TNNN 121.indd

Tài liệu tương tự
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Cúc cu

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

Mở đầu

Microsoft Word - 1 LÊ NGỌC HUỆ MỘT THOÁNG MAI CHỬNG.docx

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Bạn Tý của Tôi

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

N.T.H.Le 118

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

1

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

MỞ ĐẦU

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY,

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Chương trình chăm sóc khách hàng VIP Danh sách khách hàng nhận quyền lợi nhân dịp năm mới 2019 STT Tỉnh/Thành phố 1 An Giang Dương Thị Lệ Th

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Mở đầu

ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

DANH MỤC XÃ KHÓ KHĂN VÀ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM 2019 STT Mã tỉnh Tên tỉnh Mã Quận/ Huyện Tên Quận/Huyện Mã Xã Tên Phường/Xã Xã khó khăn/xã đặc biệt k

KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bê

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

459 VĂN HÓA DUNG HỢP VỚI CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU HIỆN NAY ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ * ĐĐ. Thích Thanh Quế ** TÓM TẮT Dung hợp và

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

ban tin thang 7.cdr

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. N

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

doc-unicode

daithuavoluongnghiakinh

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Con Đường Khoan Dung

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

DS phongthi K xlsx

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Thuyết minh về hoa mai

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU XỨ ĐOÀN BẠCH ĐẰNG A. Lược sử giáo xứ Ngôi nhà nguyện của trại di cư thương phế

ĐT: (028) t Bản Tin 10 (4/2018) Nội dung trong số này: - Vài suy nghĩ từ một cuộc gặp gỡ tr. 2 - Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 tr. 5 -

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bản ghi:

ĐẶC NGỮ CÔNG GIÁO HÀ ĐỒ - LẠC THƯ cùng với ÂM DƯƠNG - TAM TÀI - NGŨ HÀNH 1. Hà Đồ 河圖 Theo truyền thuyết, vào thời Phục Hy ( 伏羲 28000tCN) trong Tam Hoàng 1 (Thiên Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Nhân Hoàng 人皇 ) thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng tạo thành một bức đồ, vì thế gọi là Hà Đồ. Hà đồ có hình: MICHEL NGUYỄN HẠNH nhóm Lasan 100.TpHCM Trên Hà Đồ, màu đen mang tính Âm, màu trắng mang tính Dương. Dương thăng bắt đầu từ 1 đến 9: 1 3 7 9. Âm từ 2 bắt đầu hạ dần xuống 8: 2 4 6 8, đây chính là trạng thái Dương trưởng Âm thư. Sự quân bình của Dương và Âm có thể thấy qua tổng số: 1 + 3 + 7 + 9 = 2 + 4 + 6 + 8 = 20 1 Có thuyết cho rằng Tam Hoàng chính là: Phục Hy 伏羲, Nữ Oa 女媧 và Thần Nông 神農. Trên Hà Đồ có 55 điểm đen trắng (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = 55) đi vòng ngược chiều kim đồng hồ. Đấy là chiều âm. Theo Hà Đồ, Thổ là trung tâm vì từ đây sinh ra Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Quả vậy: 1 Thủy là số sinh + 5 Thổ = 6 Thủy là số thành 2 Hỏa là số sinh + 5 Thổ = 7 Hỏa là số thành 3 Mộc là số sinh + 5 Thổ = 8 Mộc là số thành 4 Kim là số sinh + 5 Thổ = 9 Kim là số thành 5 Thổ là số sinh + 5 Thổ = 10 Thổ là số thành Các số 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh và các số 6, 7, 8, 9, 10 là số 26 website: www.thanhnhacngaynay.vn

