Các nhân vật ở Vĩnh Long trong Phong trào Đông Du Tác giả: Võ Hoàng Phong 1. Đặt vấn đề Với cái nhìn lịch sử, chúng ta biết đến Phan Bội Châu ở tư các

Tài liệu tương tự
Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT - HT

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

1

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Bạn Tý của Tôi

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm Ảnh TL

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Oai đức câu niệm Phật

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cổ học tinh hoa

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Võ Đại Tôn - Hòang Phong Linh Đỗ Tiến Đức Phát biểu trong buổi sinh hoạt Hành trình công tâm để xây dựng lại niềm tin và ra mắt thơ văn của ông Võ Đại

Code: Kinh Văn số 1650

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Về Hạnh Bố Thí Trong đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta, rất nhiều khi chúng ta cứ thấy khó nghĩ khi phải cho ai hay nhận của ai một cái gì. Ng

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

No tile

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word _TranNgocVuong

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]


Con Đường Khoan Dung

Viết thư cho người thân thăm hỏi và chúc mừng năm mới

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Cúc cu

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - ThoTuongNiem30Thang41975-a

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Cái Chết

CHƯƠNG 1

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

txa_ChumTho14Bai_18-6hb16_CVCN63

339 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG (Qua trường hợp điển hình Phật hoàng Trần Nhân Tông - Việ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

doc-unicode

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Document

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bản ghi:

Các nhân vật ở Vĩnh Long trong Phong trào Đông Du Tác giả: Võ Hoàng Phong 1. Đặt vấn đề Với cái nhìn lịch sử, chúng ta biết đến Phan Bội Châu ở tư cách là một lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc, một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, đấng xả thân vì nền độc lập, được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn kính. Trong cuộc đời cách mạng của cụ, có thể nói thời huy hoàng nhất đó là khoảng thời gian cụ dẫn dắt phong trào Đông Du và cũng không quá khi nói phong trào Đông Du có sức ảnh hưởng to lớn đến tiến trình giải phóng dân tộc. Bởi lẽ, sau khi phong trào tan rã thì những nhân vật đã từng tham gia phong trào Đông Du, họ là những nền tảng cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đơn cử là ông Đặng Ngọ Sinh (Đặng Thúc Hứa) và ông Lưu Khai Hồng (Võ Tùng) Đến năm 1946, một nhân vật của phong trào Đông Du cũng đã được bầu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đó là ông Đỗ Văn Y. Về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và đã cho ra những tác phẩm có giá trị cao. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về những nhân vật tiêu biểu của Vĩnh Long tham gia Phong trào Đông Du. 1

2. Đôi nét về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du ở Nam Kì Đôi nét về Phan Bội Châu Phan Bội Châu sinh năm 1867 mất năm 1940, tên thật là Phan Văn San hiệu là Sào Nam, ngoài ra còn có những bút hiệu khác như Thị Hán, Việt Điểu, Độc Kinh Tử Ông sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, lúc 8 tuổi đã thông thạo các loại văn cử tử, 13 tuổi thi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ Nghệ nên cũng có người gọi ông là xứ San. Năm 1900, ông thi đỗ thủ khoa kì thi Hương ở trường Nghệ. Từ nhỏ Phan Bội Châu đã sớm có tinh thần yêu nước, ông đã tham gia rất nhiều các phong trào chống Pháp, như khi kinh thành Huế thất thủ ông đã tổ chức một đội thí sinh quân gồm 60 người để ứng nghĩa lời kêu gọi của chiếu Cần Vương. Nếu như vào năm 1900, sau khi thi đỗ giải nguyên ông chính thức bước vào con đường hoạt động cách mạng thì năm 1905 đánh dấu sự huy hoàng trong cuộc đời hoạt động của ông. Sự huy hoàng ấy gắn liền với phong trào Đông Du do ông lãnh đạo từ 1905 đến 1908. Trong thời gian này ông đã tổ chức gần 200 thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật học tập nhằm đào tạo ra những nhân tố mới về cả tư tưởng lẫn cách thức để mưu đồ đánh Pháp giành độc lập. Mặc dù phong trào chỉ tồn tại trong khoảng 3 năm (1905 1908) nhưng đã góp phần tạo nên một luồn gió mới cho các phong trào chống Pháp sau khi tiếng súng trên núi Vụ Quang đã tắt. Trải qua nhiều biến cố, từ năm 1911 đến 1926, con đường hoạt động cách mạng của ông tuy có nhiều lần gián đoạn và có những sự biến đổi về mặt tư tưởng, nhưng lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh Pháp giành lại nền độc lập trong ông không bao giờ thay đổi. Từ năm 1926 trở đi, ông bị cách ly với thực tế đấu tranh của dân tộc, tuy vậy ông vẫn cố vươn lên, hy vọng tiếp tục hoạt động cứu nước. Nhưng năm tháng cuối đời, Phan Bội Châu vẫn chan chứa biết bao nỗi niềm thế sự. Cho đến trước ngày mất, ngày 29/10/1940, tại căn nhà ở Bến Ngự, ông vẫn có lời chúc phường hậu tử tiến mau. Phong trào Đông Du ở Nam Kì Là con đẻ của Duy Tân hội, với sự hoạt động tích cực khắp cả nước của các hội viên, phong trào Đông Du bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu của thế kỉ XX. Nhưng khi bắt đầu phong trào Đông Du, số lượng người tham gia của Nam kì hầu như bằng không. Trong hồi kí của mình Phan Bội Châu viết Du học tuy chưa được bao nhiêu người nhưng Trung Kì, Bắc Kì đã thấy có người, không bảo là không ảnh hưởng. Duy chỉ có Nam Kì còn vắng ngắt nên tính cách vận động mới xong. Sau khi tính kế đưa sự ảnh hưởng của phong trào Đông Du tới Nam Kì, Phan Bội Châu đã cho dịch và in Ai cáo Nam Kì dùng làm tài liệu vận động nhân dân Nam Kì theo Đông Du. Với chỉ 4 câu khởi đầu của bài, nhưng đã tác động cực kì to lớn đến nhân dân Nam Kì: Than ôi! Lục tỉnh Nam Kì! Ngàn năm cơ nghiệp còn gì hay không? Mịt mù một giải non sông, 2

