Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Tài liệu tương tự
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Phần 1

Cúc cu

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phần 1

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Document

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Phần 1

Phần 1

Document

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

Thuyết minh về Nguyễn Du

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phần 1

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

PHẦN TÁM

CHƯƠNG 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phần 1

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Long Thơ Tịnh Độ

Document

Phần 1

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Thuyết minh về truyện Kiều

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Code: Kinh Văn số 1650

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Document

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

No tile

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Công Chúa Hoa Hồng

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Phần 1

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Phần 1

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m


Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

mộng ngọc 2

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Bản ghi:

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Văn hay lớp 11 Author : Hồng Thắm Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Bài làm 1 Một tác phẩm thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn là nghệ thuật của tứ thơ ấy, một tác phẩm truyện hay không chỉ hấp dẫn người đọc ở cốt truyện đầy kịch tính li kì mà còn ở hình tượng nhân vật. Nếu như nhà văn Nam Cao xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo với hình hài quỷ dữ xong làm nổi bật lên bản chất tốt đẹp của người nông dân thì Nguyễn Tuân một nhà văn tài hoa uyên bác lại xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao là một người tử tù nhưng mang nét tài hoa của những bậc tao nhân mặc khách. Đúng vậy, Huấn Cao giống như một viên ngọc sáng lấp lánh trong trang văn của Nguyễn tuân. Tình huống truyện của tác phẩm chữ người tử tù là một điều không thể không nhắc đến. Chính sự oái oăm của tình huống truyện đã khiến cho nhân vật Huấn Cao được thể hiện. Huấn Cao là một tội phạm của triều đình nhưng lại có tìa viết chữ rất giỏi, trong một lần làm nghiệp lớn chống lại triều đình ông bi bắt và chờ ngày tử hình. Tại nhà giam ẩm thấp và tối tăm nhưng Huấn Cao vẫn hiện lên là một viên ngọc sáng lấp lánh lấn át đi sự tối tăm ấy. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng, có tài năng viết chữ rất đẹp. Tài năng ấy được thể hiện qua lời khen ngợi của viên quản ngục và thầy thơ lại. Khi nhận được tráp báo rằng sẽ có tên tử tù nguy hiểm tên Huấn Cao sẽ bị giải về nơi đây chờ tử hình thì cả hai người đều tỏ ra buồn thay cho một người tài hoa uyên bác như thế. Đặc biệt là viên quản ngục luôn tỏ ra kính trọng người có tài. Có thể nói Huấn Cao phải viết chữ đẹp lắm thì mới khiến cho viên quản ngục ngày đêm tìm cách mong Huấn Cao có thể cho chữ. Có chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà thì cứ như là vật báu. Cảm phục trước tài năng nên quản ngục tỏ ra kính trọng và biệt đãi Huấn Cao. Là một tử tù nhưng Huấn Cao được biệt đãi được ăn rượu uống thịt. Về phần Huấn Cao thì ông là một người vốn khoảnh. Trừ những chỗ tri kỉ không bao giờ ông cho chữ ai một cách tùy tiện cả. Cả đời ông cũng mới viết có mấy bức cho mấy người bạn thân chứ ông chưa viết cho ai cả. Điều đó cho thấy Huấn Cao tôn trọng chính chữ viết của mình. Ông chỉ cho những ai biết thưởng thức nó và thực sự xứng đáng với nó mà thôi. Đó chính là thiên lương trong sáng trong ông. Không những thế khi được biệt đãi Huấn Cao còn quát mắng viên quản ngục nhưng đến khi được thầy thơ lại nói về tấm lòng của viên quản ngục thì Huấn Cao nhận ra được tấm chân tình và quyết định cho chữ. Đối với Huấn Cao chữ của ông chỉ cho những người có tấm lòng yêu nó. Và ông bật lên câu nói: Suýt chút nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Và thế là cảnh tương xưa nay chưa từng có được diễn ra. Không chỉ là người tài năng và có thiên lương trong sáng Huấn Cao còn là một anh hùng. Có thể nói Nguyễn Tuân đã sử dụng nguyên mẫu Cao Bá Quát để xây dựng lên hình ảnh nhân Tài vật liệu này. chia sẻ Huấn tại Cao được biết đến là một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục. Không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông. Nghe đến đây thôi thì ta tưởng Huấn Cao là một