thành. Trong đó, số 1, 3, 5 là số Dương sinh và 2, 4 là số Âm sinh; các số 6, 8, 10 là số Âm thành và 7, 9 là số Dương thành. Như thế, số Sinh là Dương thì số Thành là Âm và số sinh là Âm thì số thành là Dương. Thí dụ: 1 số Dương sinh + 5 = 6 số Âm thành; 2 số Âm sinh + 5 = 7 số Dương thành. Trong Hà Đồ, số 5 Thổ làm trung tâm, ấy cũng là cái lẽ của Ngũ Hành và Âm Dương. Bởi vì 5 Thổ số Âm sinh kết hợp 5 Thổ ở trung tâm để có 10 Thổ số Dương thành là bội số của 5. Có thể hiểu rằng 10 là Thái Cực trong đó có Âm Dương, đấy là số 5 âm Nhân Tâm và số 5 dương Thiên Tâm, đấy là chí thành, chí thiện. Đạo Trời hay Đạo Tại Tâm gồm: + Ngũ nguyên 五元 : Nguyên Tính 元性 hành Mộc; Nguyên Thần 元神 hành Hỏa; Nguyên Khí 元氣 hành Thổ; Nguyên Tình 元情 hành Kim; Nguyên Tinh 元精 hành Thủy. + Ngũ Đức 五德 : Nhân 仁 hành Mộc bởi do Tính phát sinh; Lễ 禮 hành Hỏa do Thần phát sinh; Tín 信 hành Thổ bởi do Khí phát sinh; Nghĩa 義 hành Kim bởi dò Tình phát sinh; Trí 智 hành Thủy bởi do Tinh phát sinh. + Ngũ vật 五物 : Du Hồn 游魂 hành Mộc; Thức Thần 識神 hành Hỏa; Vọng Ý 妄意 hành Thổ; Quỷ Phách 鬼魄 hành Kim; Trọc Tinh 濁精 hành Thủy. + Ngũ tặc 五賊 : Hỉ 喜 hành Mộc bởi do Du Hồn; Lạc 樂 hành Hỏa bởi do Thức Thần; Dục 欲 hành Thổ do Vọng Ý; Nộ 怒 hành Kim bởi do Quỷ Phách; Ái 愛 hành Thủy bởi do Trọc Tinh. Ngoài ra, biến động của Ngũ tạng sẽ sinh ra ngũ tặc 五賊 : + Can (hành Mộc) động sinh ra giận, hờn. + Tâm (hành Hỏa) động sinh ra Mừng và Nhớ. + Tỳ (hành Thổ) động sinh ra tư lự, ham muốn. + Phế (hành Kim) động sinh ra lo lắng. + Thận (hành Thủy) động sinh ra tình dục và sợ hãi. Sự tuần hoàn Âm Dương trong Hà Đồ còn có thể thấy qua tự nhiên: + Sự tuần hoàn Âm Dương có thể thấy rõ trong một ngày: Ban ngày, Dương khí trưởng, hơi nước bị thăng lên trên, Âm khí hạ xuống dưới; đến tối Dương khí thư, hơi nước bị chuyển xuống, Âm khí trưởng. Sau đó lại bắt đầu một ngày mới. Hoạt động của con người cũng như thế: Ban ngày, dương thăng nên con người đứng thẳng để gần Trời. Ban đêm, âm thăng nên con người nằm xuống để gần Đất. + Các ngày trong cũng có nguyên lý trên: vào ngày đầu tháng, Âm khí bắt đầu tăng (Dương khí thịnh nhất) và đến ngày rằm đạt cực điểm. Sau đó Âm khí bắt đầu giảm đến ngày cuối tháng. Dương khí vận hành ngược lại. Sau đó lại bắt đầu một ngày mới. + Bốn mùa cũng theo nguyên lý này: vào Xuân, Dương khí bắt đầu tăng và đến mùa Hè đạt cực điểm. Sau đó Âm khí (cảm nhận qua độ lạnh) bắt đầu tăng từ mùa Thu và đến mùa Đông Âm khí cực điểm. Sau đó lại bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Theo Hà Đồ và quy luật sinh khắc của Ngũ Hành: Mộc (số 3, số 8), Hỏa (số 2, số 7), Thổ (số 5, số 10), Kim (số 4, số 9), Thủy (số 1, số 6). + Mộc (3) sinh Hỏa (2), Hỏa (3) sinh Thổ (5) và Mộc (3) khắc Thổ (5). Vì vậy: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Nghĩa là: 3 + 2 = 5 Hay, Mộc khắc Thổ, Mộc sinh Hỏa. Nghĩa là: 5 3 = 2 + Mộc (3) sinh Hỏa (7), Hỏa (7) sinh Thổ (10) và Mộc (3) khắc Thổ (10). Vì vậy: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Nghĩa là: 3 + 7 = 10 Hay, Mộc khắc Thổ, Mộc sinh Hỏa. Nghĩa là: 10 3 = 7 + Mộc (8) sinh Hỏa (2), Hỏa (2) sinh Thổ (10) và Mộc (8) khắc Thổ (10). Vì vậy: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Nghĩa là: 8 + 2 = 10 Hay, Mộc khắc Thổ, Mộc sinh Hỏa. Nghĩa là: 10 8 = 2 Quy luật sinh khắc cũng tương tự nơi các hành còn lại. 2. Lạc Thư 洛書 Theo truyền thuyết, vào thời vua Hạ Vũ 夏禹 (2205 TCN 2198 TCN), có rùa thần xuất hiện ở sông Lạc, trên lưng rùa có hình vẽ chín điểm không giống nhau, người xưa đã dùng hình đồ này để tạo ra Cửu chương và Bát quái. Vì thế hình đồ đó được gọi là Lạc Thư. Lạc Thư có hình: Bình đồ Lạc Thư có hình của con rùa, trong đó: số 9 là đầu, số 1 là đuôi, số 2 và 4 là hai chân trước, số 6 và 8 là hai chân sau, số 3 và 7 là hai bên hông, số 5 là giũa bụng. Lạc thư không có số 10. Tổng số các số trong Lạc Thư là 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45. Trong Lạc Thư, bốn phương chính Đông Tây Nam Bắc và trung tâm (1 3 5 7 9) thuộc dương (số lẻ), các phương cạnh 2 4 6 8 thuộc âm (số lẻ). Từ đó hình thành ra một ma phương, tất cả các hướng đi qua trung tâm đều có tổng số bằng 15: (Nam Bắc) 9 + 5 + 1 = (Đông Tây) 3 + 5 + 7 = (Tây Nam Đông Bắc) 2 + 5 + 8 = (Đông Nam Tây Bắc) = 4 + 5 + 6 = 15. Trong Lạc Thư cũng hình thành ma phương tạo hình 121 THÁNH CA PHỤNG VỤ, TIẾNG LÒNG CỦA KITÔ HỮU. 27