Hỡi ai, ai có đâu lòng chăng ai? Từ khi được sự vận động của cụ, nhân dân Nam Kì bắt đầu biết đến và bắt đầu tham gia phong trào. Trong hồi kí, cụ viết Nam Kì phụ lão vài người đến Hương Cảng, các thảy đều bí mật xuất cảnh nên không dám ở lâu, yêu cầu được gặp ông. Trở lại việc Phan Bội Châu phải tính cách vận động nhân dân Nam Kì, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ quy tụ lực lượng, cũng như các du học sinh cho việc xuất dương, ta thấy còn có những nguyên nhân từ lịch sử xa xưa. Bởi lẽ, đất Nam Kì là đất phát tích của các chúa Nguyễn, nơi đây là vùng đất dồi dào về nhân lực và vật lực giúp ích rất lớn cho việc Đông Du. Bằng chứng là trong giai đoạn phong trào Đông Du diễn ra từ năm 1905 đến 1908, chỉ tính riêng Nam Kì đã đóng góp tới 4 vạn tiền Đông Dương cho quỹ du học. Trong niên biểu Phan Bội Châu viết Gửi nhiều nhất là Nam Kì tiếp đến là Trung Kì và Bắc Kì. Với những sự đóng của Nam Kì mà phong trào Đông Du có những nền tảng vững chắc hơn để thực hiện. Trong hồi kí Phan Bội Châu viết về việc trù liệu vấn đề tài chính cho việc du học, lúc bấy giờ tài chính hạn hẹp, sức tiếp tế trong nước rất hèn mỏng duy chỉ có Nam Kì học phí có dồi dào chút đỉnh, nhờ đó mà múc bên kia, xối bên nọ. Với những dẫn chứng trên đủ cho ta thấy Nam Kì có những đóng góp không nhỏ cho Đông Du. Bên cạnh tài lực, thì con người Nam Kì cũng có những tố chất nhất định, được Phan Bội Châu nhận xét trong hồi kí như sau Người Nam Kì có ý phác thành, tức người phương nam có sự thành thực và chất phác, từ đó có thể vận động họ theo Đông Du và đào tạo ra lớp kế cận gồm những du học sinh xuất sắc cho việc phục vụ mục tiêu cách mạng trong thời gian sau. Phong trào Đông Du ở phía Nam cũng sôi nổi không kém gì Trung và Bắc kì, trong những lần vào Nam ra Bắc của mình Phan Bội Châu đã đưa những tư tưởng mới về Đông Du vào sâu trong những làng quê Nam Bộ, cho đến khi phong trào phát triển mạnh thì Nghe đâu ở Nam Kì, có bậc cha mẹ sau khi hay tin con trốn đi du học hồi đêm, thì sáng hôm sau gia đình hô hoán là con trúng gió đột ngột qua đời, rồi giả đám tang che mắt bọn quan lại địa phương. Điều này cho thấy nhân dân Nam Kì, đã rất có tinh thần tham gia Đông Du trong đó Vĩnh Long được xem là lá cờ đầu. 3. Những nhân vật tiêu biểu ở Vĩnh Long tham gia Đông Du Như đã trình bày, trong phong trào Đông Du ở Nam Kì, Vĩnh Long được xem là lá cờ đầu. Xin đơn cử một vài dẫn chứng để chứng minh điều này. Trong năm 1905, ở mỗi miền hình thành các trung tâm tuyển chọn người đi du học, miền Trung có Nghệ Tĩnh, miền Bắc có Hà Nội Hà Đông và Nam Định, ở Nam Kì có Gia Định, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Theo Nguyễn Thúc Chuyên trong quyển 157 nhân vật xuất dương trong phong trào Đông Du thì ở Nam Kì số người xuất dương du học nhiều nhất là ở Vĩnh Long. Xin dẫn chứng bảng thống kê sau: Nam Kì Trung Kì Bắc Kì Tỉnh Số lượng Tỉnh Số lượng Tỉnh Số lượng Vĩnh Long 23 Thanh Hóa 05 Hà Nội 06 Đồng Tháp 09 Nghệ An 32 Hà Tây 04 Trà Vinh 03 Hà Tĩnh 13 Nam Định 08 Cần Thơ 02 Huế 02 Thái Bình 01 3