người xấu thế nhưng lại không phải vậy. Khi ấy triều đình có những tư tưởng sai lệch, một người có chí lớn như Huấn Cao không thể dương mắt làm ngơ, trong khi dân chúng khổ cực. Chính vì thế mà Huấn Cao không ngần ngại đứng đầu đội quân để chống lại triều đình. Điều đó khẳng định ông quả là một anh hùng không sợ trời sợ đất chỉ biết làm việc nghĩa cho nhân dân mà thôi. Thế rồi ông bị bắt và giam giữ, khi đến nhà lao nơi quản ngục và thầy thơ lại trông coi. Huấn Cao không hề tỏ ra sợ hãi. Biết rằng mình sắp chết nhưng vẫn không ngần ngại có những hành động coi thường những kẻ chỉ biết lấy uy quyền ra dọa nạt. Đầu tiên là hành động giỗ gông khi một trận dệp làm cho Huấn Cao không thê chịu nổi. Mặc cho bọn lính thúc và đánh liên tục Huấn Cao cũng không sợ mà quyết định giỗ gông. Hay khi được biệt đãi Huấn Cao nghĩ rằng viên quản ngục có thể cho thuốc độc vào thức ăn nhưng ông đã không sợ cái chết và vẫn ăn ngon lành. Khi mắng lại quản ngục Huấn Cao cũng nghĩ đến mấy trò trả thù hèn hạ của bọn cai ngục thế nhưng ông cũng chẳng sợ gì. Qua đây ta thấy Huấn Cao quả thật là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Điều thứ ba làm nên một Huấn Cao hoàn hảo đó là khí phách hơn người. Khí phách của ông được thể hiện rất rõ qua những hành động của một vị anh hùng của một người làm chí lớn. Khí phách lớn là khi dám một mình đứng lên chống lại triều đình. Không những thế khí phách của Huấn Cao còn được thể hiện ở suy nghĩ của viên quản ngục. Đó là một người chí lớn thì chỉ biết đứng ở trên đầu của người khác chứ làm sao có thể hiểu được những nhỏ nhặt. Tóm lại ở Huấn Cao ta thấy toát lên một vẻ đẹp của một người có danh tiếng lớn. Đối với triều đình thì Huấn Cao là một tên tử tù nguy hiểm cần bắt gấp và đề phòng còn đối với nhân dân Huấn Cao là một người tài năng có thiên lương trong sáng, là một vị anh hùng có khí phách hơn người. Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Bài làm 2 Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: Nhà văn là người dẫn đường đến xứ xở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tường Huấn Cao nhân vật chính của Chữ người tử tù, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. Là một người nghệ sĩ coi cái đẹp là một tôn giáo, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, trước Cách mạng, bất mãn xã hội Tây tàu nhặng xị, Nguyễn Tuân trở về quá khúe kiếm tìm, nâng niu nhữnng vẻ đẹp còn vương xót lại. Trong hành trình đi tìm kiếm cái đẹp Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân chợt phát hiện ra không gì đẹp bằng những con người tài hoa tài tử. Nổi bật trong lớp người tài hoa ấy là danh sĩ Cao Bá Quát, một nhà Nho uyên bác, một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thư Pháp kiệt xuất. Dựa trên nguyên mẫu về danh sĩ Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng Huấn Cao một nhân vật đẹp và sang nhất trong cuộc đời Nguyễn Tuân. Không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa, tài tử, Huấn Cao còn là một Tài đấng liệu chia anhsẻ hùng. tại Ở Huấn Cao có sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ và khí phách của trang anh hùng hào kiệt.