chữ vạn 卍 / 卐. Trong Lạc Thư còn hình thành ma phương tạo hình chữ Z thuận nghịch: Trong Lạc Thư còn hình thành ma phương tạo hình chữ X và chữ +: Trong ma phương của Lạc Thư, tất cả tính toán đều xoay quanh số 5, do vậy đây là trung tâm hay là THÁI CỰC. 2. Hà Đồ - Lạc Thư Tổng số trong bình đồ của Hà Đồ và Lạc Thư là: 55 + 45 = 100. Do vậy, số 100 được coi là số viên mãn, vuông tròn. 2.1. Số 100 trong văn hóa Việt Lạc Long Quân và bà Âu Cơ sinh một bọc trứng, nở ra một trăm con. Một trăm có nghĩa là nhiều lắm. Chẳng hạn: 1. tộc Bách Việt, trăm năm, bá hộ, bá quan, bách tính, bách khoa, bách nghệ, bách bộ, bách hóa, bách thú, bách thảo // 2. Ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây có chùa trăm gian (Quảng Nghiêm Tự): Đình So, quán Giá, chùa Thầy, / Đẹp thì có đẹp, chưa tày Trăm Gian (ca dao). Trăm gian đây chỉ là cách nói nhiều gian, chứ không phải đủ 100 gian. // 3. Bốn con ngồi bốn chân giường / Mẹ ơi, mẹ hỡi! Mẹ thương con nào? / Mẹ thương con bé mẹ thay / Thương thì thương vậy, chẳng tày trưởng nam / Trưởng nam nào có gì đâu / Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam? (ca dao). Một trăm cái giỗ ý nói là nhiều lần giỗ trong năm và nhiều năm như thế. Một trăm vị đầu mục tử vì đạo tại Bắc Ninh ngày 4-4- 1862 2 : 1. Nguyễn Văn Khương (Nicôla Nghĩa)[18], 63 tuổi, quê Cẩm Đường 2. Nguyễn Văn Hậu (Giuse Phác), 30 tuổi, 2 http://conggiao.info/news/2250/6707/mot-tram-vidau-muc-%e2%80%93-cong-thanh-bac-ninh-ngay-441862. aspx 3. Nguyễn Văn Súi (Gioan Bảo), 43 tuổi, 4. Nguyễn Văn Cảnh (Gioan Baotixita Hậu), lương y, 70 tuổi, 5. Nguyễn Văn Trù (Phêrô Thắng), nông dân, 60 tuổi, quê 6. Nguyễn Văn Cảnh (Phêrô Cảnh), quân nhân, 33 tuổi, quê 7. Nguyễn Văn Hậu (Phêrô Thông), quân nhân, 29 tuổi, quê 8. Nguyễn Văn Thiện (Gioan Đũa), quân nhân, 42 tuổi, quê 9. Nguyễn Văn Tập (Gioan Hưởng), quân nhân, 21 tuổi, quê 10. Nguyễn Văn Sỹ (Phêrô Ngõng), quân nhân, 21 tuổi, quê 11. Nguyễn Văn Hiệu (Phêrô Lộ), quân nhân, 20 tuổi, quê 12. Nguyễn Văn Tiến (Phêrô Thân), quân nhân, 42 tuổi, quê 13. Nguyễn Văn Tư (Phêrô Chu), quân nhân, 23 tuổi, quê 14. Nguyễn Văn Lược (Đaminh Mẹo), quân nhân, 21 tuổi, 15. Nguyễn Văn Chiết (Phêrô Triết), quân nhân, 21 tuổi, quê 16. Nguyễn Văn Lung (Đaminh Tường), quân nhân, 30 tuổi, 17. Nguyễn Văn Bảo (Đaminh In), quân nhân, 20 tuổi, quê 18. Nguyễn Văn Thịnh (Đaminh Xiên), quân nhân, 22 tuổi, 19. Nguyễn Văn Lợi (Đaminh Lợi), quân nhân, 18 tuổi, quê 20. Nguyễn Văn Quản (Đaminh Ưa), quân nhân, 22 tuổi, quê 21. Nguyễn Văn Ảnh (Phêrô Linh), quân nhân, 35 tuổi, quê 22. Nguyễn Văn Lộc (Đaminh Lộc), quân nhân, 23 tuổi, quê 23. Nguyễn Văn Mới (Vinh sơn Vững), quân nhân, 49 tuổi, 24. Nguyễn Văn Phú (Phêrô Vũ), quân nhân, 22 tuổi, quê 25. Nguyễn Văn Cung (Đaminh An), quân nhân, 27 tuổi, quê 26. Nguyen Văn Nhữ (Đaminh Lữ), quân nhân, 41 tuổi, quê 27. Nguyễn Văn Tiêu (Đaminh Diêm), quân nhân, 24 tuổi, 28. Phan Văn Luật (Phêrô Độ), nông dân, 40 tuổi, quê Xuân Thuỷ 29. Phan Văn Tú (Phêrô Hiếu), quân nhân, 32 tuổi, quê Xuân Thuỷ 30. Phạm Văn Hạt (Phêrô Hạt), nông dân, 40 tuổi, quê Phượng Mao 31. Phạm Tuấn Khanh (Phêrô Tuấn) nông dân, 40 tuổi, quê Phượng Mao 32. Phạm Quang Bốn (Phêrô Thạnh), quân nhân, 30 tuổi, quê 28 website: www.thanhnhacngaynay.vn