Kiên Giang 02 Quảng Nam 07 Bắc Ninh 04 Tp. Hồ Chí Minh 04 Quảng Ngãi 03 Hưng Yên 02 Long An 01 Bình Định 01 Hải Phòng 01 Chưa xác định được tỉnh 03 Chưa xác định được tỉnh 04 Chưa xác định được tỉnh 07 Dựa vào bảng thống kê trên ta thấy Vĩnh Long là tỉnh có số lượng người theo phong trào Đông Du xuất dương lớn thứ hai cả nước chỉ sau Nghệ An, quê hương của phong trào này. Sau đây xin liệt kê các nhân vật tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long tham gia phong trào Đông Du: 1. Trần Văn An (Trần Phúc An; Trần Huy Thánh) (1897 1941). Quê quán: Tổng Bình Phú, Trà Ôn, Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 10 tuổi (1907). Ông được xếp vào học trường tiểu học Koshikawa. Đến năm 1909 chuyển sang trường Rekiser. 2. Lâm Bình, quê quán Tam Bình Vĩnh Long, xuất dương sang Nhật năm 1907. Ông có những đóng góp quan trọng trong việc ủng hộ tiền bạc gửi sang Nhật cho du học sinh Đông Du. 3. Hoàng Văn Cát (Hoàng Văn Chất) quê quán Tam Bình Vĩnh Long, là hội viên của hội duy tân Đông Du. Xuất dương sang Nhật năm 1907. Có nhiều đóng góp quan trọng, đặc biệt là ông đã gửi con trai của mình ở lại Nhật học. Về sau hoạt động bị bại lộ, ông bị Pháp bắt giam và qua đời trong ngục. 4. Lâm Cần, quê quán Tam Bình Vĩnh Long là con trai của Lâm Bình, xuất dương sang Nhật năm 1907. Học ở trường Đồng Văn thư viện (Dobun Shoin). Ông đã đóng góp 2000 đô la vào quỹ du học. 5. Nguyễn Xương Chi (Nguyễn Mạnh Chi; Nguyễn Tổ Chi; Nguyễn Mạch Chi), quê quán tỉnh Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907, học trường Đồng Văn thư viện (Dobun Shoin). Năm 1913, sau khi bị trục xuất khỏi Nhật, ông theo Cường Để sang châu Âu. 6. Hoàng Hữu Trí, quê quán tỉnh Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907. Ông là lớp đầu tiên của thanh niên Nam Kì sang Nhật, được xếp vào lớp đặc biệt của trường Đồng Văn thư viện (Dobun Shoin). Năm 1908 bị trục xuất khỏi Nhật. 7. Hoàng Công Đán, quê quán tỉnh Vĩnh Long, là một nhân sĩ tích cực của phong trào Duy Tân Đông Du ở Nam Kì. Xuất dương sang Nhật năm 1908. Sau khi về nước ông đã vận động đóng góp được 200.000 đô la cho phong trào. Tháng 5/1908 bị Pháp bắt giam. 8. Trần Văn Định (1866 1911) hiệu là Tri Chỉ quê quán Bình Phú, Trà Ôn, Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907 cùng hai con trai là Trần Văn An và Trần Văn Thư. Sau khi về nước ông đã ra sức vận động trên dưới 60 học sinh sang Nhật. Ông bị Pháp bắt năm 1910 nhưng sau đó được thả ra do đấu tranh của nhân dân Nam Kì. Ông mất vào tháng 6/1911 do làm việc quá sức khi vận động tuyên truyền cho phong trào Đông Du. 9. Hoàng Vĩ Hùng (1894 1917) quê quán Tam Bình Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907 khi mới 13 tuổi được xếp vào trường tiểu học Rekisen. Ở đây ông nổi tiếng học giỏi không bao giờ rớt xuống quá hạng 5. Sau khi bị trục xuất khỏi 4