Nghệ thuật thư pháp là một bộ môn nghệ thuật cổ xưa. Một nghệ sĩ thư pháp đòi hỏi một tay bút tài hoa điêu luyện, với những nét chữ rồng bay phượng múa, một học vấn uyên thâm, một cốt cách thanh cao. Với những đòi hỏi khắt khe như thế, thật ít nghệ sĩ dám theo đuổi bộ môn nghệ thuật thư pháp cao siêu. Thế mà Huấn Cao dám dấn thâm và tận hiến đời mình cho nghệ thuật thư pháp và trở thành người nghệ sĩ tài hoa tột bậc. Huấn Cao có tài viết chữ nhanh, đẹp, vuông. Hơn thế nữa, mỗi con chứa đựng cả hoài bão khát vọng của người nghệ sĩ. Danh tiếng của Huấn Cao lan truyền đến chốn ngục tù khiến cho những kẻ suốt đời tưởng chỉ biết đến đòn roi đánh đập, hành hạ, tra tấn cũng phải ngưỡng mộ. Đặc biệt đối với quản ngục. Ngay từ nghi đọc vỡ sách thánh hiền, ngục quan đã ấp ủ được treo ở nhà riêng đôi câu đối do tay Huấn Cao viết. Vì ngưỡng mộ tài năng, sùng kính nhân cách của ông Huấn, quản ngụ đã có lối ứng xủa lạ lùng chưa từng thấy đối với kẻ từ tù. Không chỉ tỏ thái độ kiêng nể kính trọng, ngục quan còn sẵn sàng hi sinh tất cả những gì vốn được coi là quý báu. Có được chữ của ông Huấn, quản ngụ vô cùng hạnh phúc, cảm động cung kính vái lạy người tử tù trong dòng nước mắt ngọt ngào Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Vẫn biết những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn có khả năng thanh lọc tâm hồn, cảm hóa con người nhưng thực sự hiếm có tác phẩm nào có sức cảm hóa mạnh mẽ diệu kì, lạ lùng chưa từng thấy như những con chữ viết của Huấn Cao. Là người nghệ sĩ tài hoa tột bậc, đồng thời Huấn Cao còn là người anh hùng có khí phách phi thường. Nếu vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ Huấn Cao được miêu tả gián tiếp thì khí phách hiên ngang bất khuất được miêu tả trực tiếp qua hành động, ngôn ngữ. Là một nhà Nho có chí khí, Huấn Cao không chấp nhận cảnh sống cá chậu chim lồng, nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời thối nát để mong vinh thân phì gia. Vì sự công bằng của xã hội, hạnh phúc dân lành, Huấn Cao nổi dậy chống lại triều đình. Sự nghiệp anh hùng không thành, Huấn Cao bị khép vào án tử hình. Trước cái chết cận kề, Huấn Cao không hề hối tiếc hay lo lắng, sợ hãi. Trái lại, Huấn Cao luôn tỏ rõ dũng khí hiên nganh, bất khuất. Bẻ khóa vượt ngục đã trở thành tài của Huấn Cao khiến quản ngục và thầy thơ lại thán phục. Bất cứ lời nói hành động nào của Huấn Cao dường như cũng toát lên khí phách hiên ngang, bất khuất của vị đại trượng phu. Tuy nhiên, nếu phải chọn một hành động điển hình cho khí phách ấy, nhiều người chọn hành động dỗ gông lúc nhập ngục. Đối mặt với bọn tiêu lại giữ tù, cai tù hống hách, bạo ngược, Huấn Cao không hêd khúm núm, sợ sệt như những tù nhân khác. Hành động của Huấn Cao có khác nào một cái tát khinh bỉ vào mặt bọn cai tù cặn bã. Dõi theo hành động, thái độ của Huấn Cao trong nhà giam những ngày cuối cùng, người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chẳng những Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt quà biếu của quản ngục coi đó là việc vẫn là trong hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Trước cường quyền không lùi bước, trước cái chết không chịu khuất phục, đó là khí phách anh hùng Huấn Cao. Khi thầy thơ lại ngập ngừn báo tin cho ông biết sáng sớm mai ông phải về kinh lãnh án tử hình, không một phút lo âu, không một giây sợ hãi, Huấn Cao đón nhận cái chết bằng nụ cười. Đó là nụ cười ngông ngạo của người sẵn lòng tin giữ trinh bạch linh hồn trong bụ bẩn. Không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao đúng là trang anh hùng có khí phách phi thường Nhà văn vĩ đại V.Hugo đã từng nói: Trước bộ óc vĩ đại ta phải cúi đầu nhưng trước trái tim vĩ đại ta phải quỳ gối. Học theo tư tưởng của văn hòa Hugo, trước hình tượng Huấn Cao, mỗi người đọc chúng ta ắt phải cúi đầu và quỳ gối. Bởi Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài Tài năng liệu chia siê biệt, sẻ tại một đấng anh hùng có khí phách phi thường mà ông còn là hiện thiên của nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng vô ngần. Là một người nghệ sĩ thư pháp tài hoa tột bậc,