Phượng Mao 33. Phạm Quang Đôn (Đaminh Lực), quân nhân, 40 tuổi, quê Phượng Mao. 34. Đồng Văn Chí (Antôn Chí), quân nhân, quê Nam Định, ở Tử Nê. 35. Nguyễn Văn Tập (Phêrô Tập), nông dân, 41 tuổi, quê Phong Cốc. 36. Nguyễn Văn Tài (Giêrônimô Tin), quân nhân, 37 tuổi, quê Phong Cốc. 37. Trần Văn Khải (Phêrô Khải), quân nhân, 41 tuổi, quê Phong Cốc. 38. Nguyễn Văn Viêm (Giêrônimô Điển), quân nhân, 37 tuổi, quê Cầu Giát. 39. Lê Vậy (Phêrô Dụng), lương y, 31 tuổi, quê Cứu Sơn. 40. Nguyễn Văn Liên (Phêrô Hiếu), lương y, 58 tuổi, quê An Khoái. 41. Đinh Đồng Đào (Đaminh Thăng), 40 tuổi, quê Kẻ Nê. 42. Nguyễn Văn Điền (Đaminh Vương), quân nhân, 21 tuổi, quê Kẻ Nê. 43. Nguyễn Văn Liêm (Đaminh Đẩu), quân nhân, 23 tuổi, quê Kẻ Nê. 44. Nguyễn Văn Giám (Đaminh Liệu), 41 tuổi, quê Hương La. 45. Nguyễn Bình Nhuận (Đaminh Kiểm), quân nhân, 27 tuổi, quê Hương La. 46. Nguyễn Văn Ngũ (Gioan Phan), quân nhân, 33 tuổi, quê Ngọc Cục. 47. Nguyễn Văn Bình (Phêrô Uyên), 28 tuổi, quê Dị Sử. 48. Nguyễn Đình Trực (Đaminh Khải), 30 tuổi, quê Dị Sử. 49. Chu Quang Thông (Phêrô Nhiêu), 63 tuổi, quê Thọ Ninh. 50. Chu Quang Thuỳ (Tôma Vang), lương y, 47 tuổi, quê Thọ Ninh. 51. Nguyễn Văn Hợp (Đaminh Kim), 33 tuổi, quê Thọ Ninh. 52. Nguyễn Đình Lệ (Đaminh Đạt), nông dân, 48 tuổi, quê Lai Tê. 53. Nguyễn Văn Trương (Đaminh Trương), nông dân, 42 tuổi, quê Lai Tê. 54. Nguyễn Đình Trại (Gioan Linh), 62 tuổi, quê Lai Tê. 55. Nguyễn Đình Kiểu (Tôma Nhung), nông dân, 45 tuổi, quê Lai Tê. 56. Nguyễn Văn Hạnh (Đaminh Cung), nông dân, 48 tuổi, quê Lai Tê. 57. Nguyễn Văn Hợi (Đaminh Hợi)[19], giáo viên, 36 tuổi, quê Lai Tê. 58. Nguyễn Văn Duệ (Đaminh Duệ), nông dân, 45 tuổi, quê Lai Tê. 59. Nguyễn Văn Thuận (Đaminh Thuận)[20], nông dân, 41 tuổi, quê Lai Tê. 60. Nguyễn Văn Do (Tôma Thân), nông dân, 51 tuổi, quê Lai Tê. 61. Nguyễn Đình Môn (Đaminh Khoát), 32 tuổi, quê Lai Tê. 62. Trần Tinh (Đaminh Tĩnh), nông dân, 38 tuổi, quê Lai Tê. 63. Đỗ Cao Từ (Đaminh Từ), giáo viên, 36 tuổi, quê Lai Tê. 64. Nguyễn Đình Nghiêm (Đaminh Nghiêm), lương y, 24 tuổi, quê Lai Tê. 65. Nguyễn Văn Túc (Đaminh Sử), lương y, 44 tuổi, quê Trạm Du. 66. Nguyễn Văn Xương (Phêrô Khanh), lương y, 40 tuổi, quê Đông Tiến. 67. Nguyễn Văn Ngư (Phêrô Hoà), nông dân, 44 tuổi, quê Đạo Ngạn. 68. Nguyễn Văn Hanh (Phêrô Hạnh), ngư phủ, 60 tuổi, quê Đạo Ngạn. 69. Bùi Danh Phác (Gioan Hai Phác), lương y, 60 tuổi, quê Nếnh Trần. 70. Bùi Khoán (Phanxicô Nghiêm), 40 tuổi, quê Sen Hồ. 71. Trần Văn Tình (Giuse Tính), quân nhân, 30 tuổi, quê Nếnh Sen. 72. Trần Văn Thuận (Phêrô Nghi), nông dân, 30 tuổi, quê Sen Hồ. 73. Nguyễn Văn Kỳ (Đaminh Hiển), 40 tuổi, quê Cổ Pháp. 74. Hoàng Văn Đốc (Giuse Thư), 27 tuổi, quê Khánh Khê. 75. Hoàng Đình Lễ (Phêrô Trưởng), nông dân, 30 tuổi, quê Khánh Khê. 76. Nguyễn Danh Uy (Phêrô Nhâm), nông dân, 52 tuổi, quê Hoàng Mai. 77. Nguyễn Văn Dũng (Đaminh Dũng), nông dân, 66 tuổi, quê Như Thiết. 78. Thân Văn Lượt (Gioan Nghìn) nông dân, 55 tuổi, quê Thiết Nham. 79. Thân Danh Ổn (Gioan Ổn), 61 tuổi, quê Thiết Nham. 80. Thân Văn Quán (Gioan Nhiêu), nông dân, 43 tuổi, quê Thiết Nham. 81. Thân Văn Bảy (Phêrô Hữu), nông dân, 42 tuổi, quê Thiết Nham. 82. Thân Đình Sâm (Phêrô Sâm), 40 tuổi, quê Nghĩa Mỹ. 83. Hoàng Đình Tình (Giuse Tình), nông dân, 57 tuổi, quê Thiết Sơn. 84. Nguyễn Văn Đa (Phêrô Đa), nông dân, 60 tuổi, quê Ngọc Cục. 85. Nguyễn Văn Thể (Gioan Thể), nông dân, 44 tuổi, quê Ngọc Cục. 86. Nguyễn Văn Hanh (Phanxicô Hanh), nông dân, 67 tuổi, quê Ngọc Cục. 87. Trần Văn Giáp (Phêrô Cần), quân nhân, 33 tuổi, quê Tiên Nha. 88. Nguyễn Văn Mật (Giuse Mật), 68 tuổi, quê Mỹ Lộc. 89. Vũ Đình Khanh (Gioan Bích), lương y, 47 tuổi, quê Thanh Dã. 90. Hoàng Văn Nhẫn (Giuse Nhẫn), lương y, 48 tuổi, quê Xuân Lai. 91. Nguyễn Văn Đông (Gioan Vĩnh), nông dân, quê Đông Bài. 92. Đặng Đình Xuân (Phêrô Xuân), thầy giảng, bị bắt tại Bắc Ninh. 93. Nguyễn Văn Nghĩa (Đaminh Nghĩa), thầy giảng, bị bắt tại Ngọc Cục. 94. Nguyễn Văn Sỹ (Phêrô Cát), giúp cha Yên, bị bắt ở Nội. 95. Nguyễn Văn Trinh (Gioan Trinh), Nhà Đức Chúa Trời, chừng 20 tuổi, quê Nam Định. 96. Nguyễn Văn Tam (Gioan Tam), Nhà Đức Chúa Trời, chừng 20 tuổi, quê Hưng Yên. 97. Nguyễn Văn Miện (Phêrô Miện), thầy giảng, bị bắt tại phố Hồ, Bắc Ninh. 98. Nguyễn Văn Tư (Gioan Tư), Nhà Đức Chúa Trời, chừng 20 tuổi, quê Nam Định. (Xem tiếp trang 33) 121 THÁNH CA PHỤNG VỤ, TIẾNG LÒNG CỦA KITÔ HỮU. 29