Nhật, trong quá trình hoạt động không may ông bị lây bệnh truyền nhiễm và mất năm 23 tuổi. 10. Hoàng Hưng (Hoàng Văn Nghị) quê quán Tam Bình Vĩnh Long, xuất dương sang Nhật năm 1907. Bị Pháp đày đi Côn Đảo năm 1913. Sau khi được trả tự do ông trở về Vĩnh Long tiếp tục hoạt động và làm quản lí tàu Vĩnh Thuận chạy đường thủy Vĩnh Long Sài Gòn. 11. Lưu Do Hưng (Lưu Đỗ Hưng) quê quán Trà Ôn Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907 được xếp vào lớp đặc biệt của trường Đồng Văn thư viện. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật ông theo Cường Để sang Xiêm cuối năm 1908. 12. Lý Liễu (1892 1936), quê quán Tam Bình Vĩnh Long. Xất dương sang Nhật năm 1907 lúc 15 tuổi. Được xếp vào lớp Đặc biệt của trường Đồng Văn thư viện. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật ông sang Trung Quốc tham gia chế tác đạn dược sau đó bị Pháp bắt và đem về nhà lao Hỏa Lò Hà Nội. Sau đó ông vượt ngục sau một thời gian bôn ba với lòng luôn hướng về cách mạng, ông bỏ vợ con trở về Nam Kì hoạt động. Từ năm 1929 1934 thì bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo và mất trong ngục năm 44 tuổi. 13. Bùi Mộng, quê quán Vĩnh Thanh Vĩnh Long nay thuộc Cần Thơ. Xuất dương sang Nhật năm 1908, sau đó bị Pháp bắt, sau một thời gian giam giữ ông được trả tự do. Cuối đời ông mất tại Cần Thơ. 14. Trần Ngọ quê quán Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật ông sang Trung Quốc hoạt động. Sau đó bị Pháp bắt đem về nhà giam Hỏa Lò, sau đó bị đày sang Nam Mỹ. 15. Bùi Chi Nhuận hiệu Mộng Vũ quê quán Nhật Tảo, Tân An, Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật ông theo Phan Bội Châu sang Xiêm hoạt động sau đo bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo năm 1913. 16. Trần Chí Quân quê quán Trà Ôn Vĩnh Long xuất dương sang Nhật Năm 1907, được xếp vào lớp đặc biệt của trường tiểu học Koshikawa. 17. Phạm Văn Tâm quê quán Châu Thành Vĩnh Long là một công chức giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp. Ông tham gia phong trào Đông Du và được Phan Bội Châu cử làm hội trưởng của hội Việt Nam Thương Đoàn công hội một tổ chức có nhiệm vụ tiếp đón học sinh đưa sang Nhật. Năm 1910, ông bị Pháp bắt ở Tân Gia Ba cùng với Cường Để. Năm 1913, sau khi được trả tự do. Ông là người có công đưa Cường Để đi Mỹ Tho và Vĩnh Long một cách an toàn. 18. Đặng Bỉnh Thành mất năm 1914 quê quán Trà Ôn Vĩnh Long. Ông giỏi tiếng Hán và tiếng Pháp. Xuất dương sang Nhật năm 1907, ông là người chịu trách nhiệm in ấn tài liệu tuyên truyền cho phong trào Đông Du gửi về Nam Kì. Ông bị Pháp bắt năm 1908 sau đó được trả tự do đến năm 1914 ông lại bị Pháp bắt ở Hương Cảng sau đó đày ra Côn Đảo và mất trong ngục. 19. Hoàng Quang Thành quê quán Trà Ôn Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907, học trường Đồng Văn thư viện. Ông được giao nhiệm vụ làm ủy viên của kỉ luật bộ ủy viên thuộc tổ chức nội bộ du học sinh tại Nhật. Sau khi bị Pháp bắt ông được trả tự do đến năm 1913, ông về Vĩnh Long và có công che giấu Cường Để ở đây. 20. Trương Duy Toản (1885 1957), quê quán Tam Bình Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907, ông làm phiên dịch cho Phan Bội Châu và Cường Để ở Nhật. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật, ông được Cường Để cử sang Pháp gặp Phan Chu Trinh sau đó bị Pháp bắt đưa về Khám Lớn Sài Gòn. Về sau được trả tự do. 5