những con chữ của Huấn Cao là một vật báu đối với bao người. Cả đời, Huấn Cao mới tặng chữ cho ba người. Không mềm lòng trước tiền bạc, quyền uy, trước sau Huấn Cao chỉ trân trọng tình tri âm, tri kỉ. Đến khi hiểu được ước nguyện của quản ngục, Huấn Cao chẳng những cho chữ mà còn mỉm cười mãn nguyện. Quả thật, không hạnh phúc sao được khi giữa thế giới ngục tù, tối tăm, bẩn thỉu ta lại bắt gặp một tấm lòng trong sáng, biết trọng người ngay, biết kính mến khí phách và tài năng. Tuy sẵn lòng cho chữ quản ngục nhưng Huấn Cao vẫn day dứt Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Ở trên đời này, khi mắc lỗi, hầu hết con người ta tìm cách trốn tránh và đổi lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh thế nên hành động ăn năn, hối hận là rất đáng quý chỉ có ở những nhân cách tử tế. Lại day dứt ân hận trước những sai lầm suýt mắc phải, những sai lầm chỉ mình mình biết, mình mình hay, chỉ có ở những nhân cách cao đẹp mới như vậy. Kết lại truyện Chữ người tử tù là cảnh cho chữ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Không chỉ vậy, nó còn là bệ phóng hoàn hảo làm nổi hình nổi bật các nhân vật và nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt ở cảnh cho chữ, ta thấy tài năng và khí phách của Huấn Cao. Vậy là, bằng tài năng bà tâm huyết, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, sự hiện thân cho cái đẹp kì diệu cùng hình tượng quản ngục và cảnh cho chữ. Không chỉ Vang bóng một thời, mà Chữ người tử tù sẽ neo đạu mãi trong tâm hồn người đọc như một dấu son không bao giờ phai. Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Bài làm 3 Nói đến Nguyễn Tuân chúng ta biết rằng ông là nhà văn lớn của van học Việt Nam trong thời kì hiện đại. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn luôn trăn trở kiếm tìm cái đẹp trong cuộc sống của con người. Sự nghiệp của ông trước cách mạng tháng Tám theo ba đề tài chính: vang bóng một thời, chủ nghĩa xê dịch và đời sống trụy lạc. Có lẽ đề tài mà ông luôn trăn trở hơn cả là Vang bóng một thời, đây vừa là đề tài vừa tập truyện lớn nhất của ông. Nổi bật hơn cả là tác phẩm chữ người tử tù. Cái hay cái đẹp trong truyện chính là sự kết tinh nhân vật Huấn Cao. Có thể nói nhân vật Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất trong cuộc đời viết văn của Nguyễn Tuân. Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm của mình, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp tài hoa, khí phách siêu phàm, hiên ngang mà lại trong sáng. Và cũng chính qua tác phẩm này người đọc đã thấy được quan niệm của Nguyễn Tuân trong việc tìm kiếm cái tài cái đẹp trong cuộc đời. Trước hết đọc tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân người đọc phải thấy được hình tượng nhân vật Huấn Cao. Phải chăng nhân vật Huấn Cao được khơi gợi từ một nguyên mẫu trong lịch sử nước nhà đó chính là Cao Bá Quát. Ông là một văn sĩ nổi tiếng dưới triều nhà Nguyễn, trong ông luôn tồn tại bất diệt khí phách, tính cách ngang tàn của một con người công danh, tiếng tăm cho đời. Và ông cũng để lại cho đời câu nói nổi tiếng nhất sinh đê thủ bái hoa mai. Trước binh tài tướng giỏi uy quyền, trước mọi hoàn cảnh nhưng ông không biết run sợ bái phục mà ông chỉ thực sự bái phục trước sự tinh khiết, trong sáng của hoa mai. Chính con người kì diệu này đã khơi nguồn cảm hứng để nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao. Tuy nhiên hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Tuân thì Huấn Cao vẫn Tài làliệu nhân chia vật sẻ tại văn học được xây dựng trong hư cấu và tưởng tượng. Để xây dựng được nhân vật Huấn Cao luôn đẹp và tỏa sáng trong mắt mọi người Nguyễn Tuân đã sử dụng ngòi bút vừa