LỊCH SỬ VĂN HÓA NÉT VĂN HÓA VIỆT TRONG KIẾN TRÚC NHÀ THỜ PHANXICÔ XAVIÊ (NHÀ THỜ CHA TAM) Nhóm thực hiện: PHÊRÔ NGUYỄN ĐỨC NGHIỆP GIUSE VŨ MINH PHÚ VINCENT LUCIA CỔ DIỆU THANH GIUSE BÙI KIM NGỌC THANH Người hướng dẫn: Michel Nguyễn Hạnh (nhóm Lasan 100) Dẫn nhập: Xin trở nên thạch động cho con náu thân, xin trở nên núi đá cho con ẩn mình Vì Chúa là Đấng cứu độ con, Ngài nắm giữ vận mạng của con. Lời bài hát Xin trở nên thạch động của nhạc sĩ Hùng Lân dựa trên thánh vịnh 31 cho ta một cảm giác thật an bình và tin tưởng trong sự che chở và bảo vệ của Thiên Chúa, để từ đó phút chốc ta muốn thốt lên tâm tình của Thánh vịnh 26 Một điều tôi kiếm tôi xin là cho tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi. Nhà Chúa, nơi mà chúng ta dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, trước hết và quan trọng nhất chính là Đền Thờ tâm hồn của mỗi người chúng ta, nhưng gần gũi và cụ thể, nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy tận mắt và ra vào thường xuyên, đó lại là ngôi Thánh Đường giáo xứ. Với sự phát triển của ngành kiến trúc và mỹ thuật, việc xây dựng nên một ngôi Thánh Đường trang nghiêm và đẹp mắt không còn là việc quá khó khăn và chiếm nhiều thời gian nữa, có lẽ vì thế mà hầu như mọi linh mục đều ước mơ một lần trong đời được xây dựng nên một ngôi Đền Thờ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, khác với các công trình nhà ở sinh hoạt hay nơi làm việc, công trình nhà thờ đòi hỏi bên cạnh một mô hình vững chắc và thu hút, cần kết hợp trong đó những nét kiến trúc văn hoá đặc sắc, phản ánh được hồn Việt, hay ít nhất là những nét văn hoá Phương Đông, để không bị hoà trộn và hoà tan để rồi đánh mất chính mình giữa những lối kiến trúc phá cách đương đại. Những người lần đầu đến khu vực vùng Chợ Lớn đều có thể nhận ra, đây là trung tâm văn hoá, thương mại sầm uất của cộng đồng người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Riêng Quận 5 là địa bàn có số người Hoa tập trung sinh sống khá đông. Nơi đây cũng tồn tại nhiều di tích kiến trúc tôn giáo nổi tiếng như Chùa Ông Bổn, Đình Minh Hương Gia Thạnh, Miếu Bà Thiên Hậu Tuy nhiên, một trong những kiến trúc tôn giáo nhận được khá nhiều sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước bởi những nét kiến trúc độc đáo cùng với những sự kiện lịch sử diễn ra tại đây là Nhà Thờ Thánh Phanxicô Xaviê - Chợ Lớn, toạ lạc tại số 25 đường Học Lạc, phường 14, quận 5. Đây là ngôi Nhà Thờ chính yếu phục vụ cho cộng đồng Công Giáo người Hoa tại Việt Nam. Cùng nhóm tìm hiểu, với sự trợ giúp của hướng dẫn viên bậc thầy là nhà nghiên cứu Michel Nguyễn Hạnh, chúng ta hãy đến tham quan Nhà Thờ Thánh Phanxicô Xaviê (hay còn gọi là Nhà Thờ Cha Tam). Ước mong rằng sau chuyến tham quan này, mỗi người chúng ta, cách riêng các linh mục, tìm thấy những nét văn hoá đặc sắc và yêu thích để có thể hình dung cho mình ngôi Thánh Đường mang đậm nét kiến trúc văn hoá Việt để thờ phượng Thiên Chúa cũng như khoả lấp niềm mơ ước của đa số mọi giáo dân. Với cái nhìn mang tính nghiên cứu, và để giúp người đọc dễ nắm bắt chúng ta sẽ cùng nhau trải qua ba chương: Chương 1: Góc nhìn Lịch sử Chương 2: Không gian bao quát Chương 3: Kiệt tác ẩn mình Ngoài ra những thông tin bổ sung trong phần cuối sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về ngôi Thánh Đường cổ kính và đặc biệt này. 30 website: www.thanhnhacngaynay.vn

