cho chất lượng cao hơn, năng suất của hai giống ĐS1 và J01 ở vụ Xuân và vụ Mùa dù thấp hơn so với giống lúa lai đại trà của địa phương là giống Nhị ưu 838, tuy nhiên, giá thành lại cao hơn gấp 1,5 lần (trong điều kiện vụ Xuân 2011: giá lúa Japonica 12.000đ, còn Nhị ưu 838 là 8.000đ) vì vậy trồng lúa Japonica ở mức năng suất tương đương các giống lúa Indica vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 3.5. Kết quả mở rộng sản xuất thử lúa Japonica tại các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB) Qua kết quả xây dựng mô hình tại các huyện của tỉnh Yên Bái, kết quả thăm quan thực tế, qua thông tin tuyên truyền của các hội nghị vùng MNPB năm 2010 và 2012 tại Yên Bái, giống lúa Japonica đã được nhiều tỉnh của MNPB đưa vào sản xuất thử và sản xuất mở rộng (tới trên 2500ha). Kết quả thể hiện tại bảng 5. Bảng 5. Tổng hợp diện tích, năng suất giống lúa Japonica tại một số tỉnh MNPB Tỉnh Tổng diện tích (ha) NS ĐS1 J01 J02 Nhị ưu 838 (Đ/C) ĐS1 J01 J02 Nhị ưu 838 (Đ/C) Yên Bái 2000 50 10-61 60 60 60 Hà Giang 50 0 0-61 - - 58 Cao Bằng 100 0,2 0,2-61 58 60 59 Sơn La 10 0,5 0,5-59 61 58 59 Lào Cai 300 0 0-60 - - 60 Tổng 2460 50,7 10,7 - - - - - Tổng cộng 2521,4 Trung bình - - - - 60,4 59,7 59,3 59,2 Ghi chú: Kết quả điều tra của Trung tâm Chuyển giao Chuyển giao Công nghệ triển khai từ 2009-2012. 322

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Trong số 7 giống lúa Japonica nghiên cứu, có hai giống ĐS1 và J01 sinh trưởng tốt, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính so với hai giống HT1, Nhị ưu 838, thích nghi với điều kiện sinh thái ở vùng cao tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, trong điều kiện vụ Xuân các giống lúa này có khả năng chống chịu rét rất tốt. - Xây dựng mô hình trồng gần 100ha hai giống ĐS1 và J01 được tuyển chọn tại Yên Bái năng suất, hiệu quả hơn hẳn HT1 và Nhị ưu 838: + Giống lúa ĐS1: Năng suất trung bình vụ Xuân 64,1 tạ/ha; vụ Mùa 57 tạ/ha. + Giống lúa J01: Năng suất trung bình vụ Xuân 62,3 tạ/ha; vụ Mùa 54,8 tạ/ha. - Diện tích sản xuất thử hai giống ĐS1 và J01 đã được mở rộng trong 3 năm từ 2010-2012 đạt trên 2500ha tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai và Cao Bằng. 4.2. Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh phù hợp với giống lúa Japonica để đạt được năng suất tiềm năng của giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa, 10 TCN -558-2002. 2. Nguyễn Trọng Khanh (2002). Khảo sát một số dòng giống mới nhập nội tại Gia Lộc - Hải Dương, Viện cây lương thực và cây thực phẩm. 3. Hoàng Tuyết Minh, Đỗ Năng Vịnh (2006). Báo cáo kết quả nghiên cứu giống lúa Japonica, Viện Di truyền nông nghiệp. 4. Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân (2012). Báo cáo kết quả khảo nghiệm, trình diễn các TBKT về cây lương thực và cây thực phẩm của VAAS ở vùng ĐBSH, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông. 5. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái (2012). Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2011. 6. Hoàng Tuyết Minh, Lê Quốc Thanh, Nguyễn Tiến Thành, Nguyễn Việt Hà và Trần Thanh Nhạn (2013), Nghiên cứu đánh giá tính ổn định về năng suất và khả năng thích ứng của giống lúa Japonica ĐS1 tại các tỉnh phía Bắc, số Chuyên đề Giống Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Hai giống lúa Jsaponica ĐS1 và 501 sản xuất tại Yên Bái 323