trực tiếp vừa gián tiếp để nhân vật trở lên rực sáng, lung linh hơn. Từ đó trở thành biểu tượng cùng với ý nghĩa quan điểm của Nguyễn Tuân, đó chính là quan niệm nhân sinh. Cùng với quan niệm của Nguyễn Tuân cái tài phải gắn với cái tâm, người có tài phải có tâm giống như Bác Hồ, Nguyễn Du từ đó một Huấn Cao ra đời vừa có tài năng, khí phách và nhân cách. Trước hết là vẻ đẹp của một bậc tài hoa tài tử tập trung ở tài viết chữ đẹp. Để hiểu đúng tài hoa của Huấn Cao ta phải hiểu thế nào là bộ môn nghệ thuật thư pháp- nghệ thuật viết chữ. Người xưa quan niệm rằng người viết chữ đẹp như là biểu hiện cao nhất của bậc tài hoa. Chữ ở đây là chữ Hán, chữ tượng hình, mỗi chứ thường chứa đựng ý nghĩa cao và sâu. Muốn hiểu được chữ Hán phải có tri thức và tầm văn hóa sâu rộng. Viết chữ Hán là biểu hiện của bậc tài hoa bởi trong tác phẩm thư pháp ở đây không phải là thứ khéo tay hay làm của một người thợ mà trái lại mỗi một lần đặt bút với người nghệ sĩ là một lần sáng tác. Mỗi nét chữ là sự tập trung kết tụ tinh hoa và tâm huyết của người viết. Mỗi nét chữ cũng là sự hiện hình những khát khao thầm kín mãnh liệt trong tâm khảm người viết. Vì vậy cả người viết và người chơi chữ đều phải hiểu ý nghĩa mà nó gợi ra. Từ đó mà ta có sự suy ngẫm trước cuộc đời, sự đời. Từ môn nghệ thuật này nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng lập nên hình tượng nhân vật Huấn Cao có tài năng thi pháp. Tài viết chữ của Huấn Cao đạt tới mức siêu việt và được thể hiện qua sự đánh giá của người đời và thái độ của quản ngục. Điều đó được thể hiện qua sự miêu tả gián tiếp, qua cách đánh giá của người đời hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không? ngay cả một tên quản ngục nhỏ ở một cái huyện vô danh cũng biết chữ Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Và khi cái đẹp ấy lọt vào chốn lao tù đã làm cho viên quản ngục xao động cõi lòng. Vì vậy trong suốt phiên chuyện nhà văn từng bước miêu tả viên quản ngục dụng công nhẫn nhục, thậm chí là liều cả mạng sống của mình để tiếp cận được với Huấn Cao. Đê đạt được sở nguyện của mình đó là có được chữ ông Huấn mà cheo là có một báu vật trên đời. Cách so sánh rất đúng vì tính ông rất khoảnh, trừ chỗ tri kỉ ông ít chịu cho chữ. Ông không vì quyền thế mà chịu khuất phục ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Và hơn hết người mang trong mình cái đẹp lại chính là kẻ tử tù, cái đẹp sẽ bị mất đi và chôn vùi vĩnh viễn. Nếu tên quản ngục không xin được chữ ông Huấn ngay trong khi ông trong tay mình thì hắn ân hận suốt đời viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất. Có thể nói chữ của Huấn Cao đã trở thành khát vọng của quản ngục. Sự miêu tả gián tiếp cho thấy cái đẹp từ những dòng chữ của Huấn Cao không phải là vẻ đẹp hình thứ bên ngoài mà cái đẹp còn có ý nghĩa cao lớn tồn tại bất tử vì cuộc đời. Nó có sức tỏa sáng trong cuộc đời mỗi con người, thay đổi quan niệm sống của con người, nâng con người đứng dậy và tạo dũng khí cho họ. Từ đây ta cũng thấy được cái đẹp dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở lên lung linh tỏa sáng. Ông nhiệt tình và hết mình trước cái đẹp Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm còn là con người mang vẻ đẹp khí phách hiên ngang, bất khuất. Ông không khuất phục trước kẻ thù, ngục tù. Hơn thế ông còn thách đố cả ngục tù Tài đến liệu chia cái sẻ cảnh tại chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này hơn thế ôn còn dám cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình. Bởi chính ông cũng không chấp nhận