MỤC LỤC Nội dung Trang Bảng đánh giá 3 Dẫn nhập 4 Mục lục 5 CHƯƠNG 1: GÓC NHÌN LỊCH SỬ 6 I/ Lịch sử hình thành 6 II/ Xây dựng Nhà Thờ 6 1/ Ngôi Nhà Thờ đầu tiên 6 2/ Ngôi Nhà Thờ thứ hai 6 3/ Ngôi Nhà Thờ hiện nay 7 III/ Giáo xứ qua các thời kì linh mục coi sóc 8 CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN BAO QUÁT 11 I/ Phần cổng chính 11 II/ Khuôn viên cánh trái 13 1/ Linh Đường 13 2/ Nhà sách 13 3/ Căn tin 14 4/ Tu viện Tiểu Muội Têrêsa 14 5/ Phòng khám bệnh 14 III/ Khuôn viên cánh phải 15 IV/ Bố cục phong thuỷ 15 1/ Đài kính Đức Mẹ 15 2/ Phù điêu kính các Thánh Tuẫn đạo 18 3/ Tượng Thánh Phanxicô Xaviê 19 4/ Tượng Chịu Nạn 19 CHƯƠNG 3: KIỆT TÁC ẨN MÌNH 20 I/ Phía ngoài Nhà Thờ 21 1/ Mặt tiền 21 2/ Tháp chuông 22 3/ Mộ Cha Tam 23 4/ Cửa chính Nhà Thờ 23 II/ Nội thất Thánh Đường 25 PHỤ TRƯƠNG THÔNG TIN VÀ HÌNH ẢNH 36 I/ Lịch sử hình thành Chương 1: GÓC NHÌN LỊCH SỬ Ngay từ đầu, giáo phận Đàng Trong đã quan tâm tới việc truyền giảng Phúc Âm cho người Hoa tại Nam Kỳ. Vào năm 1865, đời Đức Cha Miche (Mịch, 1865 1872) làm Giám quản Tông Toà Sài Gòn, có Cha Philippe, linh mục Hội Thừa Sai Paris thuộc giáo phận Quảng Đông, đã đến qui tụ một nhóm người Hoa tại Chợ Lớn. Lúc đó mới chỉ có khoảng hơn chục người Hoa Công Giáo đã định cư tại đây được ít lâu để buôn bán, cùng với mấy bệnh nhân người Hoa đang điều trị tại bệnh viện Chợ Quán đã được các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres (bấy giờ đang quản lý bệnh viện) rửa tội cho. Chính với cộng đoàn nhỏ bé này là tiền thân của giáo xứ Phanxicô Xaviê - Chợ Lớn II/ Xây dựng Nhà Thờ 121 THÁNH CA PHỤNG VỤ, TIẾNG LÒNG CỦA KITÔ HỮU. 31