21. Lâm Tỷ quê quán Tam Bình Vĩnh Long, xuất dương sang Nhật năm 1907, học trường Đồng Văn thư viện khoa Tiếng Anh. Ông đã đóng góp 2.000 đô la vào quỹ du học. Năm 1913 bị Anh bắt tại Hồng Kông, sau đó được trả tự do. Ông là người cùng với Cường Để hoạt động từ Anh sang châu Âu. 22. Hoàng Hữu Văn, quê quán tỉnh Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1908, học trường Đồng Văn thư viện. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật ông trở về quê nhà và tiếp tục hoạt động. 23. Nguyễn Truyện (1892 1914) quê quán Tam Bình Vĩnh Long. Xuất dương sang Nhật năm 1907. Sau khi bị trục xuất ông sang Hương Cảng hoạt động. Sau đó bị Pháp bắt đem về nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, kết án chung thân. Tuy nhiên, ông giả vờ ốm và dùng dao tự rạch bụng tự tử năm 1914, khi đó ông 22 tuổi. 24. Nguyễn Thị Xuyến (Hiệu Trưng) quê quán tỉnh Vĩnh Long. Là vợ của Hoàng Hưng xuất dương sang Nhật năm 1907, sau đó bà được cử về Nam Kì làm nhiệm vụ liên lạc cho phong trào Đông Du. Nhà bà là nơi liên lạc, tiếp đón và tổ chức đưa các thanh niên Nam Kì sang Nhật. 4. Kết luận Trong sự thất bại và bế tắc của khuynh hướng cứu nước phong kiến khi tiếng súng trên núi Vụ Quang không còn những năm đầu thế kỉ XX, phong trào Đông Du đã mở ra những đường hướng mới, những tư tưởng mới chống Pháp. Phong trào không chỉ có ảnh hưởng đến Trung Kì và Bắc Kì, Đông Du do Phan Bội Châu dẫn dắt còn có ảnh hưởng đến Nam Kì, đặc biệt là ở Vĩnh Long. Trong những lần vào Nam ra Bắc của cụ Phan Bội Châu, ông đã từng đến Vĩnh Long và gây dựng cơ sở phong trào Đông Du ở đây. Từ đó Vĩnh Long đã có những người tham gia phong trào Đông Du như đã trình bày và có những đóng góp đáng kể cho phong trào này. Bài viết chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nhân vật tiêu biểu chứ không đi sâu vào chi tiết từng nhân vật do hạn chế về tài liệu. Thiết nghĩ việc đào sâu nghiên cứu về các nhân vật cụ thể trong những nhân vật tiêu biểu này cũng là một hướng nghiên cứu hay. Mong rằng sẽ có những bài viết đi theo hướng này. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thúc Chuyên, 157 nhân vật xuất dương trong phong trào Đông Du, NXB Nghệ An, 2007 2. Chương Thâu, Nghiên cứu Phan Bội Châu, NXB Chính trị Quốc gia, 2004 3. Chương Thâu, Phan Bội Châu niên biểu, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 4. Chương Thâu, Phan Bội Châu trong dòng thời đại bình luận và hồi ức, NXB Nghệ An, 2007 Võ Hoàng Phong là sinh viên Khoa Sư phạm chuyên ngành Sư phạm Lịch sử, Trường Đại Học Cần Thơ. Bài do tác giả gửi cho Dự án Nghiên cứu Quốc tế. Một phiên bản của bài viết đã được đăng trên trang Nghiên cứu Lịch sử. Hình: Thành viên Phong trào Đông du. Nguồn: Trung tâm Văn hóa Pháp cung cấp. Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2017/04/16/nguoi-vinh-long-trong-phong-trao-dongdu/ www.vietnamvanhien.net 6