được cuộc sống vào luồn ra cúi với triều đình mà ông căm ghét. Dưới triều đình nhà Nguyễn, chỉ có dưới triều đại quân Tây Sơn 1789-1820 nhân dân mới được ấm no hạnh phúc. Triều đại ấy như sao băng chiếu sáng cả thời đại lúc bấy giờ. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm là một anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang bất khuất. Ông đã bị bắt vào ngục để chờ ngày ra pháp trường. Nhưng trong ông vẫn bộc lộ cốt cách của một anh hùng. Với Huấn Cao thiên lương chính là ý thức của ông trong việc sử dụng tài của mình. Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp nhưng không phải ai ông cũng cho chữ vì vậy công chúng của Huấn Cao hẹp. Ông chọn người tri kỉ để cho chữ tính ông vốn khoảnh trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Tưởng qua cứ nghĩ kiêu kì thế thôi nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm viết chữ đẹp là một môn nghệ thuật rất kén người thưởng thức phải có khiếu thẩm mĩ mới cảm nhận được cái đẹp cra xác chữ và cái hồn của ý nghĩa. Như trong đoạn thơ của Ông đồ Vũ Đình Liên có viết: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Phải chăng những người mua chữ của ông đồ chỉ chạy theo phong trào? Có người hiểu được nhưng không có tiền mua. Có người có tiền mua nhưng không hiểu được cái hay của từng nét chữ. Huấn Cao vì vậy nên ông khinh ghét tiền tài và quyền lực phi nghĩa ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Ông chỉ coi trọng những ai biết yêu quý cái tài cái đẹp. Chính điều đó lí giải tại sao thái độ của Huấn Cao lúc đầu lạnh lùng, cứng cỏi, khinh bạc ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Vì ông coi tên quản ngục là đại diện cho cái xấu xa cái ác nhem nhuốc. Sau ông đã hiểu ta cảm cái tấm lòng biệt nhưỡng liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Con người chọc trời khuấy nước đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ mà lại sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Lời nói đó đã hé mở lẽ sống của Huấn Cao. Sống là phải xứng đáng với tấm lòng, nếu vì một lí do nào đó mà phụ mất một tấm lòng người khác thì ông coi đó là một tội lỗi khó lòng tha thứ được. Ông đồng ý cho chữ về bảo với chủ ngươi, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa,mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Đó chính là thiên lương của một trí thức yêu nước, có lòng tự trọng và nhân cách cao cả. Từ đó mới có cảnh cho chữ trong ngục tù mà được tác giả gọi cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cuối cùng đó là sự thống nhất giữa vẻ đẹp tài năng cùng với vẻ đẹp khí phách hiên ngang bất khuất đã tạo nên vẻ đẹp thiên lương của ông. Cái tài cái tâm khí phách của Huấn Cao được thể hiện rõ nhất trong cảnh cho chữ. Nếu như không có phần này thì toàn bộ phần trên như vô nghĩa. Cảnh cho chữ cũng tập trung những tinh hoa nét bút của Nguyễn Tuân. Và đây là cảnh cho chữ trong một đêm tại trại giam tỉnh Sơn đêm hôm ấy lúc trại giâm tỉnh Sơn chỉ Tài còn liệu vẳng chia sẻ tiếng tại mõ trên vọng canh một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Điều lạ lùng chưa từng có bởi người nghệ sĩ đáng