1/ Ngôi Nhà Thờ đầu tiên Năm 1865, Cha Philippe mua lại một ngôi nhà xưa theo kiểu kiến trúc Việt Nam, nằm gần bến xe điện trên đường Thuỷ Quân (Rue des Marins, ngay góc giao lộ Châu Văn Liêm và Trần Hưng Đạo B ngày nay) để vừa làm nhà thờ, nhà xứ, vừa phục vụ sinh hoạt của cộng đoàn giáo dân nhỏ bé người Hoa đầu tiên tại Chợ Lớn, đặt tên là Nhà Thờ Thanh Nhân. Vị trí này là trụ sở Báo Sài Gòn Giải Phóng bản tiếng Hoa, đối diện Thuận Kiều Plaza, ngay ngã tư đường Hùng Vương và Phùng Hưng, quận 5. Đây là ngôi Nhà Thờ thứ hai (hình 2) và là ngôi Nhà Thờ duy nhất ở xứ Nam Kỳ được xây dựng để phục vụ cho người Hoa lúc bấy giờ. Hình 1 Hình 1 3/ Ngôi Nhà Thờ hiện nay Bến xe điện và Xe điện trên đường Rue Des Marins 2/ Ngôi Nhà Thờ thứ hai Năm 1866, Thống Đốc Nam Kỳ De Lagrandière (hình 1) trong dịp tuần tra khu Chợ Lớn, khi dừng chân tại đây, ông nhận thấy sự nghèo nàn của ngôi Nhà Thờ. Sau khi về, ông đã ra lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng ngân quỹ Nhà nước để xây một Nhà Thờ khang trang hơn trên một mảnh đất khá rộng rãi trên đường Cây Mai (nay là đường Phùng Hưng). Hình 1 Đến năm 1898, do thấy giáo dân họ đạo Thanh Nhân ngày càng giảm sút nên Đức Cha Depierre đã sai linh mục Phanxicô Xaviê Tam Assou (tiếng Hoa là Đàm Á Tô, tiếng Việt quen gọi là Cha Tam) (hình 3) đến đây để chấn hưng lại họ đạo. Sở dĩ Cha Tam được phái về đây vì ngài là người đồng hương (sinh trưởng tại Macau), lại nói được nhiều thứ tiếng địa phương của những người Hoa vùng Chợ Lớn. Ngay sau khi về Chợ Lớn, Cha liền tìm đất để xây nhà thờ mới. Không lâu sau, ngài đã tìm được một lô đất rộng hơn một mẫu tây ở ngay trung tâm Chợ Lớn với bốn mặt đường vừa đủ để xây nhà thờ, nhà xứ và cơ sở từ thiện. Việc mua khu đất này không hề dễ dàng, gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng, các thủ tục mua bán cũng đã hoàn tất vào đúng ngày lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê năm 1899. Sau năm 1978, Nhà nước cải tạo hơn 2/3 khu đất, nay diện tích sử dụng chỉ còn 4835 m 2. Mua đất xong, Cha lập tức chuẩn bị khởi công xây dựng nhà thờ mới. Cha được rất nhiều giáo dân, các thương gia Hoa kiều, những gia đình giàu có quyên góp và ủng hộ. Một năm sau, đúng vào ngày 3 tháng 12 năm 1900, ngày lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Đức Cha Mossard đã long trọng đặt viên đá đầu tiên. 32 website: www.thanhnhacngaynay.vn

Hình nhà thờ năm 1902 Mô hình nhà thờ do Cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng (hình 4) (lúc đó là Thầy Năm) vẽ kiến trúc và giúp Cha Tam trông coi việc xây dựng. Đến ngày 10 tháng 2 năm 1902, Đức Cha Mossard chủ sự Thánh lễ Khánh thành và Cung hiến Thánh Đường mới. Tên Nhà Thờ được lấy theo tên vị Thánh bổn mạng, gọi là Nhà Thờ Thánh Phanxicô Xaviê - Chợ Lớn (vì Cha Tam có công khởi xướng việc xây dựng nên dân gian thường gọi là Nhà Thờ Cha Tam). Chính từ lúc này, một giáo xứ mới cho người Hoa mới thực sự được khởi sự tại Chợ Lớn, với Cha sở đầu tiên là Cha Phanxicô Xaviê Tam Assou. Hình 4 Viên đá cung hiến thánh đường (kèm bản dịch tiếng Việt bên dưới) ****************************************************************************************************** (Tiếp theo trang 29) 99. Nguyễn Minh Duật (Đaminh Thư), Nhà Đức Chúa Trời, chừng 20 tuổi. 100. Nguyễn Văn Thuỷ (Gioan Thuỷ), thầy giảng, giúp cha Gioan Diệu, bị bắt ở Nội. 2.2. Số 100 trong Kinh Thánh Ông Apbraham được một trăm tuổi thì sinh người con trai là Isaac (St 21,5), quả là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hài cốt ông Giuse mà con cái Israel đã đem lên từ Ai-cập, thì được chôn cất ở Sikhem, trong thửa ruộng ông Giacop đã mua của con ông Khamo, cha ông Sikhem, với giá một trăm đồng bạc; đó là phần gia nghiệp của con cái ông Giu-se. (Gs 24,32) Vua Saun nói: Các ngươi hãy nói với David thế này: Nhà vua không đòi sính lễ nào khác ngoài một trăm bao quy đầu người Philitinh, để trả thù quân địch của nhà vua. Vua Saun tính dùng tay người Philitinh mà hạ ông David. (1Sm 18, 25) Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? (Mt 18, 12) Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: Trả nợ cho tao! (Mt 18, 28) Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. (Ga 19, 39) -o0o- 121 THÁNH CA PHỤNG VỤ, TIẾNG LÒNG CỦA KITÔ HỮU. 33