say xưa tạo cái đẹp kia là một tử tù một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, ngày mai vào kinh lĩnh án. Nhưng người tài hoa quên mất cả xiềng xích, nhà tù, cái chết mà dồn toàn bộ tâm chí vào cảm hứng sáng tạo nghệ thuật để tạo nên cái đẹp trên cái nền của lụa trắng. Người tù lẫm liệt uy nghi trong ánh sáng đỏ rực của ngọn đuốc. Viên quản ngục, thầy thơ lại là những kẻ đại diện cho xã hội kia, là người đang cầm mạng sống của Huấn Cao trong tay giờ lại khúm núm, run run trước người uy nghi lẫm liệt kia viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng, và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Từ đó chứng minh rằng cái đẹp có thể sáng tạo trên mảnh đất chết chóc của tù ngục, nhưng cái đẹp có sức tỏa sáng chiến thắng cái xấu cái ác đang ngự trị. Ba cái đầu của ba ngọn sáng thiên lương chụm lại đang tỏa sáng trong đêm tối ngục tù. Những cái xấu xa đen tối sẽ bị sụp đổ. Giờ đây ngay lúc này không còn nhà cửa, người tù người coi ngục nữa. Mà chỉ còn lại người nghệ sĩ tài hoa đang đưa tay viết nét chữ như phượng múa rồng bay trước sự ngưỡng mộ, liêm tài của người tri kỉ. Việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục không phải thanh toán nợ lần với viên quản ngục, cũng không phải không phải hành động của một người sắp bị từ hình giờ đem tất cả tài sản cho người ở lại. Cũng không phải cơ hội cuối cùng để phô diễn tài hoa. Mà đó là lấy một tấm lòng để đền đáp cho một tấm lòng trong thiên hạ. Là tấm lòng của một kẻ tri ân dành cho người tri kỉ. Ở đây cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang phụng sự cái tâm. Cái tài à cái tâm hòa vào nhau để tạo ra cái đẹp. Chính cái tài cùng cái tâm cái đẹp đó đã tạo ra một sự đổi ngôi kì diệu. Kẻ tử tù đã trở thành người làm chủ tình huống ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống. Còn quan cai ngục thì khúm núm run run vái lạy kẻ tử tù. Hình tượng Huấn Cao vì thế đã trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục dơ bẩn của khí phách ngang tàn với thói quen mu muội. Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao. Ông đã đặt Huấn Cao vào những tình huống truyện độc đáo. Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với viên quản ngục hay chính là người tử tù với quan cai ngục. Đó chính là cuộc hội ngộ của liên tài tri kỉ. Giữa một người biết sáng tạo ra cái đẹp và người biết thưởng thức cái đẹp. Để làm rõ được hình tượng của nhân vật Huấn Cao tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập. Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa những cái đẹp cái cao cả với những thứ phàm tục, dơ bẩn. Truyện ngắn chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao. Với ngòi bút tinh tế và cái nhìn đồng cảm sâu sắc Nguyễn Tuân đã vẽ lên được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Huấn Cao. Đó là vẻ đẹp của một vị anh hùng không gian khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hơn thế ông còn phê phán được xã hội bất công, ngang trái không biết đâu là tốt, đẹp đâu là xấu ác. Và tác phẩm còn nêu cao Tài được liệu chia vẻ đẹp sẻ tại giá trị tao nhã trong xã hội phong kiến xưa.